Monday, 10 March 2014

TƯ TƯỞNG KHÔNG TRONG KINH BÁT NHÃ.



Nơi soi sáng về lý của Bát-nhã là thực-tướng tức KHÔNG, tức ngay nơi tướng thật của vạn hữu đều là Không, gọi tắt là Tất-Tính-Không. Kinh Bát-nhã thuyết minh về tư tưởng Không hay Nhất-Thiết-Giai- Không. Trong Ðại Tạng Kinh, Bát-nhã có rất nhiều chủng loại. Bộ lớn nhất: kinh Ðại-Bát-Nhã, 600 quyển. Bộ nhỏ nhất: Bát-Nhã-Tâm-Kinh, 260 chữ. Nội dung các kinh Bát-nhã, đại để đều nói về quán thực- tướng của Không-Bất-Khả-Ðắc - tư tưởng nhất quán trong kinh Bát-nhã. Tư tưởng Không cũng là tư tưởng căn bản của toàn thể Phật-giáo. Tư tưởng này rất khó liễu giải. Nguyên vì cảnh giới của thực-tướng quyết nhiên không thể nương theo nơi văn tự biểu hiện để lý giải, mà phải nương chỗ hội đắc của tự mình.
 
Nhất thiết giai Không hay toàn thể Không:
KHÔNG là ngôn từ đã phủ định tướng trạng của vạn hữu. Khác với nghĩa chữ Vô đối với Hữu, tương đương với chữ Bất. Nó có nghĩa bài xích chỗ chấp chước vạn hữu và siêu việt cả Hữu và Vô. Nghĩa là Không đã phủ định Hữu, mới chỉ là Ðơn Thuần Không, mà lại phải phủ định tiếp nữa: Không cũng Không, gọi là Phức Tạp Không. 
Trong kinh Bát-nhã có nói 18 thứ Không, thuyết minh nhiều phương diện khác nhau. Nhưng đó chỉ là những biểu hiện để bài xích chỗ thiên kiến về tương đối sai biệt để chỉ đến chỗ Tuyệt Ðối Không. 
Tuyệt đối Không:
KHÔNG, không phải là Ðơn Thuần Không mà là Hữu tức Không. Hữu cũng không phải là Ðơn Thuần Hữu mà là Không tức Hữu, tức cảnh giới Chân Không Tuyệt Hữu, cũng tức là Chân Diện Mục của Vạn Hữu. Ý nghĩa này được biểu hiện trong Bát-Nhã-Tâm-Kinh.
Sắc tức thị Không, Không tức thị sắc:
Sắc là vật chất. Ngay nơi tồn tại của vật chất là Không. Ngay nơi Không là nơi tồn tại của vật chất. Trong nơi vạn hữu gồm có Sắc và Tâm, tức là vật chất và tinh thần. Tinh thần thì không tướng, khó hiểu. Vật chất thì có hình, dễ nhận xét. Nên phải mượn Không để biểu thị cho Tâm. Nên chân tướng của vạn hữu là Sắc-Tức-Không, Không-Tức-Sắc. Tư tưởng Không cũng là tư tưởng Tất-Kính-Vô-Ngã. Các Pháp của vạn hữu đều là Không- Bắt-Khả-Ðắc khi ta thể nghiệm về Quán.
Không bất khả đắc:
Nếu mống khởi trí Không-quán gọi là trí Vô-sở-đắc. Trí Vô-sở-đắc tức trí tuệ của Bát-nhã. Nếu mống khởi tương đối sai biệt tức là kiến giải hữu-sở-đắc tức không thấy được chân tướng của vạn hữu. Nếu đạt được trí vô-sở-đắc tức trí tuệ của Bát-nhã soi sáng chân tướng của vạn hữu. Chân tướng của vạn hữu thì siêu việt. Thiên kiến tương đối, tự tại giữa cái Có và Không. Nhận thức khai thông được lý thù thắng tuyệt đối này tức là chứng ngộ được Trung-Ðạo-Thật-Tướng. Diệu thú của trung-đạo-thật-tướng là Không tức Trung-quán-luận của Long Thọ Bồ-tát. Bài kệ nổi tiếng ở ngay đầu luận này gọi là Bát-Bất-Trung-Ðạo.
Bất sinh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diệc bất dị
Bất lai diệc bất khứ.
Ðối với vạn hữu, nếu ta khởi kiến giải thiên lệch về Sinh-Diệt, Ðoạn-Thường, Nhất-Dị, Khứ-Lai, tức là rơi vào cạm bẫy mê hoặc. Vì chân tướng của vạn hữu không ngưng ở tương đối sai biệt, luôn luôn là tuyệt đối về sai biệt. Do đó, tám hạng mục Sịnh-Diệt, Ðoạn-Thường, Nhất- Dị, Khứ-Lai, đều có chữ Bất nơi đầu câu được gọi là Bát-Bất để phủ định toàn thể. Tám thứ thiên chấp này nếu còn khuấy động động tâm, tất ta sẽ không thể tới cảnh giới giải thoát, nên ta phải luôn luôn nương vào Chính-Quán của Bát Bất để tiến tới TRÍ VÔ SỞ ÐẮC của Bát-nhã.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.11/3/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment