'Xá lợi toàn thân' của các vị chân tu và cách giải mã mới.
(HDPT) - Những bức tượng bằng người thật của các vị chân tu mà phật tử thường gọi là xá lợi toàn thân luôn là một điều bí ẩn, khó có thể giải đáp thoả đáng.
Hiện nay, nhiều nhà khoa học tìm mọi cách để giải thích hiện tượng này nhưng đến giờ vẫn chưa có luận thuyết nào đủ sức thuyết phục. Mới đây, trong cuộc trò chuyện với võ sư, bác sỹ, Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long Võ đạo về thiền học, chúng tôi đã được ông lý giải về hiện tượng xá lợi toàn thân đầy mới mẻ của các vị chân tu. Đây có thể coi là một cách giải mã mới về những xác ướp của các vị thiền sư.
Xá lợi toàn thân một hiện tượng của thiền học
Hiện nay, trên thế giới ghi nhận có ba bức tượng xá lợi toàn thân của các bậc thiền sư được phát hiện. Trong đó, có hai bức tượng toàn thân của hai thiền sư tại Chùa Đậu, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội của thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Bức tượng thứ ba, hiện ở chùa Nam Hoa, huyện Khúc Giang, thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) của thiền sư Lục Tổ Huệ Năng.
Hiện tượng xá lợi toàn thân của các vị thiền sư cũng từng được đề cập trong các tư liệu cổ về Phật giáo, ở các quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời như ở Ấn Độ, Trung Hoa. Riêng ở Việt Nam, các thư tịch cổ và những câu chuyện truyền miệng trong dân gian ghi nhận, các thiền sư Từ Đạo Hạnh, thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Giác Hải có để lại xá lợi toàn thân. Do đó, trường hợp của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường không phải là hiện tượng mang tính cá biệt mà đã từng tồn tại trong quá khứ ở những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo.
Nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Trường tại chùa Đậu, Thường Tín, Hà Nội.
Hiện tượng thân thể của các thiền sư tồn tại hàng trăm đến hàng nghìn năm không bị huỷ hoại mà không cần dùng đến bất kỳ một loại hoá chất nào, đang khiến nhiều nhà khoa học bối rối trong quá trình lý giải hiện tượng trên. Trong câu chuyện về thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường tại chùa Đậu mà người dân nơi đây kể lại cho biết, trước khi hai vị thiền sư này quyết định nhập thất, tọa thiền, họ có dặn lại đệ tử và dân làng: Nếu xác các ngài thối thì đem chôn, thơm và không tan rã thì để lại thờ. Sau khi dặn xong đệ tử và dân làng, hai vị này nhập thất, không ăn, không uống, không nói, một thời gian sau hai ngài mất thân thể trong tư thế ngồi tọa thiền.
Một lời thách đố cho khoa học hiện đại
Được biết, đầu năm 1993, bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã được giao nhiệm vụ lập phương án thiết kế và thi công trùng tu hai pho tượng này. Khi chiếu tia X-quang, các nhà nghiên cứu còn thấy rõ xương cốt bên trong thi hài và kết luận rằng: Không có vết đục đẽo, không có hiện tượng hút ruột, hút óc và các khớp xương dính chặt với nhau như thể tự nhiên. Phát hiện này gây chấn động trong giới khoa học khảo cổ. Cũng từ đây nhiều luận giải khoa học được đưa ra liên quan xá lợi toàn thân của hai vị thiền sư này. Trong đó, có giả thuyết đưa ra, xá lợi toàn thân của các thiền sư là một hiện tượng ướp xác cổ xưa đã từng tồn tại nhưng đến nay thất truyền.
Tuy nhiên, việc nội tạng và não bộ của các vị thiền sư vẫn còn nguyên vẹn mà không cần một loại hoá chất nào bảo quản, đó là một điều phi thường và nằm ngoài khả năng của khoa học hiện đại. Bằng các biện pháp Vật lý, các nhà khoa học vẫn không thể tìm ra được bất kỳ một hợp chất hoá học nào bảo vệ thân thể của các vị chân sư. Việc những xá lợi toàn thân tồn tại hàng trăm năm đến hàng nghìn năm trong môi trường tự nhiên mà không cần đến một biện pháp bảo quản, đến giờ vẫn thách đố các nhà khoa học giải mã.
Chính sự bí ẩn đó, luôn mang đến sự tò mò cho những người muốn tìm hiểu về xá lợi thiền sư. Nhiều người cho rằng, việc thể xác như gỗ đá của các thiền sư nghìn năm không hư hoại là kết quả của hiện tượng tọa thiền, kiết xác của những bậc cao tăng đắc đạo. Mới đây, trong quá trình trao đổi với võ sư, bác sỹ, võ sư khí công, Nguyễn Văn Thắng, một người nghiên cứu sâu về thiền học, người được mệnh danh là có nội công số một Đông Nam Á hiện nay về thiền học. Vị võ sư này đã khẳng định: "Hiện tượng xá lợi toàn thân của các vị thiền sư là kết quả của thiền định, kiết xác lâu ngày. Đây là khả năng các vị thiền sư chủ động linh hồn thoát ra khỏi thân thể. Những thiền sư đã tu luyện và đạt đến ngưỡng giới cao nhất của thiền nên mới làm được việc đó".
Chưởng môn phái Thăng Long Võ Đạo cho biết: "Hiện tượng xá lợi toàn thân của các vị thiền sư là kết quả của thiền định, kiết xác lâu ngày. Đây là khả năng các vị thiền sư chủ động linh hồn thoát ra khỏi thân thể. Những thiền sư đã tu luyện và đạt đến ngưỡng giới cao nhất của thiền nên mới làm được việc đó".
Một cách lý giải mới mẻ đầy lôi cuốn
"Đây là khả năng của các bậc thiền sư, bởi khi các thiền sư nhập định sâu, trật tự thể vũ trụ của người ta vẫn cân bằng, tức là âm dương trong cái xác vẫn quân bình nên hồn người ta về niết bàn nhưng cái xác vẫn tồn tại vì vẫn quân bình được thập nhị luân hội đạo, trật tự vũ trong xác. Trong cơ thể người vẫn đủ thuỷ, thổ, hoả, phong" - võ sư Nguyễn Văn Thắng cho biết. Thể xác của thiền sư xuất định rồi là một trạng thái đứng yên của một trạng thái hoàn hảo, sự cân bằng của trật tự vũ trụ trong cơ thể nên linh hồn không có trong thể xác nhưng thể xác vẫn tồn tại bình thường. Còn với người bình thường, thần xác do thần hồn chỉ đạo, khi hồn không còn thần xác hoàn toàn rối loạn. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc thần xác của các vị thiền sư tồn tại hàng nghìn năm không tan rã. |
Theo võ sư Nguyễn Văn Thắng, việc tọa thiền, kiết xác để hồn thoát khỏi xác là khả năng có thật của các thiền sư. Việc nhục xác để lại thành tượng, tồn tại hàng trăm năm vẫn không bị thối rữa là chuyện không có gì bí hiểm.
Bởi theo võ sư Nguyễn Văn Thắng, các bậc thiền sư nhận thức được rất sâu sắc về bản thể luận của con người. Theo hiểu biết của vị võ sư này thì con người có ba thể. Thể vật lý, thể năng lượng và thể tâm linh (linh hồn). Con người ta có 4 thế giới, gồm thế giới thực, thế giới ảo, thế giới ảo thực và thế giới thực ảo. Ta đang sống trong thế giới thực, tức là vật chất và linh hồn cùng tồn tại. Cuộc sống ảo là cuộc sống có trong các giấc mơ. Còn thế giới ảo thực là trạng thái hữu thức khép, vô thức đang hoạt động nhưng hữu thức không khép hẳn nên dẫn tới hiện tượng chợt tỉnh chợt mơ. Còn thế giới thực ảo là thế giới của tôn giáo, tức các thiền sư khép lại thế giới vật chất để sống với thế giới tinh thần.
Võ sư Thắng cho rằng, đức Phật từng nói: "Thể xác chỉ là cái gia bì thối", ý nói ngoài thể xác có linh hồn. Do đó, hồn có xác là người sống, hồn mất xác ý nói người thường chết đi thân xác bị huỷ hoại. Còn xác không hồn, ý nói các vị thiền sư xuất định rồi để lại xác tồn tại hàng trăm năm mà không gì có thể phá vỡ. Hiện tượng, xác của các vị thiền sư tồn tại hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm không phân huỷ là hiện tượng có thực.
Theo Chưởng môn phái Thăng Long Võ đạo, thì thân xác của các bậc thiền sư sau khi xuất định thành gỗ đá không cần bất cứ một loại hoá chất bảo quản nào hết, mà là sự chủ ý của các bậc thiền sư. Đây là sản phẩm chủ định linh hồn thoát ra khỏi thân xác. Bản thân trường hợp này có cơ chế và con đường đi của nó. Rất khó để giải thích đường đi nước bước của cơ chế này một cách rõ ràng, nhưng võ sư Nguyễn Văn Thắng khẳng định, các vị thiền sư chủ định linh hồn thoát ra khỏi thân thể là có thật.
Còn hiện tượng thể xác tồn tại hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm, mà không cần đến bất kỳ một loại hoá chất nào bảo vệ xuất phát từ cấu trúc vật lý của xác. Theo võ sư Thắng: "Xác có cơ chế vận động của xác, người bình thường mất đi do già yếu, bệnh tật nên không cân bằng năng lượng trong cơ thể của con người dẫn tới xác bị phân huỷ. Các thiền sư do tu luyện nên họ có khả năng cân bằng năng lượng. Do đó, khi chủ động hồn thoát ra khỏi xác thì năng lượng giao cảm, giao động trong cơ thể vẫn rất ổn định, nên họ ngồi không còn hơi thở nhưng vẫn còn trật tự thể vũ trụ trong xác người ta giống như người khoẻ mạnh bình thường". HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.27/9/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment