Nhưng những giáo phái khác của Phật Giáo như Thiền Tông, Mật Tông v.v… cũng có thể đặt ra câu hỏi như vậy. Đó là chưa kể giáo pháp căn bản của Tiểu Thừa, ngay từ đầu đã không chấp nhận những kinh điển có vào thời sau khi Đức Phật nhập diệt; hoặc giả những kinh điển nào do các vị Tổ Sư nương theo giáo lý để san định thành. Đây là những điểm chính yếu khi nghiên cứu về tư tưởng Phật Giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa cần phải lưu tâm.
Dĩ nhiên là không ai có thể nói kinh và luật; ngoại trừ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy thế, có những bộ kinh xuất hiện tại Trung Quốc về những thế kỷ sau nầy, không phải do Đức Phật nói ra, nhưng chư Tổ vẫn gọi là Kinh. Ví dụ như Kinh: Lương Hoàng Sám, Kinh Thủy Sám, Kinh Vu Lan Bồn v.v… Sở dĩ các nhà nghiên cứu Đại Thừa vẫn đồng ý như vậy; nhưng nội dung của những kinh điển nầy không đi ngược lại những gì mà Đức Phật đã dạy cho hàng Đệ Tử tại gia cũng như xuất gia; nên họ đã chấp nhận một cách tự nhiên không cần biện hộ hay lý giải gì nữa. Bởi vì những loại kinh điển như vậy không đi ngược lại luân lý, đạo đức xã hội của con người; nên phái Đại Chúng bộ có thể chấp nhận được.
Sau khi Đức Phật nhập diệt, có tất cả 4 kỳ kết tập kinh điển quan trọng, kể từ sau 100 ngày, cho đến sau 500 năm. Tiếp theo những kỳ kết tập thứ 5 và thứ 6 là những lần kết tập ở vào những thế kỷ gần đây sẽ được đề cập sau.
Chúng ta biết rằng thời cổ đại xa xưa ấy vấn đề chữ viết không được thịnh hành như ngày nay, cũng như nền văn minh của khoa học chưa tiến bộ; cho nên tất cả đều phải qua việc truyền miệng. Lời Phật dạy cũng được các vị Thánh Đệ Tử của Đức Phật tập hợp lại trong thanh tịnh để làm nhiệm vụ trùng tuyên nầy. Chúng ta cũng không nghi ngờ gì về khả năng ghi nhớ lời dạy của Đức Phật từ các Ngài. Vì lẽ đa phần những vị tham dự 4 kỳ kết tập đầu, đều là những vị chứng quả A La Hán, có trí tuệ siêu việt, thần thông diệu vợi; không như chúng ta ngày nay, mặc dầu có khoa học trợ giúp mọi phương tiện, nhưng sự hiểu biết của chúng ta cũng chỉ nằm trong giới hạn của việc nhận thức, không là trí tuệ.
“Chữ Kết Tập hay Kiết Tập tiếng Phạn và Pali gọi là: Samgiti. Cũng gọi là Tập Pháp, Tập Pháp Tạng, Kết Kinh, Kết Điển Kết Tập, Hợp Tụng. Tức là các vị Tỳ Kheo cùng tụ họp ở một nơi để đọc tụng, chỉnh lý và biên tập những lời dạy của Đức Phật sau khi Ngài nhập diệt, nhằm xác định giáo quyền và phòng ngừa giáo pháp lâu ngày bị tán thất; nên gọi là Kết Tập.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.20/3/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment