Tuesday 29 July 2014

a moment            Sát na    刹那    kṣaṇa
 Từ ngữ chỉ đơn vị thời gian cực ngắn như chớp mắt, giây lát...
Absolute truth        Aspect de la pure ainsité     Đệ nhất nghĩa đế    第一義諦    paramārtha-satya
The supreme truth, or reality in contrast with the seeming; also called Veritable truth, sage-truth, surpassing truth, nirvāṇa, bhūtatathatā, madhya, śūnyatā, etc.
 Gọi tắt: Đệ nhất nghĩa. Cũng gọi Thắng nghĩa đế, Chân đế, Thánh đế, Niết bàn, Chân như, Thực tướng, Trung đạo, Pháp giới.
Chân lý nhiệm mầu, chân lý tối cao, chân lý hoàn toàn, chân lý duy nhất không còn ý nghĩa nào cao hơn nữa.
Cũng chỉ cho cảnh giới giác ngộ đã đạt được trí tuệ cứu cánh viên mãn.
Kinh Đại phương đẳng đại tập ghi: Nếu còn dùng ngôn ngữ thì còn vướng mắc, nếu còn vướng mắc thì còn ở trong cảnh giới của ma. Nếu pháp nào không cần dùng tất cả mọi ngôn ngữ để biểu thị, diễn bày thì pháp đó mới không còn bị vướng mắc. Pháp nào không thể dùng ngôn ngữ để nói? Đó là pháp Đệ nhất nghĩa. Trong Đệ nhất nghĩa không có văn tự chữ nghĩa, nếu Bồ tát có thể thực hành Đệ nhất nghĩa đế, thì đối với tất cả các pháp không có pháp nào là không thực hành đến viên mãn, đó là Bồ tát đã vượt qua được cảnh giới của ma".
Kinh Đại bát niết bàn nói: Chân lý ở thế gian gọi là Thế đế. Dùng phương tiện khéo léo để tuỳ thuận chúng sinh cho nên mới nói hai loại chân lý. Nếu nói chân lý vượt lên trên hoặc vượt ra khỏi chân lý thế gian thì gọi là Đệ nhất nghĩa đế".
action        karma    Nghiệp    業    Karman
"action, work, deed"; "moral duty"; "product, result, effect." M.W. The doctrine of the act; deeds and their effects on the character, especially in their relation to succeeding forms of transmigration. The 三業 are thought, word, and deed, each as good, bad, or indifferent. Karma from former lives is 宿業, from present conduct 現業. Karma is moral action that causes future retribution, and either good or evil transmigration. It is also that moral kernel in which each being survives death for further rebirth or metempsychosis. There are categories of 2, 3, 4, 6, and 10; the 六業 are rebirth in the hells, or as animals, hungry ghosts, men, devas, or asuras.
 Nghiệp là hành động có dụng tâm (có tác ý). Ý chí trong nội tâm muốn làm một việc gì đó gọi là Ý nghiệp; còn dùng hành động và lời nói của thân thể để bày tỏ ý chí thì gọi là Thân nghiệp, Ngữ (Khẩu) nghiệp.
activities of the mind        actes mentaux    Tâm hành    心行    citta-carya
The activities of the mind, or heart; also working on the mind for its control; also mind and action.
 1. Chỉ cho tác dụng, hoạt động, trạng thái, biến hoá của nội tâm, như vui, buồn, mừng, lo, sợ hãi... những hoạt động tâm lý của con người không ai giống ai.
2. Chỉ cho đối tượng của tâm, tức phạm vi tác dụng của tâm.
3. Chỉ cho chí hướng, tâm nguyện, quyết tâm...
4. Chỉ cho ý thức phân biệt, vọng tưởng, sự tính toán so đo từ tâm dấy động lên.
5. Tâm và Hành gộp chung lại. Trong Tịnh độ tông, an tâm và khởi hành, gọi là Tâm hành tha lực; còn bồ đề tâm và các loại thiện hạnh (phát tâm tu hành) thì gọi là Tự lực tâm hành.
affliction            Hoặc    惑     
 Mê lầm không hiểu.
Tâm mê vọng, mê lầm sự lý đối với sự vật hiện tượng nên tạo tác những nghiệp hữu lậu, tăng trưởng sức mạnh cho sự tái sinh ở đời sau, làm nhân cho sự sinh tử tiếp nối, gọi là Hoặc. "Hoặc" gần giống với nghĩa "Vô minh". Do phiền não kết hợp với nghiệp tướng làm nhân chung cho quả báo luân hồi nên Hoặc và Nghiệp thường đi đôi với nhau.
Affliction            Kết sử    結使    
The bondage and instigators of the passions.

 Tên gọi khác của phiền não. Phiền não trói buộc chúng sanh trong sanh tử luân hồi, nên gọi là kết; lại luôn luôn não loạn, sai khiến thân tâm chúng sanh nên gọi là sử. Kết có 9 thứ: ái, khuể, mạn, vô minh, kiến, thủ, nghi, tật, san. Sử có 10 loại: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến.
Afflictive hindrances        Désirs terrestres     Phiền não chướng    煩惱障    Kleśāvaraṇa
The barrier of temptation, passion, or defilement, which obstructs the attainment of the nirvāṇa-mind.
 Cũng gọi Hoặc chướng.
Chỉ cho phiền não ngăn ngại đạo giác ngộ, làm cho chúng sinh không chứng được Niết bàn.
1. Theo luận Câu xá, phiền não thường hiện hành làm trở ngại việc phát sinh của trí tuệ vô lậu, đồng thời, làm cho không chứng được trí tuệ giải thoát, gọi là Phiền não chướng.
2. Theo luận Thành duy thức, tất cả phiền não làm cho thân tâm chúng sinh bị nhiễu loạn, ngăn trở con đường đến Niết ban, gọi là Phiền não chướng.
Agama        Agama    A hàm    阿含    Āgama
Āgama means the place where concentrate all words of educations of Buddha and the doctrine during 49 years.
 A hàm có nghĩa là nơi quy tụ tất cả các pháp, là giáo thuyết được truyền thừa, tức là tuyển tập những lời dạy của đức Phật trong suốt 49 năm hoằng pháp của Ngài thành một hệ thống để truyền thừa cho thế hệ tương lai, nguyên thủy gồm có bốn bộ: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm.
Xem bài KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ TRUYỀN BÁ KINH A HÀM

Agama period        Période Agama    A hàm thời    阿含時    
According to Tien Tai School, the Buddha's Sutras are divided into Five Periods:
1. the Avatamsaka Period,
2. the Agama Period,
3. the Vaipulya Period,
4. the Prajna Period, and
5. the Dharma Flower-Nirvana Periods.
The period of speaking the Agama Sutras, 12 years during travelling in 16 countries, was for the teaching of the Small Vehicle, and for those with the lowest situation.
 Còn gọi là Lộc uyển thời. Là thời thứ hai trong năm thời thuyết pháp của đức Phật do tông Thiên thai lập. Chỉ cho thời gian sau khi đức Phật thành đạo 21 ngày, trước hết đức Phật đến vườn Lộc dã, sau Ngài đi khắp 16 nước lớn, đối với những người căn cơ nhỏ bé, tuyên thuyết giáo pháp Tiểu thừa, trong 12 năm. Vì trong khoảng thời gian đó, các kinh được thuyết giảng là kinh A hàm, cho nên mới gọi là thời A hàm.
Agitation        Agitation    Trạo cử    掉舉    auddhatya
Indicate a continuously agitated state which became an obstacle of meditative course.
 Chỉ cho trạng thái tâm luôn xao động không yên, làm trở ngại cho quá trình thiền quán.
Luận nói: Trạo cử là gì? Đó là sự không tịch tĩnh của tâm do nhớ nghĩ những lạc thú đã từng chứng kiến… Tức là, khi nhớ lại những lạc thú đã từng trải qua trước kia thì sinh tâm vui thích, rung động, cười đùa… làm cho tâm không được an tĩnh. Nó là một phần của tham. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại thiền định.
Ajatashatru        Ajatashatru    A xà thế    阿闍世    Ajatashatru
Name of the king of Magadha (the ancient kingdom of India). At the time of Buddha, the prince Ajatashatru listened to his bad friend Devadatta, a cousin and an adversary of Buddha, to imprison his father-king and to eliminate Buddha. Later, with his remorse, he came to ask for shelter to Buddha and become a very efficient protector of Buddhism.
 Tên của quốc vương nước Ma Kiệt Đà (thuộc Ấn Độ). Khi Phật trụ thế, làm Thái tử nghe lời bạn ác Đề Bà Đạt Đa nhốt phụ vương và hại Phật. Sau này ăn năn đến Phật sám hối và quy y làm hộ pháp cho Phật giáo rất đắc lực.
Ajita        Ajita    A dật đa    阿逸多    Ajita
 1. Một trong những vị đệ tử của đức Phật. Cũng gọi là A thị đa, A di dá. Tên ngài có nghĩa là Vô năng thắng (không ai hơn được). Ngài lập chí trong tương lai sẽ thành Chuyển luân thánh vương tên là Nhương Khư (Śaṃkha), để hoằng dương Phật pháp.
2. Tên của Bồ tát Di Lặc.
all-inclusive wisdom; universal wisdom            Chủng trí    種智    sarvathā-jñāna
perfect buddha-wisdom that fully knows every single thing in existence
 Nói tắt của Nhất thiết chủng trí. Trí tuệ của Phật, biết rõ hết thảy mọi thứ, mọi loại pháp.
All-inclusive wisdom; universal wisdom        Omniscience    Nhất thiết chủng trí    一切種智    Sarvathā-jñāna
Is an exclusive wisdom of a perfect Buddha, the wisdom which knows the reality such which.
 Một trong ba trí. Trí tuệ này chỉ có Đức Phật mới chứng được. Tức là dùng một loại trí tuệ mà biết được nhân chủng của tất cả các pháp và tất cả chúng sanh, đồng thời cũng là trí rõ suốt tướng vắng lặng và hành loại của các pháp. Trí tuệ hoàn hảo. Trí tuệ hiểu biết một cách trọn vẹn tất cả các pháp.
Amitabha Budha        Bouddha Amitabha    Phật A Di Đà    阿彌陀佛    Amitābha Budha
 Đức Phật A-di-đà là vị giáo chủ thế giới Cực Lạc nằm ở phương Tây của thế giới này, còn gọi là thế giới Tịnh độ. A-di-đà dịch ý có nghĩa là vô lượng quang (ánh sáng vô lượng, biểu trưng cho trí tuệ rộng lớn), vô lượng thọ (tuổi thọ không hạn lượng, biểu thị định lực thâm sâu), và vô lượng công đức (biểu thị giới đức giải thoát). Hiện nay, Ngài cùng với hai vị Bồ-tát là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đang giáo hóa chúng sinh ở Tịnh độ Cực Lạc. Quý Ngài có bi nguyện vĩ đại là tiếp độ tất cả những chúng sinh về thế giới Cực Lạc.

Theo kinh Vô lượng thọ, trước khi thành đạo, Phật A-di-đà vốn là một vị vua, nhờ được Đức Phật Thế Tự Tại khai thị mà phát tâm xuất gia cầu đạo vô thượng, có pháp danh là Pháp Tạng. Trong khi tu hành, Tỳ-kheo Pháp Tạng đã quan sát 210 ức cõi Tịnh độ của chư Phật và những hạnh thanh tịnh để thành tựu cõi nước vi diệu đó, rồi phát ra 48 đại nguyện, thệ nguyện kiến lập một thế giới trang nghiêm, cực lạc, để cứu độ tất cả chúng sinh niệm danh hiệu của Ngài. Trải qua vô số kiếp nỗ lực tu tập, một lòng chuyên chí trang nghiêm Tịnh độ, cho nên, cách đây mười kiếp, Tỳ-kheo Pháp Tạng đã thành Phật, hiệu là A-di-đà, cõi Tịnh độ tên là Cực Lạc, nằm ở Phương tây, cách thế giới Ta-bà khoảng mười vạn ức cõi Phật. Bởi 48 lời thề nguyện sâu xa và rộng lớn, mà đặc biệt là điều nguyện thứ 18: "Nguyện khi Ta (Phật A-di-đà) thành Phật, tất cả chúng sinh trong mười phương nếu có lòng tin và ưa muốn sinh về thế giới của Ta, thì chỉ cần niệm từ một đến mười danh hiệu "Nam-mô A-di-đà Phật" ; nếu không được vãng sinh thì Ta thề không giữ ngôi Chánh giác", nên sau khi Ngài thành Phật (Ngài đã thành Phật cách đây mười kiếp), bất kỳ chúng sinh nào hội đủ ba yếu tố: tin tưởng, nguyện cầu và thực hành niệm Phật, niệm Phật đúng như pháp, thì nhất định được Đức Phật A-di-đà và các Bồ-tát đến tiếp dẫn về thế giới Tịnh độ Cực Lạc.
Bi nguyện của Phật A-di-đà cực kỳ rộng lớn, từ tâm của Ngài cực kỳ sâu xa, mà pháp môn niệm Phật thì rất dễ thực hành, cho nên rất nhiều người đã chọn pháp môn này để thực hành, nguyện cầu được sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc. Sinh về đó là nấc thang thoát ly sinh tử luân hồi để cho chúng ta bước lên địa vị cứu cánh giải thoát.

Tịnh độ của Đức Phật A-di-đà được gọi là Cực Lạc, bởi vì ở thế giới đó hoàn toàn không có sự khổ đau, không có cảnh sinh, già, bệnh, chết... chúng sinh ở cõi đó chỉ sống trong hạnh phúc và luôn được nuôi dưỡng bởi chính pháp cho đến ngày thành Phật.
Amitabha mantra        Mantra d'Amitabha    A di đà chú    阿彌陀咒    Amitābha mantra
A sacred expression of Amitabha Buddhawhich protects the mind of the person who recites and allows him to attain the Pure Lane after death.
 Là chân ngôn của đức Phật A di đà. Cũng gọi là A di đà tâm chú (thần chú được nói ra từ tâm Từ Bi của Phật A di đà), Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh tịnh độ thần chú (thần chú bạt trừ tất cả mọi phiền não căn bản để chúng sinh được vãng sinh về Tịnh độ), Vô lượng thọ Như lai căn bản đà la ni (thần chú căn bản của đức Như lai Vô lượng thọ). Đà la ni căn bản biểu tỏ nội chứng, bản thệ, công đức của Vô lượng thọ Như lai, có đủ các công đức khiến cho người trì tụng hiện đời này được yên ổn, tội chướng tiêu diệt, sau khi chết được sinh về cõi Tịnh độ.
Ananda        Ananda    A nan (đà)    阿難    Ānanda
Was the cousin, one of the main disciple of Buddha, and his personal assistant during twenty-five years. A this function, he was the one who gathered most words of Gautama, and was requested for his death to recite Sutta Pikata so that memory does not get lost.
 Là em họ và cũng là một trong những đại đệ tử của Đức Phật, đã trở thành thị giả của Đức Phật trong suốt 25 năm. Ngài A Nan nổi tiếng với trí nhớ phi thường về những lời Phật dạy, được tôn xưng là Đa văn đệ nhất. Chính Ngài là người tụng đọc lại toàn bộ pháp thoại của đức Phật để biên tập thành tạng Kinh.
Anathapindika        Bienfaiteur des nécessiteux    Cấp cô độc    給孤獨    Anàthapindika
 Cấp cô độc sống tại thành Xá Vệ. Là một quan Trưởng giả đại thần dưới quyền cai trị của vua Ba Tư Nặc. Ông cũng là người mua lại vườn thượng uyển của Thái Tử Kỳ Đà dâng cúng cho Phật làm tinh xá tên gọi Kỳ viên.
anger        colère     Sân khuể    瞋恚    pratigha
one of the six fundamental kleśas, anger, ire, wrath, resentment, one of the three poisons; also called 瞋恚.

 Sự tức giận. Đối với những người làm trái ý mình mà nổi giận, oán ghét, khiến tâm minh bực bội không yên, thì gọi là sân.
Sân là chướng ngại rất lớn đối với người tu học Phật pháp, bởi sự tu tạo công đức rất khó, mà chỉ cần một niệm sân hận nổi lên thì đốt cháy hết cả rừng công đức, cho nên các kinh luận thường hay cảnh giác.
Antidote        Antidote    Đối trị     對治    Pratipakṣa
Antidote anti-trouble.
 Nguyên ý là phủ định, ngăn dứt.
Trong Phật giáo, đối trị là chỉ cho việc dùng đạo để đoạn trừ phiền não, trong đó, đạo là năng đối trị, phiền não là sở đối trị.
Luận Câu xá nêu lên bốn pháp đối trị:
1. Yếm hoạn đối trị: Cũng gọi là Yếm hoại đối trị, tức là dùng phương pháp Quán bất tịnh để đối trị tâm tham dục, nhàm chán nỗi khổ sinh tử...
2.Đoạn đối trị: Quán lý Tứ diệu đế để đoạn trừ phiền não.
3. Trì đối trị: Dùng Trạch diệt giác chi (1 pháp trong 7 giác chi) để lựa chọn pháp tu đúng chính pháp, đúng chân lý để duy trì sự đoạn trừ phiền não.
4. Viễn phần đối trị: Tiếp tục quán xét lý Tứ đế để xa lìa các phiền nao đã bị đoạn trừ.
Theo Luận Đại trí độ, trong phần trình bày về Bốn Tất đàn, thì Đối trị tất đàn là: Quán bất tịnh để đối trị tham dục, quán từ bi để đối trị sân hận, quán nhân duyên để đối trị ngu si.
Tựu trung, pháp của Phật là để đối trị những tâm lý phiền não, khổ đau, đưa chúng sinh đến chỗ giác ngộ, giải thoát. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY=30/7/2014.

No comments:

Post a Comment