(TG&DT) - Vì sao không biết? Vì tâm chuyên nhất vậy. Lưng đau cũng quên đau, chân nhức cũng không biết nhức, mọi ý niệm đều tiêu vong cả. Chỉ còn có một niệm: "Ai niệm Phật?" Luôn đề khởi nó, rồi buông bỏ. Buông bỏ xong lại đề khởi. Lúc nào cũng miên mật, dụng công liên tục, không gián đoạn. Dụng công tới chỗ cực độ, thì bất kỳ một va chạm ngẫu nhiên nào cũng có thể làm bạn hốt nhiên khai ngộ.
Nếu đã khai ngộ thì phải thắng mọi thử thách; bằng không, chỉ là nói láo, phải đọa địa ngục.
Trước thời Oai Âm Vương Phật ra đời, ai ai cũng có thể khai ngộ và chẳng cần người nào ấn chứng cả. Từ thời Oai Âm Vương Phật trở về sau, những ai tự giác khai ngộ đều nhất định phải có Tổ-sư hoặc bậc Thiện-tri-thức (đã khai ngộ) ấn khả, chứng minh thì mới đúng phép. Cũng như ở Pháp-hội Lăng-Nghiêm, có hai mươi lăm vị Thánh-nhân tường thuật sự chứng đắc viên-thông của họ và thỉnh Đức Phật Thích-Ca ấn chứng.
Bây giờ tôi sẽ kể cho các bạn nghe một công án về sự ấn chứng.
Đời Đường (nước Trung Hoa), có Đại-sư Vĩnh Gia. Ngài sinh ở huyện Vĩnh-gia, tỉnh Triết-giang. Bởi vì cả đời ngài không rời huyện Vĩnh-gia nên người đương thời gọi ngài là Đại-sư Vĩnh Gia. Sau khi xuất gia, ngài nghiên cứu giáo lý Thiên-Thai Tông, thích tu Thiền-quán; nhờ xem Kinh Duy Ma Cật mà hoát nhiên đại ngộ. Về sau, khi gặp Thiền-sư Huyền Sách (đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng), ngài Vĩnh Gia bèn thuật lại tự sự. Thiền-sư Huyền Sách khuyên ngài nên đến Tào-khê tham bái Lục Tổ để thỉnh cầu ấn chứng; nếu không, chẳng nhờ thầy mà ngộ, thì là hàng "ngoại đạo Thiên-nhiên."
Khi ngài Vĩnh Gia tới Chùa Nam Hoa ở Tào-khê, gặp đúng lúc Lục Tổ đang tọa Thiền. Ngài rất cống cao ngã mạn, tới bên Thiền-sàng của Lục Tổ, cũng chẳng vái chào, chẳng đảnh lễ, cầm cây tích-trượng đi nhiễu quanh Thiền-sàng ba vòng, rồi đứng chống tích-trượng.
Lục Tổ mới hỏi: "Một vị Sa-môn cần hội đủ ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh. Một hạnh cũng không khiếm khuyết thì được gọi là Sa-môn (dịch là Cần Tức--cần tu Giới Định Huệ, tức diệt Tham Sân Si--siêng tu Giới Định Huệ, dứt bỏ Tham Sân Si). Đại-đức từ nơi nào tới, sinh lòng đại ngã mạn như thế?"
Ngài Vĩnh Gia đáp: "Chuyện lớn là sinh tử, vô thường quá chóng vánh."
Lục Tổ hỏi: "Sao không thể hội cái vô sinh? Sao chẳng liễu ngộ thứ chẳng chóng vánh?"
Ngài Vĩnh Gia đáp: "Thể hội tức là vô sinh. Liễu ngộ vốn không chóng vánh."
Lục Tổ dạy rằng: "Ông thật hiểu ý nghĩa của vô sinh vậy."
Ngài Vĩnh Gia hỏi vặn: "Vô sinh mà còn có ý hay sao?"
Lục Tổ trả lời rằng: "Không có ý thì ai đang phân biệt?"
Ngài Vĩnh Gia đáp: "Phân biệt cũng chẳng phải là ý!"
Lục Tổ dạy: "Như thị! Như thị!"
Rồi ngài Vĩnh Gia được ấn khả chứng minh, trở thành Pháp-tự của Lục Tổ.
Sau khi được Lục Tổ ấn chứng, ngài Vĩnh Gia muốn lập tức trở về Chùa Khai Nguyên ở Vĩnh-gia. Song Lục Tổ lưu ngài ở lại một đêm, hôm sau mới xuống núi về quê nhà. Bởi vì chỉ trong một đêm mà giác ngộ được chân-đế của Phật-pháp nên người đương thời gọi ngài là "Nhất Túc Giác Hòa Thượng" (vị Sư giác ngộ nội trong một đêm) (*). Về sau ngài cực lực tuyên dương pháp Đốn-ngộ của Thiền-môn, viết tác phẩm Chứng Đạo Ca thuyết minh cảnh giới đốn-ngộ. Đó là một tác phẩm bất hủ, đã trở thành bản văn phải học trong cửa Phật.
Khi chúng ta ngồi trong Thiền-đường, cứ nhìn bề ngoài thì giống như chúng ta đang dụng công tu hành, song thật ra thì chỉ ngồi nghĩ ngợi, vọng tưởng lăng xăng, chẳng dụng công tu hành chút nào cả. Có bạn nghĩ rằng: "Bây giờ là thời đại khoa học, phải dùng phương pháp khoa học để khai ngộ"; nhưng lại nghĩ lui nghĩ tới mãi, chẳng chút khoa học gì cả, đó chính là "kẻ ngốc nói chuyện mộng mị."
Kẻ nào khai ngộ rồi thì đều phải thắng được mọi khảo nghiệm, nếu không y sẽ mắc tội đại vọng ngữ, phải đọa địa ngục Vô-gián. Phàm lệ, ai tự rêu rao về mình: "Tôi đã khai ngộ rồi! Tôi đã chứng quả rồi!" thì đều phải chịu quả báo (đọa địa ngục). Hy vọng các bạn đều hết sức cẩn thận, không tùy tiện nói càn, kẻo về sau phải chịu quả báo!
Ở đây các bạn dậy rất sớm, ngủ thật trễ. Vì sao lại tu cực khổ như vậy? Bởi vì thêm một phút tham Thiền là thêm một cơ hội giác ngộ. Hiện tại các bạn ngồi ở Thiền-đường tập trung tinh thần, dụng công tham cứu câu "Niệm Phật là ai?", tuy chẳng phải là không có bạn chuyên tâm dụng công, song các bạn chân chính muốn giác ngộ, đắc được thọ dụng, thì ít lắm. Phần đông người ta không biết rõ việc tham Thiền ra sao, cũng không nhiệt tâm; họ chỉ tu cho có lệ, làm cho qua ngày. Với thái độ đả Thiền-thất như vậy thì dù có đả thất tới "tận vị lai kiếp" cũng chẳng thể khai ngộ được. Tôi hy vọng mỗi quốc gia đều có nhiều vị giác ngộ, để họ giúp ích cho tiền đồ Phật-giáo mai sau.
Trong lúc đả Thiền-thất, bạn chớ nói chuyện, đừng nghĩ ngợi lăng xăng. Bạn hãy chân thật dụng công thì mới có cảm ứng, mới khai trí huệ. Có trí huệ thì mới không điên đảo. Không điên đảo thì mới có thể giáo hóa chúng sinh. Nếu chính mình không hiểu rành mạch chân lý thì lấy tư cách gì để dạy kẻ khác? Đây chẳng phải là "kẻ đui dắt người mù" sao? Thật là vô cùng nguy hiểm!
Việc tham Thiền thì cũng tương tự như bác nông phu gieo hạt ngũ cốc vào mùa xuân; đến mùa hè thì cày cấy, tưới nước, nhổ cỏ, bón phân; qua mùa thu mới gặt được mùa tốt và khi mùa đông tới thì bác mới được no ấm. Hy vọng suốt một năm của bác nông phu là được đủ ăn đủ mặc. Tham Thiền cũng vậy. Bạn cần cẩn thận giữ chặt tâm niệm, lúc nào cũng quản thúc chính mình. Trong Thiền-đường, lúc đi mình có dụng công chăng? Lúc ngồi mình có dụng công chăng? Nói tóm lại, đi, đứng, nằm, ngồi, đều phải dụng công tu hành. Bạn cảm thấy dụng công làm sao thích hợp, thì cứ theo đó mà dụng công, chẳng có gì hạn chế. Ví dụ, bạn cảm thấy tham thoại đầu chẳng tương ưng, thì có thể niệm Phật, hoặc tu chỉ-quán. Chỉ cần phương pháp ấy thích hợp, tương ưng với bạn thì bạn sẽ có cơ thành tựu.
Vô luận là dụng công ở pháp môn nào, tâm phải chuyên nhất, đừng có vọng tưởng. Khi dụng công tới cực độ thì sẽ có tin tức tốt đẹp. Nếu có vọng tưởng, suy nghĩ lăng xăng hoài, thì dụng công ở pháp môn nào cũng chẳng có tương ưng. Phàm nếu là kẻ chân chính dụng công, thì đi chẳng biết là đi, ngồi cũng chẳng biết là ngồi--đi hay ngồi đều không để ý thì làm sao khởi vọng tưởng được chứ? Bạn chỉ cần biết "Niệm Phật là ai? Niệm Phật là ai?" Cứ một câu này, niệm niệm chớ để gián đoạn, luôn luôn tham cứu trong lòng. Bấy giờ, dù khát bạn chẳng biết khát, đói cũng chẳng biết đói; nóng cũng không biết là nóng, lạnh cũng chẳng hay là lạnh. Vì sao không biết? Vì tâm chuyên nhất vậy. Lưng đau cũng quên đau, chân nhức cũng không biết nhức, mọi ý niệm đều tiêu vong cả. Chỉ còn có một niệm: "Ai niệm Phật?" Luôn đề khởi nó, rồi buông bỏ. Buông bỏ xong lại đề khởi. Lúc nào cũng miên mật, dụng công liên tục, không gián đoạn. Dụng công tới chỗ cực độ, thì bất kỳ một va chạm ngẫu nhiên nào cũng có thể làm bạn hốt nhiên khai ngộ.
Tại sao bạn không hốt nhiên khai ngộ? Vì bạn chưa chuyên tâm trì chí, chưa hiểu đạo lý "minh tâm kiến tánh," không biết cảnh giới "phản bổn hoàn nguyên," cũng chẳng biết cố hương ở nơi đâu nên lưu lạc nơi đất khách như tên ăn mày.
Cuối cùng tôi nói với các bạn câu này: Hãy tham cứu câu "Niệm Phật là ai?" cho tới chỗ "núi cùng nước cạn, nghi hết đường"; bấy giờ, bạn sẽ thấy cảnh giới "bóng liễu, hoa xinh hiện một thôn."
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.29/9/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment