Friday, 20 September 2013

20-24. Năm loại Trí:

Tuệ về sự biết rõ là trí về ý nghĩa của điều đã được biết, tuệ về sự biết toàn diện là trí về ý nghĩa của quyết đoán, tuệ về sự dứt bỏ là trí về ý nghĩa của buông bỏ, tuệ về sự tu tập là trí về ý nghĩa của nhất vị, tuệ về sự tác chứng là trí về ý nghĩa của sự chạm đến là (có ý nghĩa) thế nào?
Những pháp nào đã được biết rõ, những pháp ấy là đã được biết; những pháp nào đã được biết toàn diện, những pháp ấy là đã được quyết đoán; những pháp nào đã được dứt bỏ, những pháp ấy là đã được buông bỏ; những pháp nào đã được tu tập, những pháp ấy là có nhất vị; những pháp nào đã được tác chứng, những pháp ấy là đã được chạm đến.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự biết rõ là trí về ý nghĩa của điều đã được biết, tuệ về sự biết toàn diện là trí về ý nghĩa của quyết đoán, tuệ về sự dứt bỏ là trí về ý nghĩa của buông bỏ, tuệ về sự tu tập là trí về ý nghĩa của nhất vị, tuệ về sự tác chứng là trí về ý nghĩa của sự chạm đến.”
Phần giải thích về ‘Năm loại Trí.’
 

25-28. Trí về sự phân tích:

Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa, tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp, tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ, tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải là (có ý nghĩa) thế nào?
Tín quyền là pháp, tấn quyền là pháp, niệm quyền là pháp, định quyền là pháp, tuệ quyền là pháp. Tín quyền là pháp khác, tấn quyền là pháp khác, niệm quyền là pháp khác (nữa), định quyền là pháp khác (nữa), tuệ quyền là pháp khác (nữa). Do trí nào các pháp khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các pháp khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa của sự cương quyết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự ra sức là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thiết lập là ý nghĩa, ý nghĩa của sự không tản mạn là ý nghĩa, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. Ý nghĩa của sự cương quyết là ý nghĩa khác, ý nghĩa của sự ra sức là ý nghĩa khác, ý nghĩa của sự thiết lập là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự không tản mạn là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa khác (nữa). Do trí nào các ý nghĩa khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ý nghĩa khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ năm pháp. Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ năm ý nghĩa. Các ngôn từ của các pháp là khác, các ngôn từ của các ý nghĩa là khác. Do trí nào các ngôn từ khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ngôn từ khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ.”
Có các trí về năm pháp, có các trí về năm ý nghĩa, có các trí về mười ngôn từ. Các trí về các pháp là khác, các trí về các ý nghĩa là khác, các trí về ngôn từ là khác (nữa). Do trí nào các trí khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các trí khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải.”
Tín lực là pháp, tấn lực là pháp, niệm lực là pháp, định lực là pháp, tuệ lực là pháp. Tín lực là pháp khác, tấn lực là pháp khác, niệm lực là pháp khác (nữa), định lực là pháp khác (nữa), tuệ lực là pháp khác (nữa). Do trí nào các pháp khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các pháp khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa không dao động ở sự không có đức tin là ý nghĩa, ý nghĩa không dao động ở sự biếng nhác là ý nghĩa, ý nghĩa không dao động ở sự buông lung là ý nghĩa, ý nghĩa không dao động ở sự phóng dật là ý nghĩa, ý nghĩa không dao động ở sự không sáng suốt là ý nghĩa. Ý nghĩa không dao động ở sự không có đức tin là ý nghĩa khác, ý nghĩa không dao động ở sự biếng nhác là ý nghĩa khác, ý nghĩa không dao động ở sự buông lung  là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa không dao động ở sự phóng dật  là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa không dao động ở sự không sáng suốt là ý nghĩa khác (nữa). Do trí nào các ý nghĩa khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ý nghĩa khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ năm pháp. Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ năm ý nghĩa. Các ngôn từ của các pháp là khác, các ngôn từ của các ý nghĩa là khác (nữa). Do trí nào các ngôn từ khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ngôn từ khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ.
Có các trí về năm pháp, có các trí về năm ý nghĩa, có các trí về mười ngôn từ. Các trí về các pháp là khác, các trí về các ý nghĩa là khác, các trí về ngôn từ là khác (nữa). Do trí nào các trí khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các trí khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải.”
Niệm giác chi là pháp, trạch pháp giác chi là pháp, cần giác chi là pháp, hỷ giác chi là pháp, tịnh giác chi là pháp, định giác chi là pháp, xả giác chi là pháp. Niệm giác chi là pháp khác, trạch pháp giác chi là pháp khác, cần giác chi là pháp khác (nữa), hỷ giác chi là pháp khác (nữa), tịnh giác chi là pháp khác (nữa), định giác chi là pháp khác (nữa), xả giác chi là pháp khác (nữa). Do trí nào các pháp khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các pháp khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa của sự thiết lập là ý nghĩa, ý nghĩa của sự suy xét là ý nghĩa, ý nghĩa của sự ra sức là ý nghĩa, ý nghĩa của sự lan tỏa là ý nghĩa, ý nghĩa của sự an tịnh là ý nghĩa, ý nghĩa của sự không tản mạn là ý nghĩa, ý nghĩa của sự phân biệt rõ là ý nghĩa. Ý nghĩa của sự thiết lập là ý nghĩa khác, ý nghĩa của sự suy xét là ý nghĩa khác, ý nghĩa của sự ra sức là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự lan tỏa là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự an tịnh là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự không tản mạn là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự phân biệt rõ là ý nghĩa khác (nữa). Do trí nào các ý nghĩa khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ý nghĩa khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ bảy pháp. Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ bảy ý nghĩa. Các ngôn từ của pháp là khác, các ngôn từ của ý nghĩa là khác (nữa). Do trí nào các ngôn từ khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ngôn từ khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ.”
Có các trí về bảy pháp, có các trí về bảy ý nghĩa, có các trí về mười bốn ngôn từ. Các trí về các pháp là khác, các trí về các ý nghĩa là khác, các trí về ngôn từ là khác (nữa). Do trí nào các trí khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các trí khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải.”
Chánh kiến là pháp, chánh tư duy là pháp, chánh ngữ là pháp, chánh nghiệp là pháp, chánh mạng là pháp, chánh tinh tấn là pháp, chánh niệm là pháp, chánh định là pháp. Chánh kiến là pháp khác, chánh tư duy là pháp khác, chánh ngữ là pháp khác (nữa), chánh nghiệp là pháp khác (nữa), chánh mạng là pháp khác (nữa), chánh tinh tấn là pháp khác (nữa), chánh niệm là pháp khác (nữa), chánh định là pháp khác (nữa). Do trí nào các pháp khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các pháp khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa, ý nghĩa của sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là ý nghĩa, ý nghĩa của sự gìn giữ là ý nghĩa, ý nghĩa của nguồn sanh khởi là ý nghĩa, ý nghĩa của sự trong sạch là ý nghĩa, ý nghĩa của sự ra sức là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thiết lập là ý nghĩa, ý nghĩa của sự không tản mạn là ý nghĩa. Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa khác, ý nghĩa của sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là ý nghĩa khác, ý nghĩa của sự gìn giữ là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của nguồn sanh khởi là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự trong sạch là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự ra sức là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự thiết lập là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự không tản mạn là ý nghĩa khác (nữa). Do trí nào các ý nghĩa khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ý nghĩa khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ tám pháp. Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ tám ý nghĩa. Các ngôn từ của pháp là khác, các ngôn từ của ý nghĩa là khác. Do trí nào các ngôn từ khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ngôn từ khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ.”
Có các trí về tám pháp, có các trí về tám ý nghĩa, có các trí về mười sáu ngôn từ. Các trí về các pháp là khác, các trí về các ý nghĩa là khác, các trí về các ngôn từ là khác (nữa). Do trí nào các trí khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các trí khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải.”
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa, tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp, tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ, tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải.”
Phần giải thích ‘Trí về sự phân tích.’
 

29-31. Ba loại Trí:

Tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú là trí về ý nghĩa của các sự an trú, tuệ về tính chất khác biệt của các sự chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự chứng đạt, tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú và chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự an trú và chứng đạt là (có ý nghĩa) thế nào?
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; vô tướng là sự an trú. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; vô nguyện là sự an trú. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; không tánh là sự an trú.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng. Sau khi dửng dưng (có trạng thái xả) với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô tướng là sự chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô nguyện là sự chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; không tánh là sự chứng đạt.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi dửng dưng (có trạng thái xả) với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô tướng là sự an trú và chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô nguyện là sự an trú và chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; không tánh là sự an trú và chứng đạt.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng của sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; vô tướng là sự an trú. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước về sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; vô nguyện là sự an trú. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp vào sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; không tánh là sự an trú.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng của sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng. Sau khi dửng dưng (có trạng thái xả) với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô tướng là sự chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước về sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô nguyện là sự chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp vào sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; không tánh là sự chứng đạt.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng của sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi dửng dưng (có trạng thái xả) với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô tướng là sự an trú và chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước về sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô nguyện là sự an trú và chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp vào sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; không tánh là sự an trú và chứng đạt.
Ñāṇattayaniddeso.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng của thọ ...(như trên)... hiện tướng của tưởng ...(nt)... hiện tướng của các hành ...(nt)... hiện tướng của thức ...(nt)... hiện tướng của mắt ...(nt)... hiện tướng của lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; vô tướng là sự an trú. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước về lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; vô nguyện là sự an trú. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp vào lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; không tánh là sự an trú.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng của lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô tướng là sự chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước về lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện. Sau khi ... hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô nguyện là sự chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp vào lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; không tánh là sự chứng đạt.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng của lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô tướng là sự an trú và chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước về lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi ... hướng tâm đến vô nguyện là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô nguyện là sự an trú và chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp về lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi ... hướng tâm đến không tánh là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; không tánh là sự an trú và chứng đạt.
Vô tướng là sự an trú khác, vô nguyện là sự an trú khác, không tánh là sự an trú khác (nữa). Sự chứng đạt vô tướng là khác, sự chứng đạt vô nguyện là khác, sự chứng đạt không tánh là khác (nữa). Sự an trú và chứng đạt vô tướng là khác, sự an trú và chứng đạt vô nguyện là khác, sự an trú và chứng đạt không tánh là khác (nữa).
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú là trí về ý nghĩa của các sự an trú, tuệ về tính chất khác biệt của các sự chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự chứng đạt, tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú và chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự an trú và chứng đạt.”
Phần giải thích ‘Ba loại Trí.’
 

32. Trí về định không gián đoạn:

Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn là (có ý nghĩa) thế nào?
Do tác động của sự thoát ly, có trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là định. Do tác động của định ấy, trí được sanh lên. Do trí ấy, các lậu hoặc được cạn kiệt. Như thế, trước tiên là chỉ tịnh, sau đó là trí. Do trí ấy, có sự đoạn tận của các lậu hoặc. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn.”
Lậu hoặc: Các lậu hoặc ấy là gì? Là dục lậu, hữu lậu, (tà) kiến lậu, vô minh lậu.
Các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đâu? Do Đạo Nhập Lưu, toàn thể (tà) kiến lậu được cạn kiệt, dục lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, hữu lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, vô minh lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt; các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đây.
Do Đạo Nhất Lai, dục lậu thô thiển được cạn kiệt, hữu lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt, vô minh lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt; các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đây.
Do Đạo Bất Lai, toàn thể dục lậu được cạn kiệt, hữu lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt, vô minh lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt; các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đây.
Do Đạo A-la-hán, toàn thể hữu lậu được cạn kiệt, toàn thể vô minh lậu được cạn kiệt; các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đây.
Do tác động của sự không sân độc, ...(như trên)... Do tác động của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, ... Do tác động của sự không tản mạn, ... Do tác động của của sự xác định pháp, ... Do tác động của trí, ... Do tác động của sự hân hoan .... Do tác động của sơ thiền, ... của nhị thiền, ... của tam thiền, ... của tứ thiền .... của sự chứng đạt không vô biên xứ, ... của sự chứng đạt thức vô biên xứ, ... của sự chứng đạt vô sở hữu xứ, ... của sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, ... của đề mục đất, ... của đề mục nước, ... của đề mục lửa, ... của đề mục gió, ... của đề mục xanh, ... của đề mục vàng, ... của đề mục đỏ, ... của đề mục trắng, ... của đề mục hư không, ... của đề mục thức, ... của việc tưởng niệm đến (ân đức) Phật, ... của việc tưởng niệm đến (ân đức) Pháp, ... của việc tưởng niệm đến (ân đức) Tăng, ... của việc tưởng niệm đến (đức tính của) giới, ... của việc tưởng niệm đến (đức tính của) sự xả bỏ, ... của việc tưởng niệm đến (đức tính của) chư thiên ... của việc niệm hơi thở ra vào, ... Do tác động của việc niệm sự chết, ... Do tác động của việc niệm (32 thể trược của) thân, ... Do tác động của của việc niệm sự  an tịnh, ... Do tác động của tưởng về sự sình trương (của xác chết), ... Do tác động  của  tưởng  về sự đổi màu xanh
 (của xác chết), ... Do tác động của tưởng về sự chảy nước vàng (của xác chết), ... của tưởng về sự nứt nẻ (của xác chết), ... của tưởng về sự bị (thú) gặm nhắm (của xác chết), ... của tưởng về sự bị hoại rã (của xác chết), ... của tưởng về sự bị cắt đứt lìa (của xác chết), ... của tưởng về máu me (của xác chết), ... của tưởng về giòi bọ (của xác chết), ... của tưởng về bộ xương khô (của xác chết), ... Do tác động của hơi thở vào dài, ... của hơi thở ra dài, ... của hơi thở vào ngắn, ... của hơi thở ra ngắn, ... Cảm giác toàn thân do tác động của hơi thở vào,  ... Cảm giác toàn thân do tác động của hơi thở ra, ... Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân do tác động của hơi thở vào, ... Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân do tác động của hơi thở ra, ... Cảm giác hỷ do tác động của hơi thở vào, ... Cảm giác hỷ do tác động của hơi thở ra, ... Cảm giác lạc do tác động của hơi thở vào, ... Cảm giác lạc do tác động của hơi thở ra, ... Cảm giác sự tạo tác của tâm do tác động của hơi thở vào, ... Cảm giác sự tạo tác của tâm do tác động của hơi thở ra, ... Làm an tịnh sự tạo tác của tâm do tác động của hơi thở vào, ... Làm an tịnh sự tạo tác của tâm do tác động của hơi thở ra, ... Cảm giác tâm do tác động của hơi thở vào, ... Cảm giác tâm do tác động của hơi thở ra, .... Làm cho tâm được hân hoan do tác động của hơi thở vào, ... Làm cho tâm được hân hoan do tác động của hơi thở ra, ... Làm cho tâm được định tĩnh ... Làm cho tâm được giải thoát ... Quán xét về vô thường ... Quán xét về ly tham ái. ... Quán xét về diệt tận ... Quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở vào, ... Quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở ra, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là định. Do tác động của định ấy, trí được sanh lên. Do trí ấy, các lậu hoặc được cạn kiệt. Như thế, trước tiên là chỉ tịnh, sau đó là trí. Do trí ấy, có sự đoạn tận của các lậu hoặc. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn.”
Lậu hoặc: Các lậu hoặc ấy là gì? Là dục lậu, hữu lậu, (tà) kiến lậu, vô minh lậu.
Các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đâu? Do Đạo Nhập Lưu, toàn thể (tà) kiến lậu được cạn kiệt, dục lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, hữu lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, vô minh lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt; các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.
Do Đạo Nhất Lai, dục lậu thô thiển được cạn kiệt, ...(như trên)...
Do Đạo Bất Lai, toàn thể dục lậu được cạn kiệt, ...(như trên)...
Do Đạo A-la-hán, toàn thể hữu lậu được cạn kiệt, toàn thể vô minh lậu được cạn kiệt; các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn.”
Phần giải thích ‘Trí về định không gián đoạn.’
 

33. Trí về sự an trú không uế nhiễm:

Là pháp chủ đạo trong việc nhận thức và có sự an trú đắc chứng thanh tịnh, tuệ có khuynh hướng cao quý là trí về sự an trú không uế nhiễm là (có ý nghĩa) thế nào?
Pháp chủ đạo trong việc nhận thức: Quán xét về vô thường là pháp chủ đạo trong việc nhận thức, quán xét về khổ não ..., quán xét về vô ngã ..., quán xét về vô thường ở sắc ..., quán xét về khổ não ở sắc ..., quán xét về vô ngã ở sắc ..., quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt là pháp chủ đạo trong việc nhận thức, quán xét về vô thường ở lão tử là pháp chủ đạo trong việc nhận thức, quán xét về khổ não ở lão tử ..., quán xét về vô ngã ở lão tử là pháp chủ đạo trong việc nhận thức.
Sự an trú đắc chứng thanh tịnh: An trú không tánh là sự an trú đắc chứng thanh tịnh, an trú vô tướng là sự an trú đắc chứng thanh tịnh, an trú vô nguyện là sự an trú đắc chứng thanh tịnh.
Khuynh hướng cao quý: Khuynh hướng về không tánh là khuynh hướng cao quý, khuynh hướng về vô tướng là khuynh hướng cao quý, khuynh hướng về vô nguyện là khuynh hướng cao quý.
Sự an trú không uế nhiễm: Sơ thiền là sự an trú không uế nhiễm, nhị thiền là sự an trú không uế nhiễm, tam thiền là sự an trú không uế nhiễm, tứ thiền là sự an trú không uế nhiễm, sự chứng đạt không vô biên xứ là sự an trú không uế nhiễm, ...(như trên)... sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là sự an trú không uế nhiễm.
Sự an trú không uế nhiễm: Sự an trú không uế nhiễm theo ý nghĩa gì? ‘Nhờ vào sơ thiền loại bỏ các pháp ngăn che’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào nhị thiền loại bỏ tầm và tứ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào tam thiền loại bỏ hỷ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào tứ thiền loại bỏ lạc và khổ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào sự chứng đạt không vô biên xứ loại bỏ sự nghĩ tưởng về sắc nghĩ tưởng về bất bình nghĩ tưởng về sự khác biệt’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào sự chứng đạt thức vô biên xứ loại bỏ sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào sự chứng đạt vô sở hữu xứ loại bỏ sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ loại bỏ sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ’ là sự an trú không uế nhiễm. Đây là sự an trú không uế nhiễm.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Là pháp chủ đạo trong việc nhận thức và có sự an trú đắc chứng thanh tịnh, tuệ có khuynh hướng cao quý là trí về sự an trú không uế nhiễm.”
Phần giải thích ‘Trí về sự an trú không uế nhiễm.’
 

34. Trí về sự chứng đạt thiền diệt:

Tuệ có tính chất hội đủ với hai lực và có ưu thế với sự tịnh lặng của ba hành, với mười sáu hành vi của trí, và với chín hành vi của định là trí về sự chứng đạt thiền diệt là (có ý nghĩa) thế nào?
Với hai lực: Hai lực: là lực của chỉ tịnh và lực của minh sát.
Lực của chỉ tịnh là gì? Do tác động của sự thoát ly, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. Do tác động của sự không sân độc, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. Do tác động của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng  trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. ...(như trên)... Quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở vào, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. Quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở ra, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh.  
Lực của chỉ tịnh: Lực của chỉ tịnh theo ý nghĩa gì? ‘Nhờ vào sơ thiền, (hành giả) không rung động đối với các pháp ngăn che’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào nhị thiền, (hành giả) không rung động đối với tầm và tứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào tam thiền, (hành giả) không rung động đối với hỷ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào tứ thiền, (hành giả) không rung động đối với lạc và khổ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt không vô biên xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về sắc, đối với sự nghĩ tưởng về bất bình, đối với sự nghĩ tưởng về sự khác biệt’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt thức vô biên xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt vô sở hữu xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘(Hành giả) không rung động không chuyển động không chao động đối với các sự phóng dật, đối với các phiền não và các uẩn đi cùng với phóng dật’ là lực của chỉ tịnh. Đây là lực của chỉ tịnh.
Lực của minh sát là gì? Quán xét về vô thường là lực của minh sát, quán xét về khổ não là lực của minh sát, quán xét về vô ngã là lực của minh sát, quán xét về nhàm chán là lực của minh sát, quán xét về ly tham ái là lực của minh sát, quán xét về diệt tận là lực của minh sát, quán xét về từ bỏ là lực của minh sát. Quán xét về vô thường ở sắc là lực của minh sát, ...(như trên)... quán xét về từ bỏ ở sắc là lực của minh sát, quán xét về từ bỏ ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ...  ở lão tử là lực của minh sát.
Lực của minh sát: Lực của minh sát theo ý nghĩa gì? ‘Do quán xét về vô thường, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về thường’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về khổ não, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về lạc’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về vô ngã, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về ngã’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về nhàm chán, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về sự vui thích’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về ly tham ái, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về tham ái’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về diệt tận, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về nhân sanh khởi’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về từ bỏ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về nắm giữ’ là lực của minh sát. ‘(Hành giả) không rung động không chuyển động không chao động đối với vô minh, đối với các phiền não đi cùng với vô minh, và đối với các uẩn’ là lực của minh sát. Điều này được gọi là lực của minh sát.
Với sự tịnh lặng của ba hành: Với sự tịnh lặng của ba hành nào? Đối với (hành giả) thể nhập nhị thiền, các hành của khẩu là tầm và tứ được tịnh lặng. Đối với (hành giả) thể nhập tứ thiền, các hành của thân là hơi thở ra và hơi thở vào được tịnh lặng. Đối với (hành giả) thể nhập sự diệt tận của thọ và tưởng, các hành của tâm là tưởng và thọ được tịnh lặng. Là với sự tịnh lặng của ba hành này.
Với mười sáu hành vi của trí: Với mười sáu hành vi gì của trí? Quán xét về vô thường là hành vi của trí, quán xét về khổ não là hành vi của trí, quán xét về vô ngã là hành vi của trí, quán xét về nhàm chán là hành vi của trí, quán xét về ly tham ái là hành vi của trí, quán xét về diệt tận là hành vi của trí, quán xét về từ bỏ là hành vi của trí, quán xét về ly khai là hành vi của trí, Đạo Nhập Lưu là hành vi của trí, sự chứng đạt Quả Nhập Lưu là hành vi của trí, Đạo Nhất Lai là hành vi của trí, sự chứng đạt Quả Nhất Lai là hành vi của trí, Đạo Bất Lai là hành vi của trí, sự chứng đạt Quả Bất Lai là hành vi của trí, Đạo A-la-hán là hành vi của trí, sự chứng đạt Quả A-la-hán là hành vi của trí. Là với mười sáu hành vi này của trí.
Với chín hành vi của định: Với chín hành vi gì của định? Sơ thiền là hành vi của định, nhị thiền là hành vi của định, tam thiền là hành vi của định, tứ thiền là hành vi của định, sự chứng đạt không vô biên xứ ..., sự chứng đạt thức vô biên xứ ..., sự chứng đạt vô sở hữu xứ ..., sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là hành vi của định, tầm tứ hỷ lạc và sự chuyên nhất của tâm nhằm mục đích thành tựu sơ thiền ...(như trên)... tầm tứ hỷ lạc và sự chuyên nhất của tâm nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ (là hành vi của định). Là với chín hành vi này của định.
Sự thuần thục: Có năm sự thuần thục: Sự thuần thục về hướng tâm, sự thuần thục về thể nhập, sự thuần thục về chú nguyện, sự thuần thục về thoát ra, sự thuần thục về quán xét lại.
(Hành giả) hướng tâm đến sơ thiền ở bất cứ đâu theo ước muốn, bất cứ khi nào theo ước muốn, và kéo dài theo ước muốn, ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc hướng tâm’ là sự thuần thục về hướng tâm. (Hành giả) thể nhập sơ thiền ở bất cứ đâu ... ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc thể nhập’ là sự thuần thục về thể nhập. (Hành giả) chú nguyện sơ thiền ở bất cứ đâu ... ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc chú nguyện’ là sự thuần thục về chú nguyện. (Hành giả) thoát ra khỏi sơ thiền ở bất cứ đâu ... ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc thoát ra’ là sự thuần thục về thoát ra. (Hành giả) quán xét lại sơ thiền ở bất cứ đâu ... ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc quán xét lại’ là sự thuần thục về quán xét lại.
(Hành giả) hướng tâm đến nhị thiền ...(như trên)... đến sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ ở bất cứ đâu theo ước muốn, bất cứ khi nào theo ước muốn, và kéo dài theo ước muốn, ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc hướng tâm’ là sự thuần thục về hướng tâm. (Hành giả) thể nhập ...(như trên)... chú nguyện ...(như trên)... thoát ra ...(như trên)... quán xét lại sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ ở bất cứ đâu theo ước muốn, bất cứ khi nào theo ước muốn, và kéo dài theo ước muốn, ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc quán xét lại’ là sự thuần thục về quán xét lại. Đây là năm sự thuần thục.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ có tính chất hội đủ với hai lực và có ưu thế với sự tịnh lặng của ba hành, với mười sáu hành vi của trí, và với chín hành vi của định là trí về sự chứng đạt thiền diệt.”
Phần giải thích ‘Trí về sự chứng đạt thiền diệt.’
 

35. Trí về sự viên tịch Niết Bàn:

Tuệ về sự chấm dứt vận hành của vị có sự nhận biết rõ rệt[1] là trí về sự viên tịch Niết Bàn là (có ý nghĩa) thế nào?
Ở đây, (hành giả) có sự nhận biết rõ rệt rằng: Do sự thoát ly, sự vận hành của ước muốn trong các dục được chấm dứt. Do không sân độc, sự vận hành của sân độc được chấm dứt. Do sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, sự vận hành của lờ đờ buồn ngủ được chấm dứt. Do không tản mạn, sự vận hành của phóng dật được chấm dứt. Do xác định pháp, sự vận hành của hoài nghi được chấm dứt. ...(như trên)... Do trí, sự vận hành của vô minh được chấm dứt. Do hân hoan, sự vận hành của không hứng thú được chấm dứt. Do sơ thiền, sự vận hành của các pháp ngăn che được chấm dứt. ...(như trên)... Do Đạo A-la-hán, sự vận hành của toàn bộ phiền não được chấm dứt.
Vả lại, đối với vị có sự nhận biết rõ rệt đang viên tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót, chính sự vận hành này của mắt được chấm dứt và sự vận hành khác của mắt không sanh lên, chính sự vận hành này của tai ... của mũi ... của lưỡi ... của thân ... của ý được chấm dứt và sự vận hành khác của ý không được sanh lên, tuệ về sự chấm dứt vận hành của vị có sự nhận biết rõ rệt điều này là trí về sự viên tịch Niết Bàn.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự chấm dứt vận hành của vị có sự nhận biết rõ rệt là trí về sự viên tịch Niết Bàn.”
Phần giải thích ‘Trí về sự viên tịch Niết Bàn.’
 

36. Trí về ý nghĩa của các pháp đứng đầu được tịnh lặng:

Tuệ có tính chất không thiết lập ở sự đoạn trừ hoàn toàn và ở sự diệt tận đối với tất cả các pháp là trí về ý nghĩa của các pháp đứng đầu được tịnh lặng là (có ý nghĩa) thế nào?
Đối với tất cả các pháp: là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, các pháp thiện, các pháp bất thiện, các pháp vô ký, các pháp dục giới, các pháp sắc giới, các pháp vô sắc giới, các pháp không bị lệ thuộc.
Ở sự đoạn trừ hoàn toàn: Do sự thoát ly, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn ước muốn trong các dục. Do không sân độc, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn sân độc. Do sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, ... sự lờ đờ buồn ngủ. Do không tản mạn, ... phóng dật. Do xác định pháp, ... hoài nghi. Do trí, ... vô minh. Do hân hoan, ... không hứng thú. Do sơ thiền, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn các pháp ngăn che. ...(nt)... Do Đạo A-la-hán, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn toàn bộ phiền não.
Ở sự diệt tận: Do sự thoát ly, (hành giả) diệt tận ước muốn trong các dục. Do không sân độc, (hành giả) diệt tận sân độc. Do nghĩ tưởng ánh sáng, ... lờ đờ buồn ngủ. Do không tản mạn, ... phóng dật. Do xác định pháp, ... hoài nghi. Do trí, ... vô minh. Do hân hoan, ... không hứng thú. Do sơ thiền, (hành giả) diệt tận các pháp ngăn che. ...(nt)... Do Đạo A-la-hán, (hành giả) diệt tận toàn bộ phiền não.
Tính chất không thiết lập: Ở vị đã thành tựu sự thoát ly, ước muốn trong các dục không thiết lập. Ở vị đã thành tựu không sân độc, sân độc không thiết lập. Ở vị đã thành tựu sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ ... Ở vị đã thành tựu sự không tản mạn, sự phóng dật ... Ở vị đã thành tựu sự xác định pháp, hoài nghi ... Ở vị đã thành tựu trí, vô minh không thiết lập. Ở vị đã thành tựu hân hoan, sự không hứng thú không thiết lập. Ở vị đã thành tựu sơ thiền, các pháp ngăn che không thiết lập. ...(như trên)... Ở vị đã thành tựu Đạo A-la-hán, toàn bộ phiền não không thiết lập.
Được tịnh lặng: Do trạng thái dứt bỏ sự ước muốn các dục, sự thoát ly được tịnh lặng. Do trạng thái dứt bỏ sân độc, không sân độc được tịnh lặng. ... sự lờ đờ buồn ngủ, sự nghĩ tưởng đến ánh sáng ... phóng dật, sự không tản mạn ... hoài nghi, sự xác định pháp ... vô minh, trí ... sự không hứng thú, hân hoan ... Do trạng thái dứt bỏ các pháp ngăn che, sơ thiền được tịnh lặng. ...(như trên)... Do trạng thái dứt bỏ toàn bộ phiền não, Đạo A-la-hán được tịnh lặng.
Pháp đứng đầu: Có mười ba pháp đứng đầu: Đứng đầu các sự vướng bận là ái, đứng đầu các sự trói buộc là ngã mạn, đứng đầu các pháp tiêm nhiễm là tà kiến, đứng đầu các sự tản mạn là phóng dật, đứng đầu các phiền não là vô minh, đứng đầu các sự cương quyết là tín, đứng đầu các sự ra sức là tấn, đứng đầu các sự thiết lập là niệm, đứng đầu các sự không tản mạn là định, đứng đầu các sự nhận thức là tuệ, đứng đầu các sự vận hành là mạng quyền, đứng đầu các hành xứ là giải thoát, đứng đầu các hành là sự diệt tận.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ có tính chất không thiết lập ở sự đoạn trừ hoàn toàn và ở sự diệt tận đ/v tất cả các pháp là trí về ý nghĩa của các pháp đứng đầu được tịnh lặng.”
Phần giải thích ‘Trí về ý nghĩa của các pháp đứng đầu được tịnh lặng.’
 

37. Trí về ý nghĩa của việc dứt trừ:

Tuệ về sự chấm dứt các quyền lực riêng biệt có bản chất khác nhau hoặc giống nhau là trí về ý nghĩa của việc dứt trừ là (có ý nghĩa) thế nào?
Riêng biệt: Tham ái là riêng biệt, sân là riêng biệt, si ..., giận dữ …, căm hận …, gièm pha …, thù oán …, ganh ghét …, bỏn xẻn …, xảo trá …, khoác lác …, bướng bỉnh …, kiêu căng …, ngã mạn …, tự cao …, tự phụ …, buông lung …, tất cả phiền não …, tất cả ác hạnh …, tất cả các thắng hành[2] …, tất cả nghiệp đưa đến hữu là riêng biệt.
Có bản chất khác nhau hoặc giống nhau: Ước muốn trong các dục là khác nhau, sự thoát ly là giống nhau. Sân độc là khác nhau, sự không sân độc là giống nhau. Sự lờ đờ buồn ngủ là khác nhau, sự nghĩ tưởng đến ánh sáng là giống nhau. Phóng dật... sự không tản mạn ... Hoài nghi ... sự xác định pháp ... Vô minh ... trí ... Sự không hứng thú ... hân hoan ... Các pháp ngăn che ... sơ thiền ... Tất cả phiền não là khác nhau, Đạo A-la-hán là giống nhau.
Quyền lực: Có 5 quyền lực: quyền lực của hạnh kiểm, quyền lực của đức độ, quyền lực của tuệ, quyền lực của phước, quyền lực của chánh pháp. Quyền lực của ác giới được chấm dứt do bị thiêu đốt bởi quyền lực của hạnh kiểm. Quyền lực của không đức độ ... bởi quyền lực của đức độ. Quyền lực của ác tuệ ... bởi quyền lực của tuệ. Quyền lực của vô phước ... bởi quyền lực của phước. Quyền lực của phi pháp được chấm dứt do bị thiêu đốt bởi quyền lực của chánh pháp.
Dứt trừ: Ước muốn trong các dục là sự không dứt trừ, thoát ly là sự dứt trừ. Sân độc là sự không dứt trừ, không sân độc là sự dứt trừ. Lờ đờ buồn ngủ ... nghĩ tưởng đến ánh sáng ... Phóng dật... sự không tản mạn ... Hoài nghi ... sự xác định pháp ... Vô minh ... trí ... Sự không hứng thú ... hân hoan ... Các pháp ngăn che ... sơ thiền ... Tất cả phiền não là sự không dứt trừ, Đạo A-la-hán là sự dứt trừ.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự chấm dứt các quyền lực riêng biệt có bản chất khác nhau hoặc giống nhau là trí về ý nghĩa của việc dứt trừ.”
Phần giải thích ‘Trí về ý nghĩa của việc dứt trừ.’
 

38. Trí về việc khởi sự tinh tấn:

Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức có trạng thái không thối giảm và có tính năng động là trí về việc khởi sự tinh tấn là (có ý nghĩa) thế nào?
Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức có trạng thái không thối giảm và có tính năng động đưa đến việc không sanh khởi các pháp ác và bất thiện chưa được sanh khởi là trí về việc khởi sự tinh tấn. Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức ... đưa đến việc dứt bỏ các pháp ác và bất thiện đã được sanh khởi ... đưa đến việc sanh khởi các pháp thiện chưa được sanh khởi ... đưa đến việc duy trì, đưa đến sự không lẫn lộn, đưa đến trạng thái phát triển, đưa đến sự tiến triển, đưa đến sự tăng trưởng, đưa đến sự toàn vẹn của các pháp thiện đã được sanh khởi là trí về việc khởi sự tinh tấn.
Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức có trạng thái không thối giảm và có tính năng động đưa đến việc không sanh khởi ước muốn trong các dục chưa được sanh khởi ... đưa đến việc dứt bỏ ước muốn trong các dục đã được sanh khởi ... đưa đến việc sanh khởi sự thoát ly chưa được sanh khởi ... đưa đến việc duy trì, đưa đến sự không lẫn lộn, đưa đến trạng thái phát triển, đưa đến sự tiến triển, đưa đến sự tăng trưởng, đưa đến sự toàn vẹn của sự thoát ly đã được sanh khởi là trí về việc khởi sự tinh tấn. ...(như trên)... Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức có trạng thái không thối giảm và có tính năng động đưa đến việc không sanh khởi tất cả phiền não chưa được sanh khởi ... đưa đến việc dứt bỏ tất cả phiền não đã được sanh khởi ... đưa đến việc sanh khởi Đạo A-la-hán chưa được sanh khởi ... đưa đến việc duy trì, đưa đến sự không lẫn lộn, đưa đến trạng thái phát triển, đưa đến sự tiến triển, đưa đến sự tăng trưởng, đưa đến sự toàn vẹn của Đạo A-la-hán đã được sanh khởi là trí về việc khởi sự tinh tấn.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức có trạng thái không thối giảm và có tính năng động là trí về việc khởi sự tinh tấn.”
Phần giải thích ‘Trí về việc khởi sự tinh tấn.’
 

39. Trí về sự trực nhận ý nghĩa:

Tuệ làm sáng tỏ các pháp khác biệt là trí về sự trực nhận ý nghĩa là (có ý nghĩa) thế nào?
Các pháp khác biệt: là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, các pháp thiện, các pháp bất thiện, các pháp vô ký, các pháp dục giới, các pháp sắc giới, các pháp vô sắc giới, các pháp không bị lệ thuộc.
Sự làm sáng tỏ: (Hành giả) làm sáng tỏ sắc là vô thường, làm sáng tỏ sắc là khổ não, làm sáng tỏ sắc là vô ngã, làm sáng tỏ thọ ...(như trên)... tưởng ...(như trên)... các hành ...(như trên)... thức ...(như trên)... mắt ...(như trên)... làm sáng tỏ lão tử là vô thường, làm sáng tỏ lão tử là khổ não, làm sáng tỏ lão tử là vô ngã.
Việc trực nhận ý nghĩa: Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, hành giả trực nhận ý nghĩa của thoát ly; trong khi dứt bỏ sân độc, trực nhận ý nghĩa của không sân độc; trong khi dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, trực nhận ý nghĩa của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng; trong khi dứt bỏ phóng dật, trực nhận ý nghĩa của sự không tản mạn; trong khi dứt bỏ hoài nghi, trực nhận ý nghĩa của sự xác định pháp; trong khi dứt bỏ vô minh, trực nhận ý nghĩa của trí; trong khi dứt bỏ sự không hứng thú, trực nhận ý nghĩa của hân hoan; trong khi dứt bỏ các pháp ngăn che, trực nhận ý nghĩa của sơ thiền; trong khi dứt bỏ tất cả phiền não, trực nhận ý nghĩa của Đạo A-la-hán.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ làm sáng tỏ các pháp khác biệt là trí về sự trực nhận ý nghĩa.”
Phần giải thích ‘Trí về sự trực nhận ý nghĩa.’
 

40. Trí về sự thanh tịnh trong việc nhận thức:

Tuệ về sự thấu triệt tính tổng hợp chung và về bản chất khác nhau hoặc giống nhau của tất cả các pháp là trí về sự thanh tịnh trong việc nhận thức là (có ý nghĩa) thế nào?
Tất cả các pháp: là năm uẩn, mười hai xứ, ...(như trên)..., các pháp không bị lệ thuộc.
Tính tổng hợp chung: Tất cả các pháp có tính tổng hợp chung là với mười hai biểu hiện: theo ý nghĩa của thực thể, theo ý nghĩa của vô ngã, theo ý nghĩa của sự thật, theo ý nghĩa của sự thấu triệt, theo ý nghĩa của sự biết rõ, theo ý nghĩa của sự biết toàn diện, theo ý nghĩa của pháp, theo ý nghĩa của sự việc, theo ý nghĩa đã được biết, theo ý nghĩa của sự tác chứng, theo ý nghĩa của sự chạm đến, theo ý nghĩa của sự lãnh hội. Tất cả các pháp có tính tổng hợp chung là với mười hai biểu hiện này.
Khantiñāṇaniddeso.
 Có bản chất khác nhau hoặc giống nhau: Ước muốn trong các dục là khác nhau, sự thoát ly là giống nhau. ...(như trên)... Tất cả phiền não là khác nhau, Đạo A-la-hán là giống nhau.
Sự thấu triệt: (Hành giả) thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt do biết toàn diện, (hành giả) thấu triệt chân lý về nhân sanh (Khổ) với sự thấu triệt do dứt bỏ, (hành giả) thấu triệt chân lý về sự diệt tận (Khổ) với sự thấu triệt do tác chứng, (hành giả) thấu triệt chân lý về Đạo với sự thấu triệt do tu tập.
Sự thanh tịnh trong việc nhận thức: Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, sự nhận thức được thanh tịnh. Vào sát-na Quả Nhập Lưu, sự nhận thức được thanh tịnh. Vào sát-na Đạo Nhất Lai, sự nhận thức được thanh tịnh. Vào sát-na Quả Nhất Lai, sự nhận thức được thanh tịnh. Vào sát-na Đạo Bất Lai, sự nhận thức được thanh tịnh. Vào sát-na Quả Bất Lai, sự nhận thức được thanh tịnh. Vào sát-na Đạo A-la-hán, sự nhận thức được thanh tịnh. Vào sát-na Quả A-la-hán, sự nhận thức được thanh tịnh.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thấu triệt tính tổng hợp chung và về bản chất khác nhau hoặc giống nhau của tất cả các pháp là trí về sự thanh tịnh trong việc nhận thức.”
Phần giải thích ‘Trí về sự thanh tịnh trong việc nhận thức.’
 

41. Trí về việc chấp nhận:

Tuệ với trạng thái đã được biết là trí về việc chấp nhận là (có ý nghĩa) thế nào?
Sắc là vô thường là điều đã được biết, sắc là khổ não là điều đã được biết, sắc là vô ngã là điều đã được biết, điều nào là đã được biết (hành giả) chấp nhận điều ấy, tuệ với trạng thái đã được biết là trí về việc chấp nhận. Thọ ... Tưởng ... Các hành ... Thức ... Mắt ... Lão tử là vô thường là điều đã được biết, lão tử là khổ não là điều đã được biết, lão tử là vô ngã là điều đã được biết, ‘điều nào là đã được biết (hành giả) chấp nhận điều ấy,’ như thế tuệ với trạng thái đã được biết là trí về việc chấp nhận.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ với trạng thái đã được biết là trí về việc chấp nhận.”
Phần giải thích ‘Trí về việc chấp nhận.’
 

42. Trí về sự thâm nhập:

Tuệ với trạng thái đã được chạm đến là trí về sự thâm nhập là (có ý nghĩa) thế nào?
(Hành giả) chạm đến sắc là vô thường, chạm đến sắc là khổ não, chạm đến sắc là vô ngã, ‘điều nào chạm đến, (hành giả) thâm nhập điều ấy,’ như thế tuệ với trạng thái đã được chạm đến là trí về sự thâm nhập. ... thọ ... tưởng ... các hành ... thức ... mắt ... (Hành giả) chạm đến lão tử là vô thường, chạm đến lão tử là khổ não, chạm đến lão tử là vô ngã, ‘điều nào chạm đến, (hành giả) thâm nhập điều ấy,’ như thế tuệ với trạng thái đã được chạm đến là trí về sự thâm nhập.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ với trạng thái đã được chạm đến là trí về sự thâm nhập.”
Phần giải thích ‘Trí về sự thâm nhập.’
 

43. Trí về sự an trú vào các lãnh vực:

Tuệ về sự phối hợp lại là trí về sự an trú vào các lãnh vực là (có ý nghĩa) thế nào?
Do duyên tà kiến có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của tà kiến có được cảm thọ. Do duyên chánh kiến có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của chánh kiến có được cảm thọ. Do duyên tà tư duy có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của tà tư duy có được cảm thọ. Do duyên chánh tư duy có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của chánh tư duy có được cảm thọ. ...(như trên)... Do duyên tà giải thoát có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của tà giải thoát có được cảm thọ. Do duyên chánh giải thoát có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của chánh giải thoát có được cảm thọ. Do duyên ước muốn có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của ước muốn có được cảm thọ. Do duyên tầm có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của tầm có được cảm thọ. Do duyên tưởng có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của tưởng có được cảm thọ.
Ước muốn là không vắng lặng, tầm là không vắng lặng, tưởng là không vắng lặng, cũng do duyên của việc ấy, có được cảm thọ. Ước muốn được vắng lặng, tầm là không vắng lặng, tưởng là không vắng lặng, ... Ước muốn được vắng lặng, tầm được vắng lặng, tưởng là không vắng lặng, ... Ước muốn được vắng lặng, tầm được vắng lặng, tưởng được vắng lặng, ... Có sự nỗ lực nhằm đạt được điều chưa đạt được (Quả A-la-hán), khi vị trí ấy chưa được đạt đến, cũng do duyên của việc ấy có được cảm thọ.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự phối hợp lại là trí về sự an trú vào các lãnh vực.”
Phần giải thích ­‘Trí về sự an trú vào các lãnh vực.’
 

44-49. Nhóm sáu của Trí về sự ly khai:


(44. Trí về sự ly khai do tưởng):

Tuệ với tính chất chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Tuệ với thoát ly là tính chất chủ đạo ly khai khỏi ước muốn trong các dục do tưởng,’ như thế tuệ với tính chất chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng. ‘Tuệ với không sân độc là tính chất chủ đạo ly khai khỏi sân độc do tưởng,’ như thế tuệ với tính chất chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng. ‘Tuệ với sự nghĩ tưởng đến ánh sáng là tính chất chủ đạo ly khai khỏi sự lờ đờ buồn ngủ do tưởng,’ ... ‘Tuệ với sự không tản mạn là tính chất chủ đạo ly khai khỏi phóng dật do tưởng,’ ... ‘Tuệ với sự xác định pháp là tính chất chủ đạo ly khai khỏi hoài nghi do tưởng,’ ... ‘Tuệ với trí là tính chất chủ đạo ly khai khỏi vô minh do tưởng,’ ... ‘Tuệ với sự hân hoan là tính chất chủ đạo ly khai khỏi sự không hứng thú do tưởng,’ ... ‘Tuệ với sơ thiền là tính chất chủ đạo ly khai khỏi các pháp ngăn che do tưởng,’ như thế tuệ với tính chất chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng. ...(như trên)... ‘Tuệ với tính chất Đạo A-la-hán ly khai khỏi toàn bộ phiền não do tưởng,’ như thế tuệ với tính chất chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ với tính chất chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng.”
 

(45. Trí về sự ly khai do suy nghĩ):

Tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Ước muốn trong các dục là khác nhau, sự thoát ly là giống nhau. Trong khi suy nghĩ về bản chất giống nhau của sự thoát ly, tâm ly khai khỏi ước muốn trong các dục,’ như thế tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ. ‘Sân độc là khác nhau, sự không sân độc là giống nhau. Trong khi suy nghĩ về bản chất giống nhau của không sân độc, tâm ly khai khỏi sân độc,’ như thế tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ. ‘Sự lờ đờ buồn ngủ là khác nhau, sự nghĩ tưởng đến ánh sáng là giống nhau. Trong khi suy nghĩ về bản chất giống nhau của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, tâm ly khai khỏi sự lờ đờ buồn ngủ,’ như thế tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ. ...(như trên)... ‘Tất cả phiền não là khác nhau, Đạo A-la-hán là giống nhau. Trong khi suy nghĩ về bản chất giống nhau của Đạo A-la-hán, tâm ly khai khỏi tất cả phiền não,’ như thế tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ.”
 

 (46. Trí về sự ly khai do tâm):

Tuệ về sự khẳng định là trí về sự ly khai do tâm là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, do tác động của sự thoát ly tâm được khẳng định,’ như thế tuệ về sự khẳng định là trí về sự ly khai do tâm. ‘Trong khi dứt bỏ sân độc, do tác động của sự không sân độc tâm được khẳng định,’ ... ‘Trong khi dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, do tác động của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng tâm được khẳng định,’ như thế tuệ về sự khẳng định là trí về sự ly khai do tâm. ...(như trên)... ‘Trong khi dứt bỏ tất cả phiền não, do tác động của Đạo A-la-hán tâm được khẳng định,’ như thế tuệ về sự khẳng định là trí về sự ly khai do tâm.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự khẳng định là trí về sự ly khai do tâm.”
 

(47. Trí về sự ly khai do trí):

Tuệ về không tánh là trí về sự ly khai do trí là (có ý nghĩa) thế nào? ‘Trong khi biết và thấy đúng theo thực thể rằng: ‘Mắt là rỗng không về bản ngã, về sở hữu của bản ngã, về thường còn, về vững chắc, về vĩnh viễn, hoặc về pháp không chuyển biến,’ trí ly khai khỏi sự cố chấp về mắt,’ như thế tuệ về không tánh là trí về sự ly khai do trí. ‘Trong khi biết và thấy đúng theo thực thể rằng: ‘Tai là rỗng không ... ‘Mũi là rỗng không ... ‘Lưỡi là rỗng không ... ‘Thân là rỗng không ... ‘Ý là rỗng không về bản ngã, về sở hữu của bản ngã, về thường còn, về vững chắc, về vĩnh viễn, hoặc về pháp không chuyển biến,’ trí ly khai khỏi sự cố chấp về ý,’ như thế tuệ về không tánh là trí về sự ly khai do trí. 
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về không tánh là trí về sự ly khai do trí.”
 

(48. Trí về sự ly khai do giải thoát):

Tuệ về sự xả ly là trí về sự ly khai do giải thoát là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Xả ly ước muốn trong các dục nhờ vào sự thoát ly,’ như thế tuệ về sự xả ly là trí về sự ly khai do giải thoát. ‘Xả ly sân độc nhờ vào sự không sân độc,’ ... ‘Xả ly sự lờ đờ buồn ngủ nhờ vào sự nghĩ tưởng đến ánh sáng,’ ... ‘Xả ly phóng dật nhờ vào sự không tản mạn,’ ... ‘Xả ly hoài nghi nhờ vào sự xác định pháp,’ như thế tuệ về sự xả ly là trí về sự ly khai do giải thoát. ... ‘Xả ly tất cả phiền não nhờ vào Đạo A-la-hán,’ như thế tuệ về sự xả ly là trí về sự ly khai do giải thoát.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự xả ly là trí về sự ly khai do giải thoát.”
 

 (49. Trí về sự ly khai do sự thật):

Tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Trong khi biết toàn diện về ý nghĩa áp bức, ý nghĩa tạo tác, ý nghĩa nóng nảy, ý nghĩa chuyển biến của khổ, (hành giả) ly khai,’ như thế tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật. ‘Trong khi dứt bỏ ý nghĩa (nghiệp) tích lũy, ý nghĩa căn nguyên, ý nghĩa ràng buộc, ý nghĩa vướng bận của nhân sanh, (hành giả) ly khai,’ như thế tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật. ‘Trong khi tác chứng ý nghĩa xuất ly, ý nghĩa viễn ly, ý nghĩa không tạo tác, ý nghĩa bất tử của Niết Bàn, (hành giả) ly khai,’ như thế tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật. ‘Trong khi tu tập ý nghĩa dẫn xuất, ý nghĩa chủng tử, ý nghĩa nhận thức, ý nghĩa pháp chủ đạo của Đạo, (hành giả) ly khai, ‘ như thế tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật.
Sự ly khai do tưởng, sự ly khai do suy nghĩ, sự ly khai do tâm, sự ly khai do trí, sự ly khai do giải thoát, sự ly khai do sự thật. ‘Trong khi suy tưởng, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do tưởng. ‘Trong khi suy nghĩ, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do suy nghĩ. ‘Trong khi nhận biết, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do tâm. ‘Trong khi sử dụng trí, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do trí. ‘Trong khi xả ly, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do giải thoát. ‘Theo ý nghĩa của thực thể, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do sự thật.
Nơi nào có sự ly khai do tưởng, nơi ấy có sự ly khai do suy nghĩ. Nơi nào có sự ly khai do suy nghĩ, nơi ấy có sự ly khai do tưởng. Nơi nào có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, nơi ấy có sự ly khai do tâm. Nơi nào có sự ly khai do tâm, nơi ấy có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ. Nơi nào có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, nơi ấy có sự ly khai do trí. Nơi nào có sự ly khai do trí, nơi ấy có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm. Nơi nào có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm,, có sự ly khai do trí, nơi ấy có sự ly khai do giải thoát. Nơi nào có sự ly khai do giải thoát, nơi ấy có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, có sự ly khai do trí. Nơi nào có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, có sự ly khai do trí, có sự ly khai do giải thoát, nơi ấy có sự ly khai do sự thật. Nơi nào có sự ly khai do sự thật, nơi ấy có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, có sự ly khai do trí, có sự ly khai do giải thoát.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật.”
Phần giải thích ‘Nhóm sáu của Trí về sự ly khai.’
 

50. Trí về các sự thành tựu:

Với sự xác định cả thân lẫn tâm là một, tuệ về ý nghĩa của sự thành tựu do năng lực của sự chú nguyện lạc tưởng và khinh tưởng là trí về thể loại của thần thông là (có ý nghĩa) thế nào?
Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này tu tập về nền tảng của thần thông[3] hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực,[4] ... hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn và các tạo tác do nỗ lực, ... hội đủ (các yếu tố) định do nhận thức và các tạo tác do nỗ lực, tu tập về nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực. Vị ấy làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến, có thể sử dụng được ở bốn nền tảng của thần thông này. Sau khi đã làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến, có thể sử dụng được ở bốn nền tảng của thần thông này, vị ấy kết hợp thân với tâm, kết hợp tâm với thân, uốn nắn tâm theo tác động của thân, uốn nắn thân theo tác động của tâm, chú nguyện tâm theo tác động của thân, chú nguyện thân theo tác động của tâm. Sau khi đã uốn nắn tâm theo tác động của thân, sau khi đã uốn nắn thân theo tác động của tâm, sau khi đã chú nguyện tâm theo tác động của thân, sau khi đã chú nguyện thân theo tác động của tâm, vị ấy nhập vào lạc tưởng và khinh tưởng ở thân rồi an trú. Với tâm được tu tập, được hoàn toàn trong sạch, được tinh khiết như thế, vị ấy quả quyết, hướng dẫn tâm vào trí thuộc về thần thông. Vị ấy kinh nghiệm nhiều thể loại thần thông: là một hóa thành nhiều, là nhiều hóa thành một, hiện ra, biến mất, đi xuyên qua vách nhà, qua tường thành, qua núi non không bị chướng ngại như là ở khoảng không, trồi lên và chìm xuống vào trong trái đất như ở trong nước, đi ở trên nước mà không làm chao động như ở trên đất, di chuyển với thế kiết già ở trên hư không như loài chim có cánh, bằng bàn tay sờ đến chạm vào ngay cả mặt trăng và mặt trời này (là những vật) có đại thần lực như thế có đại oai lực như thế. Bằng thân vị ấy thể hiện sự tác động đến tận cõi Phạm Thiên.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Với sự xác định cả thân lẫn tâm là một, tuệ về ý nghĩa của sự thành tựu do năng lực của sự chú nguyện lạc tưởng và khinh tưởng là trí về thể loại của thần thông.”
Phần giải thích ‘Trí về các sự thành tựu.’
 

51. Trí thanh tịnh của nhĩ giới:

Tuệ về sự thâm nhập các hiện tướng âm thanh có bản chất khác nhau hoặc giống nhau bằng cách triển khai tầm là trí thanh tịnh của nhĩ giới là (có ý nghĩa) thế nào?
Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này tu tập về nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn ... định do tinh tấn ... định do nhận thức ... định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực. Vị ấy làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến, có thể sử dụng được ở bốn nền tảng của thần thông này. Sau khi đã làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến, có thể sử dụng được ở bốn nền tảng của thần thông này, vị ấy chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở xa, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở kề cận, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh thô tháo, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh êm dịu, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh nhỏ nhẹ, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng đông, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng tây, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng bắc, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng nam, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng đông nam, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng tây bắc, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng đông bắc, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng tây nam, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng dưới, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng trên.
Với tâm được phát triển, hoàn toàn trong sạch, tinh khiết như thế, vị ấy quả quyết, hướng dẫn tâm vào trí thanh tịnh của nhĩ giới. Nhờ vào thiên nhĩ giới thanh tịnh vượt trội loài người, vị ấy nghe được cả hai loại âm thanh ở cõi trời và ở loài người, ở xa và ở kề cận.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thâm nhập các hiện tướng âm thanh có bản chất khác nhau hoặc giống nhau bằng cách triển khai tầm là trí thanh tịnh của nhĩ giới.”
Phần giải thích ‘Trí thanh tịnh của nhĩ giới.’
 

52. Trí biết được tâm:

Với tính chất triển khai của ba loại tâm, tuệ về sự thâm nhập các hành vi của thức có bản chất khác nhau hoặc giống nhau bằng năng lực tự tin của các quyền là trí biết được tâm là (có ý nghĩa) thế nào?
Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này tu tập về nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn ... định do tinh tấn ... định do nhận thức ... định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực. Vị ấy làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến, có thể sử dụng được ở bốn nền tảng của thần thông này. Sau khi đã làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến, có thể sử dụng được ở bốn nền tảng của thần thông này, vị ấy biết rõ như vầy: ‘Đây là sắc được sanh khởi do hỷ quyền, đây là sắc được sanh khởi do ưu quyền, đây là sắc được sanh khởi do xả quyền.’
Với tâm được phát triển, hoàn toàn trong sạch, tinh khiết như thế, vị ấy quả quyết, hướng dẫn tâm vào trí biết được tâm. Sau khi xem xét, vị ấy nhận biết tâm của các chúng sanh khác của các cá nhân khác bằng tâm. (Vị ấy) nhận biết tâm có tham ái là: ‘Tâm có tham ái,’ hoặc nhận biết tâm lìa khỏi tham ái là: ‘Tâm lìa khỏi tham ái,’ hoặc nhận biết tâm có sân, ... tâm lìa khỏi sân ... tâm có si ... tâm lìa khỏi si, ... tâm bị thâu hẹp ... tâm bị tán loạn ... tâm đại hành[5] ... tâm không đại hành ... tâm vô thượng ... tâm không vô thượng ... tâm định tĩnh ... tâm không định tĩnh ... tâm giải thoát ..., hoặc nhận biết tâm không giải thoát là: ‘Tâm không giải thoát.’
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Với tính chất triển khai của ba loại tâm, tuệ về sự thâm nhập các hành vi của thức có bản chất khác nhau hoặc giống nhau bằng năng lực tự tin của các quyền là trí biết được tâm.”
Phần giải thích ‘Trí biết được tâm.’
 

53. Trí nhớ về các kiếp sống trước:

Tuệ về sự thâm nhập bằng năng lực triển khai các nghiệp có bản chất khác nhau hoặc giống nhau đối với các pháp có sự vận hành do duyên là trí nhớ về các kiếp sống trước là (có ý nghĩa) thế nào?
Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này tu tập về nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn ...(nt)... sau khi làm thành nhu nhuyến có thể sử dụng được, vị ấy nhận biết như vầy: ‘Khi điều này hiện hữu, điều kia hiện hữu, do sự sanh lên của điều này, điều kia sanh lên, tức là các hành do duyên vô minh, thức do duyên các hành, danh sắc do duyên thức, sáu xứ do duyên danh sắc, xúc do duyên sáu xứ, thọ do duyên xúc, ái do duyên thọ, thủ do duyên ái, hữu do duyên thủ, sanh do duyên hữu, lão tử do duyên sanh, sầu muộn-than vãn-khổ đau-ưu phiền-thất vọng hiện khởi. Như thế là sự sanh khởi của toàn bộ khổ uẩn này.’
Với tâm được phát triển, hoàn toàn trong sạch, tinh khiết như thế, vị ấy quả quyết, hướng dẫn tâm đến trí nhớ về các kiếp sống trước. Vị ấy nhớ lại nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh, ba lần sanh, bốn lần sanh, năm lần sanh, mười lần sanh, hai mươi lần sanh, ba mươi lần sanh, bốn mươi lần sanh, năm mươi lần sanh, một trăm lần sanh, một ngàn lần sanh, một trăm ngàn lần sanh, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp: ‘Vào kiếp sống ấy, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, kinh nghiệm lạc và khổ như vầy, có giới hạn tuổi thọ như vầy. Từ chỗ ấy, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại nơi này.’ Như thế, vị ấy nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét cá biệt và đại cương.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thâm nhập bằng năng lực triển khai các nghiệp có bản chất khác nhau hoặc giống nhau đối với các pháp có sự vận hành do duyên là trí nhớ về các kiếp sống trước.”
Phần giải thích ‘Trí nhớ về các kiếp sống trước.’
 

54. Trí về thiên nhãn:

Tuệ về ý nghĩa của việc nhìn thấy các hiện tướng của sắc có bản chất khác nhau hoặc giống nhau nhờ vào năng lực của ánh sáng là trí về thiên nhãn là (có ý nghĩa) thế nào?
Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này tu tập về nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn ... định do tinh tấn ... định do nhận thức ... định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực. Vị ấy làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến có thể sử dụng ở bốn nền tảng của thần thông này. Sau khi làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến có thể sử dụng ở bốn nền tảng của thần thông này, vị ấy chú ý đến tưởng về ánh sáng, chú nguyện tưởng về ban ngày: ‘Ban ngày thế nào, ban đêm thế ấy, ban đêm thế nào, ban ngày thế ấy.’ Với tâm được mở ra và không bị che lấp như thế, vị ấy phát triển tâm có ánh sáng.
Với tâm được phát triển, hoàn toàn trong sạch, tinh khiết như thế, vị ấy quả quyết, hướng dẫn tâm đến trí về sự sanh tử của chúng sanh. Bằng thiên nhãn thanh tịnh vượt trội loài người, vị ấy nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, và nhận biết rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ: ‘Quả vậy, những chúng sanh đang hiện hữu này có thân ác hạnh, có khẩu ác hạnh, có ý ác hạnh, vu khống các bậc Thánh, theo tà kiến, tán thành hành động do tà kiến, khi tan rã thân xác và chết đi, họ bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục. Trái lại, những chúng sanh đang hiện hữu này có thân thiện hạnh, có khẩu thiện hạnh, có ý thiện hạnh, không vu khống các bậc Thánh, theo chánh kiến, tán thành hành động do chánh kiến, khi tan rã thân xác và chết đi, họ được sanh vào chốn an vui, cõi trời, loài người.’ Như thế, bằng thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, vị ấy nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, và biết rõ rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về ý nghĩa của việc nhìn thấy các hiện tướng của sắc có bản chất khác nhau hoặc giống nhau nhờ vào năng lực của ánh sáng là trí về thiên nhãn.”
Phần giải thích ‘Trí về thiên nhãn.’
 

55. Trí về sự đoạn tận của các lậu hoặc:

Tuệ về chủ thể đối với ba quyền theo sáu mươi bốn biểu hiện là trí về sự đoạn tận của các lậu hoặc là (có ý nghĩa) thế nào?
Của ba quyền nào? Của vị tri quyền, của dĩ tri quyền, của cụ tri quyền.
Vị tri quyền đi đến bao nhiêu vị thế? Dĩ tri quyền đi đến bao nhiêu vị thế? Cụ tri quyền đi đến bao nhiêu vị thế? Vị tri quyền đi đến một vị thế là Đạo Nhập Lưu. Dĩ tri quyền đi đến sáu vị thế là Quả Nhập Lưu, Đạo Nhất Lai, Quả Nhất Lai, Đạo Bất Lai, Quả Bất Lai, Đạo A-la-hán. Cụ tri quyền đi đến một vị thế là Quả A-la-hán.
Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, đối với vị tri quyền, tín quyền có sự cương quyết là phụ trợ, tấn quyền có sự ra sức là phụ trợ, niệm quyền có sự thiết lập là phụ trợ, định quyền có sự không tản mạn là phụ trợ, tuệ quyền có sự nhận thức là phụ trợ, ý quyền có sự nhận biết là phụ trợ, hỷ quyền có sự tràn ngập là phụ trợ, mạng quyền có pháp chủ đạo trong việc duy trì sự vận hành là phụ trợ. Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, các pháp được sanh ra, ngoại trừ sắc có nguồn phát sanh là tâm, tất cả (các pháp còn lại) đều là thiện, tất cả đều không có lậu hoặc, tất cả đều có tánh dẫn xuất, tất cả đều đưa đến sự không tích lũy, tất cả đều là vượt trên thế gian, tất cả đều có cảnh là Niết Bàn. Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, đối với vị tri quyền, tám quyền này là các phụ trợ đồng sanh, là các phụ trợ có sự (tác động) qua lại, là các phụ trợ có sự nương tựa, là các phụ trợ được liên kết, là đồng hành, là đồng sanh, là kết hợp, là liên kết. Chính tám quyền này vừa là biểu hiện vừa là phụ trợ của vị tri quyền.
Vào sát-na Quả Nhập Lưu, đối với dĩ tri quyền, tín quyền có sự cương quyết là phụ trợ, tấn quyền có sự ra sức là phụ trợ, niệm quyền có sự thiết lập là phụ trợ, định quyền có sự không tản mạn là phụ trợ, tuệ quyền có sự nhận thức là phụ trợ, ý quyền có sự nhận biết là phụ trợ, hỷ quyền có sự tràn ngập là phụ trợ, mạng quyền có pháp chủ đạo trong việc duy trì sự vận hành là phụ trợ. Vào sát-na Quả Nhập Lưu, các pháp được sanh ra, ngoại trừ sắc có nguồn phát sanh là tâm, tất cả (các pháp còn lại) đều là vô ký, tất cả đều không có lậu hoặc, tất cả đều là vượt trên thế gian, tất cả đều có cảnh là Niết Bàn. Vào sát-na Quả Nhập Lưu, đối với dĩ tri quyền, tám quyền này là các phụ trợ đồng sanh, là các phụ trợ có sự (tác động) qua lại, là các phụ trợ có sự nương tựa, là các phụ trợ được liên kết, là đồng hành, là đồng sanh, là kết hợp, là liên kết. Chính tám quyền này vừa là biểu hiện vừa là phụ trợ của dĩ tri quyền.
Vào sát-na Đạo Nhất Lai, ...(như trên)... Vào sát-na Quả Nhất Lai, ...(như trên)... Vào sát-na Đạo Bất Lai, ...(như trên)... Vào sát-na Quả Bất Lai, ...(như trên)... Vào sát-na Đạo A-la-hán, đối với dĩ tri quyền, tín quyền của có sự cương quyết là phụ trợ, ...(như trên)... mạng quyền có pháp chủ đạo trong việc duy trì sự vận hành là phụ trợ.
Vào sát-na Đạo A-la-hán, các pháp được sanh ra ngoại trừ sắc có nguồn phát sanh là tâm, tất cả (các pháp còn lại) đều là thiện, tất cả đều không có lậu hoặc, tất cả đều có tánh dẫn xuất, tất cả đều đưa đến sự không tích lũy, tất cả đều là vượt trên thế gian, tất cả đều có cảnh là Niết Bàn. Vào sát-na Đạo A-la-hán, đối với dĩ tri quyền, tám quyền này[6] là các phụ trợ đồng sanh, là các phụ trợ có sự (tác động) qua lại, là các phụ trợ có sự nương tựa, là các phụ trợ được liên kết, là đồng hành, là đồng sanh, là kết hợp, là liên kết. Chính tám quyền này vừa là biểu hiện vừa là phụ trợ của dĩ tri quyền.
Vào sát-na Quả A-la-hán, đối với cụ tri quyền, tín quyền có sự cương quyết là phụ trợ, tấn quyền ...(nt)... mạng quyền có pháp chủ đạo trong việc duy trì sự vận hành là phụ trợ. Vào sát-na Quả A-la-hán, các pháp được sanh ra, ngoại trừ sắc có nguồn phát sanh là tâm, tất cả (các pháp còn lại) đều là vô ký, tất cả đều không có lậu hoặc, tất cả đều là vượt trên thế gian, tất cả đều có cảnh là Niết Bàn. Vào sát-na Quả A-la-hán, đối với cụ tri quyền, tám quyền này là các phụ trợ đồng sanh, ...(nt)... là liên kết. Chính tám quyền này vừa là biểu hiện vừa là phụ trợ của cụ tri quyền. Như thế, 8 lần 8 này là 64.
Lậu hoặc: Các lậu hoặc ấy là gì? Là dục lậu, hữu lậu, (tà) kiến lậu, vô minh lậu.
Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đâu? Do Đạo Nhập Lưu, toàn thể (tà) kiến lậu được cạn kiệt, dục lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, hữu lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, vô minh lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt. Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.
Do Đạo Nhất Lai, dục lậu thô thiển được cạn kiệt, hữu lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt, vô minh lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt. Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.
Do Đạo Bất Lai, toàn thể dục lậu được cạn kiệt, hữu lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt, vô minh lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt. Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.
Do Đạo A-la-hán, toàn thể hữu lậu được cạn kiệt, toàn thể vô minh lậu được cạn kiệt. Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về chủ thể đối với ba quyền theo sáu mươi bốn biểu hiện là trí về sự đoạn tận của các lậu hoặc.”
Phần giải thích ‘Trí về sự đoạn tận của các lậu hoặc.’
 

56-63. Hai nhóm bốn của trí về chân lý:

Tuệ về ý nghĩa biết toàn diện là trí về Khổ, tuệ về ý nghĩa dứt bỏ là trí về nhân sanh (Khổ), tuệ về ý nghĩa tác chứng là trí về sự diệt tận (Khổ), tuệ về ý nghĩa tu tập là trí về Đạo là (có ý nghĩa) thế nào?
Đối với Khổ là ý nghĩa áp bức, là ý nghĩa tạo tác, là ý nghĩa nóng nảy, là ý nghĩa chuyển biến, là ý nghĩa biết toàn diện.
Đối với nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa (nghiệp) tích lũy, là ý nghĩa căn nguyên, là ý nghĩa ràng buộc, là ý nghĩa vướng bận, là ý nghĩa dứt bỏ.
Đối với sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa xuất ly, là ý nghĩa viễn ly, là ý nghĩa vô vi, là ý nghĩa bất tử, là ý nghĩa tác chứng.
Đối với Đạo là ý nghĩa dẫn xuất, là ý nghĩa chủng tử, là ý nghĩa nhận thức, là ý nghĩa pháp chủ đạo, là ý nghĩa tu tập.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về ý nghĩa biết toàn diện là trí về Khổ; Tuệ về ý nghĩa dứt bỏ là trí về nhân sanh (Khổ); Tuệ về ý nghĩa tác chứng là trí về sự diệt tận (Khổ); Tuệ về ý nghĩa tu tập là trí về Đạo.”
Trí về Khổ, trí về nhân sanh Khổ, trí về sự diệt tận Khổ, trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ là (có ý nghĩa) thế nào?
Trí của vị có dự phần ở Đạo cũng là trí về Khổ, đây cũng là trí về nhân sanh Khổ, đây cũng là trí về sự diệt tận Khổ, đây cũng là trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.
Trong trường hợp ấy, trí về Khổ là gì? Điều gì sanh lên có liên quan đến Khổ: sự nhận biết (của trí), sự nhận biết (của tuệ), sự chọn lọc, sự tuyển lựa, sự chọn lọc pháp, sự suy xét, sự khảo cứu, sự khảo sát, sự thông thái, sự rành rẽ, sự khôn ngoan, sự sáng suốt, sự suy nghĩ, sự nghiên cứu, sự uyên thâm, sự mẫn tiệp, sự lãnh đạo, sự minh sát, sự tỉnh giác, sự sắc sảo, tuệ, tuệ quyền, tuệ lực, tuệ là vũ khí, tuệ là thành trì, tuệ là ánh sáng, tuệ là hào quang, tuệ là ngọn đèn, tuệ là báu vật, sự vô si, sự chọn lọc pháp, chánh kiến, (mỗi một) điều ấy được gọi là trí về Khổ. Điều gì sanh lên có liên quan đến nhân sanh Khổ: ...(nt)... Điều gì sanh lên có liên quan đến sự diệt tận Khổ: ...(nt)... Điều gì sanh lên có liên quan đến sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ: ...(nt)... sự vô si, sự chọn lọc pháp, chánh kiến, (mỗi một) điều ấy được gọi là trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Trí về Khổ, trí về nhân sanh Khổ, trí về sự diệt tận Khổ, trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.”
Phần giải thích ‘Hai nhóm bốn của trí về chân lý.’
 

64-67. Trí về các sự phân tích thuần túy:

Trí về sự phân tích ý nghĩa, trí về sự phân tích pháp, trí về sự phân tích ngôn từ, trí về sự phân tích phép biện giải là (có ý nghĩa) thế nào?
Trí về các ý nghĩa là sự phân tích ý nghĩa, trí về các pháp là sự phân tích pháp, trí về các ngôn từ là sự phân tích ngôn từ, trí về các phép biện giải là sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về bản chất khác nhau của các ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về bản chất khác nhau của các pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về bản chất khác nhau của các ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về bản chất khác nhau của các phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự xác định ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự xác định pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự xác định ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự xác định phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự suy xét ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự suy xét pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự suy xét ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự suy xét phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự khảo cứu ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự khảo cứu pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự khảo cứu ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự khảo cứu phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự phân loại ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự phân loại pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự phân loại ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự phân loại phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự thể hiện ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự thể hiện pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự thể hiện ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự thể hiện phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự làm sáng tỏ ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự làm sáng tỏ pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự làm sáng tỏ ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự làm sáng tỏ phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự làm rõ rệt ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự làm rõ rệt pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự làm rõ rệt ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự làm rõ rệt phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự công bố ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự công bố pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự công bố ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự công bố phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Trí về sự phân tích ý nghĩa, trí về sự phân tích pháp, trí về sự phân tích ngôn từ, trí về sự phân tích phép biện giải.”
Phần giải thích ‘Trí về các sự phân tích thuần túy.’
 

68. Trí biết được khả năng của người khác:

Trí biết được khả năng của người khác của đức Như Lai là (có ý nghĩa) thế nào?
Ở đây, đức Như Lai nhìn thấy các chúng sanh: có tầm nhìn bị vấy bụi ít, có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều, có giác quan sắc sảo, có giác quan cùn lụt, có tánh khí tốt, có tánh khí tồi, dễ hướng dẫn, khó hướng dẫn, một số chúng sanh thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, một số chúng sanh không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác.
Có tầm nhìn bị vấy bụi ít, có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều: Người có đức tin là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người không có đức tin là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều. Người có sự cố gắng tinh tấn là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người biếng nhác là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều. Người có niệm được thiết lập là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người có niệm bị quên lãng là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều. Người được định tĩnh là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người không được định tĩnh là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều. Người có tuệ là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người có tuệ kém là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều.
Có giác quan sắc sảo, có giác quan cùn lụt: Người có đức tin là có giác quan sắc sảo, người không có đức tin là có giác quan cùn lụt. Người có sự cố gắng tinh tấn là có giác quan sắc sảo, người biếng nhác là có giác quan cùn lụt. Người có niệm được thiết lập là có giác quan sắc sảo, người có niệm bị quên lãng là có giác quan cùn lụt. Người được định tĩnh là có giác quan sắc sảo, người không được định tĩnh là có giác quan cùn lụt. Người có tuệ là có giác quan sắc sảo, người có tuệ kém là có giác quan cùn lụt.
Có tánh khí tốt, có tánh khí tồi: Người có đức tin là có tánh khí tốt, người không có đức tin là có tánh khí tồi. Người có sự cố gắng tinh tấn là có tánh khí tốt, người biếng nhác là có tánh khí tồi. Người có niệm được thiết lập là có tánh khí tốt, người có niệm bị quên lãng là có tánh khí tồi. Người được định tĩnh là có tánh khí tốt, người không được định tĩnh là có tánh khí tồi. Người có tuệ là có tánh khí tốt, người có tuệ kém là có tánh khí tồi.
Dễ hướng dẫn, khó hướng dẫn: Người có đức tin là dễ hướng dẫn, người không có đức tin là khó hướng dẫn. Người có sự cố gắng tinh tấn là dễ hướng dẫn, người biếng nhác là khó hướng dẫn. Người có niệm được thiết lập là dễ hướng dẫn, người có niệm bị quên lãng là khó hướng dẫn. Người được định tĩnh là dễ hướng dẫn, người không được định tĩnh là khó hướng dẫn. Người có tuệ là dễ hướng dẫn, người có tuệ kém là khó hướng dẫn.
Một số chúng sanh thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, một số chúng sanh không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác: Người có đức tin là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người không có đức tin là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác. Người có sự cố gắng tinh tấn là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người biếng nhác là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác. Người có niệm được thiết lập là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người có niệm bị quên lãng là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác. Người được định tĩnh là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người không được định tĩnh là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác. Người có tuệ là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người có tuệ kém là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác.
Thế giới: Thế giới của các uẩn, thế giới của các giới, thế giới của các xứ, thế giới có sự bất hạnh, thế giới đem lại sự bất hạnh, thế giới có sự thuận lợi, thế giới đem lại sự thuận lợi.
Một thế giới là tất cả chúng sanh được tồn tại nhờ vật thực. Hai thế giới là danh và sắc. Ba thế giới là ba thọ. Bốn thế giới là bốn loại vật thực. Năm thế giới là năm thủ uẩn. Sáu thế giới là sáu nội xứ. Bảy thế giới là bảy trụ xứ của thức. Tám thế giới là tám pháp thế gian. Chín thế giới là chín nơi cư trú của chúng sanh. Mười thế giới là mười xứ.[7] Mười hai thế giới là mười hai xứ.[8] Mười tám thế giới là mười tám giới.
Tội lỗi: Tất cả ô nhiễm là tội lỗi, tất cả ác hạnh là tội lỗi, tất cả các thắng hành là tội lỗi, tất cả nghiệp đưa đến hữu là tội lỗi.
Như thế, tưởng đến sự kinh hãi sắc bén về thế giới này và về tội lỗi này đã được đề cập, cũng giống như (tưởng đến sự kinh hãi) về cuộc chém giết có thanh gươm đã được vung lên. Đức Như Lai biết được, thấy được, hiểu được, thấu triệt năm quyền này thông qua năm mươi biểu hiện[9] này.
Đây là trí biết được khả năng của người khác của đức Như Lai.
Phần giải thích ‘Trí biết được khả năng của người khác.’
 

69. Trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm:

Trí của đức Như Lai về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh là (có ý nghĩa) thế nào?
Ở đây, đức Như Lai biết thiên kiến của chúng sanh, biết xu hướng ngủ ngầm, biết sở hành, biết tánh khí, biết chúng sanh có khả năng hay không có khả năng.
Thiên kiến gì của chúng sanh? ‘Thế giới là thường còn,’ ‘Thế giới là không thường còn,’ ‘Thế giới là có giới hạn,’ ‘Thế giới là không có giới hạn,’ ‘Mạng sống là vật ấy thân thể là vật ấy,’ ‘Mạng sống là vật khác thân thể là vật khác,’ ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ hay ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ chúng sanh nương tựa vào hữu kiến hoặc nương tựa vào phi hữu kiến là như thế.
Trái lại, có những chúng sanh không tiếp cận hai thái cực này rồi  thành tựu sự chấp nhận hợp theo các pháp được tùy thuận sanh lên do tính chất của duyên ấy, hoặc (đạt được) trí đúng theo thực thể.
Ngài biết về người đang theo đuổi (ngũ) dục rằng: ‘Người này nặng về dục, có thiên kiến về dục, có tánh khí về dục;’ biết về người đang theo đuổi (ngũ) dục rằng: ‘Người này nặng về thoát ly, có thiên kiến về thoát ly, có tánh khí về thoát ly;’ biết về người đang theo đuổi thoát ly rằng: ‘Người này nặng về thoát ly, có thiên kiến về thoát ly, có tánh khí về thoát ly;’ biết về người đang theo đuổi thoát ly rằng: ‘Người này nặng về dục, có thiên kiến về dục, có tánh khí về dục.’
Ngài biết về người đang theo đuổi sân độc rằng: ‘Người này nặng về sân độc, có thiên kiến về sân độc, có tánh khí về sân độc;’ biết về người đang theo đuổi sân độc rằng: ‘Người này nặng về không sân độc, có thiên kiến về không sân độc, có tánh khí về không sân độc;’ biết về người đang theo đuổi không sân độc rằng: ‘Người này nặng về không sân độc, có thiên kiến về không sân độc, có tánh khí về không sân độc;’ biết về người đang theo đuổi không sân độc rằng: ‘Người này nặng về sân độc, có thiên kiến về sân độc, có tánh khí về sân độc.’
Ngài biết về người đang theo đuổi sự lờ đờ và buồn ngủ rằng: ‘Người này nặng về lờ đờ và buồn ngủ, có thiên kiến về lờ đờ và buồn ngủ, có tánh khí về lờ đờ và buồn ngủ;’ biết về người đang theo đuổi sự lờ đờ và buồn ngủ rằng: ‘Người này nặng về quang tưởng, có thiên kiến về quang tưởng, có tánh khí về quang tưởng;’ biết về người đang theo đuổi quang tưởng rằng: ‘Người này nặng về quang tưởng, có thiên kiến về quang tưởng, có tánh khí về quang tưởng;’ biết về người đang theo đuổi quang tưởng rằng: ‘Người này nặng về lờ đờ và buồn ngủ, có thiên kiến về lờ đờ và buồn ngủ, có tánh khí về lờ đờ và buồn ngủ.’ Đây là thiên kiến của chúng sanh.
Xu hướng ngủ ngầm gì của chúng sanh? Có bảy xu hướng ngủ ngầm: Ái dục ngủ ngầm, bất bình ngủ ngầm, ngã mạn ngủ ngầm, tà kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm.
Ở đời, có sắc gì đáng yêu đáng mến, ái dục ngủ ngầm của chúng sanh tiềm ẩn ở sắc ấy. Ở đời, có sắc gì không đáng yêu không đáng mến, bất bình ngủ ngầm của chúng sanh tiềm ẩn ở sắc ấy. Như thế vô minh khởi lên ở hai pháp này; ngã mạn, tà kiến, và hoài nghi có cùng ý nghĩa với điều ấy cần được nhìn thấy. Đây là xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh.
Sở hành gì của chúng sanh? Sự tạo tác đem lại phước báu, sự tạo tác không đem lại phước báu, sự tạo tác có kết quả không thay đổi có nền tảng nhỏ bé hoặc có nền tảng to lớn. Đây là sở hành của chúng sanh.
Tánh khí gì của chúng sanh? Có các chúng sanh có tánh khí thấp kém, có các chúng sanh có tánh khí cao quý. Các chúng sanh có tánh khí thấp kém giao thiệp, gần gũi, thân cận với các chúng sanh có tánh khí thấp kém, các chúng sanh có tánh khí cao quý giao thiệp, gần gũi, thân cận với các chúng sanh có tánh khí cao quý. Vào thời quá khứ xa xăm, các chúng sanh có tánh khí thấp kém cũng đã giao thiệp, gần gũi, thân cận với các chúng sanh có tánh khí thấp kém, các chúng sanh có tánh khí cao quý cũng đã giao thiệp, gần gũi, thân cận với các chúng sanh có tánh khí cao quý. Vào thời tương lai xa xăm, các chúng sanh có tánh khí thấp kém cũng sẽ giao thiệp, gần gũi, thân cận với các chúng sanh có tánh khí thấp kém, các chúng sanh có tánh khí cao quý cũng sẽ giao thiệp, gần gũi, thân cận với các chúng sanh có tánh khí cao quý. Đây là tánh khí của chúng sanh.
Chúng sanh nào không có khả năng? Những chúng sanh nào có sự chướng ngại do nghiệp, có sự chướng ngại do phiền não, có sự chướng ngại do quả thành tựu (của nghiệp), không có đức tin, không có ước muốn, tuệ kém, không chắc chắn có khả năng nhập vào bản thể chơn chánh trong các thiện pháp, những chúng sanh này đây là không có khả năng.
Chúng sanh nào có khả năng? Những chúng sanh nào không có sự chướng ngại do nghiệp, không có sự chướng ngại do phiền não, không có sự chướng ngại do quả thành tựu, có đức tin, có ước muốn, có tuệ, chắc chắn có khả năng nhập vào bản thể chơn chánh trong các thiện pháp; những chúng sanh này đây là có khả năng.
Đây là trí của đức Như Lai về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh.
Phần giải thích về ‘Trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm.’
 

70. Trí về song thông:

Trí về song thông của đức Như Lai là (có ý nghĩa) thế nào?
Ở đây, đức Như Lai thực hiện song thông không phổ cập đến các Thinh Văn: Ngài phát ra khối lửa từ phần thân phía trên, phát ra nguồn nước từ phần thân phía dưới. Ngài phát ra khối lửa từ phần thân phía dưới, phát ra nguồn nước từ phần thân phía trên. Ngài phát ra khối lửa từ phần thân phía trước, phát ra nguồn nước từ phần thân phía sau. Ngài phát ra khối lửa từ phần thân phía sau, phát ra nguồn nước từ phần thân phía trước. Ngài phát ra khối lửa từ con mắt bên phải, phát ra nguồn nước từ con mắt bên trái. Ngài phát ra khối lửa từ con mắt bên trái, phát ra nguồn nước từ con mắt bên phải. Ngài phát ra khối lửa từ lỗ tai bên phải, phát ra nguồn nước từ lỗ tai bên trái. Ngài phát ra khối lửa từ lỗ tai bên trái, phát ra nguồn nước từ lỗ tai bên phải. Ngài phát ra khối lửa từ lỗ mũi bên phải, phát ra nguồn nước từ lỗ mũi bên trái. Ngài phát ra khối lửa từ lỗ mũi bên trái, phát ra nguồn nước từ lỗ mũi bên phải. Ngài phát ra khối lửa từ chóp vai bên phải, phát ra nguồn nước từ chóp vai bên trái. Ngài phát ra khối lửa từ chóp vai bên trái, phát ra nguồn nước từ chóp vai bên phải. Ngài phát ra khối lửa từ cánh tay phải, phát ra nguồn nước từ cánh tay trái. Ngài phát ra khối lửa từ cánh tay trái, phát ra nguồn nước từ cánh tay phải. Ngài phát ra khối lửa từ hông bên phải, phát ra nguồn nước từ hông bên trái. Ngài phát ra khối lửa từ hông bên trái, phát ra nguồn nước từ hông bên phải. Ngài phát ra khối lửa từ bàn chân phải, phát ra nguồn nước từ bàn chân trái. Ngài phát ra khối lửa từ bàn chân trái, phát ra nguồn nước từ bàn chân phải. Ngài phát ra khối lửa từ các ngón tay và ngón chân, phát ra nguồn nước từ các kẻ của các ngón tay và ngón chân. Ngài phát ra khối lửa từ các kẻ của các ngón tay và ngón chân, phát ra nguồn nước từ các ngón tay và ngón chân. Ngài phát ra khối lửa từ mỗi một sợi lông, phát ra nguồn nước từ mỗi một sợi lông. Ngài phát ra khối lửa từ từng lỗ chân lông, phát ra nguồn nước từ từng lỗ chân lông gồm có sáu màu sắc là xanh, vàng, đỏ, trắng, đỏ tía, màu ánh sáng.
Đức Thế Tôn đi kinh hành, còn hình biến hóa (của Ngài) đứng, hoặc ngồi, hoặc ở tư thế nằm; đức Thế Tôn đứng, còn hình biến hóa đi kinh hành, hoặc ngồi, hoặc ở tư thế nằm; đức Thế Tôn ngồi, còn hình biến hóa đi kinh hành, hoặc đứng, hoặc ở tư thế nằm; đức Thế Tôn ở tư thế nằm, còn hình biến hóa đi kinh hành, hoặc đứng, hoặc ngồi; hình biến hóa đi kinh hành, còn đức Thế Tôn đứng, hoặc ngồi, hoặc ở tư thế nằm; hình biến hóa đứng, còn đức Thế Tôn đi kinh hành, hoặc ngồi, hoặc ở tư thế nằm; hình biến hóa ngồi, còn đức Thế Tôn đi kinh hành, hoặc đứng, hoặc ở tư thế nằm; hình biến hóa ở tư thế nằm, còn đức Thế Tôn đứng, hoặc ngồi, hoặc đi kinh hành.
Đây là trí về song thông của đức Như Lai.
Phần giải thích ‘Trí về song thông.’
 

71. Trí thể nhập đại bi:

Trí về sự thể nhập đại bi của đức Như Lai là (có ý nghĩa) thế nào?
Lòng đại bi đối với chúng sanh hiện khởi ở chư Phật Thế Tôn trong lúc xem xét theo nhiều phương thức. Lòng đại bi đối với chúng sanh hiện khởi ở chư Phật Thế Tôn trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị đốt cháy.’ Lòng đại bi đối với chúng sanh hiện khởi ở chư Phật Thế Tôn trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị bận rộn.’ Lòng đại bi đối với chúng sanh hiện khởi ở chư Phật Thế Tôn trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian diễn tiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian thực hành theo đạo lộ xấu xa.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Thế gian đưa đến (già chết) và không bền vững.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Thế gian là không có sự bảo vệ, không có chủ thể.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Thế gian là không có sở hữu chủ, mọi thứ sẽ dứt bỏ và ra đi.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Thế gian là thiếu thốn, không được thỏa mãn, là nô lệ của tham ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là không nơi bảo vệ.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là không nơi cư trú.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là không nơi nương tựa.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là tình trạng không có sự nương tựa.’ ...  
... trong lúc xem xét rằng: ‘Thế gian là hỗn độn, không bình lặng.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian có mũi tên, bị xuyên thủng bởi những mũi tên to lớn,[10] ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người nhổ lên những mũi tên.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian có sự che phủ bởi bóng tối của vô minh, là ở trong quả trứng, là bị ném vào ngục tù của phiền não, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người chỉ cho thấy ánh sáng.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là đi đến vô minh, là ở trong quả trứng, bị che đậy, như là ổ kén, như là tổ chim, được làm bằng các thứ cỏ dại, không vượt khỏi luân hồi là tình trạng gánh chịu đọa xứ, khổ cảnh.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là bị vấy bẩn bởi sự độc hại và xấu xa của vô minh, là vũng bùn của phiền não.’ ...
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị quấn vào cuộn rối của tham ái sân hận si mê, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người tháo gỡ cuộn rối.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị trói chặt vào sự kết nối của ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị bao bọc bởi mạng lưới của ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị cuốn trôi bởi giòng nước của ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị ràng buộc bởi sự ràng buộc của ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị tiềm ẩn bởi xu hướng ngủ ngầm của ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị nung nóng bởi ngọn lửa của ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị thiêu đốt bởi nguồn nhiệt của ái.’ ...
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị trói chặt vào sự kết nối của tà kiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị bao bọc bởi mạng lưới tà kiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị cuốn trôi bởi giòng nước tà kiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị ràng buộc bởi sự ràng buộc của tà kiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị tiềm ẩn bởi xu hướng ngủ ngầm của tà kiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị nung nóng bởi ngọn lửa của tà kiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị thiêu đốt bởi nguồn nhiệt của tà kiến.’
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị tiếp nối bởi sự sanh.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị đeo đuổi bởi sự già.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị cai trị bởi bệnh tật.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị thống trị bởi sự chết.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị thiết lập ở trong đau khổ.’
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị chộp lấy bởi ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị vây quanh bởi hàng rào của sự già.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị vây quanh bởi bẫy sập của tử thần.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị trói buộc bởi những sự trói buộc lớn là sự trói buộc của tham ái, sự trói buộc của sân, sự trói buộc của si, sự trói buộc của ngã mạn, sự trói buộc của tà kiến, sự trói buộc của phiền não, sự trói buộc của ác hạnh, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người mở ra sự trói buộc.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian đi vào sự chật chội đông đúc, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người chỉ cho thấy khoảng trống.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị vướng bận bởi sự vướng bận lớn, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người cắt đứt sự vướng bận.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị rơi vào vực thẳm lớn, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người đưa lên khỏi vực thẳm.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là đi vào khu rừng lớn, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người giúp cho vượt qua khu rừng.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là đi vào luân hồi vĩ đại, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người giúp cho giải thoát khỏi luân hồi.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị quay vòng trong pháo đài rộng lớn, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người đưa lên khỏi pháo đài.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị chìm vào vũng lầy rộng lớn, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người đưa lên khỏi vũng lầy.’
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là bị thống trị.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là bị thiêu đốt bởi lửa tham ái, bởi lửa sân, bởi lửa si, bởi sự sanh, bởi sự già, bởi sự chết, bởi sầu muộn, bởi than vãn, bởi khổ đau, bởi ưu phiền, bởi thất vọng, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người dập tắt.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là kẻ bị lôi kéo đi, bị giết chết, thường xuyên bị hành hạ, là kẻ trộm thọ lãnh hành phạt.’
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là bị trói buộc bởi sự trói buộc của tội lỗi, được tồn tại ở sự hãm hại, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người làm cho giải thoát.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là không có người cai quản, đã đạt đến trạng thái vô cùng thảm hại, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người bảo hộ.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là tràn ngập khổ đau, đã bị hành hạ thời gian dài lâu.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là đòi hỏi, thường xuyên bị đói khát.’
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là tối tăm không có sự nhìn thấy.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian đã bị mất người hướng dẫn, không có người lãnh đạo.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian có sự rơi vào đạo lộ sai trái, đã đi sái đường, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người đem lại đạo lộ của các bậc Thánh.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian có sự rơi vào cơn lũ lớn, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người nâng lên ra khỏi cơn lũ.’
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị xâm nhập bởi hai (tà) kiến.’[11] ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian thực hành sái quấy theo ba ác hạnh.’[12] ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị quàng vào bởi bốn ách, bị máng vào bởi bốn ách.’[13] ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị bó buộc bởi bốn phược.’[14] ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị chấp chặt bởi bốn thủ.’[15] ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là bị đọa vào năm cảnh giới.’[16] ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị nhiễm bởi năm phần dục lạc.’ ...  ‘Đời sống ở thế gian bị bao bọc bởi năm sự ngăn che.’[17] ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian tranh cãi với sáu nguồn gốc của tranh cãi.’[18] ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị nhiễm bởi sáu nhóm ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị xâm nhập bởi sáu (tà) kiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị tiềm ẩn bởi bảy xu hướng ngủ ngầm.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị ràng buộc bởi bảy sự ràng buộc.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là kiêu hãnh với bảy ngã mạn.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị quay cuồng bởi tám pháp thế gian.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị dẫn dắt bởi tám sự sai trái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị hư hỏng bởi tám sự hư hỏng của con người.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị hãm hại bởi chín nền tảng của sự hãm hại.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là kiêu hãnh với chín cách ngã mạn.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị ái nhiễm bởi chín nguồn gốc của ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị ô nhiễm bởi mười nền tảng của phiền não.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị hãm hại bởi mười nền tảng của sự hãm hại.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian hội đủ mười phương thức của nghiệp bất thiện.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị ràng buộc bởi mười sự ràng buộc.’
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị dẫn dắt bởi mười sự sai trái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian hội đủ tà kiến theo mười nền tảng[19].’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian hội đủ hữu biên kiến theo mười nền tảng[20].’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị trì hoãn bởi sự trì hoãn của một trăm lẻ tám ái.’ Lòng đại bi đối với chúng sanh hiện khởi ở chư Phật Thế Tôn trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị xâm nhập bởi sáu mươi hai tà kiến.’
Lòng đại bi đối với chúng sanh hiện khởi ở chư Phật Thế Tôn trong lúc xem xét rằng: ‘Ta đã vượt qua và thế gian là chưa vượt qua. Ta đã giải thoát và thế gian chưa giải thoát. Ta đã được rèn luyện và thế gian chưa được rèn luyện. Ta được an tịnh và thế gian chưa được an tịnh. Ta được tự tại và thế gian chưa được tự tại. Ta đã được hoàn toàn dập tắt và thế gian chưa được hoàn toàn dập tắt. Quả vậy, Ta đã vượt qua để làm cho vượt qua, đã giải thoát để làm cho giải thoát, đã được rèn luyện để làm cho được rèn luyện, đã được an tịnh để làm cho được an tịnh, đã được tự tại để làm cho tự tại, đã được hoàn toàn dập tắt để làm cho hoàn toàn dập tắt.’
Đây là trí về sự thể nhập đại bi của đức Như Lai.
Phần giải thích về ‘Trí thể nhập đại bi.’
 

72 - 73. Trí Toàn Giác - không bị ngăn che:

Trí Toàn Giác của đức Như Lai là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Biết tất cả (pháp) hữu vi và vô vi không có thiếu sót’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Biết tất cả việc đã qua’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Biết tất cả việc chưa đến’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Biết tất cả việc hiện tại’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Mắt và luôn cả các sắc, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Tai và luôn cả các thinh, ... ‘Mũi và luôn cả các khí, ... ‘Lưỡi và luôn cả các vị, ... ‘Thân và luôn cả các xúc, ... ‘Ý và luôn cả các pháp, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến ý nghĩa của vô thường, ý nghĩa của khổ não, ý nghĩa của vô ngã, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Cho đến ý nghĩa vô thường, ý nghĩa khổ não, ý nghĩa vô ngã của sắc, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Cho đến ý nghĩa vô thường, ý nghĩa khổ não, ý nghĩa vô ngã của thọ, ... của tưởng, ... của các hành, ... của thức, ... của mắt, ... của lão tử, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến ý nghĩa của sự biết rõ đối với sự biết rõ, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Cho đến ý nghĩa của sự biết toàn diện đối với sự biết toàn diện... ‘Cho đến ý nghĩa của sự dứt bỏ đối với sự dứt bỏ ... ‘Cho đến ý nghĩa của sự tu tập đối với sự tu tập ... ‘Cho đến ý nghĩa của sự tác chứng đối với sự tác chứng, ...
‘Cho đến ý nghĩa của uẩn đối với các uẩn, ... ‘Cho đến ý nghĩa của giới đối với các giới ... ‘Cho đến ý nghĩa của xứ đối với các xứ ... ‘Cho đến ý nghĩa của pháp hữu vi đối với các pháp hữu vi ... ‘Cho đến ý nghĩa của pháp vô vi đối với pháp vô vi, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến các pháp thiện, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Cho đến các pháp bất thiện ... ‘Cho đến các pháp vô ký, ...
‘Cho đến các pháp dục giới, ... ‘Cho đến các pháp sắc giới, ... ‘Cho đến các pháp vô sắc giới, ... ‘Cho đến các pháp không bị lệ thuộc, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến ý nghĩa của Khổ đối với Khổ, ... ‘Cho đến ý nghĩa về nhân sanh (Khổ) đối với nhân sanh (Khổ), ... ‘Cho đến ý nghĩa về sự diệt tận (Khổ) đối với sự diệt tận (Khổ), ... ‘Cho đến ý nghĩa về Đạo của Đạo, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến ý nghĩa về sự phân tích ý nghĩa đối với sự phân tích ý nghĩa, ... ‘Cho đến ý nghĩa về sự phân tích pháp đối với sự phân tích pháp, ... ‘Cho đến ý nghĩa về sự phân tích ngôn từ đối với sự phân tích ngôn từ, ... ‘Cho đến ý nghĩa về sự phân tích phép biện giải đối với sự phân tích phép biện giải, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến trí biết được khả năng của người khác, ... ‘Cho đến trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh, ... ‘Cho đến trí về song thông, ... ‘Cho đến trí về sự thể nhập đại bi, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến điều đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác, đã được nhận thức, đã đạt đến, đã được tầm cầu, đã được đeo đuổi bởi tâm trí của thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
1. Không gì ở nơi đây     
không được thấy bởi Ngài,
hoặc không nhận thức được,   
hoặc không thể biết đến.
Ngài biết rõ tất cả                        
mọi điều có thể biết,
vì thế đức Như Lai                       
là vị có Toàn Nhãn.
Toàn Nhãn: Toàn Nhãn theo ý nghĩa gì?
Mười bốn Phật trí: Trí về Khổ là Phật trí. Trí về nhân sanh Khổ là Phật trí. Trí về sự diệt tận Khổ là Phật trí. Trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ là Phật trí. Trí về sự phân tích ý nghĩa ... Trí về sự phân tích pháp ... Trí về sự phân tích ngôn từ ... Trí về sự phân tích phép biện giải ... Trí biết được khả năng của người khác ... Trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh ... Trí về song thông ... Trí về sự thể nhập đại bi ... Trí Toàn Giác là Phật trí. Trí không bị ngăn che là Phật trí. Đây là mười bốn Phật trí. Trong số mười bốn Phật trí này, tám loại trí là phổ thông đến các vị Thinh Văn, sáu loại trí là không phổ thông đến các vị Thinh Văn.
‘Cho đến ý nghĩa về Khổ của Khổ, tất cả đã được biết. Không có ý nghĩa về Khổ là không được biết’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến ý nghĩa về Khổ của Khổ, tất cả đã được thấy, ... đã được hiểu, ... đã được tác chứng, ... đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa về Khổ là không được chạm đến bởi tuệ’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh, ... ‘Cho đến ý nghĩa về diệt tận của diệt tận, ... ‘Cho đến ý nghĩa về đạo của Đạo, ... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích ý nghĩa của sự phân tích ý nghĩa, ... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích pháp của sự phân tích pháp, ... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích ngôn từ của sự phân tích ngôn từ, ... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích phép biện giải của sự phân tích phép biện giải, tất cả đã được biết, ... tất cả đã được thấy, ... tất cả đã được hiểu, ... tất cả đã được tác chứng, ... tất cả đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của sự phân tích phép biện giải là không được chạm đến bởi tuệ’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
 ‘Cho đến trí biết được khả năng của người khác, ... ‘Cho đến trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh, ... ‘Cho đến trí về song thông, ... ‘Cho đến trí về sự thể nhập đại bi, tất cả đã được biết, ... tất cả đã được thấy, ... tất cả đã được hiểu, ... tất cả đã được tác chứng, ... tất cả đã được chạm đến bởi tuệ. Không có trí về sự thể nhập đại bi là không được chạm đến bởi tuệ’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến điều đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác, đã được nhận thức, đã đạt, đã tầm cầu, đã đeo đuổi bởi tâm trí của thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, tất cả đã được biết, ... tất cả đã được thấy, ... tất cả đã được hiểu, ... tất cả đã được tác chứng, ... tất cả đã được chạm đến bởi tuệ. Không có trí về sự thể nhập đại bi là không được chạm đến bởi tuệ’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
Không gì ở nơi đây            
 không được thấy bởi Ngài,
hoặc không nhận thức được,   
hoặc không thể biết đến.
Ngài biết rõ tất cả                        
mọi điều có thể biết,
vì thế đức Như Lai                       
là vị có Toàn Nhãn.
Phần giải thích ‘Trí Toàn Giác.’
Phần giảng về Trí được đầy đủ.
--ooOoo-- 

 
[1] Sampajāno: có sự nhận biết rõ rệt, HT. Minh Châu dịch là tỉnh giác. Động từ có liên quan là sampajānāti (saṃ+pa+jānāti). Xin xem thêm phần chú thích của trang 5 ở trên (ND).
[2] Các thắng hành (abhisaṅkhārā) có ba là: phúc hành, sự tạo tác đem lại phước báu (puññābhisaṅkhāro), phi phúc hành sự tạo tác không đem lại phước báu (apuññābhisaṅkhāro), bất động hành, sự tạo tác có kết quả không thay đổi (āneñjābhisaṅkhāro) (PṭsA. 1, 326-327).
[3] Nền tảng của thần thông (iddhipāda): đường lối đưa đến sự thành tựu (về thần thông), từ dịch đang được sử dụng là ‘thần túc, như ý túc’ (ND).
[4] Định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực (chandasamādhi-padhānasaṅkhāra): từ dịch đang được sử dụng là ‘dục định cần hành.’ Tương tợ, định do tinh tấn và các tạo tác do nỗ lực (viriyasamādhipadhānasaṅkhāra), định do nhận thức và các tạo tác do nỗ lực (cittasamādhipadhānasaṅkhāra), định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực (vīmaṃsāsamādhipadhānasaṅkhāra) (ND).
[5] Tâm sắc giới và vô sắc giới là tâm đại hành, các tâm còn lại là tâm không đại hành (PṭsA. 1, 355).
[6] Tám quyền (tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền) và tám Đạo Quả (PṭsA. 1, 385-386).
[7] Mười xứ (dasāyatanāni): là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ (PṭsA. 1, 114).
[8] Mười hai xứ (dvādasāyatanāni): là mười xứ thêm vào ý xứ và pháp xứ (ND).
[9] Năm mươi biểu hiện: là năm quyền (tín, tấn, niệm, định tuệ) đối với mười hạng người ở trên là: có tầm nhìn bị vấy bụi ít, v.v... (PṭsA. 2, 394).
[10] Bảy mũi tên: tham ái, sân hận, si mê, ngã mạn, tà kiến, sầu muộn, nghi hoặc (PṭsA. 2, 409).
[11] Hai tà kiến (diṭṭhi): thường kiến và đoạn kiến (PṭsA. 1, 415).    
- Sáu nguồn gốc của tranh cãi (vivādamūla): HT. Minh Châu dịch là ‘sáu tránh căn,’ xin xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.
[12] Ba ác hạnh (duccarita): thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh (PṭsA. 1, 415).
[13] Bốn ách (yoga): dục ách (kāmayoga), hữu ách (bhavayoga), kiến ách (diṭṭhiyoga), vô minh ách (avijjāyoga) (PṭsA. 1, 415).
[14] Bốn phược (gantha): tham là thân phược, sân là thân phược, sự bám víu vào giới và nghi thức là thân phược, sự cố chấp vào chân lý này là thân phược (PṭsA. 1, 415-416).
[15] Bốn thủ (upādāna): dục thủ (kāmupādānaṃ), kiến thủ (diṭṭhupādānaṃ), giới cấm thủ (sīlabbatupādānaṃ), ngã luận thủ (attavādupādānaṃ) (PṭsA. 1, 416).
[16] Năm cảnh giới (gati): địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, người, trời (PṭsA. 1, 416).
[17] Năm sự ngăn che (nīvaraṇa): Sự ưa thích về dục, sân độc, sự lờ đờ và buồn ngủ, sự phóng túng và hối tiếc, sự hoài nghi (kāmacchanda-byāpāda-thīnamiddha-uddhaccakukkucca-vicikicchā) (PṭsA. 1, 415-416).
[18] Theo chú giải,  “tattha lokoti attā” (PṭsA. 2, 452) = Ở đây, thế giới có nghĩa là tự ngã.
[19] Tà kiến theo mười nền tảng: bố thí không có (quả báu), ..., ở trên thế gian không có các Sa-môn Bà-la-môn sống chân chánh, thực hành chân chánh, sau khi tự thân tác chứng nhờ vào thắng trí, sẽ công bố về đời này và đời sau. (Vbh. 392)
[20] Hữu biên kiến theo mười nền tảng: Thế giới là thường còn, ... có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết? (Sđd.)HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.20/9/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment