Tuesday 29 July 2014

PHẬT GIÁO.
 

 
Trong Tam Giáo – Khổng, Lão, Phật -  có lẽ Phật giáo có ảnh hưởng lớn lao, sâu đậm và lâu dài nhất trong đời sống người dân Đông Nam Á. Tuy xuất phát từ Ấn Độ nhưng Phật giáo lại có ảnh hưởng rất mạnh trong đời sống của người dân Trung Hoa hơn cả hai tôn giáo xuất phát tại đây là Khổng giáo và Lão giáo. Sở dĩ Phật giáo dễ đi sâu vào lòng người như vậy là vì Phật giáo có tính cách một tôn giáo thật sự hơn hai đạo Khổng và đạo Lão, và tôn giáo tín ngưởng là một nhu cầu cần thiết trong đời sống của con người cũng như nhu cầu ăn uống để sinh tồn.
Có chùa chiền làm nơi lễ bái thờ phượng để cho thập phương bá tánh và phật tử đến cầu nguyện, van vái, cúng kiến, có đủ thứ kinh kệ để mọi người tụng niệm theo tiếng mỏ, tiếng chuông, có các vị tăng ni để trụ trì và hướng dẫn việc thi hành Phật sự cũng như giảng dạy Phật pháp cho chúng sinh, đó là những yếu tố cần thiết phải có của một tôn giáo. Phật giáo còn dễ đi sâu vào lòng người vì khởi điểm của triết lý nhà Phật là một nhận thức tâm lý rất sát với đời sống thực tế của con người: nỗi khổ đau.
Từ lúc mới sinh ra cho đến khi lìa đời, ai ai cũng đều có trải qua những cơn đau khổ về vật chất (thể xác) cũng như tinh thần không nhiều thì ít. Tuổi đời càng chồng chất thì kinh nghiệm khổ đau càng nhiều, càng thắm thía. Từ những kẻ khốn cùng cho đến những kẻ giàu sang quyền thế ở đời không ai không nếm mùi đau khổ. Kinh nghiệm đó Phật Thích Ca cũng đã từng trải qua và chính kinh nghiệm đó đã làm khởi điểm cho những suy tư của Ngài.
Thích Ca Mâu Ni là danh từ phiên âm từ chữ Phạn “Sakyamuni”. Sakya là tên một bộ lạc ở chân núi Hy Mả Lạp Sơn (Hymalaya) hồi xưa. Muni là bậc hiền triết, bậc giác ngộ. Sakyamuni là bậc hiền triết giác ngộ của dân Sakya. Thích Ca Mâu Ni tên thật là Siddarta, họ là Gautama, ra đời vào năm 563 trước Tây lịch tại thành phố Kapilavastu. Ngài là con trai của vua Tịnh Phạn. Ngài có vợ là Yashodhara và có một người con trai tên là Rahula. Tuy được sống trong cảnh nhung lụa và được hưởng một nền giáo dục vương giả của triều đình từ lúc lọt lòng mẹ nhưng thái tử Siddarta vẫn có nhiều nỗi ưu tư về cuộc sống của con người. Qua những lần đi dạo ở bốn cửa thành Ngài đã thấy hình ảnh của sự già nua, sự ốm đau bệnh tật, sự chết chốc, cũng như hình ảnh của người tu sĩ. Ba hình ảnh trước là ba hình ảnh khổ đau chỉ có hình ảnh sau cùng thì có thể là hình ảnh của sự giải thoát khỏi cảnh đau khổ. Điều đó khiến Ngài từ bỏ cuộc sống nhung lụa vàng son, từ bỏ vợ đẹp con thơ, dấn thân vào con đường tu hành theo lối khổ hạnh của phái khổ tu thời bấy giờ.
Con đường tu hành khổ hạnh đó đã làm cho Ngài trỡ nên kiệt sức mà chẳng tìm được ánh sáng của chân lý. Ngài bắt đầu nhận thức rằng con đường khổ tu và cuộc sống khoái lạc trần tục là hai thái cực mà con người cần phải xa lánh nếu muốn đi đến giải thoát thật sự. Ngài lựa chọn con đường trung dung, giữa hai thái cực đó. Ngài tiếp tục tu hành nhưng không khổ hạnh. Ngài suy tư thiền định để tìm ra chân lý. Sau 11 năm học đạo, tu hành, và 49 ngày tọa thiền dưới gốc cây bồ đề, Ngài đạt đến chổ hoàn toàn giác ngộ. Ngài đã tìm thấy được chân lý  Sau khi giác ngộ, Ngài bắt đầu thuyết giảng về những chân lý mà Ngài đã tìm ra. Đó là bốn chân lý được nhà Phật gọi là “Tứ Diệu Đế” (The Four Noble Truths), bốn chân lý tối thượng trong tư tưởng Phật Giáo.
           
1. TỨ DIỆU ĐẾ
Chân lý thứ nhất hay KHỔ ĐẾ, cho rằng sống là khổ. Đời là bể khổ, nước mắt của chúng sanh trong ba ngàn thế giới họp lại bằng nước trong bốn biển. Có ai sống mà không khổ đâu? Không nhiều thì ít nhưng ai cũng phải khổ cả. Khổ về vật chất tức là những đau đớn về thể xác như bị vật nhọn đâm vào da thịt, đau bụng, đau đầu, v v . . . Khổ về tinh thần như nhớ nhung, buồn bã, sầu muộn, ưu tư, thất vọng, chán nản, v v . . . Muốn mà không được là đau khổ, được rồi lại muốn thêm bắt mình phải làm việc nhiều hơn là đau khổ, phải gần gũi những gì mình không thích là đau khổ, phải xa cách những gì mình yêu thích là đau khổ. Sanh ra là đau khổ, chết cũng là đau khổ. Đời là bể khổ là vậy.
Chân lý thứ hai, hay TẬP ĐẾ, cho rằng nguồn gốc của sự đau khổ là lòng ham muốn, là tính khát khao của con người. Muốn có nhiều tiền của, muốn có quần áo, đồ đạc sang trọng, đắt tiền, muốn có nhà cao cửa rộng, muốn có xe cộ lộng lẫy, muốn có vợ đẹp, muốn có danh vọng ở đời. . . . tất cả những ham muốn đó đều là nguồn gốc của sự đau khổ của con người. Thèm muốn, khát khao, khoái lạc là đầu mối của đau khổ. Thèm muốn sự sống sẽ dẫn đến sự đầu thai, tái sanh, mà sanh là khổ, cho nên muốn sống, ham sống cũng là đầu mối của đau khổ ở đời.
Chân lý thứ ba, hay DIỆT ĐẾ, cho rằng muốn thoát khỏi cảnh khổ thì phải diệt hết lòng ham muốn. Đừng khát khao danh vọng, đừng ham muốn của tiền, đừng đòi hỏi nhà cao cửa rộng, đừng ước mơ vợ đẹp con ngoan, như vậy là tránh được cho mình sự thất vọng, chán chường, tránh được những hoạt động mệt nhọc, những lo lắng ưu phiền, những xung đột, tranh chấp nguy hại. Đừng thiết tha gắn bó với cái gì cả thì tránh được sự đau buồn khi xa cách, biệt ly, hay mất mát.
Chân lý thứ tư, hay ĐẠO ĐẾ, vạch ra con đường mà người ta phải theo để diệt dục, để không còn ham muốn, để giải thoát khỏi khổ đau triền miên.  Con đường diệt dục, giải thoát đó bao gồm tám điểm gọi là BÁT CHÁNH ĐẠO, hay tám con đường đúng mà người ta phải đi theo. Bát Chánh Đạo gồm : (1) chánh kiến (thấy đúng), (2) chánh tư duy (nghĩ đúng), (3) chánh ngữ (lời nói đúng), (4) chánh nghiệp (tạo dựng cái nhân tốt, đúng), (5) chánh mạng ( sống đúng), (6) chánh tinh tấn (tiến bộ đúng), (7) chánh niệm (quan niệm đúng), (8) chánh định (quyết định đúng). Bát chánh đạo gồm những hướng đi đúng mà con người cần phải giữ để có thể thoát khỏi cảnh khổ. Quan trọng nhất là nhìn thấy cho đúng tức nhận thức đúng, suy tư đúng, để có quan niệm đúng về sự vật và sự việc ở đời để có thái độ và hành động đúng (xứng hộp) trên đường giải thoát. Nhìn thấy hay nhận thức đúng là điểm bắt đầu quan trọng liên hệ tới triết lý sâu xa của nhà Phật
           
2. VÔ THƯỜNG
Mọi vật trên trần gian đều biến đổi, không có vật nào đứng yên mãi ở nguyên một trạng thái. Sự di động, biến đổi đó, có thể rất chậm hay rất nhanh, là một định luật không thể tránh được. Biển xanh trỡ thành cồn dâu trong hằng chục hay hằng ngàn năm, nhưng bức tranh vân cẩu có thể chỉ xãy ra trong chốc lát. Đằng nào thì cũng di động, biến đổi, dù trong phút chốc hay kéo dài hằng trăm ngàn năm. Điều đó cho thấy tính cách vô thường của sự vật. Thường đây là thường hằng, là cái gì có như vậy mãi, bất di bất dịch. Vô là không, là không có. Vô thường có nghĩa là không có cái gì, không có sự vật nào trên trần gian nầy có thể đứng yên một chổ, hay giữ được trạng thái cũ mãi mãi. Ý tưởng vô thường gắn liền với ý tưởng “huyển ảo”. Huyển ảo là không có thật nhưng tri giác của người thường cho là thật. Phần đông người thường dùng giác quan để tri giác, để nhận thức sự vật bên ngoài. Với nhận thức thông thường người ta thấy mọi sự vật hiện hữu trong thế gian này là có thật. Cái bàn, cái ghế, ngôi nhà, chiếc xe, trái núi, con sông, những người xung quanh mình, cũng như bản thân mình đều hiện hữu, đều có thật trên trần gian này. Nhưng đối với bậc giác ngộ trong Phật giáo thì tất cả những cái có thật đó chỉ là huyển ảo, đều không có thật. Hãy lấy bản thân con người làm thí dụ. Theo quan niệm của nhà Phật, thân xác con người chỉ là duyên kết hợp của nhiều yếu tố. Những yếu tố đó là gió, lữa, nước, đất, hay tứ đại, họp thành. Chất cứng là đất, chất ướt là nước, chất động hay hơi là gió, chất ấm là lữa. Sự kết hợp của bốn chất đó trong một cái duyên gặp gỡ làm nên mạng sống của con người. Nhưng sự kết hợp đó không kéo dài mãi đựơc. Sự mất quân bình của các yếu tố hay sự mất đi của một trong những yếu tố đó sẽ đưa đến sự tan rả của bản thân con người. Nói chung, vạn vật có hình tướng đều do duyên hợp. Không có một vật nào tự thân là một vật , tất cả đều phải do duyên hợp của nhiều yếu tố làm thành. Mọi vật đã do duyên hợp thì thì tự nó thật sự không có. Từ đó có ý niệm “vô ngã”. Vô là không, ngã là ta, là cái tôi của mọi người. Không có cái ta hay đúng hơn, không có cái ta thật sự. Chỉ có cái ta huyển ảo mà mắt phàm, hay tri giác của người thường tưởng là có thật thôi. Ý tưởng vô ngã là khởi điểm dẫn đến sự diệt trừ tham sân si trong con người. Ngã đã không có thật thì tha nhân, hay người khác, hay cả vạn vật cũng đều không có thật. Vậy thì bạn với thù có gì khác nhau để mà giận hờn thù oán? Giàu với nghèo có gì khác đâu để mà thèm muốn, ghét ghen? Đẹp với xấu cũng như nhau bởi tất cả đều là “tuồng huyển hóa” thì có gì đâu để mà tranh nhau chiếm hữu? 
           
3. NHÂN QUẢ
Một phần quan trọng nữa trong tư tưởng Phật giáo là thuyết “Nhân Quả” và “Nghiệp”. Nhân là cái hột, hay cái gống. Quả là trái. Câu ta thường nghe là “gieo hột gì thì sẽ hái trái đó”. hoặc “gieo giống gì thì gặt được giống đó”. Ta gieo hột mận thì ta sẽ có cây mận và trái mận. Hột mận là nhân và trái mận là quả vậy. Nói một cách tổng quát thì luật nhân quả ấn định rằng khi ta gieo nhân gì ta sẽ gặt được quả đó. Gieo nhân tốt thì được quả tốt, gieo nhân xấu thì được quả xấu. Đó là điều chúng ta có thể nghiệm thấy trong đời sống thường nhật. Trong điều kiện mưa hòa gió thuận, nếu nhà nông chịu khó cày bừa, gieo hạt giống tốt thì nhà nông sẽ gặt được kết quả tốt nghĩa là sẽ trúng mùa sau đó. Nếu bạn sinh trưởng trong một gia đình có đủ điều kiện, và nếu bạn chịu khó học hành đến nơi đến chốn để có nghề nghiệp vững chắc thì khi lớn lên ra đời làm việc mưu sinh bạn sẽ có một cuộc sống vững chắc (trong điều kiện bình thường của một xã hội hòa bình, trật tự, công bằng). Ngược lại nếu người nông dân biếng nhác, làm việc tắc trách, hoặc gặp cảnh hạn hán bảo lụt thì kết quả sẽ là sự mất mùa, thua lổ. Nếu người đi học không chăm chỉ học hành, không chịu khó trao dồi luyện tập thì tất nhiên không thể có được tương lai tốt đẹp như mình mong muốn. Nhân quả cũng là một định luật trong khoa học. Khi ta có một số những yếu tố quyết định nào đó (determining factors) thì ta sẽ có kết quả nhất định do những yếu tố tạo ra. Kết quả đó là sự kết thành của những yếu tố quyết định như một phương trình regression (regression equation) trong thống kê học : aX1 + bX2 + cX3 + . . . = Y       
Trong Phật giáo , luật nhân quả còn được áp dụng rộng rãi hơn nữa, ở bình diện cao siêu hơn, và có tính cách triền miên không dứt. Đối với phần đông người đời, hầu hết là chưa giác ngộ, thì nhân quả không có khởi điểm và cũng không có chổ chấm dứt. Nhân quả ở đây tạo thành những vòng tròn, hay vòng xoắn, trỡ đi trỡ lại mãi. Bất cứ một cái nhân nào cũng là cái quả của một cái nhân đã có từ trước, và bất cứ cái quả nào cũng sẽ là cái nhân của một cái quả khác trong tương lai. Quả cam bạn đang ăn là kết quả của một cái nhân từ trước là một hột cam đã trỡ thành cây cam và đã cho ra trái cam bạn đang ăn. Và hạt cam trong quả cam bạn đang ăn sẽ là cái nhân của một cây cam sẽ cho kết quả là trái cam khác trong tương lai. Nhân thành quả, quả thành nhân, cứ như thế mà tiếp diễn. Sự tiếp diễn, trỡ đi trỡ lại của nhân quả như vậy được gọi là luân hồi. Luân là cái bánh xe. Hồi là trỡ lại, là quay trỡ về. Luân hồi là sự luân chuyển của bánh xe, nhưng luân chuyển theo cách trỡ đi, trỡ lại mãi. Đời sống của con người bình thường, chưa giác ngộ, chưa được giải thoát, bị chi phối bởi vòng luân hồi đó. Kiếp sống hiện tại của mình là kết quả của một cái nhân đã được tạo thành hồi kiếp trước, đồng thời nó cũng là cái nhân đưa đến hậu quả là cuộc sống ở kiếp sau. Cứ thế mà tiếp diễn, hết kiếp này đến kiếp khác, với mỗi kiếp vừa là quả của kiếp trước, vừa là nhân của kiếp sau. Sách Truyền Đăng Lục ghi “ Dục tri tiền thế nhân kim sinh thụ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sinh tác giả thị”. Muốn biết kiếp trước mình đã làm gì thì hãy xem hiện tại mình đang được hưởng những gì, muốn biết kiếp sau mình sẽ ra sao thì hãy nhìn xem hiện tại mình đang làm gì.
 
4. NGHIỆP BÁO
Nhân quả, luân hồi với “nghiệp báo” gắn liền với nhau. Nghiệp là cái nhân, hay đúng hơn là sự tích lủy của nhiều cái nhân, báo là cái quả tổng hợp của những cái nhân tích lủy từ trước. Nghiệp theo nhà Phật là sự tích lủy những hành động (những cái nhân) trong quá khứ, những hành động trong quá khứ đó tạo nên cái nhân, cái yếu tố quyết định thân phận của con người trong kiếp hiện tại. Nghiệp báo (kamma) là một thứ luật nhân quả cho thấy chính con người đã tạo ra thân phận mình trong hiện tại bởi những hành động của mình tích lủy từ kiếp trước (hay trong quá khứ nào đó). Một nhà sư đã nói: “Chính ta tạo thiên đàng cho ta; chính ta tạo địa ngục cho ta”.
Trong quyển “The Buddha and His Teachings” đại đức Nirada có trích dẫn cuộc vấn đáp của một thanh niên tên Suddha và Đức Phật Thích Ca như sau:
Suddha đến gần Đức Phật thưa rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn do nghiệp nhân nào mà trong đời có người yểu, có người thọ, người bệnh hoạn, người mạnh khỏe, người xấu xa, người đẹp đẽ, người nghèo khổ, người giàu sang, người bần tiện, người cao sang, người ngu đần, người thông minh trí tuệ”?
Đức Phật trả lời:
“Tất cả chúng sanh đều mang theo cái nghiệp (kamma) của chính mình như một di sản, một vật di truyền. Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa chúng sinh”.
Đức Phật dạy rằng: “Ta là kẻ thừa hưởng kết quả của hành vi tạo tác của ta như một di sản từ quá khứ truyền lại”.
Theo Phật giáo, tất cả những gì chúng ta có hiện giờ đều do cái nghiệp, do chính chúng ta đã tạo ra từ trước. Chính mình tạo nên cái nghiệp cho mình, chớ không do một ngoại lực nào tạo nên. Cho nên đừng có trách Trời, trách người, hay trách bất cứ cái gì ở ngoài chính mình. Tất cả đề do chính mình tạo nên từ kiếp trước mà thôi. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.30/7/2014.

No comments:

Post a Comment