Sunday 16 March 2014

Tinh Thần Lục Hòa Trong Phật Giáo .


Sống trong thế giới loài người, muốn thăng tiến cuộc đời mình thì chúng ta không thể tự cô lập bản thân trong bốn vách tường, không giao tiếp không liên hệ với ai. Nhưng khi giao tiếp tương quan trong các sinh hoạt thường nhật. chúng ta khó tránh khỏi sự ngộ nhận, sự va chạm vô tình, sự tổn thất quyền lợi do ngoại cảnh tác động. Chính điều này tạo thành những mâu thuẩn bất đồng trong cuộc sống. Nhỏ thì cạnh tranh quyền lợi mang tính cá nhân, lớn thì thành chiến tranh giữa quốc gia này với quốc gia khác.
Thới đại chúng ta hôm nay là thời đại đi hia bảy dặm, thâu ngắn thời gian di chuyển trong một ngày bằng tổ tiên chúng ta ngày xưa đi cả mấy tháng. Những phương tiện thông tin hiện đại làm cho tầm nhìn con người càng ngày càng rộng lớn và nhanh gọn hơn. Những phát minh mới của khoa học phục vụ con người hữu hiệu hơn những khám phá và chế tạo những loại thuốc cứu chữa được những chứng bệnh nan y và thay ráp bộ phận tạng phủ trong người đã cứu biết bao sinh mạng. Những thành tựu tốt đẹp đó là do con người biết hòa hợp cộng tác trong tình tương thân tương trợ càng làm cho nhân loại càng ngày càng nhích lại gần nhau hơn.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn những dị biệt của những phần tử quá khích, chỉ vì mục đích dành quyền lực quyền lợi cho phe nhóm của mình, thiếu tinh thần hòa hợp suốt quá trình lịch sử hay gây chiến tranh tang tóc. Vào đầu Thế kỷ thứ 13 đã tàn sát hàng chục vạn Tăng Ni ở Ấn Độ, đã sang bằng những Thánh tích Phật Giáo và hang ngàn nôi chùa, đã gây chiến tranh với các tôn giáo bạn. Trong những năm gần đây hai pho tượng Phật cổ lớn nhất là di sản văn hóa của hân loại họ chũng phá hủy thật dã man. Họ đã và đang tìm cách sát hại thêm nhiều người, họ đang trở thành kẻ cực đoan khủng bố nhân loại. Cả thế giới đang ghét bỏ nhóm khủng bố. Vì nhóm khủng bố đã cuồng si trong mê tín chỉ có tôn giáo họ được độc tôn thôi. Tại sao vậy? Tại giáo lý của họ không có sự hòa họp sống chung hòa bình với các tôn giáo khác.
Ngày nay những nhà nghiên cứu, đa số có khuynh hướng trở về với Triết học, với tôn giáo với tư tưởng gia thời xưa. Người ta tìm những tinh hoa của nhân loại trong giáo lý Phật Giáo như các vấn đề giải hóa sự va chạm bất đồng, hợp tác chung sống để phát triển, kiện toàn tổ chức thành công trong lâu dài. Trong đó đang có hai nước thành công là phần lớn nhờ vào sự khai thác những triết thuyết tích cực cũa Phật giáo hòa hợp sống chung trong giáo lý Lục Hoà, biến chúng thành những nghệ thuật tổ chức riêng trong việc cải cách của họ đó là Nhật Bản và Đài Loan.
Vậy chúng ta thấy Tinh Thần Lục Hòa trong Phật Giáo không phải chỉ đem riêng lợi ích cho Phật Giáo, nó đem lại không biết bao nhiêu lợi lạc cho quốc gia, cho xã hội loài người. Muốn biết tập thể Tăng gìa xưa kia trong thởi đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài không dùng uy quyền thống trị, không dùng quyền lợi cám dỗ và cũng, không dùng ân sủng thưởng ban, nhưng có mấy vạn Tăng Ni sống từng tập thể hòa hợp khắp nơi trên Ấn Độ.
Bây giờ chúng ta hãy tìm xem Tinh Thần Lục Hòa Trong Phật Giáo như thế nào:
Trong một tập thể đông người đủ mọi đẳng cấp, đủ mọi thành phần trong xã hội. Nếu trong quân đội thì dùng kỷ luật sắt để nghiêm trị, mới điều khiển được binh tướng sống có kỷ cương. Trong một quốc gia thì có hiến pháp làm nền tảng cho mọi luật pháp mới duy trì được trất tự xã hội. Còn trong Giáo-Hội Phật-Giáo không thể dung kỷ luật sắt, chỉ dung pháp Lục Hòa để giúp Tăng Đoàn Hòa Hợp chung sống hoan hỷ trong Chánh Pháp cao thượng của đức Phật. Lục Hoà là sáu pháp Hòa hợp gồm có:
1. THÂN HÒA ĐỒNG TRỤ
Chính trong mỗi người chúng ta đã xảy ra những mâu thuẩn bất đồng, huống chi sống trong một tập thể đông người thì làm làm sao tránh được những chênh lệch khác biệt. Chúng ta thấy thức ăn ngọt , tâm muốn ăn, nhưng cơ thể không hấp thụ làm cho máu có đường. Chúng ta không thích uống chất đắng hôi, nhưng không uống thì cơ thể không hết bệnh. Trong bữa ăn chúng ta cần đến ớt để kích thích làm cho ăn ngon , nhưng gan chúng ta nóng sanh dị ứng thành những chứng bệnh khác v.v... Tuy trong một cơ thể, chúng ta đem cái lợi cho tạng phủ này thì tạng phủ khác đã nổi dậy chống đối rồi. Chúng ta muốn ăn bổ dưỡng cho cơ thể, nhưng tạng tỳ vị trong ta lại yếu không chịu hấp thụ, nó cũng làm cho chúng ta khó chịu.
Trong một cộng đồng còn nhiều phức tạp và bất đồng hơn. Nhưng nhờ Giáo Đoàn Tăng Sĩ là những vị có ý thức, có tinh thần tự giác và biết tôn trọng sự cộng trú, sự hiện diện của tha nhân bên cạnh mình với tinh thần Thân Hòa Đồng Trụ.
Thân Hòa Đồng Trụ, là dù tuy bản thân mỗi người khác biệt huyết thống cha mẹ sanh ra, nhưng cùng trưởng thành trong giòng pháp nhũ của đức Từ Phụ , cho nên luôn sống hòa hợp với nhau trong Giáo-Hội. Muốn sống hòa hợp với nhau, chính mỗi cá nhân phải tự mình vất bỏ những tự ái riêng tư , biết hy sinh cho tập thể tốt đẹp, thì những dị biệt gì cũng thành tương hòa tương thân . Thân hòa đồng trụ là nhẫn chịu sự thiệt thòi về phần mình để đem lợi lành cho người khác. Luôn nghĩ đến mục đích tối thượng là thượng báo tứ trọng ân, mong cầu giác ngộ. Vì thế, những điều va chạm lặt vặt, những thiệt thòi nhỏ nhen trở thành không đáng kể. Những gì mình hy sinh cho người khác mới được xem là tu, những gì mình làm lợi cho người khác được xem là mục đích. Tài sản, danh vọng, quyền lợi, sắc đẹp, nhựng hoa lệ nơi thân đã vất bõ như bỏ đôi dép rách. Chỉ mong được tự tại thênh thang trong giáo lý từ bi của đức Phật, không vướng mắc thân và tâm. Vì thế dù ở đông bao nhiêu, tập thể Tăng Già nhà Phật vẫn thân Hòa Đồng Trụ.
Chữ Hòa của Phật Giáo, giống như nước với sữa hòa với nhau. Như đức Phật dạy : Không có giai cấp trong giòng máu cùng đỏ; không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn. Mỗi người đều có Phật Tánh và có thể thành Phật. Cửa chùa cũng gọi là cửa không, Khi bước vào chùa mọi người đều ý thức vất bỏ những thứ phiền toái ràng buộc của thế gian bên ngoài, trở thành người vô sản và không giai cấp thế gian. Chỉ quy trọng tuổi đạo với sự tu chứng. Đức Phật đã dạy các hoàng tử, vương tôn phải lễ bái Ưu Ba Li và phải kêu là sư huynh, dù Ưu Ba Ly chỉ xuất gia trước các Hoàng thân trong thởi gian ngắn ngủi. Đó là chữ Hòa trong Phật Giáo có tôn ty về phẩm hạnh hơn là mang cái danh vọng giai cấp thế gian. Mỗi người đều xác nhận đúng vị trí của mình và biết tôn trọng phẩm cách đạo đức hạ lạp. Người dưới kính trọng người trên, người trên biết thương nhường người dưới trong một Giáo Hội dung hòa như nước với sữa, đó là Thân Hòa Đồng Trụ.
Trong một gia đình, vợ chồng con cái tuy sống chung một nhà, nhưng mỗi người chỉ lo sống riêng cho cá nhân mình, mỗi người sống với một thế giới riêng biệt. Gia đình đó sẽ trở nên lạt lẽo không hạnh phúc, nó đưa đến con đường ai nấy đi, việc ai nấy làm, không còn quan tâm chăm sóc nhau. Nếu gia đình nào áp dụng than hòa đồng trụ, thì gia đình đó tăng thêm tình thân thiết gắn bó, tạo thành chất keo sơn hạnh phúc thủy chung. Trong một quốc gia, như thời Lê, Lý, Trần, toàn dân cùng đồng hòa hợp, biếy hy sinh những sở thích cá nhân, cho nên mới đoàn kết mạnh mẽ để chiến thắng ngoại xâm, tạo thàng nhựng trang sử oai hung làm vẻ vang giống Việt. Trong một tập đoàn thương mãi, các công ty biết nhường nhịn dẹp bỏ tỵ hiềm, để đoàn kết tạo thành sức mạnh kinh tế cho quốc gia. Chắc chắn quốc gia đó mau cường thịnh. Vì Cha Ông chúng ta đã nói : Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Vậy Thân Hòa Đồng Trụ là một yếu tố vô cùng quan trọng cho từng cá nhân, từng gia đình , từng đoàn thể và quốc gia dân tộc.
2. KHẨU HÒA VÔ TRANH
Tinh thần Hòa thứ hai trong Phật Giáo, là không cố ý lý luận tranh giành hơn thua. Ý thức về giới hạnh, nói năng ôn hòa nhã nhặn, tôn trọng sự hiện diện của người, sẵn sang yên lặng khi thấy người khác muốn hơn mình. Muốn khẩu hòa vô tranh thì cần tập đức nhẫn: nhẫn nhất thời chi khí, miễn bá nhật chi ưu đắc nhẫn thả nhẫn, đắc giới thả giới. Bất nhẫn bất giới, tiểu sự thành đại. Nghĩa là chỉ cần nhẫn trong một giai đoạn ngắn, đễ khõi phãi mích long phiền hận lẫn nhau cả trăm ngày. Đáng lúc nhẫn phải nhẫn, đáng lúc kềm chế phải kềm chế. Nếu không chịu nhẫn, không chịu kềm chế, dù việc tuy nhỏ nhưng cũng làm hư việc lớn.
Trong nhân gian có câu: "Lời nói không tốn tiền mua. Phải lựa lời nói cho vừa long nhau." Trong Phật Giáo có ái ngữ, là lời nói ôn hòa nhỏ nhẹ, khiến người nghe cảm thấy vui vẻ dễ chịu và cũng dễ chấp nhận Khi bất đồng một điều gì, cảm thấy khó chịu nổi nóng thì không nên nói, nên yên lặng bỏ đi nơi khác. Luôn giữ thái độ hòa khí vui vẻ trong tập thể, không nói những lời gây căng thẳng khó chịu cho người nghe. Chúng ta cũng thường nghe nói: "Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn ăn nói nhẹ nhàng dễ nghe." Khẩu hòa vô tranh là khi có vấn đề cần giải bày, đều dựa trên chánh kiến và trí tuệ, trình bày phân tích trong ôn hòa hợp lý. Không dựa trên sự ngụy biện để tranh phần thắng trái với lẽ phải. Những điều nào khó giải quyết thì đưa ra Tăng chúng hoặc các vị Trưởng Lão giải quyết tốt đẹp. Không gây ồn ào, xích mích, làm xáo trộn nếp sống thanh tịnh của Tăng đoàn, hay làm mất sự trang nghiêm tươi mát của tu viện. Khẩu Hòa Vô Tranh dựa trên lẽ thực, không có vọng ngữ, không có thêu dệt, không có bóp méo sự thật, không có nói những lởi thô bạo độc ác. Trong nhà Phật cũng có nhiều vị muốn giải trừ nghiệp của mình, cho nên bị oan hay ưng không cần biện bạch thanh minh. Ai muốn hiểu sao thì hiểu, ai muốn cười chê thì tuỳ, luôn nhẫn chịu. Điều này chỉ có những người con Phật thường làm.
Còn thế nhân, khi va chạm đến tự ái cá nhân thì nhảy đỏng lên sẵn sàng ăn thua đủ. Đôi khi người ta nói loáng thoáng chuyện ở đâu, cứ ngỡ là người nói xấu mình rồi nhóng cổ lên nghe để sẵn sàng nghinh chiến. Đó là thái độ thường tình , người ta chưa gây sự với mình, mình lại tìm kiếm bưi móc gây sự với người . Còn Khẩu Hòa vô Tranh của Phật Giáo, khi người ta muốn gây sự với mình, thì mình nhẫn nhịn bỏ đi không cần hơn thua . Người hiểu đạo quán than này tuy to lớn nhưng chỉ là giả hợp. Huống chi lời nói vô hình qua đi liền mất, không lưu lại vết tích, tại sao ta lại vướng mắc rồi gây phiền não cho nhau . Cho nên không tranh cải, trái lại cảm thong với bạn để chia xẻ, để tha thứ. để tạo không khí ôn hòa than thiện tốt đẹp.
Nếu trong mỗi gia đình đều thực hành Khẩu Hòa Vô Tranh của Phật Giáo, thì gia đình ấy ít phiền não, luôn cảm thông chia xẻ làm cho gia đình được an vui hạnh phúc. Nếu trong quốc gia các đoàn thể, các thế lực biết cảm thông chia xẻ cho nhau, biết giữ hòa khí thì tình đoàn kết càng them gắn bó tạo thành sức mạnh trong mọi lãnh vực, để giúp quốc gia them phú cường.
Khẩu hòa vô tranh lại nở thêm nụ cười, là chìa khóa của mọi thành công.
 
3. Ý HÒA ĐỒNG DUYỆT
Trong Phật Giáo luôn chú trọng cả ba vấn đề Thân khẩu và ý. Thân đã hòa hợp chung sống trong một tập thể. Khẩu đã hòa trong lúc nói năng không gây phiền não cho nhau. Nhưng điều quan trọng nữa là Ý phải Hòa Hợp thực sự, thì sự chung sống hòa bình mới tồn tại lâu dài. Chính đây là then chốt quan trọng trong thuyết Lục Hòa của Phật Giáo.
Ở đời, có nhiều người thấy người khác thành công, ngoài miệng tuy khen nhưng trong long đầy ganh tỵ, oán ghét, tìm cách triệt hạ người. Nhằm thỏa mãn tánh ích kỷ hẹp hòi xấu xa của mình. Đôi khi tình anh em ruột thịt cũng vẫn ganh tỵ ghét bỏ nhau. Như trường hợp ba anh em Trịnh Linh Công như sau :
“Vua nước Trịnh là Trịch Linh Công cùng công tử Tống và công tử Quy Sinh là anh em cùng cha khác mẹ. Công tử Tống và công tử Quy Sinh nắm gần hết quyền hành quốc gia trong tay.. Một hôm công tử Tống với công tử Quy Sinh đang nói chuyện, bổng ngón tay trỏ của công tử Tốngtự nhiên máy động.. Công tử Tống liền đưa ngón taytrỏ đang máy động cho công tử Quy Sinh xem rồi nói: "Mỗi lần ngón thực chỉ này của tôi rung động, thì ngay hôm ấy tôi sẹ ăn được một món lạ. Trước kia tôi đi sứ nước Tấn, ngón này báo động thì được ăn Bạch Hoa Ngư. Sau đi sứ sang nước Sở, nó lại báo động thì ăn được thịt Thiên Nga và lần kế ăn được Hợp Hoan Quất. Hôm nay nó lại báo động, thì chúng ta sẽ được ăn món gì đây.?" Khi công tử T61ng nói xong thì hai người vào đến Triều.
Khi vào cung, thấy bọn nội thị đi gọi quan Tể phu rất gấp. Công tử Tống hỏi" "Hôm nay có việc gì mà gọi Tể Phu gấp vậy?" Nội Thị thưa: "Có người ở Hán Giang, gởi về một con giải to lắm, nặng hơn hai trăm cân. Chúa công sai tôi gọi Tể Phu để làm thịt thết đãi các quan Đại Phu." Bấy giờ công tử Tống nói: "Ngón thực chỉ của ta rung động quả không sai." Khi vào Triều, hai công tử nhìn nhau cười mãi.Trịnh Linh Công thấy thế liền hỏi: "Hai ngươi hôm nay có việc gì vui chăng?". Hai người mới thành thật thưa thiệt mọi việc. Trịnh Linh Công tánh hẹp hòi lại hay ganh tỵ, nghe xong liền nói: "Ngón thực chỉ nhà ngươi có lay động thật, nhưng có linh nghiệm thực hay không thì còn tùy ghuộc vào nơi ta."
Khi bãi Triều, công tử Quy Sinh nói với công tử Tống rằng:" Thịt con giải ngon lắm! Nhưng nhà vua làm cho cái điềm ngón thực chỉ của ngươi mất linh nghiệm thì sao?" Công tử Tống nói: "Đã làm tiệc đãi các quan Đại Phu, thì lẽ gì lại không cho triệu ta đến dự ?!" Đến khi sắp dự tiệc, nội thị đi mời hết các quan Đại Phu, trong đó có công tử Tống. Lúc ấy Công Tử Tống hớn hở vào triều gặp công tử Quy Sinh liền cười lớn nói: "Tôi vẫn yên trí rằng, chúa công không nở bạc đãi tôi."
Lúc khai tiệc, Trịnh Linh công nói với các quan Đại thần: "Thịt giải là một món ăn ngon lạ, ta không muốn vui riêng một mình, nên xin cùng các quan chung vui". Các quan đồng thanh nói: "Được chúc công tưởng đến, ơn ấy không biết lấy gì đền đáp cho cân." Tể phu dâng lên cho Trịnh Linh Công một dĩa thịt đầu tiên. Trịnh Linh Công nếm thử khen ngon. Rồi truyền Tê ểhu dâng cho các quan mỗi người một đĩa thịt với đôi đủa ngà, một chung ngự tửu. Bắt đầu từ bàn bêb Đông sang bàn bên Tây. Công tử Tống với công tử Quy Sinh hai người cùng ngồi nơi cuối bàn phía Tây. Khi Tể phu dâng thịt tới bàn đó, tâu với Trịnh Linh Công: Thịt giải đã hết, chỉ còn một dĩa mà số người còn hai, chẳng biết nên dâng cho ai?" Trịnh Linh Công nói: "Nên dâng cho công tử Quy Sinh." Tể phu vâng lời dâng cho công tử Quy Sinh dĩa thịt đó. Trịnh Linh Công lúc đó liền nói: "Ta định ban cho mỗi quan một người một phần. Nhưng lại thiếu một phần của công tử Tống. Bởi số công tử Tống không được ăn thịt giải, vì ngón thực chỉ của ngươi lay động không hiệu nghiệm."
Công tử Tống bị Trịnh Linh Công ganh tỵ bày trò gạt làm nhục. Trong long vừa thẹn vừa căm tức và cũng vì bị mất phần ăn ngon. Liền đứng dậy bước đến thò tay vào dĩa thịt của TRịnh Linh Công, bốc một miếng bỏ vào miệng nhai rồi nói lớn: "Tôi đã được ăn rồi ! Ngón thực chỉ của tôi có bao giờ lại không linh nghiệm!" Trịnh Linh Công thấy công tử Tống vô lễ, buông đủa nói: "Công tử Tống hỗn láo, khinh ta như vậy sao? Hay là công tử khinh nướcTrịnh không có hình phạt nào trị kẻ khi quân ?!"
Lúc ấy không khí bữa tiệc căng thẳng trầm trọng, làm cho mọi người mất vui. Các quan sợ sệt quỳ xuống xin tội cho công tử Tống.. Công tử Quy Sinh nói: "Công tử Tống nghĩ là mình trong tình than quý tộc, cho nên muốn thừa hưởng chút ân huệ của chúa công, chứ đâu dám ngạo mạn." Trịnh Linh Công mặt giận điổ sắc, liền bỏ vào trong. Các quan hết vui cũng bỏ về hết.
Tối hôm ấy, công tử Quy sinh dến nói với công tử Tống: "Chúa công giận nhà ngươi lắm. Ngày mai ngươi phải vào triều xin lỗi. "Ngày mai công tử Tống vào triều không xin lỗi. Công tử Quy Sinh thấy vậy liền quỳ tâu: "Công tử Tống sợ chúa công quở trách, nên không dám xin lỗi. Mong ân chúa công khoan dung "Trịnh Linh Công cười nhạt bảo: "Ta có lỗi, chứ công tử Tống đâu có lỗi gì!" Nói xong đứng dậy vào cung, các quan đứng dậy lần lượt bỏ ra về.
Sự rạn nứt giữa hai người dã nặng. Công tử Tống lập kế ép công tử Quy Sinh về phe với mình giết chết Trịnh Linh Công. Con của Trịnh Linh Công bỏ chạy sang nước Sở. Nhờ nước Sở đem binh qua bắt tội công tử Tống. Nước Sở nhân cơ hội ngàn năm đem binh sang chiếm luôn nước Trịnh.
Qua mẫu chuyện này chúng ta thấy chỉ vì ganh nhau một chút mà ý không hòa, thì diễn tiến đến một hậu quả không lường là than chết, nước mất nhà tan. Chính vì thế, đức Phật dạy ngoài thân hòa, khẩu hòa thì ý phải thật sự hòa, mới có thể sống chung xây dựng hòa bình hạnh phúc được.
Muốn ý hòa thì mọi người phải có tánh khoan dung, cảm thông và tha thứ những lỗi lầm cho người khác. Khi có cảm thong tha thứ thì mới có sự hòa hợp được tâm ý. Ở đời chúng ta thường nghe nói:
Thương ai thương cả đường đi. Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng.
Ý không hòa sanh ra ganh ghét, từ đó kéo theo không biết bao nhiêu là phiền phức rồi hại lẫn nhau. Còn khi thương thì chin bỏ làm mười, trái ấu có méo cũng thành tròn. Do đó, chúng ta thấy rõ ý Hòa thì chuyện gì cũng thành công. Ý Hòa Đồng Duyệt, là ý đã hòa hợp rồi thì không còn chênh lệch cao thấp, cho nên tất cả mọi người đều vui vẻ hoan hỷ tán thành những quyết định chung. Ý Hòa là yếu tố chính để san bằng những dị biệt bất đồng, để chung sống trong tập thể Giáo Hội một cách an vui tự tại.
4. GIỚI HÒA ĐỒNG TU
Xưa nay trong xã hội loài người đều có luật thành văn và luật bất thành văn. Luật bất thành văn là thời kỳ xã hội còn là những bộ lạc đơn sơ. Khi con người văn minh tiến bộ tạo thành quốc gia riêng biệt thì có luật thành văn, để duy trì trật tự an ninh chio xã hội. Rồi các Tôn Giáo ra đời cũng có luật lệ riêng để bảo vệ tổ cức của mình. Riêng trong Phật Giáo thì có giới luật để giúp cho Tăng, Ni , Phật tử có cuộc sống kỷ cương tốt đẹp vững bước trên con đường an vui gíác ngộ. Tuỳ từng cấp tu tập khác nhau, cho nên giới luật đức Phật cũng chế ra dung để răn nhắc khác nhau.
Trong tập thể Tăng già, cùng hòa hợp nhau nhở nương theo giới luật. Đức Phật dạy:
Giới là bè báu đưa người vươt thoát song mê đến nơi giải thoát. Giới là chuỗi anh lạc trau dồi huệ mạng pháp thân. Đức Phật còn dạy thêm: "Sau khi ta nhập Niết Bàn, các Thầy hãy lấy giới luật làm Thầy. Giới luật còn thì đạo pháp còn."
Vì thế, trong Phật Giáo chúng ta thấy giới luật vô cùng quan trọng. Giới Hòa đồng tu, là nhờ nương vào giới luật mà các vị xuất gia hòa hợp cùng nhau tu tập vững vàng. Có giới luật mới có đức hạnh. Có đức hạnh thì sự tu tập mới vào được định để phát sanh trí tuệ. Có Tri tuệ mới chứng được quả vị và giải thoát. Giới luật là chất keo sơn làm cho tập thể Tăng Già lớn mạnh vững vàng.
Nước không luật nước loạn, nhà không luật nhà vong. Trong Phật Giáo nhờ có giới luật cho nên duy trì được Giáo Hội bền vững. Mọi người cùng vui vẻ vâng theo giới luật cho nên Phật Giáo đã tồn tại suốt 26 thế kỷ cho đến ngày hôm nay.
5. KIẾN HÒA ĐỒNG GIẢI
Chữ Kiến ở đây có nghĩa là những nhận thức, những kiến thức thấy biết, những kinh nghiệm tu học đã tự thân chứng nghiệm của từng cá nhân, được đem ra chia xẻ giải bày giúp nhau tu học cho mau kết quả. Hoặc đưa ra những nghi vấn, những thắc mắc của mình để được những vị cao niên, những vĩng vị thâm niên tu học giải thích. Nhằm giải tỏa những thắc mắc, những nghi vấn trong lúc tham thiền, hay những vấn đề tâm linh còn bế tắt chưa thông.
Trong Phật Giáo có những chia sẻ thân tình, không ích kỷ hẹp hòi ôm cái kiến giải của mình làm tài sản riêng tư. Luôn hòa hợp thong tin cho nhau biết những đoạn đường tu học , chỗ nào có những kho`1 khăn thử thách, chỗ nào nên cố gắng vượt qua.
Trong tập thể hay quốc gia, mọi người cùng hài hòa sẵn sang chia xẻ những kinh nghiệm, chia xẻ những nhận thức, những khám phá mới thì xạ hội mới mau phát triển, mau cường thịnh.
Nhờ vào Kiến hòa đồng giải mà mỗi người thấy rõ nhược điểm của mình cần cố gắng, thấy rõ sự tiến bộ của mình cần phát triển. Nếu ý kiến bất đồng, không chịu tương nhượng hòa giải thì sẽ xảy ra nhiều chuyện khó khăn làm trở ngại mọi vấn đề đưa dến bế tắt và suy vong.
Đức Phật dạy:
Ngày nào Chư Tỳ Kheo còn thường gặp gỡ và tụ họp đông đão với nhau.
Ngày nào Chư Tỳ Kheo còn tụ họp trong tinh thần đoàn kết, còn vươn mình tiến triển trong tinh thần đoàn kết và làm tròn nhiệm vụ của mình trong tinh thần đoàn kết.
Ngày nào mà chư Tỳ Kheo không tạo ra giới luật mới chưa từng được ban hành, và nghiêm túc hành trì giới luật đã được ban hành.
Ngày nào chư Tỳ kheo còn hộ trì, tôn kính và đảnh lễ những vị cao hạ có nhiều kinh nghiệm, bậc cha của chúng tăng, những người chưởng quản Giáo Hội và kính trọng những lời dạy quý báu của các Ngài.
Ngày nào chư Tỳ Kheo không bị ảnh hưởng của tham ái, không bị lôi cuốn trong vòng sanh tử triền miên.
Ngày nào chư Tỳ Kheo còn vui thích trong công phu chuyên cần hành thiền ở những nơi vắng vẻ thanh tịnh.
Ngày nào chư Tỳ Kheo còn cố gắng phát triển chánh niệm, khiến các bạn đồng tu chưa đến có thể đến ở, và những ai đạ đến được sống an lành.
Ngày nào bảy điều kiện thiết yếu này còn được thực hiện đầy đủ, thì các Tỳ KHeo không thể suy tàn. Trái lại còn phồn thịch hơn trước.
Đó là những lời Phật dạy từ Thân, khẩu, ý, giới và kiến hòa đồng giải thực hiện đầy đủ thì Tăng Già đã trở nên cường thịch rồi.
6. LỢI HÒA ĐỒNG QUÂN
Trong một gia đình hay tập thể mà quyền lợi không đồng, dễ sinh ra loạn động bất hòa. Ở nơi dây đức Phật Lợi Hòa Đồng Quân, là trong tập thể đông người, mọi người đều được đối xử bình đẳng và hợp lý. Từ việc ăn ở, tu học, ý kiến đều hòa hợp, tránh mọi bất công, mọi lạm dụng không thể tồn tại trong Phật Giáo.
Hai người thương gia cùng chung vốn mua bán, thì quyền lợi phải được phân chia bình đẳng. Trong quân đội còn chia xẻ cho nhau những thuốc men thực phẩm cần thiết với tinh thần huynh đệ chi binh. Huống chi trong Giáo Hội Phật Giáo, ai cũng có tinh thần hy sinh, tinh thần hỷ xả, tinh thần hòa hợp. Cho nên khi có lợi lộc chư Tang hay phân chia đầy đủ, nhất là ưu tiên cho những ai già yếu bệnh hoạn.
Quyền lợi được phân chia hòa hợp thì tình than được phát triển dễ dàng. Tuy đây là yếu tố tuy không đứng hang đầu, nhưng đối với người thế gian thì thật là quan trọng.
Tóm lại sáu pháp lục Hòa của Phật Giáo là sáu yếu tố đem lại an vui cho người tu, đem lại hạnh phúc cho mọi gia đình, đem lại hòa bình cho thế giới. Nếu mọi người đều có tình thương như nhau, chia xẻ cảm thông nhau và tha thứ cho nhau, thì thế giới chúng ta là thế giới thiên đường đang hiện hữu.
Sở dĩ có chiến tranh là có sự bất đồng, quyền lợi bị chiếm đoạt. Nhất là thiếu tinh thần dân chủ hòa hợp.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.17/3/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment