Khinh chê, rao nói lỗi người xuất gia là tự hại mình
Đức Thế Tôn từ bi chỉ đường tội phước rõ ràng, mà hàng Phật tử chúng ta bởi quá si mê, nên có nhiều người đã lãng quên; vì lòng tật đố thị phi, gây biết bao khẩu nghiệp!
* Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới nói: "Nếu Phật tử nào, tự miệng rao nói tội lỗi của Bồ Tát xuất gia, Bồ Tát tại gia, Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni; hoặc bảo người rao nói tội lỗi; hoặc từ nhân, từ duyên, từ cách thức, cho đến từ nghiệp, rao nói những tội lỗi trong Phật pháp; Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội." Lại nói: "Nếu Phật tử tự phô dương tài đức của mình mà dìm chê điều hay tốt của người, làm cho người bị khinh chê; Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội." Lại nói: "Chúng sanh mỗi ngày ba nghiệp tạo vô lượng tội, nhứt là khẩu nghiệp." (Đại lược)
Đức Thế Tôn từ bi chỉ đường tội phước rõ ràng, mà hàng Phật tử chúng ta bởi quá si mê, nên có nhiều người đã lãng quên; vì lòng tật đố thị phi, gây biết bao khẩu nghiệp!
* Trong Kinh Đại Tập, Như Lai bảo: "Nếu hàng vua quan đánh mắng người xuất gia giữ giới hoặc phá giới, sẽ mang tội đồng như làm cho trăm ức thân Phật ra huyết. Nếu thấy người mặc áo cà sa, không luận kẻ giữ giới hay phá giới, nên sanh tâm tưởng như Phật."
Kinh Đại Tập đã nói như thế, thì hàng Phật tử xuất gia cho đến tại gia nếu có lầm lỗi, tất sẽ chuốc lấy khổ báo riêng về phần họ, ta chỉ sanh tâm thương xót chớ không nên khinh chê. Niệm tôn trọng thương xót khiến thêm lớn phẩm lành, tâm khinh mạn chê bai, lại đi vạch nói việc thi phi của người, chỉ tổn phước đức mình, và đa mang phần khổ lụy! Cho nên người biết tu, hằng thủ phận, lo xét ngó vào mình để tự sửa chữa. Trái lại, mình còn nhiều lầm lỗi mà không xét nghĩ, lại đi vạch nói chê bai người, là kẻ chưa ý thức về việc tu.
Cổ ngôn có câu: "Ngã khuy nhơn thị họa, nhơn khuy ngã thị phước." Câu này hàm ý nghĩa: "Ta làm tổn người là họa, người làm tổn ta là phước." Đối với người tu, khi bị kẻ khác thị phi khinh báng, nên sanh tâm nghĩ rằng: kẻ ấy là người đem phước đến cho mình. Tại sao thế? - Bởi chúng ta từ vô thỉ đến nay gây ra tội chướng vô biên, nếu bị một lời khinh chê, tất được giảm bớt một phần tội nghiệp. Đó chẳng phải là điều phước lợi cho mình ư? Còn kẻ khinh báng tất sẽ chịu quả khổ, ấy là lẽ dĩ nhiên; bởi họ mê lầm tự chuốc lấy tai họa.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.31/7/2014.
Đức Thế Tôn từ bi chỉ đường tội phước rõ ràng, mà hàng Phật tử chúng ta bởi quá si mê, nên có nhiều người đã lãng quên; vì lòng tật đố thị phi, gây biết bao khẩu nghiệp!
* Trong Kinh Đại Tập, Như Lai bảo: "Nếu hàng vua quan đánh mắng người xuất gia giữ giới hoặc phá giới, sẽ mang tội đồng như làm cho trăm ức thân Phật ra huyết. Nếu thấy người mặc áo cà sa, không luận kẻ giữ giới hay phá giới, nên sanh tâm tưởng như Phật."
Kinh Đại Tập đã nói như thế, thì hàng Phật tử xuất gia cho đến tại gia nếu có lầm lỗi, tất sẽ chuốc lấy khổ báo riêng về phần họ, ta chỉ sanh tâm thương xót chớ không nên khinh chê. Niệm tôn trọng thương xót khiến thêm lớn phẩm lành, tâm khinh mạn chê bai, lại đi vạch nói việc thi phi của người, chỉ tổn phước đức mình, và đa mang phần khổ lụy! Cho nên người biết tu, hằng thủ phận, lo xét ngó vào mình để tự sửa chữa. Trái lại, mình còn nhiều lầm lỗi mà không xét nghĩ, lại đi vạch nói chê bai người, là kẻ chưa ý thức về việc tu.
Cổ ngôn có câu: "Ngã khuy nhơn thị họa, nhơn khuy ngã thị phước." Câu này hàm ý nghĩa: "Ta làm tổn người là họa, người làm tổn ta là phước." Đối với người tu, khi bị kẻ khác thị phi khinh báng, nên sanh tâm nghĩ rằng: kẻ ấy là người đem phước đến cho mình. Tại sao thế? - Bởi chúng ta từ vô thỉ đến nay gây ra tội chướng vô biên, nếu bị một lời khinh chê, tất được giảm bớt một phần tội nghiệp. Đó chẳng phải là điều phước lợi cho mình ư? Còn kẻ khinh báng tất sẽ chịu quả khổ, ấy là lẽ dĩ nhiên; bởi họ mê lầm tự chuốc lấy tai họa.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.31/7/2014.
No comments:
Post a Comment