Monday, 16 June 2014

TRÌNH BÀY ĐÔI NÉT VỀ KIM CƯƠNG THỪA.

 
TRÌNH BÀY ĐÔI NÉT VỀ KIM CƯƠNG THỪA
 
* * *
LỜI PHI LỘ
Trong cuộc sống thế gian, hiện hữu của tất cả mọi hiện tượng sự vật vô cùng đơn giản, nhưng với bản chất của cái nhìn chấp ngã, chúng ta thường muốn đến với nó bằng những gì rườm rà, cao xa hơn, khó khăn hơn để minh chứng cho một cái  ta cao siêu hơn; những cách nhìn như thế thường đưa chúng ta xa rời sự thật, đó là sự vô minh tâm thức.
Cũng như với các hiện tượng tôn giáo, thay vì tiếp nhận bằng khả năng hiểu biết dựa trên nền tảng của đức tin, họ lại thích khảo sát nó bằng lý trí, bằng những tư tưởng tri thức, phân tích, phê bình và đánh giá, đưa đến hậu quả là tạo thêm những đối kháng trầm trọng hơn, làm mất đi cái khía cạnh giản đơn thuần túy của nó.
Chân nguyên tạo hóa, của toàn thể trong vủ trụ này là nguồn cội mà mọi tư tưởng triết học nhằm mong đạt đến. Chân lý ấy vằng vặcthường hằng hiện hữu trong mỗi mọi sự vật, do vì hoàn cảnh, tư tưởng, trình độ, quan điểm và truyền thống xã hội của con người có khác biệt thành ra trong diễn giải về mặt hình thức có nhiều sai khác.
Chân lý muôn đời vẫn là tối thượng – duy nhất và độc nhất, nhưng con đường để đi đến đó thì không phải là duy nhất. Tùy theo tình cảm, điều kiện của cuộc sống trong xã hội mà mổi tư tưởng triển khai hình thành có giáo lý khác nhau, hình thái sai biệt nhau.
Do thế, chúng ta không cần phải khởi tâm phân biệt như thế này, thế nọ. Không cần nhận xét, phê bình sự đúng sai mà hãy nhìn vào chính mình. Do những nhu cầu cá nhân mình mà có sự lựa chọn một con đường thích hợp. Con đường này là của riêng mỗi người, chứ không hẳn ấy là con đường duy nhất, nên không thể bắt buộc người khác phải đi theo mình.
Mọi hệ thống tư tưởng Triết học thế gian đều không có đúng sai, chỉ tùy theo thích hợp hoàn cảnh của mổi thời đại, nền tảng, khu vực văn hóa, đường lối tư duy và phong cách sống của từng cá nhân, con người.
Người chỉ biết đi tìm sự đúng sai của người khác sẽ không bao giờ có đủ thời gian để giải quyết những nhu cầu cho chính mình. Thế gian là vô thường và không ai khẳng định được là điều gì sẽ xảy đến, Đức Phật có dạy câu chuyện “người bị trúng tên”, điều quan trọng là nhổ mũi tên ấy ra và gấp rút điều trị. Thay vì cứ chần chừ khoan đã, để chờ xem biết căn nguyên và những hiện tượng đã xãy ra vấn đề, thì người này sẽ không còn đủ thời gian để tồn tại, nói chi là có cơ hội vượt qua mối nguy hiểm ấy.
Tư tưởng Đức Thích Ca Mâu Ni đặt nền tảng hơn 25 thế kỷ trước, đến nay, do nhiều lần kết tập, hẳn nhiên có nhiều triển khai thêm thắt, chấp vá và những gì bị cắt bớt, xén bỏ…Nào ai là người thấu rỏ chuyện đúng sai, chỉ có nền tảng của thương yêu và hiểu biết,thực hành tịnh hóa thân tâm, giải thoát những ràng buộc, khổ đau trong cuộc sống mới đích thực là những gì Đức Phật muốn dạy bảo.
Giáo pháp không có đúng sai, Đức Phật có dạy: “Các ngươi đừng nên tin vào những gì mà do vị Thầy nói hay do từ truyền thống lâu đời. Mà hãy tin khi nào tự mình thực sự thể nghiệm và thực chứng nơi tự thân là điều ấy mang lợi lạc cho mình và cho mọi người khác…”
Nhờ thiện duyên vun bồi từ bao đời kiếp trước, được sinh làm người là nhân duyên hy hữu trong thế gian, do căn lành trồng sâu mà được cận kề giáo pháp, nhận được và đi trên con đường mà Ngài đã chỉ dạy.
Là người con Phật chúng ta cần trau dồi thực hành giáo pháp, nhằm khơi dậy nguồn hiểu biết và tỉnh thức để làm sáng tỏ con đường. Cuộc hành trình sẽ lắm gian nan cho nên đừng vội phê phán hay tuyên bố thế này thế nọ, thái độ như thế sẽ làm cản trở chúng ta trên con đường học Phật, có khi còn làm hao tổn phước lực thiện duyên mà bao đời chúng ta vun đấp.
Trong cái huyền bí của Tôn giáo, trong sự thâm sâu của khoa học tâm linh, với thể trạng luôn biến dịch của tâm thức và nhất là từ những hành nghiệp riêng của mỗi chúng sinh mà chúng ta có những cái nhìn sai khác, không đồng bộ.
Bao nhiêu kiếp trôi lăn và giờ đây chúng ta đã biết được những gì, trước vủ trụ triết học bao la thì biết đâu là con đường sai hay đúng và chỉ có người nào thật sự đạt đến sự giác ngộ chân lý ấy mới có đủ thẩm quyền bình luận chuyện đúng sai.
Khi mà, – “Bình thường tâm thị Đạo” –  Cho nên, chúng ta hãy giử tâm luôn quân bình trong từng phút giây thực tại. Chỉ có hiểu biết tỉnh thức mới mong sáng tỏ vấn đề, thành quả ấy sẽ minh chứng sự đúng sai của vạn pháp và “dù là đúng hay sai gì nó cũng vốn là vô thường”.
Tám vạn bốn ngàn pháp môn trong kiếp đời trăm năm ngắn ngủi,
Ai là người hay biết chuyện đúng sai!.
Chân lý sẽ tự nói lên điều ấy. Chỉ có sự hiện hành của chân lý ngay trong cuộc sống thực tại là đủ mà không cần thêm thắt một lời.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.16/6/2014.

No comments:

Post a Comment