Saturday, 14 June 2014

TÍN – NGUYỆN – HẠNH VÀ SAO GỌI LÀ TU TẮT.

 
TÍN – NGUYỆN – HẠNH
Pháp môn Tịnh độ lấy Tín, Nguyện, Hạnh, làm tông như cái đảnh có ba chân, nếu thiếu một tất không đứng vững.
1) TÍN: là căn bản của người tu, nếu còn nghi thì hoa không nở
Thứ nhất: Phải tin chắc rằng, vì lòng từ bi, đức Phật Thích Ca dạy chúng ta những lời trong kinh đều chân thật. Lo ho mình không tu niệm, lo chi Phật Di Đà, Thích ca nói gạt, rất đỗi phàm tục. Những người ngay thẳng còn không nói dối đặt chuyện gạt ai, huống chi Luật Phật cấm vọng ngữ, lẽ nào ngài gạt đời làm chi.
Thứ hai : Phải tin chắc rằng: Ngoài thế giới chúng ta vẫn sống đây, chắc chắn có thế giới Cực lạc, có nhiều điều vui do Đức Phật A Di Đà làm giáo chủ
Thứ ba : Phải tin chắc rằng: ta là phàm phu nhiều nghiệp chướng, không thể chỉ nương cậy vào sức mình để thoát sinh tử ngay trong một kiếp nầy, phải nhờ Phật giúp.
Thứ tư :  Phải tin chắc rằng Đức Phật Di Đà có lời thề nguyện rộng lớn, nếu chúng sanh nào niệm danh hiệu ngài cầu nguyện về nước dời đổi chí nguyện vãng sanh của mình mới bền vững.
2) NGUYỆN :  Nghĩa là thệ nguyện. Tu Tịnh Độ mà không dám nhứt tâm thệ nguyện cầu vãng sanh tây Phương Cực Lạc thì khó mà thành công. Nếu thệ nguyện một lòng, một dạ, không dời đổi chí nguyện vãng sanh của mình mới bền vững
Lòng thệ nguyện phải cho bền chặt dủ ai nói pháp nào hay, dù ai nói sẽ cho mình thành đạo tại thế, hoặc chứng Niết- bàn hiện tiền, ta cũng không tin, không bỏ chí nguyện vãng sanh của mình
Người có thể nguyện là ngưòi có lập trường vững chắc, là người kiên tâm Bồ đề, là người dám thệ rằng dù nghèo giàu, sanh hèn, bệnh, hoạn theo Phật A Di đà về nước Cực Lạc. Sức thệ nguyện càng lớn, càng thâm thì đạo tâm mới kiên có.
Nguyện về cõi trần này sanh về cực lạc như tù nhân mong ra khỏi ngục, như người vãng sanh tịnh độ , dù cho kiếp sau làm vua ở cỏi trời cũng không thích vì còn phải luân hồi, chỉ muốn lâm chung được Phật tiếp dẫn về Tây phương mà thôi. Được như thé thì nguyện của ta mới cảm đến Phật và thệ nguyện của Phật mới cảm thọ đến ta. Đức Di Đà tuy thệ nguyện độ sanh nhưng nếu chúng sanh không cầu ngài tiếp dẫn, ngài cũng không biết làm sao.
Muốn sanh Tây phương phải tin sâu, nguyện thiết, thiếu hai điều này dù có niệm Phật đến đâu, cũng không thể cảm ứng với Phật, chỉ được phước báu ở cõi trời và gieo nhân giải thoát về sau mà thôi. Nếu tín, nguyện đầy đủ thì muông người vãng sanh khôn thiếu một.
Ngài Vĩnh Minh bảo” Muôn tu muôn người về  là chỉ cho ái có tín nguyện đầy đủ. Ngài Ngẫu Ích đại sư nói: “ Được sanh cùng chăng toàn do tín nguyện có hay không, phẩm sen cao thấp đều bởi trì danh sâu hay cạn,” đây là một luận án sắt dù ngàn Phật ra đời cũng không thay đổi.
Bình sanh không tín nguyện,  lúc lâm chung khó được ngờ sức Phât tiếp dẫn. Cổ Đức bảo: Tâm nghiệp rất nhiều, ngã về một mối nặng như người mắc nợ, chủ nợ mạnh kéo đi” lúc lâm chung nghiệp lành dữ đều hiện nếu không tín nguyện, nghiệp lực lôi cuốn mất tự chủ. Nếu chỉ nương cậy sức mình, dù nghiệp còn mảy tơ cũng không thoát khỏi sanh tử.
Niệm Phật đến nhứt tâm, mà không tín nguyện trong vô số người may mới có một vài người được vãng sanh, dùng lòng tín nguyện chơn thiết thì không luận nghiệp nặng hay nhẹ đều được vãng sanh.
Ví dụ: Một hạt cát nhỏ bỏ vào nước liền chìm, trái lại tảng đá dù nặng ngản cân được chở trên thuyền to cũng có thể đem đi nơi khác. Kinh Hoa Nghiêm  nói: “ Người ấy khi gần lâm chung, trong sát na tối hậu, tất cả các căn đều bại hoại, tất cả các thân thuộc đều xa vời, tất cả các uy thế đều tan rã, chỉ còn nguyện nương là hằng còn theo dõi hướng dẫn trước mắt, trong một khoảnh khắc liền được vãng sanh thế giới Cực lạc.
Sự tích sau đây cho ta thấy tầm qua trọng của phát nguyện.
Bà Thái Dương vợ một Hoa kiều ở Qui Nhơn tu Tịnh Độ và phát nguyện rằng: “ nguyện vãng sanh Cực lạc nhằm ngày vía đức Phật A Di Đà (tức ngày 17 tháng 11 âm lịch). Bà mất năm 80 tuổi. Đầu tháng 11 bà nhờ thầy Bạch Sa tụng một bộ kinh Thuỷ sám và một bộ  kinh pháp Hoa để kịp đến ngày 17 bà về đến nhà để thoả mãn tánh hiếu kỳ. Buổi sáng hôm ấy, bà vẫn khoẻ mạnh như thường, đúng 10 giờ bà bảo súc miệng rửa tay, và thay quần áo. Ngồi xếp bằng hai tay chắp trước ngực mà hoá một cách vui vẻ, trước sự kinh ngạc của mọi người. Năm ấy, ở Quy Nhơn thiên hạ bàn tán xôn xao về cái chết của bà.
Xem đó đủ biết lòng phát nguyện vãng sanh Cực Lạc là một điều tối cần thiết cho người tu pháp môn Tịnh độ. Người tu phép này, hằng ngày, hôm sớm phát nguyện sanh về Cực Lạc, không quên mỗi tháng có một giờ trong một ngày đọc bài phát nguyện trước đây, lạy đúng hướng, có Phật Di đà cùng chư Phật mười phương chứng minh .
3) HẠNH:  Ta phải chí thành khẩn thiết niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật, mỗi thời khắc đừng đễ tạm quên. Ngoài giờ khoá tụng, bất cứ lúc nào, đi, đứng, nằm, ngồi, đều niệm thầm, nhất là nằm ra ngủ, niệm thầm hoài cho đến ngủ luôn, thức giấc cũng niệm chuyền như vậy, lâu ngày thời thấy sự linh thiêng của Phật A Di Đà. Bất cần ngày chay hay mặn, ở trần, nằm nghiêng, nên niệm thầm không phải niệm ra tiếng mà thất lễ. Nói tắt một điều chưa vào cầu niệm thầm tiêu rồi bước ra cũng niệm luôn
Muốn sắm chuỗi lần cũng tốt, niệm không cũng tốt. bậc hạ phải có chuỗi lần mà buộc lòng, lâu ngày quen niệm tự nhiên như kinh không chữ, miệng niệm tai nghe, nhớ rõ ràng lần lần vọng niệm tiêu dứt. Nếu làn sóng vọng tưởng nổi trào quá mạnh, nên dùng phép phải ghi nhớ rõ ràng, từ một đến mười câu không dư không thiếu, rồi trở lại một, cứ thế mãi trong vòng mười câu thôi không được hai chục hoặc hơn, cách này không nên lần chuỗi dùng tâm nghi nhớ.
Nếu niệm một hơi từ một đến mười thấy khó thì phân làm hai ( Từ một đến năm rồi từ sáu đến mười ) hoặc lảm ba ( từ một đến ba- từ bốn đến sáu, rồi từ bảy đến mười ) lựa chọn cách nào hợp với mình không nên thay đổi. Phép mầu của ông Ấn Quang pháp sư dạy và áp dụng có kết quả)
Niệm Phật quý tại tâm, cũng không nên bỏ đọc tụng ra tiếng và lạy trước bàn Phật vì thân, miệng, ý, giúp đỡ lẫn nhau. Dù tâm có ghi nhớ song nếu thân không kính lễ, miệng chẳng trì tụng thì cũng khó lợi ích.
Người đời khi khiêng vật nặng còn phải nhờ tiếng giúp sức. Với hạng phàm phu, tâm hay bị xao lãng, nếu không nhờ sức thân lễ, miệng tụng khó được nhất tâm. Kinh Đại Tập  nói: “ niệm lớn thấy Phật lớn, niệm nhỏ thấy Phật nhỏ”
Phật Di Đà dạy niệm Phật cho khỏi vọng ra ý ác, tu luyện tâm thanh tịnh, lâu ngày phát ra ý thiện. Theo công quá cách thời công hạnh mới nhiều, chớ lầm Phật Di Đà cần cầu mị mà buộc tôn sùng ngài đâu. Phật rước những người không tà niệm ý ác thôi
Thờ tượng Phật Di Đà trong lòng tin tưởng như thật chân dung đó, đừng tưởng niệm hình giả, tuy hình vẽ mà lòng tưởng như có. Ngài hiện lên, chiếu xuống cũng thấy. Nhu thiệt lòng thành và cung kính thời cảm động, vì tâm ta thường niệm đã hiệp với tâm Phật rồi. Nếu thuộc chú vãng sanh, gặp ai sát sanh thời niệm Di Đà mười câu với một với mười câu dài ( Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật), rồi niệm ba biến vãng sanh mà cứu độ nó. Gặp con chi mới chết, đương chết cũng niệm vậy. Nói chi tới lúc đưa đạo hữu lâm chung, thời niệm hoài cho đến chung cuộc.
Trong khi niệm Phật, bất cứ làm công quả gì nhỏ hay lớn như bố thí một đồng hoặc cứu mạng một con gà, con kiến, hoặc xỏ dùm một lỗ kim. Sau khi làm xong, tưởng tượng phật Di Đà trước mặt đọc thầm : “ Tôi nguyện làm công đức này, sanh về thế giới Cực lạc của ngài”
TẠI SAO TU THEO TỊNH ĐỘ GỌI LÀ TU TẮT
 Đức Phật Thích Ca đặt ra 84.000 pháp môn tu mà độ chúng sanh tuỳ theo căn cơ, nếu chỉ do sức của mình tu hành không nhờ nguyện lực của chư Phật như những người tham thiên hay luyện đơn, hoặc tụng kinh niệm Phật mà không cầu vãng sanh về Cực Lạc, chỉ mong đàn áp vọng tưởng, quí vị khởi sự tu ít nhất vài kiếp mới đắc quả Tu Đà hoàn. Đắc được quả này cũng còn phải luân hồi, không nhớ kiếp trước tu của mình. Tiếp tục tu nữa, ít nhất vài kiếp, mới đắc quả A- la- hán, mới hoàn toàn giải thoát khỏi phải luân hồi độ chúng sanh, thì tuỳ ý mình. Đức phật Thích Ca khi xuống thế quên kiếp trước mình còn phải nhờ ngưòi nhắc
Nếu do tự lực, kiếp này tu, kiếp sau có chắc mình nhớ lại mà tu nữa hay bị say đắm cảnh trần nầy: tửu sắc, tài khí bủa giăng mà quên, rổi bị đoạ khó được thân người, được làm người ai nói pháp cho nghe, có nghe cũng khó tin. Sự tích sau đây chứng minh
Hoàng đế Khương Hy bên tàu sanh ra có mười chữ bằng son nơi vai “ Việt nam quang Minh Tự, Sa Môn Tỳ Kheo Tăng” đến khi có một vị Lễ Bộ Thượng Thơ người Việt Nam là Nguyễn Hoàng trụ trì tại chùa Quang Minh ở tại làng Hậu Bổn, huyện Gia Lột, tỉnh hải Dương, nước việt Nam. Trước khi chết, bảo đệ tử ghi mười chữ son trên vai rồi làm lệ trà tỳ. Vị Hoàng Đế này có tiếp tục tu nữa không ?
Nếu tu tịnh độ, nhờ sức nguyện Phật A Di Đà giúp, ta mới bắt đầu tu chỉ trong ít tháng nhiều năm càng tốt, lâm chung Phật rước về Tây Phương tu thêm nữa, biết mình không chết nữa tu lần lên cho có quả vị gọi là ngôi bất thối. Không sớm thì muộn cũng đến quả vị phật. Nhờ hoàn cảnh mình làm bạn với người lành, khỏi lo ăn mặc, chim rừng thuyết pháp, nên dễ tiến tu. Nếu tự lực có khi hàng trăm kiếp chưa giải thoát nổi. Ngài ấn Quang Pháp sư nói : hai đời không bị đoạ rất hiếm có, nếu bị đoạ thì không biết chừng nào thoát khỏi nẻo luân hồi.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.14/6/2014.

No comments:

Post a Comment