Đệ Bát: Nhân Ngưu Câu Vong (Quên Trâu Lẫn Người).
Tựa của Từ Viễn:
Phàm tình thoát lạc, thánh ý giai không.Hữu Phật xứ bất dụng ngao du, vô Phật xứ tất tu tẩu quá.Lưỡng đầu bất trước, thiên nhãn nan khuy. Bách điểm hàm hoa, nhất trường ma (?) la (?).
Diễn ý:
Trong tâm bỏ hết cái mê của người phàm, xóa sạch cái ngộ của bậc thánh. Không cần đến chơi nơi chỗ có Phật, còn như qua chỗ không có Phật thì phải nhanh chân tránh xa. Không dựa hai đầu dù phàm hay thánh cho nên dù có ngàn mắt như Quan Âm cũng khó thấy mình.Để cho muôn chim ngậm hoa đến cúng dường là một quang cảnh đáng hỗ thẹn.
Phụ chú:
Nhân ngưu câu vong: Con người còn sót lại từ chương 7 Đáo gia vong ngưu (hay Vong ngưu tồn nhân) nay cũng biến mất vì nếu trâu mất đi rồi, người chỉ là vô dụng. Thập Ngưu Quyết viết là “Nhân ngưu bất kiến).
Phàm tình thoát lạc, thánh ý giai không: Phàm tình và thánh ý đều là hai cái hố mà người đi tu dễ sa xuống. Sách Thiền Lâm Tăng Bảo Truyện, quyển 3, chương nói về thiền sư Phong Huyệt (Diên Chiểu), có câu đại ý: “Phàm lời nói câu chữ (ngôn cú) nếu không rơi vào phàm tình thì cũng rơi vào thánh ý. Đó là căn bệnh trầm kha của người đi học (học giả đại bệnh). Các vị tiên hiền thương cho họ nên mới tìm phương tiện cứu giúp. Giống như dùng cái đồ để chêm (tiết) mà đẩy cái đồ để chêm ra.” Truyền Đăng Lục, chương 14 phần nói về Long Đàm (Sùng Tín), có viết câu nói Thiên Hoàng (Đạo Ngô) tặng cho ông: “Tính nhiệm tiêu dao. Duyên tùy phóng khoáng. Đản phàm tận tâm.Thắng giải biệt vô”. Thoát lạc ý nói “tâm thân thoát lạc” như trong câu “bì phu thoát lạc, nhất chân thực hữu”. Nói chung, câu này khuyên giờ đây, phải lột bỏ tất cả, ngay cả một sự chân thực.
Hữu Phật xứ bất dụng ngao du: Truyền Đăng Lục quyển 27 trong mục Chư Phương Tạp Cử Trưng Niêm Đại Biệt Ngữ có viết đại ý: “Tăng có người đến chào Triệu Châu ra đi. Châu nhân đó nói: Hữu Phật xứ bất đắc trú. Vô Phật xứ cấp tẩu quá. Tam thiên lý ngoại mạc phùng nhân”. (Không được ở chỗ có Phật, chạy qua cho mau tránh chỗ không có Phật, ra khỏi ba nghìn dặm cũng đừng gặp ai). Lại nữa, trong Triệu Châu Lục, có viết tiếp chuyện đó như thế này: “Tăng nghe nói mới hỏi thêm có cái gì người tu học có thể trông cậy vào được thì Triệu Châu lại nói: Liễu nhứ liễu nhứ (Tơ liễu tơ liễu!). Ý nói cái nương tựa được ấy là thực tại đẹp đẽ với tơ liễu bay tha thướt ngày xuân.
Lưỡng đầu bất trước: Người/trâu, phàm/thánh, hữu Phật/vô Phật đều là hai đầu (lưỡng đầu). Bảo “bất trước” có nghĩa là không đặt mình vào đấy. Thiên nhãn chỉ Phật Quan Âm nghìn mắt nhưng cũng có thể hiể nghìn vị thánh (thiên thánh).
Bách điểu hàm hoa…: Ngưu Đầu Pháp Dung lúc đầu khi ngồi tọa thiền một mình thì trăm loại chim ngậm hoa tới cúng dường nhưng khi ông đã đắc pháp với Tứ tổ Đạo Tín thì không còn con chim nào đến nữa. Truyền Đăng Lục quyển 4 kể như thế, có thêm lời bàn của Nam Tuyền và các vị khác về sau. Câu này ý nói bây giờ có “bách điểu hàm hoa” thì mình phải hổ thẹn đỏ mặt vì chưa thành đạo. Nhất trường ma (?) la (?) có nghĩa là “một cảnh tượng, một màn kịch đáng hổ thẹn”. Trong Tổ Đường Lục quyển 15 và Truyền Đăng Lục quyển 8 cũng kể lại Nam Tuyền lúc ra bên ngoài được thần thổ địa sửa soạn nghênh tiếp, ông bèn mắc cỡ vì cảm thấy như thể các thần biết mình tu hành chưa vững. Xin tham chiếu chương 9 Phản bản hoàn nguyên (Trở về cội nguồn) đến sau.
Tụng của Khuếch Am Tắc Hòa Thượng:
Tiên sách nhân ngưu tận thuộc không,
Bích thiên liêu khoát tín nan thông.
Hồng lô diễm thượng tranh dung[1] tuyết,
Đáo thử phương năng hợp tổ tông.
Bích thiên liêu khoát tín nan thông.
Hồng lô diễm thượng tranh dung[1] tuyết,
Đáo thử phương năng hợp tổ tông.
鞭 索 人 牛 盡 属 空
碧 天 遼 闊 信 難 通
紅 炉 焔 上 爭 容 雪
到 此 方 能 合 祖 宗
碧 天 遼 闊 信 難 通
紅 炉 焔 上 爭 容 雪
到 此 方 能 合 祖 宗
(Roi, nhợ, người, trâu, thay thảy không,
Trời xanh cao rộng, tuyệt vân mòng.
Lò cừ hực lửa, tan ngay tuyết.
Đến được phương này gặp tổ tông)
Trời xanh cao rộng, tuyệt vân mòng.
Lò cừ hực lửa, tan ngay tuyết.
Đến được phương này gặp tổ tông)
Họa của Thạch Cổ Di Hòa Thượng:
Tàm quí chúng sinh giới dĩ không,
Cá trung tiêu tức nhược vi thông.
Hậu vô lai giả tiền vô khứ,
Vị thẩm bằng thùy kế thử tông
Cá trung tiêu tức nhược vi thông.
Hậu vô lai giả tiền vô khứ,
Vị thẩm bằng thùy kế thử tông
慚 愧 衆 生 界 已 空
箇 中 消 息 若 為 通
後 無 来 者 前 無 去
未 審 憑 誰 継 此 宗
箇 中 消 息 若 為 通
後 無 来 者 前 無 去
未 審 憑 誰 継 此 宗
(Cõi đời đáng chán đã hoàn không,
Giờ sao thấu được chuyện bên trong!
Kẻ sau chưa đến, trước, không thấy,
Biết lấy ai người để nối dòng)
Giờ sao thấu được chuyện bên trong!
Kẻ sau chưa đến, trước, không thấy,
Biết lấy ai người để nối dòng)
Lại họa của Hoại Nạp Liên Hòa Thượng:
Nhất chùy kích toái thái hư không,
Phàm thánh vô tung lộ bất thông.
Minh nguyệt đường tiền phong táp táp,
Bách xuyên vô thủy bất triều tông.
Phàm thánh vô tung lộ bất thông.
Minh nguyệt đường tiền phong táp táp,
Bách xuyên vô thủy bất triều tông.
壱 鎚 撃 砕 太 虚 空
凡 聖 無 踪 路 不 通
名 月 堂 前 風 颯 颯
百 川 無 水 不 朝 宗
凡 聖 無 踪 路 不 通
名 月 堂 前 風 颯 颯
百 川 無 水 不 朝 宗
(Một chùy đập nát mấy tầng không,
Phàm thánh đâu chừ, lối chẳng thông.
Trăng chiếu đầu nhà, cơn gió thoảng,
Trăm sông đổ cạn nước về đông).
Phàm thánh đâu chừ, lối chẳng thông.
Trăng chiếu đầu nhà, cơn gió thoảng,
Trăm sông đổ cạn nước về đông).
Phụ chú:
Bích thiên liêu khoát: Trời xanh cao rộng. Tín nan thông: Tin tức khó tới.
Hồng lô diễm thượng…: Lời của thiền sư Trường Tì sau khi nhận pháp tự của Thạch Đầu Hi Thiên, chép trong Tổ Đường Tập, ý nói bỏ (dung) một giọt tuyết lên trên lò cừ thì nó sẽ tan biến ngay tức khắc. Bích Nham Lục tắc 69 cũng có chép lời thùy thị: người tu thiền (thiền khách) cũng giống như “hồng lô thượng tuyết nhất điểm”.
Hợp tổ tông: Nối nghiệp nhà. Đến nơi đây mới có tư cách tiếp xúc với tổ tông lần đầu tiên. Ám chỉ chủ trương “vô nhất vật” của Đại Giám Huệ Năng. Sách Bảo Tàng Luận, phẩm Quảng Chiếu Không Hữu đệ nhất có câu: “Phù chân thị vô châu, vô chử, vô bạn vô lữ, vô nhai vô tế vô xứ vô sở, năng vi vạn vật tổ tông” (Phàm sự chân thực thì không có bãi có doi, không có bạn có bè, không có bến có bờ, không có xứ có sở, như thế mới làm được đầu mối của muôn vật), Như vậy, sự chân thực, tổ tông của muôn loài không nằm ở đâu ngoài một chữ vô!.
Tàm quí chúng sinh…: Nơi cuối đất cùng trời, không có bóng ai cả. “Tàm quí” có nghĩa là đáng hổ thẹn. Chữ tàm quí có khi được lập đi lập lại thành Tàm quí tàm quí (Thẹn thay, thẹn thay!) như thấy trong Tổ Đường Tập quyển 15, chương nói về Đông Tự Hòa Thượng. Còn “chúng sinh giới dĩ vô” là nơi chốn (giới) không có mê hay ngộ, phàm hay thánh gì nữa. Lúc đó, chỉ còn một thân không giữa đất trời.
Cá trung tiêu tức: Tin tức, sự đổi thay ở bên trong. Nhược vi thông: tự hỏi không biết có thông suốt không.
Hậu vô lai giả…: Trong Đại Vô Lượng Thọ Kinh có câu : “Đại đạo nhân vô dị vãng” (Con đường lớn hay đạo lớn là chốn người ta khó đi lại). Thiền Lâm Loại Ngữ thấy thành ngữ: Tiền thôn bất câu, hậu điếm bất tiệt” cũng hàm chứa ý đó.
Vị thẩm bằng thùy…: Chưa biết ai là người mở rộng được mối đạo mà ở chỗ đã không có người và đạo thì ai nối tiếp được.Thử tông: Cái tông môn được định nghĩa trong Chứng Đạo Ca như thế này: “Mặc thì thuyết, thuyết thì mặc, đại địa môn khai vô úng tắc. Hữu nhân vấn giải ngã hà tông, báo đạo: Ma Kha Bát Nhã lực”. Như vậy tông môn ấy là sức mạnh của Ma Kha Bát Nhã (đại trí tuệ nhận thức được chân lý).
Nhất chùy kích toái: Một chùy đập nát.Truyền Đăng Lục quyển 11 chương về Hương Nghiêm Trí Nhàn, có bài kệ như sau: Nhất kích vong sở tri. Cánh bất giả tu trị.Động dung dương cổ lộ. Tiêu nhiên bất đọa ky. Xứ xứ vô tung tích. Thanh sắc ngoại uy nghi. Chư phương đạt đạo giả. Hàm ngôn thượng thượng ky”. Dựa vào câu đầu thì thấy một chùy đó là dùng để phá tan những hiểu biết đã có xưa nay (sở tri).
Phàm thánh vô tung: Không còn phàm tình mà cũng chẳng còn thánh ý. Nghĩa tương tự với “phàm thánh thoát lạc” (lọt ra ngoài vòng phàm thánh). Trong lời tựa. Truyền Đăng Lục quyển 16, lời thị chúng của Nhạc (Lạc) Phổ có câu: “Mạt hậu nhất cú thủy đáo lao quan.Yếu tân[2] đoạn tỏa, phàm thánh bất thông”, ý cũng giống như thế.
Minh nguyệt đường tiền: Trăng sáng rờ rỡ bốn bề trước cung điện. Đồng An trong Thập Huyền Đàm, Phá Hoàn Hương Khúc có câu:
Phản bản hoàn nguyên, sự diệc sa.
Bản lai vô trú, bất danh gia.
Vạn niên tùng kính tuyết thâm lý,
Nhất đới phong loan, vân cánh già.
Tân chủ mặc thì thuần thị vọng,
Quân thần đạo hợp chính trung tà.
Hoàn hương khúc điệu như hà xướng,
Minh nguyệt đường tiền khô mộc hoa.
Bản lai vô trú, bất danh gia.
Vạn niên tùng kính tuyết thâm lý,
Nhất đới phong loan, vân cánh già.
Tân chủ mặc thì thuần thị vọng,
Quân thần đạo hợp chính trung tà.
Hoàn hương khúc điệu như hà xướng,
Minh nguyệt đường tiền khô mộc hoa.
返 本 還 源 事 亦 差
本 来 無 住 不 名 家
万 年 松 逕 雪 深 裏
壱 帯 峰 巒 雲 更 遮
賓 主 黙 時 純 是 妄
君 臣 道 合 正 中 邪
還 郷 曲 調 如 何 唱
名 月 堂 前 枯 木 華
本 来 無 住 不 名 家
万 年 松 逕 雪 深 裏
壱 帯 峰 巒 雲 更 遮
賓 主 黙 時 純 是 妄
君 臣 道 合 正 中 邪
還 郷 曲 調 如 何 唱
名 月 堂 前 枯 木 華
(Trở về nguồn cội? chuyện tầm phào,
Vốn chưa từng ở, phải nhà đâu!
Dặm tùng nghìn tuổi vùi trong tuyết,
Núi thẳm muôn trùng mây lại bao.
|Chủ khách ngồi im ? toàn ảo vọng!
Quân thần hiệp ý ? đúng chăng nào?
Hoa cành khô, trước thềm trăng sáng,
Khúc Về Quê Cũ hát làm sao ? [3].
Vốn chưa từng ở, phải nhà đâu!
Dặm tùng nghìn tuổi vùi trong tuyết,
Núi thẳm muôn trùng mây lại bao.
|Chủ khách ngồi im ? toàn ảo vọng!
Quân thần hiệp ý ? đúng chăng nào?
Hoa cành khô, trước thềm trăng sáng,
Khúc Về Quê Cũ hát làm sao ? [3].
Bách xuyên vô thủy…: Kinh Thư thiên Vũ Cống có câu “Giang Hán hải triều tông”, lời bàn (truyện) trong đó lại viết: “Bách xuyên dĩ hải vi tông”. Do đó, hiểu là biển được xem như gốc trăm sông nên sông Giang, sông Hán cũng phải về chầu nó. Kinh Thi, Tiểu Nhã cĩng có câu tương tự, ví sông chầu biển với việc chư hầu về triều bái thiên tử. Bích Nham Lục, bài tụng của tắc 38, có câu:
楚 王 城 畔 朝 宗 水
喝 下 却 曾 不 逆 流
喝 下 却 曾 不 逆 流
(Nước chầu trôi dưới thành vua Sở,
Sợ quát có từng chảy ngược dòng?).
Sợ quát có từng chảy ngược dòng?).
Lời bàn của Yanagida Seizan:
Đây là lúc người và trâu cùng biến mất.Trong Thập Ngưu Quyết, chữ được dùng là “nhân ngưu bất kiến”. Tuy mất dạng nhưng không có nghĩa là trốn, chỉ có nghĩa cặp người/trâu mà ta thấy cho đến giờ chẳng qua cái bóng trên đường. Dù gọi là qui gia hay đáo gia, nên chú ý là khái niệm ngôi nhà (gia xá) đã được khơi gợi ra ở đây.
Nguyên lai, bốn chữ “nhân ngưu bất kiến” đã được thấy trong Thập Ngưu Đồ của Phổ Minh ở đoạn thứ 10 Song mẫn (Cả hai đều biến mất). Khuếch Am thì hạ bút xuống ở đoạn 8, rồi thêm hai lần nữa ở chương 9 và 10. Đề tài Nhân ngưu câu vong của đoạn 8 này tiếp nối cái ý Đáo gia vong ngưu của chương 7 để có thể khởi xướng lên một vấn đề mới ở hai chương 9 và 10.
Như đã bàn đến bên trên, khi qua sông rồi, chiếc bè hết nhiệm vụ. Thật ra bè không chỉ trở nên vô dụng, mà chuyện qua sông lẫn chuyện về nhà đều vô dụng tất. Không những quên bẩy thỏ mà còn quên cả thỏ. Không những quên lời, còn quên ý nữa. Tóm lúc được thỏ cũng như khi tìm ra một ý, cái ý thức về mục đích bèn mất dạng khi đạt đến đấy.
Cũng như đã có lần nói, người không định nghĩa được mạnh khỏe là cái gì thì mới thực sự khỏe mạnh,Tình thực mà nói, từ chương 1 Tầm Ngưu cho đến chương 7 Đáo gia vong ngưu, mỗi giai đoạn đều dược đánh dấu bằng ý thức hướng thượng. Bây giờ ý đồ đó trở thành đối tượng của chất vấn. Ấy chính là ý nghĩa cụm từ “Hồng lô diễm thượng” trong bài tụng chứ không có gì khác. Tuy nói “nhân ngưu câu vong” nhưng không có nghĩa là hoàn toàn hư vô.
Thế thì sao mà bức tranh số 8 Nhân ngưu câu vong lại được biểu hiện bằng một vòng tròn (thường gọi là viên tướng), trong đó cả bức tranh chỉ có mỗi cái vòng tròn trống trơn to lớn? Đúng là trong trường hợp Thập Ngưu Đồ của Phổ Minh, đến đoạn thứ 10 Song mẫn (Cả hai đều biến mất) thì hiện ra một cái vòng tròn lớn. Lúc đó, lần đầu tiên viên tướng mới được vẽ ra.Từ đoạn 1 đến đoạn 9 chỉ vẽ trâu và người mà thôi, không can chi với viên tướng cả. Thế nhưng nơi Khuếch Am thời lại khác.
Khuếch Am không vẽ lại “viên tướng” đâu, ông chỉ cho ta thấy cái vòng tròn còn lại sau khi người và trâu của chủ đề đã biến mất. Ông muốn kéo sự chú ý của ta đến với cái khoảng trống trơn còn lại sau khi tất cả đã rơi mất đi rồi. Bởi vì là loại tranh mộc bản cho nên tất cả các bức đều đã được vẽ trong cái khung tròn đục theo vòng tròn trên phiến gỗ. Chu vi bên ngoài vòng đều đen. Viên tướng thật ra giống như khung cửa sổ tròn (viên song). Khung cửa sổ tròn đó cho ta thấy tất cả mọi cảnh tượng từ cảnh 1 Tầm Ngưu cho đến cảnh 10 Nhập triền thùy thủ. Bây giờ không phải là lúc để vẽ lại. Không việc chi phải vẽ bức tranh mới. Chỉ cần hai nhân vật ở trung tâm là người và trâu biến mất là đủ làm cho ta ý thức được là có sự tồn tại của chúng.
Xin lập lại là chương 1 Tầm ngưu bắt đầu ở giữa đường. Chuyện xảy ra ở đường được xóa bỏ ở nơi đây. Cái vòng tròn (viên tướng) mà ta không để ý bởi vì quá bận rộn với việc tìm trâu, rốt cuộc nay mới hoàn toàn lộ ra dưới mắt ta. Đó là nhờ kết quả của sự về tới nhà và quên trâu. Như thế mới thấy cái viên tướng mới lộ ra đây là chủ đề của quá trình tìm trâu từ bức tranh số 1 Tầm ngưu. Cũng có thể xem nó là đề tài của cả 2 chương 9 và 10 cũng như toàn bộ Thập Ngưu Đồ. Như vậy, ta hiểu rằng hai cái bóng trâu và người mất dạng khỏi nơi đây thực ra là hình tượng giả tạo (giả tướng) của viên tướng. Thập Ngưu Đồ như thế là gì nếu không là mười bức tranh và mười bài tụng về một khung cửa sổ tròn (viên song). Ít nhất, khung cửa sổ tròn đó sẽ phát huy được hiệu năng của nó đối với chương 9 Phản bản hoàn nguyên tiếp sau. Lại nữa, điều thích thú hơn cả và chỉ tìm thấy trong văn bản giử ở Đại học Tenri là đến chương thứ 10 thì chu vi khung cửa sổ tròn đó đã được khắc trắng thay vì đen.Đây cũng dám là một đề tài mới của tác phẩm này không chừng. Chuyện này thế nào rồi sau cũng sẽ rõ.
[1] Trong nguyên văn chữ “dung” này không có chấm thủy.
[2] Yếu tân: chức vụ quan trọng. Nhưng đây chắc phải hiểu tân là bến đò. Ý nói chẹt những chỗ hiểm yếu?
[3] Hai câu này tối nghĩa, chưa nắm ý nên dịch gượng ép. Mong được chỉ giáo.
[4] Có lẽ là Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ, người tính khí nóng nảy.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.20/9/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment