Bánh Xe Luân Hồi
Vậy Bánh xe Luân hồi có ý nghĩa như thế nào trong nhà Phật?
Trước hết, Bánh xe Luân hồi diễn tả sự luân hồi của chúng sinh trong các nẻo đường
Tứ Diệu đế là Bốn Sự thật vi diệu, thâm sâu, đó là:
1-Cuộc đời này tràn đầy khổ đau;
2-Khổ đau ấy có nguyên nhân của nó, đó là tham ái, si mê…,
3-Trạng thái dập tắt những nguyên nhân của khổ đau ấy;
4-Con đường dẫn đến sự dập tắt ấy.
12 Nhân duyên là quá trình vận hành của toàn thể thế
Ngày nay, hình ảnh Bánh xe Luân hồi chỉ còn phổ biến ở Tây tạng, đây cũng chính là nơi mà nghệ thuật vẽ Bánh xe Luân hồi phát triển nhất. Chúng ta cũng cần phân biệt sự khác
Thoạt nhìn vào, ta thấy Bánh xe Luân hồi đang bị một con quỷ dữ ôm lấy trong bộ nanh vuốt sắc nhọn của nó. Điều đó nói lên bản chất mong manh, vô thường của cuộc đời. Con người luôn luôn bị cái vô thường rình rập, vị Thần Chết luôn luôn giám sát mọi hoạt động để chờ cơ hội lấy đi mạng sống của họ.
Bức tranh luân hồi khởi đầu tại vòng tròn thứ nhất ở chính trung tâm. Ở đó có 3 con vật cắn đuôi nhau theo một vòng tròn, đó chính là tam độc: một con lợn đen tượng trưng cho sự ngu tối, một con rắn xanh tượng trưng cho lòng ganh ghét và thù hận, và một con gà trống tượng trưng cho sự tham lam và thèm khát. Đó là 3 loại nọc độc tạo nên trạng thái đen tối của cuộc đời. Chúng sinh bị 3 độc tố đó lôi kéo nên phải tái sinh vào các cảnh giới khổ đau. Có hai con đường Đen và Trắng được minh họa bởi một vòng tròn nửa đen nửa trắng vây quanh 3 con vật chính giữa. Trên con đường Trắng, các vị Thánh đang hướng lên chỉ cho đời sống đức hạnh dẫn đến các cảnh giới an vui. Trên con đường Đen, những người độc ác với dây thòng lọng trong tay đang kéo nhau đi xuống những nơi thấp kém một cách tàn nhẫn. Những kẻ ngu tối và tội ác kia sẽ bị dẫn vào vòng sinh hóa khổ đau bởi mối quan hệ nhân quả của 12 nhân duyên: vô minh, hành, thức, danh-sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh và lão tử.
Vòng sinh hóa ấy được miêu tả bởi 12 hình ảnh ở vòng tròn ngoài cùng.
Ý nghĩa của 12 hình ảnh đó như sau:
1. Hình 1: Cuộc sống hiện tại của chúng ta có nguồn gốc sâu xa của nó, đó là Vô minh - sự mù quáng và mê mờ không nhận rõ bản chất của cuộc sống. Hình ảnh khởi đầu cho vòng tròn bên ngoài này vẽ hình một người già đui mù đang chống gậy để chỉ cho trạng thái Vô minh đó.
2. Hình 2: Một người thợ gốm với những chiếc bình do ông ta đã làm ra, nó chỉ cho Hành – xung động sống mù quáng. Người thợ gốm đã làm ra những chiếc bình cũng giống như chúng ta đã tạo ra nghiệp tái sinh.
3. Hình 3: Một con vượn đang chuyền từ cành cây này sang cành cây khác tượng trưng cho Thức – là trạng thái tâm thức vọng động chạy theo cảnh vật bên ngoài.
4. Hình 4: là hình ảnh những người chèo thuyền tượng trưng cho sự kết hợp của Danh-Sắc. Thuyền và người không tách rời nhau cũng như Danh và Sắc kết hợp lại tạo thành con người. Chiếc thuyền là Sắc, phần thân thể; người là Danh, chỉ phần tinh thần; có 2 hoặc 4 người trên thuyền để chỉ cho Thọ, Tưởng hoặc Thọ, Tưởng, Hành và Thức (những yếu tố tinh thần của ngũ uẩn).
5. Hình 5: một căn nhà trống với 5 cửa sổ và một cửa chính tượng trưng cho Lục Xứ - 6 giác quan. Con người nhận thức thế giới thông qua 6 giác quan cũng như ngọn gió đi qua các cửa để vào căn nhà.
6. Hình 6: Một đôi trai gái quấn lấy nhau để chỉ cho Xúc, đó là sự tiếp xúc giữa 6 quan năng và 6 trần cảnh (thế giới bên ngoài).
7. Hình 7: Một người bị mũi tên đâm vào mắt để chỉ cho Thọ, là yếu tố tri giác do Xúc đem lại. Thọ tuy có 3 loại là vui sướng, khổ đau và trung tính thế nhưng chúng chỉ đem lại kết quả phiền não, cho nên mới có hình ảnh đau đớn như thế.
8. Hình 8: Hình ảnh một người phụ nữ mời rượu một người đàn ông, nó chỉ cho nỗi khát vọng của con người, tức là Ái.
9. Hình 9: Một người hái trái chỉ cho Thủ, là sự chấp thủ và nỗ lực làm thỏa mãn khát ái.
10. Hình 10: Một người phụ nữ và đứa con, đó là Hữu, là sự trở thành hay là trạng thái hình thành sinh thể để chuẩn bị cho sự tái sinh.
11. Hình 11: Một người đàn bà đang lúc sinh con trong tư thế đau đớn, đó là Sinh – sự sinh ra.
12. Hình 12: Hình một người khiêng xác chết đi mai táng để chỉ cho Lão Tử, trạng thái tất yếu của đời sống. Chúng sinh thuận theo mối quan hệ nhân duyên, tùy theo nghiệp đã làm mà tái sinh vào 6 cảnh giới gọi là Lục Đạo để nhận lấy quả báo.
Sáu cảnh giới ấy được miêu tả bởi 6 khu vực bên trong vòng tròn 12 nhân duyên, gồm có cảnh giới của các vị Trời, của các vị thần A-tu-la, của con người, của súc sinh, của ngạ quỷ và địa ngục. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.27/7/2014.
No comments:
Post a Comment