Saturday, 28 September 2013

II. Hạnh khiêm nhượng.

“ Khiêm nhượng là hạ mình để nhường người, để tặng người trên mình.
Kẻ tài sơ mà biết khiêm nhượng, người tài giỏi mới vui dạ dắt dìu chỉ bảo. Người học giỏi biết khiêm nhượng, kẻ tài sơ mới đem lòng mến phục. Nên biết rằng dầu mình tài cao trí sáng bực nào cũng có người khác giỏi hơn mình.
Vả lại, nếu đem cái học lực hữu hạn của ta mà so sánh với biển Thánh mênh mông, rừng nhu thăm thẳm thì có thấm tháp vào đâu mà hòng tự đắc ? 
Vì vậy mà Thánh hiền xưa đã nói : Học chừng nào càng thấy mình dốt chừng nấy.
Thánh hiền xưa thì vậy, còn người đời nay phần nhiều hễ mở miệng ra là khoe mình giỏi, không đợi ai khen. Cái tánh tự kiêu ấy làm cho con người như mù quáng, nên hễ việc chi của mình làm, lời chi của mình nói, đều cho là phải cả, rồi hiu hiu tự đắc. Người như vậy không bao giờ thấy chỗ lỗi của mình mà sửa đổi, hoặc chỗ dở của mình mà học hỏi cho hay.
Người tài giỏi chẳng cần khoe khoang, người ta cũng biết; kẻ dở mà cố khoe khoang, người ta đã không mến phục lại còn khinh bỉ là khác.” (Trích B 12 Huấn Luyện Lễ Sanh)
 
“ Đức Chí Tôn hằng dạy môn đệ của Ngài qua một đoạn Thánh giáo như sau :
Các con coi bực Chí Tôn như Thầy mà hạ mình đặng độ rỗi nhơn sanh là thế nào, phải xưng là một vị Tiên Ông và Bồ Tát, hai phẩm chót của Tiên Phật. Đáng lẽ thế thường phải để mình vào phẩm tối cao tối trọng, còn Thầy thì khiêm nhượng là thế nào !  Vì vậy mà nhiều kẻ môn đệ cho Thầy là nhỏ. 
Hạnh khiêm nhượng là hạnh của mỗi đứa phải noi theo gương Thầy, mới độ rỗi thiên hạ đặng. Các con phải khiêm nhượng sao cho bằng Thầy.
Đức Khổng Thánh hằng dạy chư môn đệ :
Dầu mình có thông minh đến bực nào cũng phải xem mình như ngu dốt; dầu mình có công cao hơn thiên hạ cũng phải nhường người; dầu mình có sức mạnh hơn đời cũng coi mình như mềm yếu; dầu mình giàu có đầy bốn biển cũng coi mình như nghèo nàn vậy.
Ấy là hạnh khiêm nhượng của các bậc cổ nhân như thế là phương hay để giữ gìn thực lực của mình, không để cho tánh kiêu sa phóng túng, tính tự đắc tự kiêu là cái nhược điểm của tâm lý thường tình xô đẩy vào nẻo quấy, có hại cho tinh thần đạo đức.
Phàm làm người có tài năng là nhờ có tâm đức trước hết, nếu không khéo giữ gìn được tâm đức mà tự đắc tự kiêu thì tài năng quán thế cũng trở nên tối tăm tiêu tán, lắm khi còn đưa mình đến nơi hoạn nạn là khác. . . . . . .
Chỉ có tinh thần đạo đức là đáng cho chúng ta trông cậy mà khỏi sợ bị lầm lạc. Tinh thần đạo đức lấy nhỏ nhoi, khiêm nhượng làm cốt yếu.
Thế nên qua các giáo điều của Thánh nhân lưu truyền giác thế đều khuyên dạy nên học tánh khiêm cung hòa nhã để làm phương hay xử thế, tiếp vật cho được ôn nhu dè dặt, mới tránh khỏi sai lầm.
Ví bằng tự kiêu tự đắc, tức là buông trôi theo mặt sóng của thế tình, sao cho khỏi vùi dập mảnh thân phàm mà nhiều phen khốn đốn.
Hạnh khiêm nhượng là hạnh bảo vệ thân tâm quí báu nhứt, vì hễ làm người bắt đầu tự kiêu là bắt đầu bước trên đường nguy vong đó vậy.
Đời sống khiêm tốn là đời sống thanh cao khoáng đạt nhứt, có thể bảo tồn được thân tâm dù trải qua bao nhiêu sự tàn phá của thời gian. . . . . . .
Vì vậy, đức tánh khiêm nhượng là đáng cho ta quan tâm hơn hết.” HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.29/9/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM. CON TIEP.

No comments:

Post a Comment