Tuesday, 18 March 2014

Quyển Thứ Mười Ba
--- oOo ---
Pháp tăng-tàn thứ ba (Sanghàdisesa-3).
Bấy giờ, đức Phật ở tinh xá Cấp Cô độc, rừng Kỳ-đà, nước Xá vệ.
Khi dạy bảo, hay khen ngợi, Ưu-đà-di thường dùng những lời nói thô tục (dutthullavàcà)
Pháp sư nói: - Phần sau sẽ giải thích.
Không tàm quý: là người nữ không có tâm tàm quý.
Tâm thích thú là vui cười với hành động của mình và đáp rằng lành thay, đại đức!
Bằng mọi cách cô ta làm cho tỳ kheo nổi tâm dâm dục, như nói với những lời: (hay là) đại đức không phải là đàn ông, hay e rằng thầy là kẻ hoàng-môn.
Người nữ nói lên những lời đùa giỡn (khêu gợi) như vậy.
Không nhớ đến giới: là với tâm dâm dục, tỳ kheo không còn biết suy nghĩ tốt xấu nên nói ra những lời thô tục.
Lời thô tục là lời nói phi pháp như trai gái thanh thiếu niên (nói với nhau) khen ngợi về hai đạo. Tỳ kheo nói như vậy, phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Hai đạo là đường đại tiện và tiểu tiện.
Khen ngợi, như nói rằng cô có tướng đẹp, hoặc nói cô không có tướng (thì) chưa phạm. Nếu nói rõ là tướng của đại hay tiểu tiện như vậy với ý tưởng về bộ phận của người nữ thì phạm tội. Nếu chê bai về hai đạo, như nói hai đạo thông hợp nhau, hoặc nói dài, ngắn, lệch... bắt đầu với những lời ấy đều phạm tội.
Hoặc nói mong rằng lúc nào đó cha mẹ cô đem cô giao cho tôi, hoặc nói bao giờ tôi được gần cô, với những lời nói như vậy đều phạm tội.
1. Câu hỏi (như hỏi): cô và chồng hành động quan hệ như thế nào? Và tự đáp luôn cô hãy làm như vậy (với tôi). Nói như vậy cũng phạm tội.
2. Câu hỏi đáp: đại đức ơi! em cùng chồng ngủ chung, (nên làm việc) tốt gì để chồng sẽ nghĩ đến em?
Nếu tỳ kheo đáp rằng nên ngủ bình thường như vậy như vậy thì không phạm tội. Nhưng nếu nói rằng cô hãy làm việc dâm dục thì phạm tội.
3. Câu dạy bảo cũng như vậy.
4. Câu chê bai như nói rằng nữ căn của cô xấu xí, có lổ không có hình dạng; hoặc nói rằng có hình dạng không có lổ.
5. Câu không có máu huyết, như nói rằng đường tiểu tiện của cô bị khô nên không có máu (bế kinh).
6. Câu bị chảy mãi, đường tiểu tiện của cô gái này thường bị chảy huyết (rong kinh).
7. Câu bịt lại, thường dùng y phục (vải) bịt kín đường tiểu, không cho huyết chảy ra ngoài.
8. Câu nổi dài lên; căn của cô nổi dài lên.
9. Câu đưa ra hai bên, thịt trong nữ căn đưa ra tận bên ngoài và có lông.
10. Câu hai đạo thông nhau.
11. Cô có hai căn.
Trong mười một câu này, nói đến các câu như căn nổi dài, đạo thông nhau, có hai căn (ba câu 8, 10, 11) thì phạm tăng-già-bà-thi-sa. Câu thứ nhất và những câu về đường đại, tiểu tiện nhưng (khi nói) có lồng vào pháp dâm dục thì phạm tăng tàn (gồm 6 câu).
Những câu khác như nói không có hình dạng...mà có (nói) ghép với pháp dâm dục thì cũng bị tội.
Pháp sư nói: - Những câu khác thuộc về tội nặng hay nhẹ, hãy hiểu lấy.
Ðối với nữ, tưởng là nữ, đã nói rõ trong pháp tăng-tàn thứ nhất rồi.
Từ cổ trở xuống là từ cổ xuống đến đầu gối.
Trở lên là từ đầu gối chân trở lên đến cổ, (nói về) từ đầu gối trở xuống, phạm đột-cát-la.
Nếu khi thuyết pháp luận nghĩa mà khen ngợi về y phục, vòng xuyến, chuỗi ngọc để giảng giải thì vô tội.
Tỳ kheo thuyết pháp cho tỳ kheo ny, nhân trong khi thuyết pháp sinh tâm dâm dục nên nói ra lời thô tục, phạm tăng-tàn.
Các trường hợp không phạm như: người phạm đầu tiên, khi chưa chế giới, bị điên cuồng, loạn tâm, bị đau khổ quá sức.
(Hết phần giải thích về văn chính của pháp tăng-tàn thứ ba)
___________________________________
Thứ đến là phần tùy kết của giới nói thô tục. Do thân, tâm nên miệng phát ra lời nói dâm dục, thuộc tính tội, gây nghiệp về thân và tâm.
Tỳ kheo nào với tâm dâm dục và tạo ra phương tiện, thích thú với sự việc này và nói lời ám chỉ về sự việc ấy mà người nữ hiểu biết lời dạy này thì tỳ kheo phạm tội-đột-cát-la. Như nói tấm vải này (Kambala- vải dày) có lông dài, lông ngắn, đỏ, đen thì phạm tội đột-cát-la.
Tất cả lời nói ám chỉ sự việc (dâm dục) mà người nữ hiểu được thì tỳ kheo phạm đột-cát-la,không hiểu thì vô tội.
Pháp sư nói: - Thứ tự các câu văn (khác) dễ hiểu, không cần phải giải thích.
(Hết phần giải thích giới thô tục)
___________________________________
Giới tăng-tàn thứ tư (Sanghàdisesa.4)
Ðức Phật trú ở nước Xá vệ. Tại nước này, vì có nhiều bạn bè nên tôn giả ưu-đà-di thường lui tới gia đình họ để được bốn món cúng dường là thức ăn, y phục, thuốc thang và phòng ở (gilànapaccayabbesajjaparikkara thuốc)
Gớm ghiếc (vasala) (nơi) rất gớm ghiếc thường chảy ra máu dơ.
Khạc nhổ (nitthubhitvà), khạc nhổ vào nữ căn, và nói thế này: ai cần dùng đến chổ dơ bẩn hôi hám này.
Người nữ nói: tôi có chổ nào dơ bẩn, chổ nào không đẹp đâu? Y phục không đẹp hay tướng mạo xấu xí? Có chổ nào không bằng người khác đâu?
Trong luật-bản có nói: đến bên cạnh cô gái và sau khi nhìn xong, khạc nhổ vào (chổ ấy).
Khen ngợi việc cúng dường là đem sự dâm dục ra để khen ngợi việc dâng cúng cho mình, hoặc khen ngợi sự dâm dục mà mình cần.
Ðây là pháp cúng dường số một (như nói rằng) người xuất gia chúng tôi dễ có được các món cúng dường khác, khó có được sự cúng dường dâm dục này, đây là sự cúng dường số một, (nói như vậy) phạm tăng-tàn bà-thi-sa.
Lại nói: tôi cũng thuộc giòng Sát-lợi, cô cũng vậy, nếu hòa thuận nhau thì thật tốt đẹp không gì bằng. Nếu nói như vậy thì vô tội. Nếu nói rằng tôi cũng là người sát lợi, cô hãy dùng tôi làm việc dâm dục thì phạm tăng già-bà-thi-sa.
Pháp sư nói: - Các câu văn khác như đã nói ở trước.
Các trường hợp phạm đầu tiên,chưa chế giới,điên cuồng,bị khổ não ám ảnh (nên nói ra) thì không phạm.
Thứ đến là tùy chế,thứ tự các câu văn dễ hiểu.
(Hết phần pháp tăng-già-bà-thi-sa thứ tư)
___________________________________
Pháp tăng-tàn thứ năm (Sanghàdisesa, 5)
Bấy giờ, đức Phật ở nước Xá-Vệ, (chế) giới làm mai mối.
Người có trí tuệ (pandita) là người rất thông minh trí tuệ, hiểu biết rõ các việc và biết xử lý việc nhà, không biếng nhác, có tàm quý.
Nói với đồng nữ rằng đây là chàng trai tốt, cô hãy lấy làm chồng.Sau đó, lại nói vơí chàng trai ấy rằng cô gái này làm việc rất tốt, lại thẳng tính, chân thật, không dối trá tà vạy, cậu hãy lấy cô ấy làm vợ.
Ðàn việt đáp: - Ðại đức, chúng tôi quyết định chấp nhận người này vì chưa biết họ tốt hay xấu, là con nhà ai, tên họ là gì, làm sao dám đem con gái gã cho họ nhưng nếu đại đức bảo tôi gã, tôi sẽ gã cho người ấy. Nếu ngài không bảo thì tôi không dám gã đâu. Ðây là việc hôn nhân đại sự nên chọn giờ khắc tốt xấu để tiến hành hôn lễ, việc lành dữ trong tương lai của chúng đều ủy thác cho đại đức.
Tự biết cố nhị cuả chúng, nghĩa là chồng bà này khi còn sống làm chủ mọi người trong thôn,hiện nay người chồng ấy đã chết nên (bà ta) được gọi là cố-nhị của chúng.
Sau thôn,nghĩa là sống ở bên ngoài hay sau thôn.
Mọi người cùng nhau bàn luận, biết Ưu-đà-di từ lâu đã có tài giỏi về việc mai mối cho hôn nhân,biết rõ cách tiến hành (hôn lễ), và cách dạy bảo nuôi dưỡng nàng dâu.
Xem như nàng dâu: khi mới đến, họ (nhà chồng) xem người vợ như nàng dâu sau đó khinh bạc như tỳ nữ nghĩa là mới đến tháng đầu thì giao phó cho (trông coi) việc nhà, sau một tháng thì sai bắt làm lụng các việc.
Bị khổ nhọc vì phải lấy nước,l àm ruộng, do nghèo khổ.
Do đó, Ưu-đà-di nói với đàn-việt rằng đừng làm khổ người vợ, sai khiến làm việc nặng nề như vậy là không nên.
Ðàn việt đáp rằng chúng tôi không nói với đại đức về chuyện này, là người bạch y thì con chỉ biết việc của bạch y. Ðại đức là người xuất gia (chỉ) nên biết về pháp xuất gia. Hai việc không liên quan gì cả. Nếu biết việc nhà của bạch y thì người ấy không phải là sa-môn.
Sau khi nói như vậy xong, (người kia) mới im lặng.
(Nghe như vậy), Ưu-đà-di liền bảo người vợ kia đi ra: cô hãy đi đi, cô đừng ở đây nữa.
Vật trang sức (sajjita) là tất cả những vàng bạc châu báu.
Ðầu-đa (Dhutta), Hán dịch là người đa dục.
Cúng dường giỏi (paricàrenta) nếu người nữ dùng âm thanh, sắc đẹp, xúc chạm, hương thơm, vị ngon, tất cả các sự tốt đẹp ấy dâng cho chồng mình, thì gọi là cúng dường giỏi.
Cùng đánh cá với nhau rằng nếu chúng tôi được cô gái này thì ngươi hãy bồi thường cho ta, ngược lại ta sẽ bồi thường cho ngươi.
Như trong luật đã nói: tỳ kheo không được chơi cá cược.
Tạm thời (Tam khanikam) là thời gian ngắn cho đến một sát na. Hán dịch là khoảng búng ngón tay (đàn-chỉ, khoảng) gọi là tạm thời.
Ðược làm nghi thức mai mối (Sancarittam Samàpajjeya). Tại sao? Vì tùy thuộc vào người sai khiến nên làm việc mai mối.
Nam nữ là gái hướng về trai, tỳ kheo báo tin rằng cô gái này nhớ nghĩ đến cậu.
Sau khi chàng trai ấy đáp lại, tỳ kheo lại đến gặp cô gáii và nói rằng như vậy, như vậy, chàng trai ấy nghĩ đến cô.
Cô gái nói với tỳ kheo rằng tôi muốn quan hệ riêng tư với chàng trai ấy.
Nhận lời và đến nói với chàng trai, trở lại báo cho cô gái và cho đến một lần giao hợp, tỳ kheo phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Người nữ có mười sự bảo hộ.
Cha bảo hộ là bị cha ngăn cấm không cho ra, sợ suy nghĩ việc khác.
Mẹ bảo hộ cũng vậy. Cha mẹ bảo hộ quản lý không cho đi chơi chổ khác, không cho phép đi lại ra vào bên ngoài. Anh bảo hộ, chị..., người Trưởng thượng, bà con giòng họ, đồng pháp, hình hộ.
Ðồng pháp hộ là sự bảo hộ của người đồng đạo.
Hình hộ là sự bảo hộ của hình luật, như phụ nữ góa chồng muốn tư thông với người khác, trước tiên đến gặp quan và xin phép. Nếu quan cho phép thì được tư thông, nếu không cho thì không được tự chuyên. Ai vi phạm bị quan phạt bằng cách thu vàng, nên gọi là được hình luật bảo hộ.
Vật bán là đem vật đi chuộc đổi lấy người nên gọi là người bị bán.
Sống vì yêu là yêu thích nhau nên cùng sống chung.
Ở thuê là dùng vật thuê người và giao phó việc nhà cho họ.
Sống bằng y phục vật dụng là nhờ được y phục vật dụng nên chịu ở làm vợ, đây là các cô gái nghèo cùng.
Ðược nước là nhân tắm chung với nhau nên xối nước cho nhau và thề hẹn nhau làm chồng vợ, gọi là được nhờ nước.
Do vòng mà được, nghĩa là dùng chiếc vòng đặt trên đầu, luôn dùng để đội vật. Người kia lấy vòng ấy ném đi và nói rằng cô hãy đến nhà tôi ở và làm vợ tôi, gọi là được do chiếc vòng.
Nhận lấy người ở nghĩa là lấy nô tỳ của mình làm vợ.
Chấp tác (làm việc), dùng gía trị chi phí thuê người làm việc trong nhà (với công việc gì đó) và lấy họ làm vợ, thì gọi là chấp tác.
Vợ do dựng cờ, dựng cờ dẫn quân lính đi đánh nước khác, bắt được phụ nữ ở nước họ và đem về làm vợ.
Nếu người bạch y sai tỳ kheo đến nơi khác để gặp cô gái đang được chổ ấy bảo hộ và xin đem cô ấy về làm vợ cho họ, tỳ kheo đồng ý, đến gặp cô ấy và nói ra sự việc trên, cô gái đồng ý nên đáp lại hay không .
Tỳ kheo nhận sự việc như vậy và về báo tin cho người đàn ông kia, phạm-tàng-già-bà-thi-sa.
Nếu người đàn ông nói với tỳ kheo này bảo tỳ kheo khác, nhưng tỳ kheo ấy lại bảo với cha mẹ anh chị em. làm sứ giả như vậy thì phạm thu-lan-dá.
Pháp sư nói: -Không đúng, vì sao? Như trong luật có nói rằng ý muốn xả bỏ Phật mà nói nhầm là bỏ tăng; ý muốn xả bỏ tăng mà nói nhầm là bỏ Phật, thì cũng bị mất giới.
Do đó, tỳ kheo nói với cha mẹ, anh chị em (cô gái) cũng phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Pháp sư nói: Những câu sau cũng như ở trước nên không nói lại.
Nếu nhiều cô gái sai một tỳ kheo báo tin, nói với nhiều đàn ông. Nhận lời, tỳ kheo đi nói và trở về báo lại các cô gái kia, bị phạm nhiều tăng-già-bà-thi-sa.
Các trường hợp không phạm: người đầu tiên khi chưa chế giới, do tăng sai nên nhân đó nói với người nữ rằng ý của đàn ông kia muốn cưới cô làm vợ, không phạm.Vì sao? Vì không nhận lời trực tiếp với cô gái. Bị điên cuồng, si mê, quá đau khổ.
Ðủ sáu yếu tố, phạm tăng-già-bà-thi-sa.
1. Gật đầu
2. Làm dấu tay
3. Nhận lời bằng miệng
4. Thân cử động (đồng ý)
5. Nhận thư
6. Ðủ năm yếu tố trên là sáu
Ðây là sáu yếu tố.
Nếu cha mẹ tranh cãi, cha đã đuổi hẳn mẹ trở về nhà (ngoại). Sau đó, cha hối hận, nói với tỳ kheo rằng tôi tuổi già, sớm chiều không người cấp dưỡng, thầy hãy nói với mẹ trở về nhà để chăm sóc tôi.
Tỳ kheo nhận lời sai này, đến nói với mẹ rồi về báo lại cha, cũng phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Giới này không cần hỏi là biết hay không biết, chỉ nhận lời đi nói và báo lại là tăng-già-bà-thi-sa. Ðây là chế tội, chẳng phải tính tội, đủ ba thọ.
Văn tiếp theo dễ hiểu, không cần giảng giải.
(Hết pháp tăng già bà thi sa thứ 5)
___________________________________
Pháp tăng già bà thi sa 6 (Sanghadisesa 6)
Ðây là giới về nhà ở. Bấy giờ, đức Phật ở vườn Trúc-Ca-lan-đà, thành Vương-Xá.
A-la-tỳ-ca (Atavaka) là tên của làng xóm. Tỳ kheo này sinh trong làng A-la-tỳ-ca nên có tên là A-la-tỳ-ca.
Tự cầu xin, là tự cầu xin các loại vật liệu bằng gỗ để xây dựng phòng ở lớn.
Bảo làm là bảo người khác làm hoặc tự làm.
Tỳ kheo này bỏ việc tọa thiền, tụng kinh, mãi lo làm theo những việc tầm thường.
Vô chủ, là không có thí chủ, chỉ tự tìm kiếm vật liệu khắp nơi.
Tự làm, là làm cho mình chứ không phải cho tăng chúng.
Phòng lớn, phòng này rất lớn không có giới hạn.
Cầu xin rất nhiều, hoặc xin hoặc mượn của người, hoặc xin hoặc mượn vật liệu để làm, với những sự việc như vậy hoặc xin hay mượn.
Trừ trường hợp mượn, cầu xin thì bị tội nhưng không được mượn của hai hạng là thợ săn và người bắt cá; ngoài ra mượn các nơi khác đều tịnh. Sự xây cất phòng xá của tỳ kheo này quá lớn, thịt và cá lại khó tìm được, sợ rằng thợ săn và người bắt cá nhân sự việc mượn này mà tăng cường sự săn bắt, cho nên ngăn cấm.
Nếu làm phòng xá mà được người làm ruộng cho mượn trâu cày, dụng cụ cày bừa thì vô tội.
Nếu trong chùa có những người sống nhờ vào thức ăn thừa (Vighãsãda), ăn xong cùng nhau tu tập đùa giỡn mà sai khiến những người này thì vô tội.
Nếu tỳ kheo mưốn làm điện (thờ), đến nhà thợ đục đá mượn vật làm đá bằng thủ công để xây dựng, được thì tốt.Nếu được trụ đá (pãsãnatthambha) tỳ kheo nên hỏi thí chủ rằng làm sao dựng trụ này. Nếú thí chủ dựng cho trụ ấy thì tốt, hay họ cho thêm trụ khác cũng được.
Nếu thí chủ đáp rằng không có người, hoặc nói bận việc riêng thì tỳ kheo bảo họ mượn nơi khác.
Tỳ kheo lại nói rằng tôi không có người quen khác, nếu thí chủ không có người làm thì giúp cho chi phí thuê người thì cũng được.
Nếu được kinh phí rồi, đem đến gặp thợ mộc; nếu cần gạch ngói (Itthakã) thì đến gặp thợ gốm; nếu cần khắc vẽ thì đến gặp thợ khắc vẽ. Nếu có kinh phí khác thì có thể dùng làm giường, chiếu, y phục, dụng cụ cho phòng xá.
Nếu những người ăn nhờ cơm dư (trong chùa) có làm việc mà nghỉ ngơi thì cho họ thức ăn. Không có thức ăn thì có thể vào làng xin thức ăn cho họ, không được cho tiền bạc.
Vì làm phòng xá mà vào làng xin dầu lúc phi thời, phải lấy tay che kín bát lại.
Ðến nhà thí chủ, họ hỏi rằng tỳ kheo cần gì?
Tỳ kheo đáp rằng vì làm phòng xá nên xin dầu để cho người làm việc.
Ðối với cơm gạo cũng nói vậy. Nếu được dầu thì đem về giao cho vị tri sự trong chùa.
Nếu tỳ kheo (làm nhà) bị hành hạ, bị thương, bị tổn thất, bị chết thì tỳ kheo (giữ kinh phí) phải trả kinh phí (xây cất lại cho thí chủ). Nếu thí chủ bố thí lại cho tỳ kheo thì tỳ kheo không nên nhận. Nếu họ cúng cho chùa thì nhận.Tỳ kheo không được tự cầm lấy mà phải kêu tịnh- nhân đến giao cho việc ấy.
Nếu mượn xe hay các vật dụng cần thiết xử dụng cho phòng xá thì cũng như trường hợp nói về mượn trâu bò.
Nếu bị bệnh, tỳ kheo xin thuốc thì tốt.
Nếu thấy tỳ kheo đến, người bạch y cùng suy nghĩ rằng tỳ kheo này lại đến xin nên họ bỏ chạy trốn, hoặc thấy tỳ kheo khất thực, họ đóng cửa lại.(Do đó tỳ kheo) nên làm (phòng ở) đúng lượng quy định. Thế nào là làm đúng lượng? Ðúng lượng (cở) ở đây là ba gang tay người (Vidatthiya = 1 gang tay?) tương đương một gang tay Phật. Kích thước bên trong phòng, dài mười hai gang tay Phật (1 gang Phật bằng 6 tất tay => 12 gang tay Phật bằng 12 x 0,6m = 7m2 -- người dịch). Rộng 7 gang tay Phật (7 x 0,6m = 4m2). Nếu giảm đi một gang chiều dài để tăng thêm một gang chiều rộng cũng không được. Nếu giảm chiều rộng để tăng thêm chiều dài cũng không được, huống chi cả hai chiều đều quá lượng quy định, chưa làm xong dù (chỉ còn) một cục đất sét (là hoàn tất) thì cũng phạm.
Nếu phòng dài sáu (6) gang, rộng bốn (4) gang mà không có thí chủ (làm cho) cũng không phạm. Tại sao? Vì chẳng phải phòng (quá cỡ quy định). Nếu phòng bằng đất sét, trên dưới trong ngoài đều bằng đất sét (mà quá cở) thì cũng phạm. Phòng bằng cỏ rơm thì không phạm.
Pháp sư nói: - Bị phạm ở giai- đoạn xây dựng nào? Bắt đầu xây, sau sau khi xây xong, hay đã hoàn tất thì phạm?
Ðáp: - Bắt đầu khởi công xây cho đến khi chỉ còn xây hai cục đất sét nữa là hoàn thành căn phòng, tất cả phạm đột-cát- la. Xây cục đất thứ nhất (trong hai cục), phạm thu- lan- dá. Xây cục đất thứ hai (cục cuối cùng) phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Ðất sét bùn (lepa) có hai loại: một, đất sét bùn (mattikàlepa); hai, than đá bùn (sudhàkpa).
Xứ là những nơi như cửa sổ, cột, kèo (xà gồ) , rui (cầu phong), mè (litô), lỗ thoát khói, không phải là chổ có xây đất sét.
Tỳ kheo nên đưa tỳ kheo (khác) đến chỉ chổ làm phòng nghĩa là chủ phòng nên đưa tỳ kheo (khác) đến chỉ chổ làm phòng xá (cho mình).
Trước tiên, chủ phòng xá phải dọn mặt bằng cho bằng phẳng như mặt trống. Sau đó, vị ấy phải đến thỉnh tăng xác định chổ làm phòng xá.Và thỉnh ba lần như vậy. Nếu tăng đến chỉ cho thì tốt, bằng không đến thì sai tỳ kheo có trí tuệ đến xem thấy chổ ấy không có nạn xứ, phòng xứ hay không (Anàrambha). Sau khi xem xong, thấy là chổ tốt, tỳ kheo ấy chấp nhận chổ đất mà chủ phòng đã dọn dẹp thì được.
Nạn xứ (Sàrambha) là chổ có cọp, sói, sư tử, cho đến nhỏ nhất là kiến (kipillika). Không được làm nhà giữa chổ có tổ hang kiến (Aosaya- Upacika). Nếu chỉ là trên đường đi kiếm mồi của kiến thì được làm nhà, sau khi đuổi chúng đi. Tại sao? Vì đức Như lai thương yêu chúng sanh và các tỳ kheo.
Phòng xứ (Abbhàghàta) là vườn ruộng của người, hoặc đường đi, hoặc chổ oán- gia (verighara), hoặc chổ giặc cướp, hoặc là rừng thi đà (Susàna: mộ địa, nghĩa trang), hoặc đất riêng của vua. Ðối với tất cả các chổ phòng xứ này, tỳ kheo không được làm nhà. Chung quanh bốn mặt nhà phải có một khoảng cách rộng bằng cái thang 12 nấc (Nisseni) với mỗi nấc rộng một khủy tay hay chừng khoảng một chiếc xe chở cỏ xoay chuyển đươc (1 khủy bằng 0,4m => 12 nấc bằng 12 x 0,4m = 5,8m -- người dịch).
Các câu văn khác có (giải) đủ trong luật bản, không cần phải nói lại. Tỳ kheo nào làm phòng nhà lớn cho mình, không có thí chủ, không đúng chổ, vượt quá quy định, tất cả những hành động để phục vụ cho việc xây cất đều bị phạm tội đột-cát-la.
Nếu dùng gạch xây tường, tùy theo số lượng gạch nhiều ít, cứ mỗi viên là một tội đột-cát-la. Với hai viên cuối cùng, (xây) viên thứ nhất (pinda) phạm thu-lan-dá, (xây) viên thứ hai, phạm tăng-già-bà-thi- sa. Nhà xây xong, trát đất hoàn chỉnh thì kết tội; rưới nước cho sạch thì không phạm. Nếu làm nhà chưa xong, còn một phần gạch, hay đất sét thì ngưng lại (với ý nghĩ) sau này ta sẽ làm hoàn tất, phạm thu-lan-dá. Nếu quyết định không làm nữa (vì xem như đã xây xong), phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu xây vách tường quanh nhà không lên đến diềm mái (chổ mái nhà tiếp cận với vách) còn để khoảng ánh sáng, không phạm. Nếu làm đến gần diềm mái nhà, chỉ còn một viên gạch nữa là xong nhà, nhưng có sự cố nên không tiếp tục thi công được, có tỳ kheo khách đến thấy làm chưa xong nên làm cho hoàn tất, cả hai đều không tội.
Chọn nơi vừa phòng xứ và nạn xứ thì phạm hai đột-cát-la.
Tăng không chỉ chổ và làm quá kích thước quy định, phạm hai tăng tàn.
Nếu làm nhà chưa xong, lại đem cúng cho tăng hay cho đến là một người, hay phá bỏ, không sử dụng bỏ đi, không phạm.
Nếu tự làm hay tự mình làm xong, bảo người làm xong, bảo người làm (người ấy) bảo người (khác) làm xong, đều tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu hai người cùng làm nhà, một tỳ- kheo và một sa-di (cùng làm), đều không phạm. Tại sao? Vì họ không nhận riêng phần trong một nhà. Nếu phân ra từng phần mỗi người nhận đủ một phần nhà, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu chất gạch hay đá, đất, gỗ làm hang làm nhà bằng tranh, cỏ mà quá quy định, không phân chia cũng không phạm.
Nếu loại phòng trên mà có nạn xứ phòng xứ, tăng không chỉ chổ, làm quá quy định cũng không phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Người có trí tuệ nên hiểu ý nghĩa này .
Nếu tự mình làm nhà Thuyết giới, nhà giữ hơi ấm, nhà ăn, bếp (Uposathàgàra, Jantàghara, Bhojanasàlà, aggisàlà - bếp) nhưng không phải cho riêng mình ở thì không phạm.
Nếu làm những nhà ở trên nhưng lại kiêm cả phần cho riêng mình ở thì phạm tăng già bà thi sa.
Các trường hợp vô tội, khi chưa chế giới này, tỳ kheo A-la-tỳ-ca.
Có sáu yếu tố thành tội.
1.Tự làm
2.Bảo người làm
3. Không được (tăng) chỉ chổ
4. Quá quy định
5. Nạn xứ
6. Phòng xứ.
Giới này đủ cả ba nghiệp và ba thọ.
(Hết phần giải thích giới phòng xá)
___________________________________
Giới tăng tàn 7 (Sanghàdisesa 7).
Bấy giờ đức Phật ở vườn Cù- tư- đa, nước Câu- Tham- tỳ (Kosambi, Ghositãrãma). Ðây là giới về làm nhà (lớn).
Câu- tham- tỳ là tên của khu vườn, nguyên là tên của con một trưởng giả.
Sàn-na (Channa - Xa-nặc) là người phục vụ cúng dường cho Bồ-tát (Thích ca).
Mong đại đức chỉ chổ cất nhà: Có thí chủ thưa với đại đức Sàn- na rằng xin đại- đức chỉ cho con chổ để làm nhà, con sẽ xây dựng cho đại đức.
Cây của đền thờ thần (Cetiyarukkha) đây là nơi nhân dân trong nước cúng lễ sớm chiều, là chổ ở của quỷ thần.
Cây có sự sống là tưởng cây như là chúng sanh.
Ma-ha-la (Mahalla), làm nhà lớn cho mình nhưng có thí chủ cúng. Nhà có thí chủ cúng, làm cho mình nhưng vượt qua cở quy định. Làm nhà lớn cho mình có thí chủ cúng, không được tăng chỉ chổ (cho phép), có nạn xứ phòng xứ, phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Các câu văn khác giống như giới trên.
 
___________________________________
Giới tăng- tàn thứ 8 (Sanghàdisesa, 8).
Bấy giờ, đức Phật ở vườn Trúc- lâm (Veluvana), thành Vương- Xá. Có tỳ kheo tên Ðạp- bà- ma- la- tử (Dabba Mallaputta).Vườn Trúc- lâm là khu vườn có tre bao bọc rậm rạp. Tre cao mười tám khủy (hattha: cánh tay) (tương đương 7 - 8 mét - người dịch), bốn góc vườn có lầu và nhà cửa xinh đẹp, trông xa xa mờ mịt như mây đen, nên gọi là vườn rừng tre, còn gọi là Ca-lan-đà (kalandaka).Nhân duyên về Ca-lan-đà đã được nói ở trước, nên không nói lại.
Ðạp-bà là tên vị tỳ kheo, Ma-la-tử là danh hiệu của nhà vua. Vương tử này xuất gia nên có tên Ðạp-bà-ma-la-tử. Vị đại đức này xuất gia vào năm bảy tuổi, lúc thế phát, tóc vừa rụng xuống đất thì chứng quả La-hán, đắc tam-đạt-trí, đủ sáu thần-thông, bốn vô-ngại-biện, thông đạt sự hiểu biết của tất cả thanh văn, là bậc số một trong các vị La-hán.
Vào nơi yên tịnh (patisailina) là nơi yên tịnh không ồn ào.
Xuất ra khỏi định, vị ấy tự nói (nghĩ) rằng sự tu tập thiện pháp của ta đã hoàn tất, ta nên làm việc phân phối phòng ở và sự ăn uống cho tăng chúng.
Pháp sư nói: - Tại sao vị ấy (nghĩ) ra lời nói ấy? (Vị ấy nghĩ rằng) đây là thân tối hậu, sự tu tập đã đến tận cùng, sẽ nhập Niết-Bàn. Như ngọn đèn để giữa gió, không bao lâu sẽ tắt thì thân này cũng như vậy. Vì chúng tăng, ta sẽ làm việc phân phối phòng ở và các sự ăn uống. Sở dĩ vị ấy làm việc phân phối phòng ở và các sự ăn uống cho chúng tăng vì thâùy các vị Thiện nam tử tỳ kheo từ xa đến thăm hỏi Thế Tôn mà phòng xá thì chật hẹp, không có chổ ở (vị ấy suy nghĩ) ta nên dùng thần lực hóa ra phòng ở với đầy đủ các vật trang bị như giường, chiếu, chăn, màn, nệm v.v...
Lại nữa, một hôm, vị ấy thấy các tỳ kheo nhỏ tuổi vì cung kính các vị thượng tọa cao đức nên không dám thọ thỉnh (trước quý ngài). Do sự ăn uống bất thường nên các vị này trở nên suy nhược. (Do đó vị ấy suy nghĩ) ta nên làm cho tăng chúng được an lạc, được sống thích nghi và không bị khổ vì ăn uống (thiếu thốn). Thế nên, ta cần phân phối cho họ được bình đẳng.
Pháp sư nói: - Trong ba nghiệp, tại sao đại đức Ðạp-bà-ma-la-tử chỉ tu tập theo nghiệp hạ?
Ðáp: - Do nguyện lực đời trước của vị ấy tác dụng nên có ý nghĩ ấy.
Hỏi: - Thời quá khứ có Phật hiệu Ba-đầu-vật-đa-la (Padumutara Bhagavant), Ðạp-bà ma-la-tử này sinh trong một gia đình cư sĩ. Bấy giờ, dân chúng trong nước cùng nhau tổ chức đại hội thỉnh Phật vào nước để thành kính cúng dường. Có sáu vạn tám ngàn tỳ kheo đi theo Phật. Ðại hội tổ chức cúng dường như vậy suốt bảy ngày.
Khi ấy, trong đại hội có một tỳ kheo la-hán dùng thần lực của mình để phân phối chỗ ngồi nằm và các món ăn uống.
Thấy vị tỳ kheo la-hán dùng thần lực của mình làm việc như vậy, Ðạp-bà ma-la-tử rất vui mừng, đến gặp đức Phật, đem đầu mặt lạy sát chân Ngài rồi ngồi qua một bên và thưa rằng: Con nguyện rằng vào thời đức Phật ở tương lai, con được xuất gia học đạo mau chứng quả la-hán và làm việc phân phối phòng xá, vật dụng nằm ngồi và thức ăn uống cho tăng chúng như là thần lực của vị la-hán trong hội này.
Khi ấy, đức Thế Tôn ấy quan sát trong tương lai sự ước nguyện và kết quả của vị thiện nam tử này có thành tựu không?
Sau khi quan sát về tương lai, đức Phật ấy nói với Ðạp-ba ma-la-tử rằng về trăm ngàn kiếp về sau, có Phật hiệu Thích-ca-Mâu-ny (Gotama buddha), con được xuất gia vào năm bảy tuổi, cạo tóc vừa rụng đụng đất thì chứng quả A-la-hán, tên là Ðạp-bà Ma-la-tử, có đầy đủ sáu thần thông, và đạt được nguyện này.
Từ đó về sau, Ðạp-bà Ma-la-tử bố thí trì giới và được sanh thiên. Sau khi qua đời ở thiên giới, vị ấy sinh xuống cõi người và tiếp tục (lên xuống) như thế cho đến lúc đức Phật Thích-ca ra đời, từ cõi trời (vị ấy) sinh xuống cõi người, xuất gia đắc đạo, sau khi xuất thiền có ý nghĩa như trên, sau khi suy nghĩ liền đến gặp Phật, đem đầu mặt lạy sát chân ngài và bạch rằng từ nay con xin Thế Tôn hai việc: Một là phân phối bố trí phòng xá cho chúng tăng. Hai là xếp đặt phân phối việc ăn uống trong lễ hội.
Khi ấy, Thế Tôn đáp: lành thay! ông đã diệt hết tham sân si nên có khả năng làm được việc này: ông hãy làm việc phân phối bố trí chỗ ở và bữa ăn cho tăng chúng.
Hỏi: - Tại sao Ðạp-bà Ma-la-tử xin phép Thế Tôn nguyện vọng này?
Ðáp: - Vì ngăn chặn những phỉ báng trong đời tương lai.
Sau khi nhận sắc lệnh của đức Phật, Ðạp-bà ma-la-tử trở về chỗ ở của mình. Thế Tôn thấy (trước rằng) trong tương lai tỳ kheo Từ-Ðịa (Mettiyabhummajakabhikkhu) nhân việc Ðạp-bà Ma-la-tử được tăng sai phân phòng xá trong hội nên sinh phỉ báng. Ðể ngăn sự phỉ báng nên Thế Tôn bảo các tỳ kheo rằng (các) ông nên thỉnh Ðạp-bà Ma-la-tử làm người phân phòng xá do tăng sai.
Sau khi thỉnh xong, tăng bạch nhị yết ma để sai.
Ðồng học là đồng học một pháp-sự cũng gọi là đồng một pháp học. Tỳ kheo nào học kinh thì cùng nhau trãi chỗ ngồi và tập trung lại một chỗ. Người nào học A-tỳ-đàm (luận) thì cùng học chung với các vị A-tỳ-đàm. Nếu học luật thì cùng chung với các vị luật. Nếu thuyết pháp thì cùng chung với các vị thuyết pháp. Nếu tọa thiền thì cùng chung với các vị tọa thiền.Tại sao? Vì tránh sự ồn ào. Những người không học gì cả, loại vô ký thì cùng chung với nhau.
Người nói lời vô ký là không tu tập ba nghiệp, ăn rồi lại ngủ, ngủ dậy tắm rửa, rồi cùng nhau bàn bạc những chuyện vô ích của thế gian, làm cho thân thể mập mạp.
Hỏi: - Ðạp-bà-ma-la-tử tại sao làm cho những người không ưa gây nghiệp nói chuyện cùng tập trung lại một chỗ?
Ðáp: - Làm cho họ chú tâm vào đạo. Nhờ mến chuộng đạo pháp nên được sanh thiên.
Nhập vào tam muội Hỏa Quang (Tejodhàtu), là thiền thứ tư. Sau khi xuất khỏi định này, đưa ngón tay thứ haii (ngón trỏ) của tay phải phóng ra ánh sáng, trong khoảng khắc danh tiếng vang khắp cả cõi Diêm-phù-đề.
Các Tỳ kheo ở phương xa, muốn đến xem thần lực ấy. Ðến nơi, họ nói với Ðạp-bà-ma-la-tử rằng: Trưởng lão! Vì chúng tôi, xin Ngài thu xếp cho chỗ ở và bố trí vật dụng nằm ngồi.
Ðạp-bà-ma-la-tử hỏi: Các đại đức ưa thích ở trú xứ nào?
Các Tỳ kheo từng người đáp rằng: Tôi thích ở núi Kỳ-xà-quật (gijjhakùta); tôi thích ở tại núi Tuyết.
Lại có người nói rằng tôi thích ở núi Thiên-đạo-sĩ (isigillipassa?), hoặc nói rằng tôi thích ở Uất-đơn-việt (uttarakura).
Với nhiều người như vậy, Ðạp-bà-ma-la-tử tùy theo từng vị tỳ kheo mà thu xếp cho chỗ ở và bố trí vật dụng nằm ngồi. Vì thu xếp chỗ ở cho từng vị, Ðạp-bà-ma-la-tử phải hóa ra nhiều thân không khác gì bản thân để phục vụ.
Sau khi thu xếp chổ ở cho các Tỳ kheo xong, Ðạp-bà-ma-la-tử trở về chùa Trúc-lâm.
Tỳ kheo Từ-Ðịa là người đứng đầu trong nhóm sáu tỳ kheo.
Thức ăn dỡ là không được thức ăn ngon, không chỉ là bị thức ăn dỡ mà (nhận lấy) chỗ ở vật dụng nằm ngồi cũng thô xấu.
Hỏi: - Tại sao Tỳ kheo Từ-Ðịa luôn gặp phải chỗ ở xấu và thức ăn dỡ?
Ðáp: - Vì vị này đời trước không tạo phước đức. Lại nữa là vị nhỏ nhất trong tăng chúng nên vị ấy nhận lấy phòng xấu và thức ăn dỡ.
Thí chủ (dâng) món ăn uống ngon: thí chủ này thường xuyên làm ăn uống thơm ngon dâng cho tăng chúng.
Một hôm, vị thí chủ tốt này vào chùa, đến gặp Ðạp-bà-ma-la-tử và hỏi rằng: Ðại đức! Ngày mai đến lượt ai nhận sự dâng cúng của đệ tử? Ðạp-bà đáp: Ðến lượt tỳ kheo Từ-địa nhận thỉnh.
Nghe báo như vậy, thí chủ này không vui, đi về đến nhà, bảo với người giúp việc rằng ngày mai ngươi hãy làm thức ăn cho Tỳ kheo Từ-Ðịa. ta không biết đến việc ấy, không phải như những bữa dâng thức ăn trước đây hay sau này.
Thí chủ lại bảo người giúp việc rằng nếu tỳ kheo Từ-Ðịa đến, ngươi chỉ dọn chỗ ngồi bên ngoài để dâng cúng mà thôi, không được cho vào trong nhà.
Hôm sau, Tỳ kheo Từ-Ðịa cùng đồng bạn tụ tập lại một nơi và bàn bạc nhau rằng hôm nay đúng ra chúng ta sẽ được ăn ngon nếu không vì hôm qua thí chủ này đến gặp Ðạp-bà và chắc là Ðạp-bà nói với thí chủ ấy rằng dọn chỗ ngồi ăn bên ngoài và thức ăn uống dỡ.
Không có gió mà gió thổi: nơi rất kín mà nổi gió lớn lên.
Lửa trong nước: nguyên tắc thì nước dập tắt được lửa, nay lửa lại từ trong nước cháy ra.
Ðức Phật bảo Ðạp-bà: - Thầy nhớ là có làm việc ấy không mà nay Tỳ kheo Từ-Ðịa có nói như vậy?
Ðạp-bà đáp: - Chỉ có Thế Tôn biết rõ con, Thế Tôn là bậc Nhất-thiết-trí, con là lậu tận A-la-hán, vậy cần gì con phải nói ra.
Ðức Phật lại bảo Ðạp-bà: - Thầy không được nói như vậy. Nếu thầy có làm sự việc ấy thì nói có giữa tăng chúng, nếu không làm thì đáp là không giữa tăng.
Pháp sư nói: - Tại sao Thế Tôn không nói thẳng là Ðạp-bà vô tội, đấy chỉ là lời nói dối của Tỳ kheo ny Từ-Ðịa?
Ðáp: - Vì thương mến chúng sanh cho nên nếu Thế Tôn nói rằng Ta biết Tỳ kheo... phạm Ba-la-di hay là Ngài nói Ta biết ông này phạm Ba-la-di. Nếu có tỳ kheo phạm ba la di tất phỉ báng Thế Tôn. Vì sao? Họ sẽ cho rằng Thế Tôn tùy thuộc vào thương mến và tức giận; thương mến Ðạp-bà nên không nói tội của vị ấy ra và tức giận với ta nên nói tội của ta ra, vậy rõ ràng Thế Tôn không phải là bậc Nhất thiết trí.
Do sự phỉ báng này, khi chết họ bị đọa địa ngục.
Lại nữa, trong tương lai các Tỳ kheo không có tàm quý, thật có tội mà lại nói vô tội và (nghĩ rằng) Phật không còn tại thế, ai biết được tội của ta. Do đó, đức Phật nói với Ðạp-bà rằng nếu thầy có làm thì nói có, không làm thì nói không.
Ðạp-bà đáp: - Thật con không có làm dù cho trong giấc mộng cũng không làm việc này.
Diệt tẫn Tỳ kheo ny: diệt tẫn (đuổi luôn) có ba trường hợp:
1. Diệt thân.
2. Diệt không cho ở chung.
3. Diệt phạt.
Diệt thân nghĩa là diệt (đuổi) người đã hành động (gây tội). Gọi là diệt thân.
Diệt không cho sống chung nghĩa là nếu phạm tội mà không chịu sám hối, không bỏ ác kiến gọi là diệt (đuổi) không cho sống chung.
Diệt phạt (trừng trị) nghĩa là ông chỉ gây tội là tự nhiên bị diệt (đuổi) (chứ không cần phải xử). Ðây là diệt phạt.
Trong ba tội trên, Tỳ kheo ny Từ địa bị tội diệt thân.
Phật bảo các Tỳ kheo rằng: Các thầy hãy diệt tẫn tỳ kheo ny Từ-Ðịa.
Pháp sư nói: - Tỳ kheo ny Từ-Ðịa này thanh tịnh nhưng bị người khác sai bảo nên (gây ra sự) vu báng như vậy. Người dạy đáng lý bị diệt tẫn, vì sao Thế Tôn lại bảo diệt tẫn tỳ kheo ny Từ-Ðịa?. Tỳ kheo ny ấy bị đuổi vì (cô ấy gây ra) sự vu báng hay do sự phạm tội? Nếu cô ấy bị đuổi vì phạm tội thì Ðạp-bà-ma-la-tử cũng phải có tội (vì tội tướng này phải có hai người). (Trường hợp này) Cô ta bị đuổi vì vu báng nên Ðạp-bà vô tội. Trong luật có nói rằng tỳ kheo nào đem pháp Ba-la-di không căn cứ (Amùlaka pàràjika) vu báng cho Tỳ kheo khác, phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Tỳ kheo nào đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng cho Tỳ kheo ny, phạm Ðột-cát-la. Tỳ kheo ny vu báng cho Tỳ kheo thì cũng vậy. Như thế, Tỳ kheo ny Từ-Ðịa chỉ phạm tội Ðột-các-la, còn nói dối thì chỉ phạm Ba-dật-đề.
Pháp sư nói rằng đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng cho tỳ kheo thì phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa, chứ không phải tội Ba-dật-đề. Tỳ kheo ny Từ-Ðịa phạm tội Ðột-cát-la chứ không phải phạm tội Ba-dật-đề. Sở dĩ đuổi tỳ kheo ny Từ-Ðịa vì cô ta tự nói chính mình phạm tội (ba la dy).
Sau khi Thế Tôn đứng dậy đi vào thiền phòng, các Tỳ kheo ny bắt Từ -địa bỏ pháp phục và tìm y phục thế tục cho cô ấy mặc, đuổi ra khỏi chùa.
Thấy Tỳ kheo ny Từ-địa bị đuổi, Tỳ kheo Từ-địa nói với chúng tăng rằng vì tôi tức giận nên bảo tỳ kheo ny ấy vu báng, đó là tội của tôi, chứ không nên đuổi Tỳ kheo ny Từ-địa.
Tức giận là bỏ mất tâm thiện.
Không hoan hỷ là do tức giận nên không còn hoan hỷ. Tâm không hoan hỷ này còn gọi là tâm cấu bẩn.
Ba-la-di không căn cứ: Ba-la-di này không có thật.
Vu báng là đối với sự việc này không thấy, không nghe, không nghi (Adittha, Asuta, Aparisankita).
Không thấy là không chính mình thấy bằng mắt thịt, cũng không thấy bằng thiên nhãn.
Không nghe là không nghe người khác (nói).
Không nghi là không có tâm nghi ngờ.
Có trường hợp nghi vì thấy: Có Tỳ kheo đi vào trong bụi cây cỏ ở ngoài thôn xóm, bên cạnh cũng có cô gái đi vào đám cỏ ấy. Tỳ kheo đi ra trước, sau đó người nữ đi ra nhưng cả hai đều không biết gì cả. Có Tỳ kheo khác thấy vậy nên sinh nghi ngờ, suy nghĩ rằng lẽ nào hai người ấy không có ý phi pháp? Ðây gọi là nghi ngờ vì thấy.
Nghi vì nghe: Nghe tiếng nói của tỳ kheo và người nữ trong bóng tối, nhân đó sinh nghi. Ðây gọi là nghi vì nghe.
Nghi vì nghi: Có đàn ông và đàn bà đem thức ăn vào chùa. Sau khi viếng cảnh, đi chơi, họ đi về và để lại tại chỗ thức ăn uống thừa vung vãi dơ bẩn, chưa dọn sạch. Sáng hôm sau, có Tỳ kheo khách đến, vào chùa thấy chỗ (dơ bẩn) này nên có ý nghi ngờ và khi đến gặp Tỳ kheo cựu trú, thấy vị này có mùi thơm. Do đó, Tỳ kheo khách lại nghi rằng chắc là đêm qua tỳ kheo này cùng phụ nữ ăn uống, cùng nhau làm việc dâm dục phi pháp. Ðây gọi là nghi vì nghi.
Tỳ kheo Từ-Ðịa không thấy, không nghe, không nghi mà làm việc phỉ báng nên gọi là vu báng bằng pháp Ba-la-di không căn cứ.
Vu báng là muốn làm cho Tỳ kheo kia bị thối đọa đối với pháp thanh tịnh. Nếu ai nói (vu báng với người khác) rằng ông đã bị tội Ba-la-di thì (người nói) phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu sai người vu báng, mỗi lời nói đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu đưa thư nói về chuyện này, người đưa thư không có tội.
Vu báng có bốn trường hợp: 1- Giới báng; 2- Uy nghi báng; 3- Tà kiến báng; 4- Ố hoạt báng.(Catubbidà codanà: 1. Silavipatti; 2.Acàravipatti; 3. Ditthivipatti; 4. Ajivavipatti).
Hỏi: - Giới báng là gì?
Ðáp: - Ðem từng pháp trong bốn pháp Ba-la-di, 13 pháp tăng tàn để vu báng, gọi là giới báng.
Ngoài ra, vu báng bằng hai pháp bất định, (cho đến) 90 Ny-tát-kỳ, pháp chúng học thì gọi là uy nghi báng.
Tà kiến báng như nói rằng thấy (họ) nói thân này có ngã, có tự ngã. Ðây gọi là tà kiến báng.
Ố hoạt báng: như nói rằng thấy (họ) dựa vào sự giữ giới để mong cầu lợi dưỡng. Ðây gọi là ố hoạt báng.
Lại có 4 loại vu báng khác (Vatthusandassanà, àpatti- sandassanà, samvàsapatikkhepa, sàmìcìpatikkhepa): Hiện xứ, hiện tội , bất đồng trú, bất cộng pháp sự.
1. Hiện xứ (như nói rằng) ông cùng người nữ làm việc dâm dục. Ðây gọi là hiện xứ.
2. Hiện tội (như nói rằng) ông phạm trọng tội. Ðây gọi là hiện tội.
3. Bất đồng trú (như nói) không ở chung với ông một trú xứ nữa. Ðây gọi là bất đồng trú.
4. Bất cộng pháp sự: không cùng bố tát, kiết giới, tự tứ, và các yết ma khác, (như nói rằng) ông đã phạm trọng tội, chẳng còn là sa môn, chẳng còn là Thích tử.
Nếu nói những lời trên thì bị tội. Nếu người bị vu báng nói rằng tại sao ông không làm lễ ta?
Ðáp: - Ông không phải là sa môn, không phải là Thích tử.
Nếu ai đáp lời như vậy thì phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu nói rằng pháp sư hãy tự biết lấy, cần gì tôi nói ra. Nói lời như vậy thì chưa phạm tội.
Pháp sư nói: - Người vu báng và người bị vu báng sẽ nói rõ ở sau.
Người vu báng cùng nhau đến trước Tăng chúng và bạch rằng xin các đại đức vì chúng con mà hoan hỷ phán xử sự việc này, chúng con cũng hoan hỷ phụng hành. Như vậy thì chúng Tăng nên phán xử vụ này.
Nếu họ nói rằng vì tôi, chúng Tăng hãy phán xử vụ này, chớ đình trệ, nếu làm như vậy, tôi sẽ thọ trì, nếu không làm như vậy thì tôi không thọ trì.
Nếu họ nói như vậy, chúng Tăng nên bảo với người (vu) báng rằng ông hãy lễ Phật và thuyết pháp cho họ, sau đó sẽ phán xử việc này cho ông. Nếu sự việc kéo dài đến tối, người có tội nói với chúng Tăng rằng trời đã tối, tôi phải trở về chỗ ở.
Chúng Tăng đáp: - Lành thay.
Sau khi nghỉ ngơi, sáng hôm sau, họ lại đến giữa Tăng xin phán xử việc này. Chúng Tăng đáp rằng tạm trở về đi. Như vậy đến ba lần, sau ba lần tâm họ đã mềm mỏng hàng phục thì Tăng nên đem việc này ra phán xử.
Tuy họ thỉnh đến ba lần nhưng tâm họ vẫn còn cương cường, lời nói ngang bướng thì chúng Tăng nên nói với họ rằng chỗ này có ít luật sư, không thể phán xử việc này cho ông được, ông hãy đi đến chùa khác cầu xin phán xử.
(Nếu họ đến chùa khác) chúng Tăng (ở đó) nên hỏi rằng ông đã cầu xin với Tăng chưa?
Ðáp: - Ðã cầu xin và Tăng dạy tôi đến chổ này.
Chúng Tăng nói: - Nếu như vậy, chỗ này cũng không có luật sư, hãy đến tìm ở chùa khác.
Như vậy, đi tìm cầu khắp nơi mà không được, tâm họ trở nên mềm mỏng hàng phục, trở về chỗ cũ bạch với Tăng rằng: chúng tôi đến khắp nơi cầu xin với Tăng chúng nhưng không có người phán quyết, xin đại đức phán xử việc này cho và chúng tôi hoan hỷ phụng hành.
Chúng Tăng nên y theo pháp mà phán xử. Tăng hỏi người bị vu báng rằng ông có làm việc ấy không và chúng Tăng nên tác bạch yết ma, hòa hợp dập tắt sự tranh cãi này.
Nếu kẻ không có tàm quý vu báng cho người có tàm quý; người bị vu báng có trí tuệ, kẻ vu báng không trí tuệ cùng đến gặp Tăng thì Tăng phải tra hỏi tận cùng sự việc này. Gặp tỳ kheo ngu si đối đáp sai lầm, Tăng nên bảo rằng ông không biết không hiểu gì, tại sao lại vu báng cho người. Ông hãy cùng nhau hòa hợp với họ mà trở về, chớ nên đưa việc này ra nữa.
Nếu người vu báng có trí tuệ, đem tội thấy, nghe, nghi ra trả lời giữa Tăng thì chúng Tăng nên tra hỏi người bị vu báng. Nếu họ có tội thì chúng Tăng nên trị phạt. Nếu không có tội thì chúng Tăng nên bảo các ông hãy tự trở về đi.
Nếu người có tàm quý vu báng cho người không có tàm quý, nhưng người vu báng lại ngu si và đến tùy thuận với Tăng, Tăng nên phương tiện hỏi họ rằng ông chê bai họ ở điểm nào, về giới luật hay về oai nghi.
Pháp sư nói: - Tại sao với người có tàm quý thì dạy và không dạy với kẻ chẳng có tàm quý? Như vậy chúng Tăng cũng tùy thuộc vào thương, giận, sợ, si mê?
Ðáp: - Không phải như vậy, vì sao? Chỉ vì muốn làm cho kẻ không tàm quý phải hàng phục và người có tàm quý được sống an lạc. Nếu dạy kẻ không biết tàm quý (mà họ) có thế lực thì (làm cho) pháp ác phát triển. Người có tàm quý mà không có thế lực thì không thể sống an lạc được. Do đó, Tăng không dạy cho kẻ không tàm quý.
Nếu kẻ phỉ báng và người bị phỉ báng đều có tàm quý thì chúng Tăng nên ôn hòa thuyết pháp giáo hóa cho họ rằng các vị gây xích mích nhau, nên sám hối với nhau. Các vị nên hòa hợp trở lại và sống chung.
Nếu họ gây ra việc phỉ báng nhau, chúng Tăng đã dạy bảo giải hòa đến ba lần mà họ không chịu từ bỏ thì chúng Tăng phải y theo pháp để phán quyết.
Pháp sư hỏi: - Pháp trị phỉ báng là đầu, giữa hay cuối?
Ðáp: - Trước tiên tiến hành (yết ma) cầu thính. Tiếp theo là tùy thuận hoàn toàn với Tăng, đó là giữa. Nếu có tội hay vô tội, Tăng tùy theo đó mà diệt, đó là cuối.
Hỏi: - Pháp (xử) phỉ báng có bao nhiêu căn, bao nhiêu địa?
Ðáp: - Phỉ báng có hai căn, ba xứ, năm địa.
Hai căn là pháp vu báng có căn cứ và không có căn cứ.
Ba xứ là thấy, nghe và nghi.
Năm địa (cơ sở) là: 1) Ðúng thời gian; 2) Ðúng sự thật; 3) Không vì tức giận mà là thương mến; 4) Ðem đến lợi ích; 5) Không tùy thuộc vào sự luyến ái và sợ hãi. Ðây là năm cơ sở để phán quyết.
Ðược hỏi hay không được hỏi, (người nào đã dùng) pháp Ba-la-di vô căn cứ để vu báng rồi, (sau đó) được Tăng chúng hỏi (về sự việc ấy) hay hai, ba, hay một người hỏi, hay ở giữa Tăng tự nói tội ấy ra thì phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa.
Pháp sư nói: - Tranh cãi có bốn trường hợp mà bắt đầu là nói với nhau. Tranh cãi là ý nghĩa gì?. Vì làm chứng cho tội nên (gây ra) sự tranh cãi nên gọi là tranh cãi.
Hỏi: - Tranh cãi nhau bằng lời lẽ này là thiện, ác hay vô ký?
Ðáp: - Có cả thiện, ác và vô ký. Thế nào là thiện? Thế nào là ác? Thiện là bàn luận bằng giáo pháp. Bất thiện (ác) là bàn luận bằng phi pháp. Bàn luận không bằng giáo pháp hay phi pháp thì gọi là vô ký.
Pháp sư nói: - Ngoài ba sự tranh cãi này ra, ở sau sẽ giải thích rõ.
Nếu (báng bổ tỳ kheo) bằng lời lẽ như: ngươi là Sa-di, ngươi là Ưu-bà-tắc, ngươi là ngoại đạo, ngươi là Ny-kiền-tử, ngươi là hoàng môn, ngươi là người hai căn, ngươi là súc sanh, ngươi giết cha, ngươi giết mẹ, ngươi giết A-la-hán, ngươi phá hòa hiệp Tăng, ngươi làm thân Phật chảy máu; bắt đầu với những câu trên (để vu báng thì) phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Hồ nghi là nghi ngờ do thấy, nghe. Nghi ngờ là tâm phân vân không xác định, cũng gọi là quên mất sự việc trước đó đã xảy ra lúc nào, ngày nào.
Pháp sư nói: - Các câu văn khác dễ hiểu. Tỳ kheo nào dùng pháp Ba-la-di không căn cứ để vu báng thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; dùng pháp Tăng-già-bà-thi-sa vu báng thì phạm Ba-dật-đề; dùng pháp uy nghi để vu báng thì phạm Ðột-cát-la.
Nếu vì sân hận mà vu báng (bằng pháp tăng tàn) không hiện tiền, phạm Ba-dật-đề. Nếu vu báng bằng pháp uy nghi không hiện tiền, phạm Ðột-cát-la.
Các trường hợp không phạm:
- Người phạm giới này đầu tiên.
- Khi chưa chế giới.
- Tâm điên cuồng loạn.
- Bị khổ não ràng buộc.
Giới này phát sinh từ thân và tâm, trong luật bản nói rằng thân nghiệp có cả khẩu ý nghiệp, là tánh tội.
(Hết phần giải thích giới vu báng)
___________________________________
Giới Tăng Tàn 9 (Sanghàdisesa 9)
Khi ấy, đức Phật ở vườn Trúc Ca-Lan-đà, thành Vương Xá.
Ðang từ trên núi Kỳ-Xà-Quật đi xuống, thấy con dê đang hành dâm, Tỳ kheo Từ-địa nói với các bạn rằng chúng ta gọi con dê đực này là Ðạp-bà-ma-la-tử, gọi con dê cái này là Tỳ kheo ny Từ-Ðịa.
Các Tỳ kheo đáp: Lành thay! Ta lấy sự việc này để phỉ báng Ðạp-bà-ma-la-tử, hắn phải bị thua vì việc này.
(Nói xong) họ cùng nhau vui mừng, kéo đến gặp Tăng chúng và bạch rằng: chúng tôi thấy Ðạp-bà-ma-la-tử cùng tỳ kheo ny Từ-Ðịa làm việc dâm dục. Nghe Tỳ kheo Từ-địa nói như vậy, chúng Tăng liền tập họp Tăng lại để cùng nhau phán xử việc này.
Tăng hỏi tỳ kheo Từ-địa: - Thầy hãy xác định thấy Ðạp-bà-ma-la-tử cùng tỳ kheo ny Từ-Ðịa cùng nhau làm việc dâm dục ở nỏi nào?
Ðáp: -Từ núi Kỳ-xà-quật đi xuống để vào làng khất thực, giữa đường chúng tôi gặp Ðạp-bà-ma-la-tử cùng tỳ kheo ny Từ-địa cười nói đùa giỡn.
Chúng Tăng hỏi Ðạp-bà-ma-la-tử: - Khi ấy thầy ở đâu?
Ðạp-bà-ma-la-tử đáp: - Ở trong tinh xá Trúc Lâm.
Hỏi: - Thầy đang làm gì?
Ðáp: - Ðang phân phối việc ăn uống cho chúng Tăng.
Hỏi: - Ai biết việc này?
Ðáp: - Chúng Tăng thấy và biết
Lời hỏi ở đây là tác bạch yết ma hỏi chúng Tăng rằng lúc ấy, giờ ấy (Tăng) có xác định là thấy Ðạp-bà-ma-la-tử đang phân phối sự ăn uống cho chúng Tăng không?
Chúng Tăng đáp: thật có thấy (vị này) đang phân phối thức ăn cho Tăng. Chúng Tăng lại hỏi Tỳ kheo Từ-địa rằng: lời nói của ông không phù hợp, vậy là phương tiện chứ không phải chân thật.
Ðược chúng Tăng hỏi ba lần như vậy, Tỳ kheo Từ-Ðịa đáp: đúng là phương tiện.
Chúng Tăng quở trách tỳ kheo Từ-địa rằng tại sao đem phần sự việc khác (nhưng giống nhau) mà gán cho Ðạp-bà?
Hỏi: - Phần sự việc khác là gì?
Ðáp: - Phần sự việc khác, như Ðạp-bà là người, con dê chẳng phải người, vậy mà đem con dê gán cho Ðạp-bà nên gọi là phần sự việc khác. Ðem con dê cái gán cho tỳ kheo ny Từ-địa, cũng gọi là phần sự việc khác. Tại sao? Vì (hai) sự việc ấy giống nhau. Do đó, trong luật nói rằng nếu dùng một chi tiết hay giống chi tiết. Các câu văn tiếp theo dễ hiểu, không cần giảng giải. Như vậy gọi là phần sự khác.
Cùng họ, có một tỳ kheo thuộc dòng họ Sát-lợi (Khattiya) xuất gia. Thấy người Sát-lợi hành dâm, tỳ kheo khác vu báng tỳ kheo họ Sát-lợi này rằng thầy phạm Ba-la-di. Chúng Tăng hỏi rằng ông thật có thấy tỳ kheo Sát-lợi này hành dâm không?
Ðáp: - Thật thấy.
Cứ mỗi lời nói là phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Ðối với tướng mạo, tên, nhà cửa, thấy của người này nói vu báng qua người kia, phạm hay không phạm được nói ở trước.
Các trường hợp vô tội: thật thấy có phạm, người phạm đầu tiên, lúc chưa chế giới này, điên cuồng, tâm loạn, bị khổ não trói buộc thì không phạm.
(Hết phần giải thích về giới vu báng thứ hai)
___________________________________
Pháp Tăng tàn thứ 10 (Sanghàdisesa 10)
Khi ấy, đức Phật ở tinh xá Trúc-Lâm, thành Vương Xá. Ðây là giới phá hòa hợp Tăng.
Ðề-bà-đạt-đa (Devadatta) đi đến gặp Câu-ca-lị-ca, Nhất-thác-vô-ca-lị, Kiển-đà-tỳ-da-tử, Bà-vật-đà (Kokalika, Kata-morakatinsaka, Khandadeviyàputta, Samuddadatta) và nói rằng: này các trưởng lão, chúng ta hãy cùng nhau phá hòa hợp Tăng (Sanghabheda) và uy đức của Như Lai.
Về nhân duyên phá hòa hợp tăng sẽ được nói trong Kiển-đà-ca ở sau.
Lành thay đại đức, là lời nói cầu xin, mong rằng tất cả các tỳ kheo trọn đời giữ (quy định là) sống ở nơi A-lan-nhã. Ðây là thọ pháp Ðầu-đà (dhùta). Tỳ kheo nào trở về sống trong chỗ (có) làng xóm thì phạm tội. Xin đức Thế Tôn kiết giới như vậy cho các tỳ kheo. Bốn pháp khác cũng như vậy.
Chúng ta hãy làm cho người khác biết rằng chúng ta ít muốn và biết đủ để (họ) phát thiện tâm lớn (đối với ta).
Nghe Ðiều-đạt xin (ban hành) năm pháp để phá hòa hợp Tăng, đức Phật suy nghĩ rằng người này vì lợi dưỡng, chắc phải bị đọa địa ngục. Và Ngài suy nghĩ rằng nếu Ta chấp thuận năm pháp này với Ðiều-đạt, sẽ có nhiều thiện nam tử xuất gia phải thọ trì pháp này thì sự hành đạo gặp phải khó khăn.
Thế nên trong luật nói rằng (đức Phật bảo:) thôi thôi này Ðiều-đạt! chớ nên đặt ra pháp này. Thiện nam tử nào tùy theo sở thích có thể ở A-lan-nhã hay vùng làng xóm, đều không chướng ngại đạo tu tập.
Ðối với các pháp đầu đà như khất thực, lượm y phục phấn tảo (pamsukùla) để dùng, ở dưới gốc cây suốt nửa tháng (ngày thứ 15 phải gặp Tăng bố tát ở tinh xá - người dịch), không ăn cá thịt. Phật dạy rằng ngoài ba trường hợp nghi thì được ăn (cá thịt). Ba trường hợp nghi là:
1. Thấy (giết vì mình)
2. Nghe (giết vì mình)
3. Nghi (giết vì mình)
Thế nào là thấy? Thấy người thí chủ sát sanh để (dâng cho) tỳ kheo.
Thế nào là nghe? Nghe thí chủ sát sanh để (dâng cho) tỳ kheo.
Thế nào là nghi? Nghi thí chủ sát sinh để (dâng cho) tỳ kheo.
Trường hợp nghi vì thấy. Thế nào là nghi vì thấy? Từ A-lan-nhã tỳ kheo đi vào làng khất thực, trên đường đi gặp những người thế tục vào rừng săn bắn. Sáng hôm sau, trong làng tổ chức đại hội. Các tỳ kheo được nhận thịt trong hội này nên suy nghĩ rằng hôm qua thấy các thí chủ đi săn, hay là thịt này do cuộc săn bắn ấy mà có. Ðây gọi là nghi do thấy, không được ăn.
Nếu đàn việt nói rằng: tôi đi săn cho vua hay cho bản thân chứ không phải vì (để dâng cho) tỳ kheo, đại đức hãy ăn đi. Trường hợp này được ăn không có tội.
Nghi vì nghe, tỳ kheo ở nơi A-lan-nhã, nghe trong làng đi săn bắn để tổ chức hội. Có đàn việt thỉnh tỳ kheo ăn (thịt trong hội), tỳ kheo có tâm nghi ngờ mà ăn thì bị tội.
Nếu đàn việt nói rằng tôi đi săn cho mình chứ không phải vì tỳ kheo. Nếu (họ nói) như vậy thì được ăn không bị tội. Ðây là nghi vì nghe.
Nếu tỳ kheo không thấy, không nghe, không nghi (con vật bị) giết vì (mình) thì ăn không có tội.
Có trường hợp thấy mà được ăn. Thế nào là thấy mà được ăn? Nếu thấy người giết vật nhưng không phải vì (giết) cho tỳ kheo mà sau đó nếu được thịt ấy ăn thì vô tội. Ðây gọi là thấy giết được ăn, không có tội.
Nghe, chính tỳ kheo nghe tiếng giết nhưng không phải (giết) vì tỳ kheo mà sau đó tỳ kheo được thịt này thì được ăn, vô tội. Ðây gọi là nghe.
Nghi mà được ăn thịt, vô tội. Nghi, như trường hợp tỳ kheo vào làng khất thực, thấy thịt còn tươi nên nghi ngờ không dám nhận lấy. Nếu đàn việt nói không phải vì tỳ kheo mà giết thì được ăn, vô tội. Ðây gọi là nghi mà được ăn.
Nếu đàn việt giết (con vật) vì tỳ kheo nhưng tỳ kheo không thấy, không nghe, không nghi thì được ăn, vô tội. Trường hợp đàn việt thỉnh hai người cùng thọ thực. Vị hạ tọa suy nghĩ rằng (món ăn) này chắc là giết vì thượng tọa, không phải vì ta nên ăn vô tội. Thượng tọa suy nghĩ đây chắc là giết vì hạ tọa chứ không phải vì ta, ta ăn vô tội. Trường hợp này, cả hai đều nghi (giết) vì người kia, cả thượng và hạ tọa đều nghi và cùng ăn, vô tội.Nếu người giết con vật vì tỳ kheo, tỳ kheo không biết, ăn xong mới biết thì vô tội.
Nếu tỳ kheo nhận được thịt để ăn, nên hỏi rõ rồi sau đó mới ăn. Tại sao? Vì muốn phân biệt (thịt) tịnh và (thịt) bất tịnh để ăn. Lại nữa, thịt gấu và heo giống nhau, không chỉ thịt gấu và heo mà có các loại thịt khác cũng giống nhau, thế nên phải hỏi rõ.
Vui mừng hớn hở: Xin (ban hành) năm pháp, không được Thế Tôn chấp thuận, Ðiều-đạt vui mừng suy tính: Lúc này, chắc chắn ta phá được hòa hợp Tăng.
Nghe nói xong, Câu-la-lị rất buồn khổ như uống phải thuốc độc. Ðiều-đạt giáo hóa đồng bạn bằng lời lẽ như: tại sao bạn lại buồn khổ, xuất gia cầu đạo cần phải tinh tấn, sa môn Cù Ðàm cũng có pháp này nhưng không (bắt phải) giữ suốt đời, chúng ta lại gìn giữ suốt đời pháp này, tại sao phải buồn khổ. Nghe báo như vậy những người cùng phe vui mừng tuân theo.
Pháp sư nói rằng kẻ ngu si Ðiều-đạt đã hướng về địa ngục A-tỳ mà không hiểu, không biết nên lễ Phật từ giã. Sau đó, Ðiều-đạt trở lại gặp Câu-la-lị và nói rằng tôi cùng các bạn thi hành năm pháp này và làm cho mọi người biết rằng chúng ta ít muốn biết đủ.
Kẻ nhiều tham dục không biết nhàm chán là kẻ nhận y phục, thực phẩm một cách vô độ.
Ðiều đạt bảo với đồng bạn rằng sa môn Cù Ðàm thường suy nghĩ rằng: "Làm sao để cho đệ tử Thanh văn của ta đưọc y phục thực phẩm mà không bị phiền phức". Ðây chính là người ham muốn nhiều, không biết đủ.
Ðức Phật bảo Ðiều đạt rằng thầy không nên ưa thích pháp này để phá hòa hợp Tăng, đấy là tội nặng. Nếu chúng Tăng hòa hợp như nước hòa với sữa (thì) sống an lạc. Ai phá hoại chúng Tăng như vậy thì phải chịu đau khổ một kiếp trong địa ngục A tỳ. Tăng bị phá, nếu ai làm cho hòa hợp lại thì được sống hoah hỷ trên trời một kiếp, hưởng thụ phước báo cõi Phạm thiên.
Bằng nhiều cách, các tỳ kheo thuyết pháp cho Ðiều đạt.Nghĩa là thấy Ðiều đạt phá hòa hiệp Tăng nên các tỳ kheo thiện bằng nhiều cách giáo hóa làm cho vị này cởi mở, cùng với Tăng hòa hợp cả thân và tâm như nước hòa với sữa.
Ðồng tâm nghĩa là tâm cùng đồng theo một pháp. Ðồng thân nghĩa là thân cùng nhau hòa hợp một (nơi) bố tát.
Thế nào là không đồng thân? Là tuy cùng ở một chỗ nhưng tâm lại tuân hành theo pháp bên ngoài. Ðây gọi là thân hình tuy đồng mà tâm bất đồng.
Cố giữ không bỏ là cố giữ việc phá hòa hợp Tăng chứ không bỏ. Ðây gọi là việc cố giữ.
Các tỳ kheo can gián tỳ kheo này nghĩa là các tỳ kheo có tâm tàm quý can gián các tỳ kheo kia rằng đừng phá hòa hợp Tăng , hãy cùng sống chung với Tăng. Các tỳ kheo nên can gián ba lần, nếu họ từ bỏ thì tốt, nếu họ không từ bỏ thì can gián lần thứ nhất mà không bỏ, bị tội Ðột-cát-la. Can gián lần thứ hai mà không bỏ, bị tội Thu-lan-giá. Can gián lần thứ ba mà không bỏ, bị tội Tăng-già-bà-thi-sa.
Can gián bên ngoài, các tỳ kheo nghe (có người) sắp phá hòa hợp Tăng, đi đến gặp họ và can rằng: trưởng lão, đừng phá hòa hợp Tăng, nếu phá thì bị (tội) rất nặng. Họ từ bỏ thì tốt, nếu không từ bỏ thì nắm tay họ đưa đến giữa Tăng và nói rằng ông không nên phá hòa hợp Tăng, can ba lần như vậy. Lúc bên ngoài dùng lời nhu hòa can gián ba lần, đưa đến giữa Tăng cũng dùng lời nhu hòa can gián ba lần mà họ không chịu nghe theo, đều phạm tội Ðột-kiết-la. Họ từ bỏ thì tốt, nếu không từ bỏ thì phải tác bạch tứ yết ma để can gián. Nếu bạch yết ma mà không bỏ thì phạm tội Ðột-kiết-la. Nếu yết ma lần thứ nhất mà không bỏ thì phạm thu-lan-giá. Nếu yết ma lần thứ hai mà không bỏ thì cũng phạm tội thu-lan-giá. Nếu yết ma lần thứ ba mà không bỏ thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Hỏi: - Khi yết ma lần thứ ba, phạm tăng-tàn vào lúc bắt đầu, đoạn giữa hay đoạn cuối?
Ðáp: - Phạm tội vào đoạn cuối cùng. Người phạm đầu tiên là Ðiều Ðạt.
Hỏi: - Các giới khác thì người đầu tiên không bị tội, như vậy Ðiều Ðạt cũng không phạm?
Ðáp: - Bởi vì vị ấy được Tăng can gián ba lần mà không từ bỏ cho nên phạm tội.
Pháp sư nói: - Những câu văn tiếp theo dễ hiểu, không cần phải giải thích. Giới này đủ cả ba hành động của thân, miệng, ý và thọ khổ thuộc ý nghiệp.
(Hết phần giải thích pháp phá hòa hợp Tăng)
___________________________________
Pháp Tăng tàn 11 (Sanghàdisesa 11)
Bấy giờ, đức Phật ở tinh xá Trúc Lâm, thành Vương Xá. Trong giới này nói về phá hòa hợp tăng. Hỗ trợ người phá tăng nghĩa là ưa thích chấp nhận và làm theo pháp của người phá Tăng.
Biệt chúng (Pakkha) là không (cùng với Tăng chúng) bố tát, thuyết giới, tự tứ để hỗ trợ việc phá hòa hợp tăng và để tăng không được cường thịnh.
Câu chúng ta hãy chịu đựng và biết rõ nghĩa là đối với lời nói của họ, chúng ta đều phải chịu đựng và biết rõ.
Các trưởng lão, đừng hỗ trợ việc phá hòa hợp Tăng, phải hỗ trợ cho tăng hòa hợp.Tăng hòa hợp hoan hỷ không tranh cãi như nước với sữa. Các câu khác giống như văn ở giới phá Tăng ở trước.
(Hết phần về giới phá tăng thứ hai)
___________________________________
Pháp Tăng tàn thứ 12 (Sanghàdisesa 12)
Bấy giờ, đức Phật ở trong vườn Cù tư đa, thuộc Câu sam tỳ da. Ðây là giới kẻ hung dữ không nghe dạy.
Câu hành động xấu: có các hành động xấu ác của thân và miệng.
Trưởng lão, tại sao nói với tôi như vậy: đây là lời nói kiêu ngạo.
Pháp sư nói: - Tôi sẽ giải thích ý nghĩa này. Ðây là tỳ kheo có tánh xấu ác, không nghe lời dạy bảo của các tỳ kheo (mà còn nói lại rằng) các ông không nên dạy tôi, mà tôi phải dạy lại các ông. Tại sao? Ðức Phật là Phật của gia (tộc) tôi. Tại sao? Tôi và (ngựa) Kiền trắc (Kanthaka) đưa Phật vào núi học đạo. Không thấy có một người nào trong các trưởng lão theo hầu hạ Ngài. Sau khi đắc đạo rồi đức Phật chuyển pháp luân. Do đó Phật là Phật của gia tộc tôi, pháp cũng là pháp của gia tộc tôi. Vì vậy tôi phải dạy các trưởng lão chứ các vị không được dạy ngược lại tôi.
Pháp sư nói: - Tại sao tỳ kheo Xiển-na không nói Tăng là tăng của gia tộc tôi? Bởi vì đang cùng tăng tranh cãi nên vị ấy không nói tăng là tăng của gia tộc tôi. Các trưởng lão, như vào mùa thu, lá cây rơi xuống đất, bị gió thổi tụ lại một nơi. Lại như bèo nổi trên mặt nước, bị gió làm tập trung lại một chỗ. Cũng vậy, các trưởng lão với nhiều chủng tộc xuất gia, khi vào Phật pháp cũng vậy.
Do đó, này các trưởng lão, không dạy tôi và tôi phải dạy các trưởng lão.
Tự thân làm, không cùng nhau nói chuyện: được các tỳ kheo đồng học đem pháp Biệt biệt giải thoát ra răn dạy nhưng vì ngạo mạn nên không nghe lời dạy ấy.
Hãy nói chuyện với nhau: đối với pháp Biệt biệt giải thoát, hãy cùng nhau thuyết giới, cùng nhau xuất tội, nhờ vậy được tăng thịnh trong Phật pháp. Các câu văn tiếp theo dễ hiểu.
Hết phần giải thích giới tánh xấu (không nghe can gián)
___________________________________
Hết Quyển 13.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.19/3/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment