Friday 8 June 2012

ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG SAYADAW U KOSALA
(Shwe Oo Min Sayadaw) 1913-2002
“Tiểu sử của Ngài Đại Lão Hòa Thượng Shwe Oo Min Sayadaw Bhaddanta Kosala”
by Daw Khin Mya Mya

Ngài Đại Lão Hòa Thượng tương lai của trung tâm thiền lâm Shwe Oo Min được sanh ra tại ngôi làng Mukkhamu, thị trấn Kyaik hto, tiểu bang Mon, Miến Điện vào năm 1275 theo lịch Miến (1913 Tây lịch), ngày đầu tiên sau ngày trăng tròn của tháng Tawthalin (tháng 9), vào ngày thứ Hai, lúc 5 giờ sáng, thân phụ của ngài là U Han và thân mẫu là Daw Thai Khyoun. Ngài là con trai trưởng trong số năm người con.
Vào lúc 9 tuổi, cậu bé sayadaw tương lai xuất gia làm sa di tại tu viện Hman Kyaung trong làng Mukkhamu do vị viện trưởng của tu viện Hman Kyaung, Bhaddanta Nandiya chủ trì và làm lễ thí phát cho cậu. Sayadaw tương lai được đặt tên là Shin Kosala. Vào năm 1295 Miến lịch (1933 Tây lịch), Sayadaw tương lai Shin Kosala thọ cụ túc giới và trở thành vị Tăng thánh hạnh tại lâm tự Main Nyaung le bin, thị trấn Myaung le bin, Khu Pegu. Vị viện trưởng lừng danh, Bhaddanta Ariya Thera, một học giả Phật giáo nổi tiếng, được quy cho đã viết những chuyên luận ngắn gọn và súc tích về vài chương của Văn bản Phật Giáo, được biết rõ như là Những Chuyên Luận Tinh Yếu- A ya thar Treaties, làm giới thọ sư cho ngài.
Sayadaw Shwe Oo Min tương lai đã từng tinh cần học tất cả các lớp cơ bản cũng như cao cấp của các Văn Bản Pali (Tipitaka: Tam Tạng Kinh Điển), Chú Giải (Atthakatha) và Phụ Chú Giải (Tika) dưới sự dạy dỗ của Ngài Cố Bhaddanta Ariya Thera, Ngài Cố Medini Sayadaw Bhaddanta Alara tại lâm tự Kyauk kone, thị trấn Yan kin, Yangon và Ngài Cố Nyaung le bin Taw ya kyaung Sayadaw ở lâm tự Nyaung le bin, thị trấn Thahton, tiểu bang Mon. Trong lúc cư ngụ tại các tu viện như một tăng sinh, ngài lắng nghe các buổi thuyết giảng ngày và đêm về mọi phương diện của Kinh điển Phật Giáo, học và hấp thụ sâu sắc mọi chi tiết của Văn Bản Pali.
Shwe Oo Min Sayadaw cư ngụ trong rừng Taung paw Taw ya kyaung, tu viện Kyaw Sayadawyi Pacchima –yon, thị trấn Kyaik lat, khu Irrawady. Sau đó ngài đi và học kỹ thuật thiền Quán Satipatthāna từ ngài đại lão Mahasi Sayadaw tại Mahasi Sasana Yeitha, Yangon. Ngài cư ngụ tại Yeitha nầy mười năm từ năm 1313-1323 Miến lịch như một trong những hành giả (kamatthanacariyas). Sau đó, ngài đến cư ngụ tại trung tâm thiền Shwe Oo Min Tawya, đường Pu yuek hseik kone, North Okkalapa. Vào năm 1350 Miến lịch Sayadaw từng thành lập Kyauk ai Tawya Dhammasukha Yeitha ở thị trấn Paung, tiểu bang Mon. Vào năm 1359 Miến lịch ngài thành lập Shwe Oo Min Tawya Dhammasukha Yeitha tại Phân khu Padamya, thị trấn Mingaladon. Nhiều Phật tử nước ngoài đến đó để hành thiền dưới sự hướng dẫn của ngài. Shwe Oo Min Sayadaw rất được mọi người tôn kính vì ngài tuân giữ giới luật rất nghiêm và những phẩm chất tuyệt vời về Giới, Định và Tuệ của ngài, mà Tăng Đoàn của Shwe Kyin Nikaya chỉ định ngài như là vị Mahānayaka cao niên nhất.
Ngài Đại Lão Hòa Thượng Shwe Oo Min Sayadaw an nhiên thị tịch lúc 3giờ 30 chiều, ngày thứ Tư, ngày đầu tiên của tuần trăng khuyết, tháng Tazaung mone, năm 1364 Miến lịch (20th tháng 11 năm 2002) vào tuổi chín mươi, có bảy mươi tuổi đạo (vassa) tại Shwe Oo Min Tawya Dhammasukha Yeitha, Mingaladon. Lễ trà tỳ tấm thân ngũ uẩn còn dư sót của ngài được tổ chức vào ngày 26 tháng 11 năm 2002.

Sưu Tập những bài pháp do
Ngài Đại Lão Hòa Thượng Sayadaw U Kosala thuyết (Shwe Oo Min Sayadaw) vào năm 2002

Trong đời sống của Phật Tử chúng ta, chúng ta quen với việc thiện (Kusala). Tất cả chúng ta đều biết rằng việc thiện mang lại tính vô hại và vô tội. Chúng ta đạt được hạnh phúc về tinh thần và thể chất nhờ việc thiện. Chúng ta biết việc thiện đem đến niềm hạnh phúc trong sự giàu sang và thịnh vượng, thực hiện những điều mình cần và muốn. Người cao thượng, người đạo đức ca ngợi những ai từng quen với thiện pháp. Người cao thượng giải thích rằng thiện pháp sẽ mang lại tất cả những lợi ích đó không những trong đời sống hiện tại, mà còn trong nhiều kiếp ở tương lai, những lợi ích đó làm cho họ có khả năng thực hành bố thí, giữ giới và hành thiền, dẫn họ xa hơn về phía tịnh lạc đạo, tịnh lạc quả và cuối cùng tịch tịnh niết bàn. Người cao thượng ngưỡng mộ nghiêm túc những người có thiện pháp nầy, tuyên bố rằng chỉ những người xứng đáng nầy biết và chỉ những người xứng đáng nầy có thể xoay sở để tích lũy những việc thiện có lợi nầy, sẽ đem lại mọi điều thuận lợi.
Hôm nay, loại người xứng đáng đó hội tụ ở đây. Lý do của việc hội tụ nầy là cúng dường bố thí, mà có thể chỉ được làm một lúc nào đó trong năm. Quả phát sanh từ việc thiện bố thí là giàu sang. Việc cúng dường được làm với sakkacca garava( một cách cung kính, tôn trọng). Bởi các bạn vô cùng tôn kính và lễ phép đối với Phật, Pháp và Tăng, vì các bạn cúng dường với lòng thành kính và khiêm cung, những thiện nghiệp đó sẽ phát sanh quả lợi ích nhiều hơn đối với quả của một số người khác. Một số người thậm chí khi trong tiến trình cúng dường/ bố thí, làm với sự khiếm nhã bất cẩn, mà chính họ không mong muốn làm cho họ. Bởi họ không quá khiêm cung, thì họ gặt quả không lợi ích bằng, đến lượt người khác đối xử không lịch sự đối với họ. Đôi khi dù họ là chủ nhà, họ không có uy quyền nhiều, không có ảnh hưởng nhiều trong gia đình. Những ai từng dâng cúng với sự khiêm cung có khả năng sử dụng uy quyền và lời nói của họ được tôn trọng tuân theo trong gia đình họ. Bất cứ sự bố thí/ cúng dường nào đều mang lại giàu có. Mặc dù thế, đôi khi người giàu không có nhiều ảnh hưởng trong gia đình ông, nhưng vợ ông; từng dâng cúng rất khiêm cung, nắm quyền hành trong gia đình. Do đó chúng ta có thể thấy rằng nhờ sự khiêm cung của chúng ta trong việc dâng cúng/ biếu tặng, chúng ta có một lợi ích được kính trọng nhiều bởi cư sĩ cũng như chư tăng. Đây gọi là sakkacca dāna.

Loại cúng dường/ bố thí thứ hai gọi là Saddha dāna. Người ta tin rằng, nhờ thiện nghiệp, người ấy sẽ được (1) vô hại, (2) thân tâm an lạc, (3) đạt được giàu có và an lạc trong các kiếp sống vị lai, (4) đến lượt dẫn đến thành tựu Đạo, Quả và Niết Bàn. Bởi người ấy tin tâm mình rất trong sáng và hoan hỷ. Người ấy tin vào đức Phật, đức Pháp và đức Tăng. Đôi khi, một số người tin vào những điều khác nhiều hơn tin vào Tam Bảo, phải không? Họ tin vào mọi loại thần linh, nhà tâm linh và các nhà tiên tri, suy nghĩ về tích lũy phước nhiều hơn. Các bạn có nghĩ rằng họ sẽ có nhiều lợi ích hơn bởi họ tin và tôn sùng quá nhiều thứ hơn không? Những người Cộng sản cũng hỏi rằng tại sao niềm tin của họ vào vị lãnh tụ Stalin của họ không thể cho vào phạm trù đức tin (saddha). Điều đó giống như họ tin vào Quan Âm phải bao gồm vào trong các loại cúng dường/ bố thí, Phải không? Dù sao, niềm tin chân chánh được đức Phật của chúng ta định nghĩa là có đức tin vào Tam Bảo, vào dòng nghiệp lực và quả của nghiệp. Khi một người cúng dường/ bố thí với đức tin chân chánh. Khi một người cúng dường/ bố thí có đức tin chân chánh, khi người ấy đang cúng dường/ bố thí có niềm tin đúng đắn và có tâm trong sạch và hoan hỷ, thêm vào việc gặt quả gọi là giàu có, người ấy sẽ có một lợi ích hơn người khác sẽ có. Khi đúng thời việc phước thiện của người ấy trổ quả, người ấy không những sẽ giàu có mà còn có sắc đẹp. Bởi người ấy từng cúng dường/ bố thí với đức tin trong sạch và hoan hỷ.

Thứ ba, cúng dường/ bố thí tùy theo nhu cầu từng lúc, chẳng hạn cúng dường y vào đầu mùa an cư, cúng dường y kathina vào cuối mùa an cư, dâng cúng vật thực vào thời gian thích hợp hằng ngày, dâng cúng nước uống vào buổi chiều, những ai hiểu điều nầy, những ai khéo dâng bất cứ vật gì cần vào lúc thích hợp, phước thiện của họ sẽ cho quả vào lúc họ còn thiếu thời. Họ sẽ có nhiều tiền lúc còn thiếu niên, họ cũng có thể hưởng giàu sang sớm. Vận may tốt lành đến vào tuổi lúc họ có thể làm nhiều việc nhờ các giác quan trọn vẹn và đầy sức sống của tuổi thanh niên. Họ có nhiều thời gian để phát triển sự giàu có của họ, và vì vậy, họ có thể hộ độ tốt giáo pháp cho thỏa lòng họ. Họ có thể thành công trong việc hoằng pháp. Điều nầy gọi là Kāla Dāna, dâng tặng thích hợp vào đúng lúc.
Thính giả ở đây, tất cả các bạn cũng từng làm như vậy, phải không? Vào giữa trưa lúc mùa hạ nóng bức, tất cả có lẽ các bạn từng dâng cúng đèn cầy để thắp sáng đức Phật. Vào mùa đông, có lẽ các bạn cũng từng dâng nước tắm Phật. Cúng dường điều trị. Sinh vào ngày Thứ ba dâng nước tắm sớm vào buổi sáng tại góc tháp ngày Thứ Ba. May mắn thay các bạn làm điều đó dành cho đức Phật; nếu điều đó dành cho con người, Sư nghĩ người ấy sẽ run vì lạnh! Các bạn có nghĩ đó sẽ là dâng cúng đúng thời không (Kāla dāna)? Sư không nghĩ vậy. Khi thời tiết nóng, dâng cúng không khí mát bằng cách quạt sẽ thích hợp hơn nhiều, các bạn có nghĩ vậy không? Khi Ngài Sayadaw Shew Ceti đi Ấn Độ, khi ngài đến nơi đức Phật Niết Bàn, ngài ứa nước mắt vì nhớ đức Phật dường như đức Phật còn sống và có đức Phật hiện hữu khi ngài chú tâm đến, một cách thành kính, ngài dâng cúng tẩm quất như liệu pháp xoa bóp. Ngài cung kính cúi đầu và đảnh lễ đức Phật. Vì vậy chú tâm đến nhu cầu vào lúc cần thiết là Kāla dāna. Loại dâng tặng nầy sẽ gặt quả nhiều lợi ích vào lúc thiếu thời.
Một số người có nhà cửa, xe cộ, ba máy truyền hình chỉ khi họ già yếu, chỉ khi họ gần chết. Một máy truyền hình là đủ rồi, phải không? Ngay cho dù người nào đến và dâng mười máy truyền hình, thì chẳng ích lợi gì. Nghe thì không quá tốt, thị lực chẳng rõ lắm, nhưng bạn vẫn ham vui gì đó bất chấp tuổi bạn già rồi, phải không? Có lẽ lòng ham vui vẫn chưa già, phải không? Họ sẽ được bảo “Đức Phật không thích nó, phí thời giờ với cái máy truyền hình.” Họ trả lời rằng máy truyền hình dành cho trẻ con. Nhưng những cụ ông cụ bà không bao giờ rời xa máy truyền hình. Sư không thể hiểu điều đó. Máy truyền hình ắt có lực hấp dẫn quá nhiều. Thay vì nếu họ ngồi trước tượng Phật, hãy tưởng tượng số lượng lợi ích họ có thể từng tích lũy được. Thật tội nghiệp. Những gì mấy người ngoại quốc đó nói có thể đúng. Khi Ngài Sayadaw Taung Pulu đi Mỹ để hoằng pháp ở hải ngoại cách đây khoảng 30 năm. Các sinh viên Mỹ chất vấn ngài liệu máy truyền hình đã đến Miến Điện chưa. Ngài nói với chúng rằng bắt đầu có thử giới thiệu vào thủ đô, chưa trải khắp mọi miền đất nước. Chúng kêu to lên rằng “Ồ, tất cả các bạn sẽ mau bị sa đọa!” Có phải chúng tôi nói rằng có máy truyền hình dẫn chúng tôi đến sự thoái hóa đạo đức không? Có vẻ như có tiến bộ, bây giờ quá nhiều xe hơi, họ rất khó tránh. Một thiện tín kể sư, có quá nhiều xe hơi đến nỗi họ phải chờ đèn giao thông đổi màu để băng qua đường. Đó là sự phát triển nhiều. Nhưng những người ngoại quốc nói nước họ đã trải qua rồi, nước chúng tôi mới bắt đầu con đường thoái hóa đạo đức. Mọi việc đều bắt đầu từ đó. Điều gì làm sa đọa? Những phẩm chất đạo đức trở nên sa đọa. Trẻ con thích loại giáo dục từ truyền hình. Đánh nhau, giết nhau, chúng rất thạo đến cặn kẽ những sự kích thích, những mô tả chi tiết tiết về các trận đánh nhau. Sư nghe rằng nếu người nào cho một người lạ đi nhờ xe trên đường, người ấy sẽ bị cướp xe hơi và bị giết. Một thiện tín kể sư rằng người ta bị giết vì sợi dây chuyền. Tại sao không chỉ lấy sợi dây chuyền, để người ấy còn sống? Thôi, đề tài đó tạm đủ cho bây giờ.

Chúng ta hãy trở về việc dâng tặng đúng thời (Kāla dāna), những lợi ích như thế. Ngay cả khi đó, sự kiện mà sư muốn nhắc nhở tất cả các bạn, là- “Thật không thích hợp bằng, thật không đủ bằng để làm tất cả việc dâng tặng nầy suốt ngày, cách nầy mất thời gian.” Cách tốt nhất sẽ là đi ngủ vào buổi tối, xây dựng Phật bảo trong tâm các bạn. Tất cả các bạn đều biết cách xây dựng Phật bảo trong tâm các bạn, đúng không? Tháp sẽ cao bao nhiêu? Cao 15 bộ. Tháp cao hơn 15 bộ cũng có thể. Khi thời gian để đức Phật Niết Bàn sắp đến gần, Ashin Ananda quá đau lòng, đức Phật biết điều đó, vì vậy bảo Ashin Ananda “Ananda, tại sao ngươi quá đau buồn? Ngươi từng đang săn sóc Như Lai hơn 20 năm. Số lượng việc thiện đó không phải là nhỏ. Như Lai từng tuyên thuyết 84.000 pháp môn, Như Lai từng xây dựng 84.000 đức phật, 84.000 pháp & luật (dhamma vinaya) (toàn bộ lời dạy của đức Phật). 84.000 vị phật nầy trong hình thức của pháp & luật (dhamma vinaya), sẽ là người cố vấn của ngươi, sẽ là người khiển trách ngươi. Đừng cảm thấy buồn, đừng nản lòng. Hãy yên tâm và trầm tĩnh. Hãy yên lặng và thanh thản trau dồi hành thiền. Ngươi sẽ thấu hiểu được pháp mà Như Lai từng đang mong đợi.” Đức Phật đã quyết định trước sự kiện đó. Chẳng bao lâu đức Phật Niết Bàn, và sau đó giàn trà tỳ của đức Phật tự nhiên cháy thành lửa ngọn,. Bất cứ khi nào người ta thấy Ashin Ananda, vì họ thất vọng và đau buồn, họ vây quanh Ashin Ananda và hỏi, “Ashin Ananda ngài rời bỏ đức Phật đi đâu? Sao chúng con đến không thấy ngài tỏ lòng tôn kính đức Phật? Ngài dã từng làm gì? điều gì đã xảy ra?” Dân chúng quá đau lòng. Ashin Ananda phải làm họ yên lòng. Có một vị thiện thần ở rừng, người canh giữ khu rừng mà ngài đến hành thiền. Vị thiện thần nầy quở trách ngài “Ngài Đại Đức, đừng mất chánh niệm như thế, ngài sẽ không bao giờ hiểu pháp theo cách nầy.” Nhưng đức Phật của chúng ta từng giải thích cho Ashin Ananda rằng ngài không phải thất vọng. Tất cả 84.000 pháp & luật nầy, 84.000 pháp môn, tất cả 84.000 vị phật nầy đều hiện diện ở đó để cố vấn ngài, ở đó để dạy bảo ngài. Do đó, tất cả chúng ta phải hiểu rằng các pháp là chư phật. Đức Phật từng hiểu pháp, và ngài từng trở thành phật. Từ khi đức Phật Niết Bàn, những lời dạy của ngài, giáo pháp thay cho đức Phật. Sau khi thấu hiểu bất cứ điều gì cần được hiểu thấu đáo, ngài đã từng trở thành phật. Vì vậy, cách chúng ta xây dựng phật trong tâm chúng ta trên thực tế có nghĩa là – “học để hiểu bất cứ điều gì có ở đó để hiểu.” Bất cứ khi nào sắc (rūpa) sanh khởi, chúng ta phải biết rằng sắc sanh khởi. Nhờ biết khi nào tâm (citta) sanh khởi, biết mọi lúc danh (nāma) sanh khởi, biết mọi lúc thọ sanh khởi, đó là chúng ta đang xây dựng đức phật trong tâm chúng ta- tòa tháp pháp bảo.

Ngài Webu Sayadaw luôn dạy chúng ta duy trì tỉnh giác ở lỗ mũi. Nếu chúng ta có thể làm điều đó, 84.000 pháp môn, 84.000 vị phật ngự ở lỗ mũi của các bạn. Tất cả các thiện tín của sư, tất cả các bạn chỉ đang làm điều đó, phải không? Một số người có thể không có khả năng làm điều đó nhiều, vì họ tiêu phí nhiều thời gian hơn để xem truyền hình. Sư muốn cho các bạn cuốn sổ tay báo cáo. Các bạn phải giữ cuốn sổ báo cáo để so sánh giữa thời gian tiêu phí cho việc xem truyền hình và thời gian hành thiền, thời gian hành thiền, thời gian duy trì việc ứng dụng trí tuệ (Ñāṇa) vào tấm thân ngũ uẩn của các bạn. Các bạn phải giữ tài khoản về các bản báo cáo tài khoản đó. Ngày khác, mấy người kế toán đến thăm sư. Phải báo họ cũng giữ tài khoản về chánh niệm của họ. Nếu bạn làm rơi ít tiền trong chợ, bạn sẽ lần dấu lui lại con đường bạn đi qua và tìm số tiền đó. Gương mặt thiểu não, và trở về chỉ sau khi tìm kiếm lâu. Món tiền đó có thể có giá trị như thế nào, nhiều hơn 9.000 hay nhiều nhất là 10.000 kyats. Nếu bạn mất một triệu kyats mà bạn đã trúng số. Bạn sẽ từng lùng sục khắp Yangon để tìm món tiền đó. Nếu 100 triệu, dĩ nhiên bạn sẽ đi khắp mọi nơi. Nhưng tất cả các bạn không đang tìm hằng chục nghìn tỷ pháp ở mỗi bước chân các bạn đi hằng ngày! mà các bạn từng đang đánh mất hằng ngày! Một số nhiều hơn thế, các bạn không nghĩ vậy sao? Các bạn đang đánh mất hằng nghìn nghìn tỷ pháp hằng ngày. Các bạn sẽ làm gì cho những tổn thất nầy? Có một số người không chánh niệm, nhìn trái, nhìn phải, đi đông, đi tây, đi bắc và đi nam hãy suy nghĩ cái nào hơn, số người bước đi không chánh niệm hay số người bước đi có chánh niệm (sati)? Hãy đừng nói về người khác; hãy tự kiểm chính mình. Hãy thấy cái nào là hơn, những giờ các bạn từng bước đi có chánh niệm và những giờ các bạn từng bước đi không chánh niệm. Những giờ không chánh niệm là nhiều hơn. Nhiều hơn bao nhiêu? Chưa quá nhiều, những giờ không chánh niệm chỉ từ khi chúng ta được sinh ra! Nếu chúng ta giữ sổ tài khoản về điều đó, chúng ta sẽ thấy ra sự tổn thất của chúng ta vô cùng lớn lao. Vậy, điều những người Mỹ đó nói chỉ là nói bớt đi. Chúng ta hãy bắt đầu thói quen giữ tài khoản bắt đầu bằng tối nay, Được chứ? Hãy kiểm bao nhiêu chục nghìn tỷ chúng ta tích lũy được mỗi ngày. Nhân viên từ văn phòng Kế Toán Trưởng từng làm điều đó. Sayagyi U Ba Khin và nhân viên bắt đầu thói quen hành thiền suốt trong giờ nghỉ trưa. Hãy nỗ lực trong cách đó. Nhân viên ông trở thành những người gương mẫu, U Ba Khin chính ông trở thành thiền sư nổi tiếng và rất được kính trọng ở Miến Điện, cũng như trên thế giới. Chúng ta phải làm việc cần mẫn để tích lũy những thiện pháp đó hầu sẽ nâng phẩm chất của đời sống con người chúng ta lên. Không những hôm nay, chúng ta phải làm điều đó hằng ngày.

Loại dâng tặng thứ tư gọi là Anuggahita dāna. Một số người dâng tặng có dính mắc, có tính keo kiệt, có tính tham lam. Người ấy sẽ giàu có và phát đạt kiếp nầy và kiếp sau. Nhưng người ấy sẽ không sử dụng nhiều sự giàu có của mình để hưởng thụ, tiêu xài. Bởi người ấy dâng tặng với tâm tham (keo kiệt và tham lam). Người ấy chưa tiêu hóa được ba tâm A của ông (Alobha, Adosa, Amoha: Không tham, không sân, không si) Khi người ấy chết với tâm tham, người ấy có thể trở thành ngạ qủy tham đang đói khát, vì người ấy không thể tìm ra thức ăn. Thật dễ hiểu hơn rằng người ta đang đói vì không có sẵn thức ăn. Làm sao chúng ta có thể hiểu tình trạng đói khát của một người khi người đó có thức ăn cung cấp đầy dẫy không? Một người có tiền trong túi, đứng gần tiệm ăn, người ấy đang cảm thấy thật đói, rồi tại sao người ấy không đi vào và ăn? Tại sao? Bởi người ấy keo kiệt. Người ấy vẫn không hiểu ba tâm A của mình.
Một người có tâm Vô tham (Alobha), người ấy không những có thể ăn nhiều, cũng có thể cho người khác ăn. Không những người ấy có thể duy trì chính mình, mà người ấy còn duy trì người khác. Đó là loại người từng dâng tặng tự do, thoải mái. Ngài Tam Tạng Sayadawgyi (U Vicittasarabhivamsa) giải thích về điều đó trong một trong những bài nói đạo của ngài. Một thời mùa hạ nóng bức khoảng hơn 30 vị sư Shan Palaung và những thiện nam của chư vị trong chuyến đi hành hương đến lâm tự Min Gun của Sayadawgyi. Họ từ khí hậu mát hơn đến đây, và vì vậy họ hẳn rất mệt vì thời tiết nóng. Họ không mang theo dù. Sayadawgyi tội nghiệp họ và tìm cách thu gom được 25 cái dù. Do vậy, ngài gom góp dù từ những vị giáo thọ sư cao hạ từ mỗi tòa nhà trong tự viện ngài. Ngài tìm cách tặng mỗi cái dù cho mọi khách viếng thăm. Sau lần biếu tặng nầy, ngài cảm thấy rất hài lòng và hoan hỷ. Ngài không có loại xả ly nầy trước đây. Nếu ngài cho đi tất cả dù và dép, điều gì sẽ xảy ra khi chư tỳ khưu và sa di tại tự viện cần và hỏi xin chúng? Có vẻ như có sự quan tâm đó tạo ra sự ngần ngại trong tác ý rộng rãi của ngài. Ngài không bao giờ cho đi tất cả, ngài không bao giờ từ bỏ tất cả, và ngài luôn để lại một ít cho những vị ở tự viện. Ngày hôm đó, ngài không nhớ dự trữ lại một ít, ngài cho hết tất cả, và ngài cảm thấy quá hoan hỷ khi thấy mọi khách viếng thăm đều được che mát và vui vẻ dưới chiếc dù. Đó là biếu tặng được cho đi một cách tự do.

Những ai từng dâng tặng có chút ít dính mắc, kết quả là rằng- dù họ có tiền, họ thích dùng đồ cũ (second hand), những sản phẩm kém phẩm chất hơn một chút, những vật chất thô hơn một chút, họ kết thúc /chấm dứt với những đồ dùng rồi. Chính bản thân họ thích những loại đó. Họ không mong đợi những thứ tốt nhất. Tất nhiên, tính thanh đạm có chủ ý như trong việc thực hành pháp là khác. Ashin Maha Kassapa làm y Tăng già lê (dukkuta) của ngài từ những mảnh vải thô đầy giòi bọ, mà ngài lột từ cái xác chết bị vứt bỏ của người tớ gái trong bãi tha ma. Chiếc y được qúy trọng trông mềm và mịn trên thân ngài. Khi ngài đến diện kiến đức Phật, đức Phật khen rằng ngài có chiếc y bằng những mảnh vải vá mềm mại như thế. Vì vậy, ngài thỉnh đức Phật nhận chiếc y ngài dâng, đức Phật trả lời, “Nếu con nhận chiếc y Như Lai tặng thì Như Lai sẽ nhận chiếc y của con. Đức Phật cởi chiếc y Tăng-già-lê của ngài và tặng cho Ashin Maha Kassapa. Đương nhiên có lý do cho điều đó. Ashin Maha Kassapa dẫn đầu Hội Nghị Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Nhất, được tổ chức không lâu sau khi Đức Phật Niết Bàn. Đó là Giáo Pháp Nguyên Thủy (Theravada). Những sự nối tiếp của chư vị trưởng lão, già cũng như trẻ đã từng truyền cho hậu thế lời dạy của đức Phật hầu có sự tiếp nối, và vẫn phồn thịnh cho đến ngày nay. Đó là lý do tại sao hôm nay tất cả chúng ta có thể lắng nghe, ôn lại và thực hành trong giáo pháp nầy. Đó là lý do tại sao tất cả chúng ta có thể dâng tặng bố thí, lời giáo pháp vẫn có thể được nghe, tất cả những điều nầy là những thành tựu rút ra từ giáo pháp. Theravada có nghĩa là truyền thống hành theo học thuyết của các vị Trưởng lão, cho chúng ta cơ hội để thực hành lời cổ vũ chính xác của đức Phật. Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn có thể cho những loại bố thí nầy. Bởi chúng ta dâng tặng mà không keo kiệt, không đố kỵ, không dính mắc/ luyến ái- khi những phước thiện nầy cho quả, chúng ta có khả năng tiêu xài, hưởng thụ, chia xẻ và dâng tặng tự do, thoải mái. Đây là cách dâng tặng thứ tư của người đức hạnh, phải không?

Loại thứ năm là dâng tặng mà không làm mất danh dự người khác. Một số người sẽ nói, “Ồ, gia đình cạnh nhà tôi, họ đi quá nhiều, nhưng không bao giờ thấy họ dâng tặng gì cả. Chúng tôi, không vì chúng tôi có nhiều tiền, nhưng chúng tôi luôn dâng tặng. Chúng tôi không thể sống mà không bố thí.” Nói những điều có ác ý về người khác. Nếu các bạn có thể làm điều đó, nếu các bạn có thể có đủ khả năng bố thí, bằng mọi phương tiện bố thí/ dâng tặng. Khi các bạn không thể có đủ khả năng bố thí, dĩ nhiên đừng bố thí. Nhưng các bạn không nên phê bình phỉ báng người khác thiếu hành động bố thí/ dâng tặng. Bằng cách nói lời phỉ báng người khác, người ấy sống sẽ không thoát khỏi năm hiểm họa. Bởi người ấy từng bố thí, thì sẽ giàu có. Nhưng, như câu tục ngữ nầy, “mọi lúc, con nai được sanh ra, lần nầy đến lần khác, con cọp đến và ăn thịt nó!” Tài sản của người ấy sẽ bị tiêu tan bởi lửa, nước, lệnh vua hay luật nước, trộm cắp hay bởi người kế thừa tồi của người ấy. Đó là những tai ương liên tục mà người ấy không thể khôi phục được. Nhờ dâng tặng mà không nói lời phỉ báng người khác, các bạn có thể chắc chắn rằng tài sản của các bạn sẽ được bảo vệ khỏi năm hiểm họa đó. Ngày nay và trong thời đại nầy tất cả chúng ta đều cần loại bảo vệ đó. Người ta sẽ không bị giết vì sợi dây chuyền. Nếu bạn không sẵn sàng cho nó đi thì thậm chí nửa cục than, một đóa hoa hồng, thậm chí một xấp lá chuối trong của cải của bạn cũng không thể bị lấy đi. Do đó, đừng bố thí/ dâng tặng mà nói lời phỉ báng người khác không đang bố thí. Cho nên,

“Nếu chúng ta thực hành bố thí/ dâng tặng mà không nói lời phỉ báng, thì năm hiểm họa sẽ được xua đi.”

Đây là năm cách thực hành bố thí/ dâng tặng của người cao thượng (sappurisa-dāna). Nhờ sự hiện diện của lòng thành kính (sakkacā garava) trong hành động dâng tặng/ bố thí của các bạn, các bạn không những sẽ phát đạt, mà còn có ảnh hưởng lớn. Sau khi dâng tặng/ bố thí có niềm tin chân chánh, các bạn không những sẽ giàu sang mà còn được ban cho sắc đẹp. Dâng tặng/ bố thí đúng thời sẽ được hưởng lợi ích sớm. Người ấy sẽ có nhiều thời gian để hộ độ giáo pháp. Thứ tư, sau khi dâng tặng/ bố thí mà không keo kiệt, người ấy có thể tiêu xài thoải mái cho chính mình, cũng như cho người khác một cách thoải mái luôn. Thực hiện bố thí/ dâng tặng mà không nói xấu người khác. Các bạn nên thực hành bố thí-bất cứ số lượng nhỏ nào mà bạn có đủ khả năng, có lòng nhiệt thành và hăng hái, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho các kiếp sống của bạn thoát khỏi năm loại hiểm họa trên.

Chúng ta có thể tìm thấy những lợi ích nầy trong tích chuyện của người giàu Jotika và vua Ajātasattu. Ajatasattu có tính đó từ khi được sinh ra. Khi phụ hoàng đem hoàng nhi Ajātasattu đến thăm nhà của ông Jotika, Ajātasattu không hài lòng, khi cậu thấy tài sản ông Jotika giàu có hơn họ nhiều, những quốc chủ. Ông Jotika đã có mọi loại phước thiện được đề cập ở trên. Nghĩ phụ hoàng của cậu yếu, Ajātasattu quyết định rằng khi phụ hoàng băng hà cậu trở thành vua, cậu sẽ lấy tất cả tài sản nầy của ông Jotika. Khi cậu trở thành vua và khi ông vua nầy vạch kế hoạch lấy hết tài sản của ông Jotika thất bại; trong sự nhục nhã -ông vua nầy đi lạc đến Kỳ Viên tịnh xá nơi đức Phật đang ngự. Vua ngạc nhiên khi thấy ông Jotika ở đó. Vua hỏi ông Jotika trốn thoát bằng cách nào. Ông Jotika trả lời ông không hiểu vua đang nói về điều gì. Ajātasattu kể ông rằng vua hành quân cùng với quân đội vua bằng những đường hầm dưới đất để bao vây khuôn viên của ông Jotika. Đoàn quân bảo vệ của ông Jotika rất hùng mạnh và đóng ở những vị trí chiến lược. Do đó quân của vua không thể thành công và phải vội vàng rút lui. Binh lính của vua chạy tán loạn và chỉ còn lại một mình vua. Ông Jotika nói ông không có đội quân nào cả. Ajātasattu nói có quá nhiều binh lính. Trên thực tế, Ajātasattu và binh lính vua thấy hình ảnh phản chiếu của chính họ thành số nhiều từ những bức tường của ngôi nhà nơi ông Jotika sống. Ông Jotika nói nếu ông không sẵn lòng cho đi thì thậm chí một mảnh đồ gốm, một sợi chỉ trong áo ông cũng không thể bị lấy đi khỏi ông. Rồi ông thách vua Ajātasattu lấy chiếc nhẫn ruby mà ông đang đeo trong ngón tay ông. Sợ lắm, phải không? Vì ông vua nầy vẫn có tâm tham lấy chỉ một chiếc nhẫn, vua tháo đi tháo lại mãi chiếc nhẫn vẫn không lơi khỏi ngón tay của ông Jotika- đến khi vô vọng. Ông Jotika có sự bảo toàn như thế khỏi năm hiểm họa.
Thính giả ở đây nên có loại phước thiện giống như vậy, sẽ có loại bảo toàn giống như vậy, phải không?

Chúng ta may mắn hiện diện trong ngày hôm nay và thời đại nầy, nơi đâu chúng ta có thể tích lũy những phước thiện nầy. Hôm nay, các bạn có mọi phước thiện liên hệ đến việc dâng y An Cư cho chư tăng. (1) các bạn có phước thiện vì từng dâng cúng. (2) Các bạn có phước thiện từng đảnh lễ Phật, Pháp và Tăng. (3) Các bạn có phước thiện từng quy y tam bảo. (4) Các bạn có phước thiện từng thọ trì ngũ giới. (5) Các bạn đạt được phước thiện nhờ thường dâng vật thực hằng nửa tháng. Đây là những phước thiện vững chắc, bất động (thāvara kusala). Các bạn từng có được thói quen cao đẹp nầy. (6) Các bạn từng dâng y An Cư cho chư tăng trong thời gian an cư mỗi năm. Đây là dâng cúng đúng thời.

Người ta luôn tìm kiếm nơi nương nhờ. Thật không quá dễ để tìm ra nơi nương nhờ chân chánh. Trước khi đức Phật đến, người ta nương nhờ vào núi, rừng, cây cao bóng cả, đồi thiêng, gò đống. Người ta tin rằng những thứ đó sẽ chăm sóc họ khỏi hiểm nguy nếu họ không nương nhờ vào chúng. Khi đức Phật xuất hiện, người ta nhận thấy rằng để thoát khỏi hiểm nguy, người ta không nên tìm nương nhờ bên ngoài thân mình, người ấy phải tìm nương nhờ vào bản thân mình. Chỉ bằng cách quy y Phật, Pháp, Tăng; người ấy sẽ hiểu được những Sự Thật/ Chân Lý (Sacca dhamma) được tìm thấy từ tấm thân ngũ uẩn của mình. Chỉ khi đó, người ấy có thể thoát khỏi mối nguy hiểm của cái già, mối nguy hiểm của cái bệnh và thoát khỏi mối nguy hiểm của cái chết. Đối với những giải thoát như thế, thật quan trọng cho người ấy thấu hiểu chân lý như nó thực sự đang là.

Người ta đang tìm nơi nương nhờ xứng đáng. Người ta đang đổ xô đến bất cứ nơi nào có tin tức về điều gì khác thường và kỳ lạ. Mọi người đang lũ lượt kéo đến đó. Hãy nhớ lúc khi tin tức về cây đa bằng vàng gây chấn động không? Tin tức về nhà tiên tri, tin về sự xuất hiện của một vị thánh gây nhiều xôn xao. Điều đó chỉ rằng người ta đang tùy thuộc vào sự cứu giúp bên ngoài nhiều như thế nào. Đức Phật không thích điều đó. Con người không phải tìm kiếm bất cứ cái gì khác để tùy thuộc vào hơn pháp của chính mình. Đức Phật từng nói con người không phải tìm bất cứ nơi nào khác để nương nhờ hơn từ pháp của chính mình. Bằng Pháp nghĩa là “satipaṭṭhāna dhamma”: tứ niệm xứ. Bằng cách thực hành tứ niệm xứ, con người sẽ rất an toàn, con người đang được thoát khỏi hiểm nguy. Con người sẽ thoát khỏi mối hiểm nguy của cái già, con người sẽ thoát khỏi hiểm nguy của cái bệnh, con người sẽ thoát khỏi hiểm nguy của cái chết, và con người sẽ rất an toàn. Khi thiền sinh hành thiền, vào chính lúc hành thiền đó, thiền sinh có thể vượt qua những nỗi khổ đó, những cảm thọ đó. Cho nên, mỗi và mọi người hằng ngày hành thiền, chắc chắn hưởng được bảy lợi ích.

Sattānaṃ visuddhiyā: Cho tất cả chúng sanh được thanh gọi là tịnh tâm. Người ta luôn khốn khổ bởi lo âu và tham lam gọi là tâm tham (lobha citta), lo âu và giận dữ gọi là tâm sân (dosa citta), ngọn lửa ưu phiền (soka) , ngọn lửa si gọi là (moha) ; những ngọn lửa nầy luôn thiêu đốt bên trong họ, hành hạ họ. Để vượt qua những tâm thái nầy, để dập tắt những ngọn lửa đang thiêu đốt nầy, con người phải đạt được tâm thanh tịnh/ trong sạch. Lúc đó người ấy hẳn sẽ mát dịu và yên tịnh. Vào thời đại tối tân nầy, người ta dùng quạt máy để làm mát họ. Trên thực tế, sống với tứ niệm xứ có thể làm bạn cảm thấy mát dịu và yên tịnh. Có lẽ cách đây khoảng hai mươi năm, một thiện nam đi đến nghĩa địa Kyan-tau. Khu vực đó có nhiều cây cao bóng mát. Do vậy, ông xếp dù móc trên tay. Sau khi ông rời khu vực đó, ông đang ở trong thiền chánh niệm, và không nhớ mở dù ra. Lúc đó là tháng nóng nhất trong năm, mặt trời đang cháy sáng, và con đường nhựa ông đang bước lên đang nóng bỏng gần chảy nhựa. Ông đang bước đi mát dịu và trầm tĩnh, hành thiền quán niệm xứ. Ông kể sư rằng người ta có thể nghĩ ông kỳ quặc. Có lẽ họ tự hỏi liệu ông có điên không, vì ông không dùng dù. Ông đang trầm tĩnh bước đi trau dồi pháp niệm xứ. Thay vì đi đến phòng ông, ông đi thẳng đến gặp sư và nói ông không khốn khổ vì cái nóng bởi ông chẳng để ý gì đến cái nóng cả. Chỉ khi ông chú ý đến cái nóng ông sẽ cảm thấy nóng. Ông không khổ chút nào cả.

Tương tự như thế, khi thiền, hãy để mặc cái nóng bên ngoài, ngay cả những đau nhức bên trong, tê cóng, nung đốt, ưu phiền sẽ được dập tắt. Sattānaṃ visuddhiyā soka paridevānaṃ samātikkamāya. Đau buồn than khóc sẽ được vượt qua. Dukkha-domanassānaṃ atthangamāya: Khổ thân và khổ tâm sẽ dứt. Thiền sinh có thể vượt qua chúng. tất cả các bạn đều biết khổ thân có thể gây khổ tâm. Ôi, những cơn đau như thế, nhức như thế, khổ như thế, thật khiếp làm sao. Một thiền sinh từng trau dồi tứ niệm xứ, thậm chí một thiền sinh trung bình sẽ thấy khuây khoả đáng kể. Nếu thiền sinh thực hành nữa, chỉ khi thiền sinh đạt đến tuệ chân chánh, chỉ khi thiền sinh đạt được chánh kiến, từ đó trở đi người ấy sẽ hiểu rằng tất cả chỉ là bản chất (sabhava). Sẽ không có đau khổ trong người ấy, như người đang bước đi dưới ánh nắng mặt trời nóng bức một cách yên tịnh và mát dịu. Bởi người ấy chẳng để ý gì đến cái nóng, bởi người ấy hướng thẳng sự chú tâm vào pháp. Trong tiếng Pali được gọi là vikkhambhana- từ bỏ- không đem nó vào tâm.

Tuy nhiên, khi hành thiền, thiền sinh không có khái niệm đúng, thái độ đúng, người ấy sẽ có đôi chút khó khăn. Tất cả chúng ta ở đây; bởi chúng ta có tấm thân vật lý (kāya), chúng ta phải có khả năng để phân biệt bệnh của thân (roga) và cảm thọ (vedana). Trong số thính giả ở đây, có một số thuộc về nghề y. Hầu hết mọi lúc chúng ta kết dính hai cái nầy lại với nhau. Bệnh tật, đau nhức, thương tật, cơn đau, chúng là bệnh tật (roga), tất cả chúng đều xảy ra trong thân. Sau đó có phải cái thân nầy cảm thấy đau nhức không? Theo cách nói hằng ngày, người ta có thể nói thân đang đau nhức, thân đang khổ sở. Thân (rūpa) hoại diệt. Nhưng sắc (rūpa) không có khả năng để nhận biết. Chính tâm mới có khả năng nhận biết. Rồi cái biết của tâm về cơn đau đó bây giờ được xếp loại như cảm thọ, cảm giác (vedana). Cái thân có thể được phơi nắng, nhưng người đó sẽ không ý thức về điều đó. Chỉ khi tâm người ấy chú ý đến điều đó người ấy biết. Khi không chú ý cảm thọ là cảm thọ bởi chính nó, biết là biết bởi chính nó, chúng tồn tại riêng biệt. Nếu chúng ta không trộn lẫn cảm thọ (vedana) với thuật ngữ chế định (paññatti) (chức vụ, tên gọi), sau đó chúng ta sẽ biết rằng cảm thọ chỉ đơn thuần là bản chất, duyên (sabhāva). Ví dụ, chúng ta hãy nói rằng lòng bàn chân của người ấy rất nóng. Chúng ta hãy nói hơi nóng ở cẳng chân dưới, chúng ta thường nói rằng cẳng chân dưới của người ấy rất nóng. Chúng ta từng đang nói theo cách đó. Quá giờ, khi xung lượng của nó bị kiệt, cảm giác nóng không còn nữa. Nó biến mất. Nếu chính là cẳng chân dưới bị nóng, thì cẳng chân dưới cũng biến mất à? Không, cẳng chân không biến mất. Được rồi, từ khi cẳng chân có cảm giác nóng, bởi cẳng chân vẫn còn đây, cẳng chân không nên nóng mãi sao? Không phải cách đó, hoặc là. Khi đủ duyên, cảm giác nóng tạm thời xuất hiện. Khi xung lượng của nó trở nên kiệt, cảm giác nóng biến mất. Đó là một phần. Vào lúc đó, trong khi nó vẫn có xung lượng của nó, điều thiền sinh nên biết là- chấp nhận thái độ rằng, nóng, lạnh, đau nhức, tất cả không phải phần của cẳng chân, chúng tồn tại riêng biệt. Khi tâm định (samādhi) và trí tuệ (ñāṇa) của thiền sinh vững mạnh (phát triển đầy đủ), khi thiền sinh nhìn cảm giác nóng của cẳng chân, thiền sinh sẽ thấy ra rằng cảm thọ đó hoàn toàn là một thực thể riêng biệt trên chính nó. Tâm ghi nhận của thiền sinh tách ra khỏi cẳng chân của thiền sinh. Người ấy chỉ biết cảm giác nóng khi cảm giác nóng sanh khởi. Trước kia, người ấy nghĩ về điều nầy như “cẳng chân tôi nóng”. Ba phần, ‘cảm giác nóng’, ‘cẳng chân’ và ‘tôi’. Bây giờ, người ấy đã diệt trừ ‘cẳng chân’ và ‘tôi’. Người ấy chỉ biết cảm giác nóng khi cảm giác nóng sanh khởi. Đối tượng của tâm và sự ghi nhận/ tỉnh giác về đối tượng đó. Đối tượng của tâm và sự ghi nhận, chỉ có một cặp đó tồn tại. Nếu thiền sinh có thể phân biệt giữa đối tượng của tâm và sự ghi nhận, nếu thiền sinh ghi nhận cặp nầy một cách rõ ràng, rành mạch- mà không có chút ám ảnh thâm căn cố đế nào được đề cập trước, thật giống như khi bác sĩ khám bệnh nhân. Một bác sĩ khi khám cơn đau ở cẳng chân bệnh nhân, bác sĩ không kết nối vào để cảm thấy đau. Chính bệnh nhân đang ở trong cơn đau. Bác sĩ chỉ khám hầu ông có thể giúp điều chỉnh bất cứ điều gì cần thiết cho bệnh nhân. Đó là trách nhiệm duy nhất mà bác sĩ có. Ông không có tham gia vào sự khốn khổ đau nhức của bệnh nhân. Thiền sinh phải cố gắng để đạt đến giai đoạn đó nơi người ấy có thể tiếp tục nhìn với loại thái độ đó.
Quan trọng là tiếp cận đúng và thái độ đúng. Khi hành thiền, thiền sinh không phải khiến nó xuất hiện, cũng như thiền sinh không phải làm nó biến mất. Thiền sinh chỉ cần biết ngay khi nó xuất hiện, biết ngay khi nó biến mất. Nếu người ấy làm nó xuất hiện, đó là tham (lobha). Làm nó biến mất là sân (dosa). Chúng ta hãy suy nghĩ về điều nầy. Thiền sinh thính giả ở đây từng có kinh nghiệm đó. Chúng ta đã từng xem xét nỗi nhức nhối, cơn đau và những sự khổ sở như thế như những điều không được ưa thích. Chúng ta không thích cơn đau, vì vậy, chúng ta hẳn bất mãn với nó. Sự bất mãn đó là sân (dosa). Do đó thiền sinh cố kết thúc nó, chiến đấu với nó, xua đuổi nó. Đó là tiếp cận sai lầm, thái độ không đúng đắn. Việc hành thiền của thiền sinh bị rối tung cả lên.

Vào lúc khác trong kỳ lễ tát nước, có hai bác sĩ xuất gia trong tự viện nầy. sư quên tên họ. Cũng có một sĩ quan quân đội tên là Thiếu tá Khin Maung Lwin. Ông ta hẳn lân lộn trong việc hành thiền. Ông không thể phân biệt giữa sự thật chế định (paññatti) và sự thật tuyệt đối (paramattha); việc hành thiền của ông đi quanh trong vòng lẩn quẩn. Ông hết sức kiên trì. Ông tự kỷ luật mình ngồi thiền năm giờ mỗi ngày suốt cả năm trong ba mươi năm liền. Sau quá nhiều năm không có sự cải thiện nào ông trở nên nản lòng một chút. Ông nghĩ năm nay nếu ông không có thay đổi quan trọng nào, ông sẽ không gắng sức nữa. Thiền trở nên khó hơn khi ông ngày càng già hơn. Ông nên từ bỏ. Ông đến tự viện nầy để hành thiền. Khi thấy có sự tiến bộ trong hành thiền ông vui lòng. Ông nghĩ. “Té ra, quả thật là đúng khi làm theo cách đúng!” Khi tiếp cận đúng, những cảm giác nầy trở thành đối tượng của thiền. Phải đạt được kỹ năng nầy. Chỉ sau đó bạn sẽ chết một cách thoải mái. Bởi vì bạn đương đầu với cảm thọ nầy hay cảm thọ khác lúc lâm chung. Khi sư đang ngụ tại rừng NaungDoon, có một cụ già, thí chủ của tự viện đó, mọi người thường gọi ông là ‘Ba Gyi’ . Ông hành thiền nhiều, cũng than nhiều về không bao giờ có được cảm thọ đã qua. Có một người hộ độ (dāyaka) người Karen tên là Yar Pan Sein, phê bình “Này cụ, Chính cụ đang xua đuổi cái khổ (dukkha).” Tuy vậy, cậu luôn lắng nghe có chú tâm rất nhiều vào buổi trình pháp cậu có với sư. Chẳng bao lâu cậu thích thú trong việc hành thiền và những lời hướng dẫn hành thiền. Sau ba hay bốn ngày hành thiền, cậu phê bình rằng “Té ra, con không hiểu tại sao cụ ấy không thích cảm thọ (vedana). Thật tốt hơn để gặp cảm thọ sớm hơn!” nếu cảm thọ có thể được đặt để sử dụng một cách khéo léo, ngay cả kẻ thù có thể được thương lượng , thuyết phục để trở thành bạn được. Đối với những thiền sinh thiện xảo đó, đối với những người có học đó; cảm thọ giống như lương dược, thuốc tốt có thể chữa lành bệnh. Đối với những thiền sinh xuy xét đúng đó, cảm thọ giống như một loại dầu thơm. Như một số người khéo biến nọc rắn độc thành thuốc để cứu mạng sống. Tuy thuốc độc là mối nguy hiểm đối với những người không huân tập đó.

Tương tự, nếu người nào trở nên thiện xảo, thì pháp có thể có lợi ích vô cùng. Tham (lobha) và sân (dosa), những pháp nầy đang hành hạ tất cả chúng ta, và tuy nhiên, nếu thiền sinh có thể sử dụng những tham, sân nầy, thiền sinh nên biết rằng khi mình giận là lúc sân (dosa) nổi lên, thiền sinh nên biết rằng khi mình thèm muốn là lúc tham (lobha) nổi lên, ghi nhận ở mỗi và mọi pháp thì thiện trí (ñāṇa kusala) sẽ tăng trưởng. Những tham, sân nầy cũng trở nên yếu dần đi. Tiến trình nầy gọi là “nên biết (dukkha sacca: khổ đế), nên loại bỏ/ nên diệt (samudaya sacca: tập đế), nên chứng ngộ (nirodha sacca: diệt đế), nên quán /nên thực hành (magga sacca: đạo đế)” minh họa thế, “Bởi vì thiền sinh biết, từng từ bỏ, từng chứng đạt và an tịnh từng được thiết lập trong vị ấy.” Phương pháp tiếp cận đúng cũng quan trọng. Khi những tham, sân nầy đến, chánh niệm của thiền sinh sẽ không chấp nhận chúng. Với sự khoan dung, người ấy từ bỏ chúng. Thỉnh thoảng khi người ấy tranh luận với ai- nếu người ấy bị lăng nhục, thóa mạ, nếu người ấy cố đè nén cơn giận của mình, chỉ một chút sau đó, phản ứng của người ấy bùng nổ, rồi trả miếng lại. Người ấy không nên ứng xử theo cách đó. Trên thực tế, người ấy giải quyết vấn đề ngay. Đức Phật thích thoả thuận với chúng ngay. Đức Phật nói “Hãy biết rằng bạn đang giận ngay khi cơn giận nổi lên.” Vậy, điều gì sẽ xảy ra khi bạn nhận ra rằng bạn đang giận? bạn nên biết ngay lúc hiện thời khi nó xảy ra. Có một cậu bé tên là Maung Tin Oo đi sống ở Mỹ với gia đình cậu. năm cậu học lớp 8, cả gia đình về thăm, và cậu bé xuất gia sa di ở đây. Bây giờ cậu khoảng 17 tuổi rưỡi học lớp 10. Dì cậu gởi cho cậu nhiều băng pháp, và khéo yêu cầu cậu gởi cho dì những điều cậu ghi chú về chúng. Cậu sẽ lắng nghe các băng pháp đó, quán tưởng và cũng hành thiền trong lúc làm bài tập ở nhà. Cậu lắng nghe kỹ, nghiên cứu kỹ những lời dạy trong băng, ba hay bốn băng một lần. Cậu nói viết ghi chú giúp cậu nhớ kỹ những khái niệm. Sư muốn kể lại chi tiết cho một số người về cậu thanh niên nầy, cậu đã hiểu rõ như thế nào việc hành thiền của cậu. Nếu cậu lớn hơn cậu sẽ từng hiểu nhiều hơn. Thật quá hiếm khi nghe loại câu nầy. Cậu nói những tham (lobha), sân (dosa), si (moha), mạn (māna) nầy trong cậu có vẻ từng trở nên yếu đi nhiều. Cậu nói chỉ ngay khi nó (lobha hay dosa hay moha hoặc, māna) nổi lên, cậu ghi nhận nó, và nó trở nên bớt đi nhiều. Mẹ cậu thường về đây kinh doanḥ Cậu nói bất cứ khi nào mẹ cậu qưở trách cậu, cậu sẽ hành thiền thêm, hầu nhìn tâm cậu. Cậu thấy ra rằng những cảm xúc của cậu buộc cậu rất chặt, cậu rất bất mãn. Ngay khi cậu biết cậu bất mãn, cơn giận cậu tan biến liền. Do đó, “biết, loại bỏ, đến, quán” tiến trình nầy không phải nhằm dựng lên vấn đề, không phải nhằm chịu đựng vấn đề. Tiếp cận tương tự đối với lobha cũng như moha. Chúng không chịu đựng lâu dưới sự xem xét tỉ mỉ. Một điều quan trọng đối với thiền sinh là có thái độ đúng, tiếp cận đúng. Trong lúc hành thiền, thiền sinh cảm thấy bất mãn khi nhận thấy tâm mình đi vơ vẩn nhiều. Người ấy muốn thôi hành thiền, hoặc tiếp tục hành với tâm bực tức. Tâm ghi nhận của người ấy không rõ ràng xuyên suốt thời thiền. Bởi người ấy làm cho dính chặt lại, ý tưởng cố định rằng thiền tốt tất mang lại tâm thái bình ổn. Trên thực tế, điều đó không đúng. Chúng ta hành thiền không phải để thiết lập tâm thái bình ổn, mà để biết, để hiểu. Mọi lúc thiền sinh nhận ra rằng tâm đang rong chơi, chánh kiến (samma-diṭṭhi), thiện trí (ñāṇa kusala) thiết lập ở đó. Để thiết lập thiện trí nầy là yêu cầu cơ bản. Có được thiện trí (ñāṇa kusala) là tất cả những gì bạn cần. Để đạt được thiện trí (ñāṇa kusala), thiền sinh nên lặng lẽ và trầm tĩnh hành thiền. Lúc nào tâm lang thang, thiền sinh biết vậy. Sự kiện thiền sinh biết có nghĩa là thiền sinh có niệm (sati). Niệm là việc biết. Niệm là samadhi magga. Định (Samadh)i không từng bị phá vỡ. Ngay cả trong bữa ăn, thậm chí trong lúc uống, thiền sinh đang thực hành tốt công việc của mình. Trong lúc ăn, thiền sinh có niệm chỉ có hai sự nhận thức rõ, biết đối tượng cảm giác và ý thức về tâm biết- biết đối tượng cảm giác và ý thức về tâm biết- Thiền sinh, sau khi hoàn toàn loại bỏ danh chế định (paññatti), không chú ý chút nào đến “hành động ăn”, “hành động nhai”, “hành động uống nước” và “hành động nuốt”. Thiền sinh đến giai đoạn, khi ý niệm chẳng hạn như “người ấy đang ăn”, “tôi đang ăn là không được tìm thấy ở đâu cả, hoàn toàn vắng bặt. Thiền sinh chỉ biết sự hiện diện của đối tượng cảm giác và ý thức về đối tượng cảm giác. Ý thức nầy là nguyên lý bản chất riêng biệt (sabhāva dhamma), đối tượng cảm giác là nguyên lý bản chất riêng biệt khác.

Vào một thời khi sư bàn về điều nầy, một tín nữ hộ độ (dāyika) đứng lên từ các thính giả và kể chúng tôi những gì Webu Sayadaw nói trong một buổi nói đạo. Webu Sayadaw nói “tất cả các bạn, hãy nhớ điều nầy, một người có thể đắc đạo (magga) trong lúc đang cắt hành. Người ta có thể đạt đạo (magga) trong nhà bếp.” Tương tự, nếu người ta có thể duy trì chánh niệm, người ấy có thể đạt đạo trong lúc ăn, trong lúc uống. Đó là những gì đức Phật từng nói, nhưng đức Phật không nói trực tiếp như thế. Ngài nói đạo (magga) được phát triển từ đạo tuệ (vipassāna magga) đến thánh đạo (ariya magga). Dĩ nhiên, đạo tuệ (vipassāna magga) không được đề cập trực tiếp. Ngài Mokoge Sayadawgyi trong buổi nói đạo của ngài thường lặp đi lặp lại “sanh, diệt, đạo (magga)”, “sanh, diệt, đạo (magga)”, đạo mà ngài nhắc đến chính là đạo tuệ (vipassāna magga). Khi đạo tuệ chín muồi/ trưởng thành, có thể dẫn đến thánh đạo (ariya magga). Có ba loại đạo. (1) đạo căn (mūla magga)- việc thực hành hiện thời; đó là: bố thí (dāna), trì giới (sīla) và thiền định (samatha); những điều nầy gọi là đạo căn (mūla magga). Chúng là cơ bản; chúng có lớp sơ đẳng. (2) pubbabhaga magga: Khi thiền sinh hành thiền và hiểu rõ danh (nāma), sắc (rūpa), nhân và quả của nó, sự sanh rồi diệt của các hiện tượng, đó là pubbabhaga magga. (3) Khi người nào từng đạt đến pubbabhaga magga- khi người ấy thấy tia sáng đỏ của bình minh, người ấy chắc chắn mặt trời đang lên. Bởi vì tia sáng đỏ người ấy thấy lúc bình minh thực ra xuất phát từ mặt trời. Do đó, nếu ai thấy những tia sáng đỏ lúc bình minh, người ấy có thể chắc chắn rằng mặt trời nhất định sẽ lên ngay. Tương tự, nếu ai từng hằng ngày lúc nào cũng thực hành pubbabhaga magga, thì đó là điều chỉ rõ sẽ đến thánh đạo (ariya magga) ngay. Nếu người nào không từng thực hành tới giai đoạn đến đạo tuệ (vipassāna magga), thì người ấy không có cơ hội nào bất cứ cái gì để đến thánh đạo (ariya magga) cả. Dù người ấy có nói nhiều bao nhiêu “Mong cho con đạt đến đạo, quả, niết bàn.”. Người ấy có lẽ chỉ bị đau trong miệng, mà không có cơ hội nào cho người ấy đạt đến đạo (magga), quả (phala), niết bàn (nibbāna). Cầu nguyện cho điều đó sẽ không dẫn người ấy đi đâu cả. Người ấy phải chân chính thực hành với thái độ chân chính/ đúng đắn.

Như câu châm ngôn nầy “Người tiếp cận những người đức hạnh, lắng nghe pháp cao thượng, giữ đúng thái độ của mình và thực hành theo, thì người ấy chắc chắn có đặc ân đến đạo, quả.”

Người ta sẽ có đạo quả chỉ với điều kiện người ấy thực hành cách đó. Người ấy phải tiếp cận những người khôn ngoan và đức hạnh. Người ấy phải lắng nghe pháp chân thật (sacca dhamma). Người ấy phải có thái độ đúng. Thái độ hành thiền nầy khi người ấy nghĩ, “Thiền là tốt chỉ khi yên tĩnh và sẵn sàng, khi người ấy không nghe gì cả.” Vì vậy người ấy không thích thiền khi nghe tiếng động. Thiền sinh nghĩ “Thiền là tốt khi yên lặng và an bình. Thiền tốt nên là sôi nổi và trong sáng.” Vì vậy, người ấy không thích thiền khi tâm lang thang vơ vẩn. Đó không phải là thái độ đúng. Khi thiền không yên tĩnh, không sẵn sàng, đó cũng là pháp. Khi thiền sinh yên tĩnh trong lúc hành thiền, nếu sau đó người ấy thấy vui mừng và có dính mắc vào trong tình trạng yên tĩnh của thiền, đó là phi pháp (A-dhamma: không phải pháp, pháp giả). Khi người ấy ý thức rằng người ấy cảm thấy vui mừng, khi người ấy ý thức rằng người ấy cảm thấy dính mắc, đó cũng là pháp. Người ấy phải duy trì sự ghi nhận của mình “chỉ biết”, “chỉ biết”, hầu người ấy ý thức ngay khi nó xảy ra. Thì đây là trung đạo (majjhima-patipadā). Nếu thiền sinh đi trên con đường trung đạo (majjhima-patipadā) nầy, cuối cùng sẽ đến thánh đạo (ariya-magga). Vì vậy, từ bước đầu tiên, đạo căn (mūla magga), rồi pubba, và cuối cùng thánh đạo (ariya-magga). Mūla, Pubba, Ariya-đạo cao thượng ba chặng nầy. Phát triển đạo ba chặng đó, hãy bước vào Niết Bàn siêu việt.
Thiền tới nơi đến cuối cùng- Niết bàn. Lúc đó người ấy thực sự có Nơi Nương Nhờ. Những cảm giác bệnh tật hoàn toàn tan biến (lành hẳn, khỏi bệnh) thiền sinh có khả năng đạt đến đạo, quả và niết bàn. Tâm của thiền sinh được trong sạch, thanh tịnh. Hơn nữa, người ấy từng chế ngự lo âu, phiền muộn. Những nỗi khổ về thân cũng như tâm đang được diệt trừ. Sau đó có sanh khởi lên trí tuệ (ñāṇa) uyên bác. Đó là đạt đến trí tuệ thánh đạo (ariya magga ñāṇa). Sau đó, vị ấy thâm nhập để trải nghiệm niết bàn (Ñāyassa adhigamāya nibbānassa sacchikiriyāya).

Nó xảy ra trong trật tự đó. Bạn phải làm gì? Bạn phải tinh cần thực hành pháp niệm xứ (Satipatthāna). Nếu bạn làm điều đó, bạn sẽ hoàn toàn thoát khỏi mọi loại hiểm nguy. Bạn đọc và tụng kinh hộ trì (paritta) Kammavāsa sẽ bảo vệ bạn khỏi những hiểm nguy từ bên ngoài. Bằng cách duy trì chánh niệm, chánh niệm nầy là áo giáp tránh những nguy hiểm bên trong bạn. Bảo vệ nội giới, Chánh niệm nầy, chánh niệm của bậc thánh, không cho phép tâm tham nổi lên, không cho phép tâm sân nổi lên, và chánh niệm nầy không cho phép những nỗi ưu phiền do bất cứ phiền não (kilesa) đang thiêu đốt nào khác giáng xuống. Và chánh niệm nầy bảo vệ bạn khỏi tất cả chúng. Chánh niệm đạo chi (Sati magga) là một trong tám chi của bát thánh đạo (ariya atthaṅgikamagga).
Do vậy, Mong tất cả các bạn có khả năng thực hành hầu có thể đạt được an bình và khuây khỏa nhờ quán các pháp bát đạo nầy.

Sādhu, Sādhu,Sādhu. (Lành thay, Lành thay, Lành thay.)



Sau đây là bài nói đạo khác được thâu băng
Nhân loại và tất cả chúng sanh một khi đã sanh ra, tất yếu phải đương đầu với cái chết không loại trừ một ai. Đó là nguyên tắc. Cái chết xảy ra không chỉ với một người, trong mỗi và mọi nước, trong mỗi và mọi thị trấn, trong mỗi và mọi làng mạc, trong mỗi và mọi gia đình, không ai cưỡng lại cái chết được. Đó là pháp không thể tránh được. Có phải không có sự kết thúc của tiến trình gọi là “già, bệnh và chết” không? Có phải không có cách nào dẫn đến sự chấm dứt tiến trình đó không? Chúng ta phải tìm cho đến khi chúng ta tìm thấy cách đó.

Hãy đọc theo sư ba lần:

Già, bệnh, chết và chia ly. Bạn không thể lảng tránh, bạn không thể tránh được. Duy chỉ nghiệp điều khiển bạn.

Nếu nghiệp ra lệnh, khi nghiệp ra lệnh, chúng ta sẽ già, chúng ta sẽ bệnh và chúng ta sẽ chết. Và chúng ta sẽ phải chia lìa kiếp sống nầy. Tương tự chúng ta phải từ giã kiếp sống nầy đến kiếp sống khác. Lại mãi, kiếp nầy đến kiếp khác. Bạn có hiểu hết điều đó không? “Nghiệp đang điều hành ở đây. Từ nghiệp nầy, chúng ta phải cố gắng chuyển nghiệp thành trí tuệ. Với sự hiểu biết của chúng ta, chúng ta phải nỗ lực phát triển để đạt được trí tuệ. Mọi thiện nghiệp mà bạn đã làm hôm nay, bạn phải nỗ lực để chuyển thành thiện trí. Trong tiếng Miến thiện trí gồm chánh niệm (sati) và tỉnh giác (athi). Một khi thiền sinh có thiện trí, người ấy sẽ thoát khỏi già, bệnh và chết. Tại sao người ấy thoát được? Bởi vì, thiện nghiệp đôi khi đi cùng với tham. Sân, si và mạn (dosa, moha, mana) cũng đi cùng với thiện nghiệp. Hầu hết thời gian si (moha) đi cùng với thiện nghiệp. Khi chánh niệm và sự nhận biết / tỉnh giác đi cùng với thiền sinh, thì chính là thiện trí. Thiện trí nầy là thiện (kusala) giải thoát bạn khỏi kiếp sống (bhava). Đây là trí tuệ duy nhất có thể giải thoát chúng ta. Chúng ta nên làm gì để trau dồi thiện trí đó? Bất cứ điều gì chúng ta làm. Hãy làm với chánh niệm và tỉnh giác. Bất cứ điều gì nổi lên trong thân, hãy biết nó với chánh niệm và tỉnh giác. Bất cứ những gì nổi lên trong tâm, hãy biết nó với chánh niệm và tỉnh giác. Bất cứ khi nào, mọi lúc cảm thọ/ cảm giác nổi lên, hãy biết nó với chánh niệm và tỉnh giác. Biết với chánh niệm và tỉnh giác mọi lúc.

Có phải khó để biết với chánh niệm và tỉnh giác không? Không khó, có phải các bạn sẽ nói vậy không? Nấu, nướng, đụng chạm, cầm nắm, ăn, uống, nhai, nuốt, mọi việc đều được làm với chánh niệm. Ở đó, thiện trí đang được phát triển. “Asite, pite khayite sayite sampajanakari hoti” (sampajana: hoàn toàn chú tâm, đồng nghĩa với sati). Đức Phật từng chỉ dạy duy trì sự chú tâm hoàn toàn, kết nối với chánh niệm và tỉnh giác trong bất kỳ việc gì bạn đang làm. Trong tất cả những hoạt động khác cũng vậy. Không đòi hỏi thêm việc gì, thêm hành động gì. Webu Sayadaw một lần kể cho một tín nữ hộ độ. “Hãy lắng nghe, một người có thể đạt đạo trong nhà bếp, một người có thể đắc đạo trong lúc cắt hành.” Dù điều đó sẽ không xảy ra một cách tự nhiên. Ngài ngụ ý rằng làm việc vặt trong nhà với chánh niệm và tỉnh giác. Chánh niệm là một chi phần trong (bát chánh) đạo (sati magga). Có phải tất cả các bạn biết điều đó, phải không? Chính chánh niệm có thể đưa bạn ra khỏi cảnh khốn khổ của “già, bệnh, chết.” Nếu bạn quên chánh niệm, điều đó có lợi cho cái chết. Có vẻ như tất cả các bạn từng làm là nhằm cho bạn gặp cái chết. Tiến hành mọi việc mà không chánh niệm nghĩa là tiến hành để đụng phải cái chết. Do đó, có phải không khôn ngoan để làm mọi việc với chánh niệm, hầu chúng ta thoát khỏi cái chết không? Hãy làm bất cứ việc gì bạn làm theo lệ thường hằng ngày, hãy làm với chánh niệm. Không có việc gì thêm. Chỉ chú tâm với chánh niệm. Công việc đó sẽ được làm tốt và thành công. Bạn sẽ thực sự thoát khỏi mối hiểm nguy của “già, bệnh và chết”.Vậy, Tại sao chúng ta không thể làm điều đó? Vâng, chúng ta có thể làm điều đó.



Bất cứ khi nào có chánh niệm và tỉnh giác đi cùng. Tỉnh giác là tuệ đạo, Chánh Niệm là định đạo. Nếu thiền sinh có chánh niệm đạo, định đạo, tất nhiên cũng có giới đạo. Không có sự sai phạm về thân, không có sự sai phạm về khẩu. Những vi phạm về thân và khẩu gây ra sự vi phạm về giới. các bạn từng thu thúc lục căn. (indriya samvara sila)

Hãy lập lại ba lần: Già, bệnh, chết và chia ly. Bạn không thể lảng tránh, bạn không thể tránh được. Chỉ một mình nghiệp điều khiển bạn. Duy chỉ có trí tuệ cho bạn lối thoát. Đó, điều quan trọng nhất cho tất cả chúng ta, chúng ta phải học để phát triển trí tuệ, hiểu không? Lúc bạn có giờ rãnh rỗi, nằm trong giường bạn, hay bạn ở bất cứ nơi nào, buông xả và chọn bất cứ tư thế nào bạn thích. Nếu thiền sinh không biết bất cứ kỹ thuật thiền nào- chỉ để tâm với chánh niệm ở hơi thở vào và hơi thở ra. Hãy biết khi có hơi thở vào và biết khi có hơi thở ra. Biết rằng có hơi thở đang chạy vào, biết rằng có hơi thở đang chạy ra. “Chạm, biết, chạm, biết.’ Với chánh niệm tỉnh giác, thiền sinh phải ý thức về sự đa dạng của “chạm, biết”, “chạm, biết” xảy ra ở lỗ mũi. Đó là trí tuệ. Trí tuệ đó có thể giúp thiền sinh thoát khỏi. Thiền sinh biết khi sắc khởi lên. Thiền sinh biết khi danh khởi lên. Thiền sinh biết khi danh sắc khởi lên. Đó là trí tuệ. Trí tuệ nầy hiểu sự tồn tại của danh sắc Từ đó thiền sinh biết rằng nhờ trí tuệ nầy, vị ấy biết có khởi lên sự rung động, sự đẩy, sự kéo, sự chuyển động. Kiến thức đó là trí tuệ. Thiền sinh biết rằng những rung động nầy cũng đang thay đổi. Từ sự rung động cũ đến sự rung động mới, từ sự chuyển động cũ đến sự chuyển động mới. Đó cũng là trí tuệ. Vị ấy biết bất cứ cái gì khởi lên. Và sau đó, vị ấy bắt kịp để biết hết điều gì khởi lên. Trong lúc bạn đang chấp tác/ làm các việc lặt vặt, bạn không mệt mỏi, việc đó được hoàn tất tốt và thành công. Đó không phải kỳ diệu sao?
TKN Huyên Châu dịch
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH.MHDT.8/6/2012.

No comments:

Post a Comment