Sunday 3 June 2012

Hạnh xuất gia
               
Kích thước chữ : Decrease fontDecrease font
Chúng ta không thể nói đức Phật lịch sử là con người bình thường như những con người khác bởi vì Ngài không được sinh ra từ nơi bất tịnh, lớn lên trong đau khổ và chết dần trong đau khổ. . . Đức Phật trong kinh Đại thừa không phải là đức Phật tôn giáo mà nhằm tiêu biểu cho pháp môn mà ngài đang giảng. . . Chúng ta đừng bao giờ đem những nhãn hiệu "đức Phật lịch sử" hay "đức Phật tôn giáo" áp đặt lên Ngài!
Từ xuất gia dùng để chỉ những người thoát ly, từ bỏ gia đình, hòa nhập vào một tập thể, một hội chúng tu tập. Theo giáo lý đạo Phật, xuất gia có ba nghĩa: (i) xuất thế tục gia, (ii) xuất phiền não gia, (iii) xuất tam giới gia.
Theo quan niệm chung, trên hình thức, kể từ ngày người đó phát tâm tu học, được Thầy tế độ chứng minh cho xuống tóc, nhập chúng tu hành được gọi là người xuất gia; tức là đã ra khỏi nhà thế tục, cắt mọi tình thương ái luyến buộc ràng. Nhưng muốn thực hiện được trọn vẹn ý nghĩa của từ xuất gia thì chúng ta phải nhờ giới luật của Phật, luật nghi của Tổ, nội quy của tập thể, thanh quy của từng tự viện trợ duyên cho chúng ta, nếu chúng ta biết ứng dụng, áp dụng triệt để thì mới có thể ra khỏi nhà thế tục thật sự từ hình thức lẫn nội tâm.
Còn ra khỏi nhà phiền não là nhờ sự tinh chuyên tu tập, có trì giới giữ hạnh thanh tịnh, mới phát sinh trí huệ, có trí huệ mới sáng soi thấu suốt được mọi ngõ ngách trong tâm thức, mà từ lâu si mê bưng bít tối tăm giam nhốt chúng ta trong ngục tối phiền não. Một khi ánh sáng giác ngộ được thắp lên, thì bóng tối ngàn năm tan biến. Nhưng phiền não là những tên giặc vô hình luôn rình rập chúng ta, chỉ một phút sơ hở, một niệm bất giác, là chúng đã len lỏi xâm nhập, lôi cuốn chúng ta vào nẻo tam đồ. Nên đối với việc cắt đứt sự ràng buộc gia đình tuy khó, nhưng chúng ta có thể thực hiện được. Riêng đối với sự ra khỏi phiền não thì là thiên nan vạn nan.
Đối với xuất tam giới gia, khi ta thực hiện được trọn vẹn hạnh xuất thế tục gia và xuất phiền não gia là chúng ta đã ra khỏi nhà tam giới, thung dung tự tại, thong thả nhẹ nhàng.
Con đường xuất gia là lý tưởng, là hoài bão, là mục tiêu mà chúng ta hướng đến. Dù ít hay nhiều năm tu học, với hình thức là người xuất gia, nhưng trên thực tế quán xét lại tự tâm, trung thực nhận xét đánh giá xem mình đã xuất gia chưa?
Có lẽ chúng ta đều biết, người xuất gia thì “tâm hình dị tục”. Hình thì đã khác rồi, còn nội tâm thì sao? Có khác thế tục không? Những gì người thế gian cần, ta có can đảm quay lưng ngoảnh mặt không? Hay đang âm thầm theo đuổi tìm cầu. Đã ra khỏi nhà thế tục chưa hay là đang vướng mắc? Khi xưa xuất gia nhập đạo, một bình bát, ba y thô sơ, một quyển Chơn Lý gối đầu giường, một chiếc mùng nhỏ; tất cả cho vào chiếc túi vải, thế là đủ hành trang cho mình, có thể ra đi bất cứ lúc nào, theo quy định 3 hoặc 6 tháng đổi chỗ trụ một lần theo sự sắp đặt của giáo hội.
Theo dòng thời gian chuyển biến, đất nước đổi thay, giáo đoàn cũng tùy duyên thay đổi. Tăng Ni an trụ một nơi, hạnh khất thực không được duy trì nghiêm ngặt; rồi đến tư tưởng Phật giáo nhập thế, trách nhiệm, bổn phận, tự viện, đạo tràng, tín đồ Phật tử, v.v ... Rồi học vị, bằng cấp, cung kính, lợi đắc, danh xưng, v.v... đã khiến cho người tu sĩ không còn thời gian thực hiện bổn hoài.
Lại nữa, người đời đa số bị tham sân si hoành hành, mạn nghi chi phối, nghiệp chướng kéo lôi. Mà tham sân si là ba con rắn độc ngủ ngầm trong tâm thức, khi ngoại duyên không có, chúng ta tưởng như mình không có tham sân si. Chỉ khi đối duyên xúc cảnh, gặp chướng ngại, mà mình có đủ khả năng tỉnh giác, hàng phục phiền não, thì mới tạm gọi là ra khỏi nhà phiền não.
Đối với nhà tam giới. Nếu chúng ta đã có khả năng ra khỏi nhà thế tục và nhà phiền não, thì tam giới không còn giam nhốt được chúng ta.
Hỡi chư huynh đệ tuổi trẻ ! Hãy tự rèn luyện cho mình có một nghị lực vững vàng, một sức tỉnh giác nhanh, để có thể ứng đối với hoàn cảnh xã hội hiện tại, một xã hội hiện đại hóa, toàn cầu hóa. Một xã hội với nền công nghệ thông tin phát triển cao, với vô số điều kiện quyến rũ giới trẻ. Tuy nói “hòa nhi bất đồng” hay “tùy duyên nhi bất biến”, nhưng nếu kém tỉnh giác thì khi đối duyên xúc cảnh, biến mà không hay, đồng mà không biết.
Vẫn biết giải thoát hay trói buộc là từ nơi tâm niệm nhưng đó là với các bậc Tôn Đức, sức định huệ sâu, tỉnh giác mạnh, chứ đối với hạng sơ cơ như chúng ta, nghị lực yếu, tỉnh giác chậm vẫn phải mượn cảnh tạo tâm; bởi lý tuy đốn ngộ, sự phải tiệm tu. Nếu chủ quan, không khéo thì xuất gia giải thoát chỉ là lời nói suông hay ngụy biện. Trong hoàn cảnh hiện tại, chúng ta hãy xác định sơ tâm xuất gia của mình có còn nguyên vẹn không hay đã bị lui sụt? Và mình luôn phải nhủ lòng thầm hỏi: “Mình là ai? Đang làm gì?” Những câu hỏi này phải là công án hay thoại đầu, mà mình cần đề trước trán, khắc vào đầu để thiền quán.
Chúng ta hãy trang bị cho mình bộ áo giáp nhẫn nhục, mang đôi hài tinh tấn, mài gươm trí huệ cho bén, sẵn sàng chiến đấu với giặc phiền não. Đức Tổ sư Minh Đăng Quang dạy: “Pháp có hai chơn, là pháp học và pháp hành, còn hành thì còn đạo, hết hành thì hết đạo.” Giáo lý dù cao xa thâm viễn đến đâu, mà chúng ta chỉ học suông không áp dụng thực hành thì cũng không ích lợi chi cho mình. Nên thời gian an cư chính là dịp để bổ sung kiến thức, bồi dưỡng nội lực, rèn tập kỹ năng cho những người tu sĩ non trẻ như chúng ta. Vậy còn chần chờ chi nữa hỡi chư huynh đệ! Hãy tinh tấn hòa nhập vào hội chúng an cư tu học hàng năm, để có dịp được chư Tôn Đức dạy dỗ răn nhắc, mới mong chúng ta thực hiện được bổn hoài, bảo tồn được lý tưởng xuất gia giải thoát.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH.MHDT.4/6/2012.

No comments:

Post a Comment