Chúng ta phải làm gì khi đối diện với cái chết. Chúng ta hãy tự hỏi rằng mỗi chúng ta dù là tu sĩ hay một cư sĩ khi gặp một người sắp lâm chung. Bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết và những gì học được từ Phật Pháp chúng ta sẽ làm gì?
Chúng ta phải làm gì khi đối diện với cái chết”, câu hỏi đó và câu hỏi này rất hay. Nhưng trong hai câu hỏi chúng tôi xin được trình bày cả hai ý. Trước nhất là chúng ta làm gì khi đối diện với cái chết, chúng ta nên suy nghĩ hay chúng ta nên cầu nguyện.
Ở đây Đức Phật dạy rằng,
“sabbe sattā marissanti maranantam.hi jìvitam.”
“ Tất cả chúng sanh đều sẽ chết”.
chắc chắn khi đối diện với cái chết tâm của chúng ta sẽ bị rối loạn, có sự lo sợ như là chúng ta sắp chuẩn bị chuyến đi xa vĩnh viễn không bao giờ trở lại căn nhà này nữa. Tất nhiên lúc đó với tâm trạng bị rối tung lên và sợ hãi. Thế cho nên ở đây điều này chúng ta có thể dựa vào kinh điển, những lời dạy của Đức Phật và trong đời sống hằng ngày chúng ta khéo tu tập để trở thành thường cận y duyên. Thí dụ chúng ta thường xuyên tu tập quán niệm, thường xuyên an trú với chánh niệm.
Chúng ta chưa kề cận cái chết nên chưa biết được lúc đó sẽ như thế nào, nhưng chúng ta hãy kinh nghiệm những lúc bị bạo bệnh và nằm đó. Chúng tôi cũng đã gặp phải trường hợp vào nằm viện và phải trải qua cuộc giải phẩu lớn. Những lúc đó có thể nói rằng một vài tư tưởng sợ hãi về sự chết cũng loé lên. Chúng ta phải rút kinh nghiệm ở đây là trong đời sống bình nhật, chúng ta phải tự tạo cho mình một đối tượng để suy quán cho thuần thục, cho nhập tâm. Bởi vì nếu chúng ta không thuần thục không nhập tâm được với đề tài suy quán, những lúc chúng ta bệnh ngặt nghèo, sự suy quán không chính xác không nhập tâm, giờ phút lâm chung rất nguy hiểm.
Còn vấn đề khi chúng ta sắp lâm chung, chúng ta làm được gì. Tuỳ theo khả năng của mỗi người và thuận tiện ở đâu chúng ta làm điều đó. Nghĩa là:
-Với một người nặng về đức tin, trong giờ phút sắp lâm chung, người này sẽ suy nghĩ về phước báu và sẽ nguyện phước báu.
-Với một người tinh tấn Thiền định, giờ phút lâm chung điều quan trọng nhất là người này vẫn có thể nhiệt tâm chánh niệm được.
-Với người có khuynh hướng nặng về trí tuệ, lúc đó sẽ có một đề tài suy tưởng để họ có thể đối mặt với cái chết mà không có sự lo âu sợ hãi. Bởi vì biết xác thân này như chiếc xe cũ kỹ v.v…
Như vậy điều đầu tiên chúng tôi muốn nói ở đây là chính bản thân chúng ta làm được gì khi chúng ta đối diện với cái chết. Điều này sẽ tuỳ theo khuynh hướng, tuỳ theo khả năng tu tập thuần thục của mỗi người mà áp dụng. Điều nào cũng tốt cả.
Bây giờ chúng ta đề cập đến vấn đề thứ hai là chúng ta làm được gì đối với một người kề cận với cái chết. Có nghĩa là khi chúng ta đến viếng thăm một người bệnh trầm thống hay một người sắp ra từ giã cõi đời. Như trường hợp các vị tu sĩ khi được mời đến để giúp cho một người bị bệnh, một Phật tử chẳng hạn. Chúng tôi cũng đã từng làm công việc này, khi Phật tử những người lớn tuổi hoặc những người bạo bệnh, mời chúng tôi đến. Chúng tôi đối diện và giúp họ bằng theo khả năng kinh nghiệm của mình.
Đối với người sắp chết, nếu là một người hôn mê hoặc họ không đủ sự tỉnh táo để có thể nghe và biết những gì mà chúng tôi trình bày giảng giải. Đối với người như vậy họ cần có một thứ âm thanh, âm thanh đó thuộc về kinh điển mà trong bình nhật họ đã từng nghe Chư Tăng tụng niệm. Lúc bấy giờ hy vọng âm thanh đó có thể giúp cho tâm của người bệnh bám vào cảnh thinh này, và họ giữ được một trạng thái tịnh lạc trong giờ phút lâm chung. Nhưng về việc này chúng tôi ít khi sử dụng, bởi vì khi một người hấp hối thường trong gia đình rất đau khổ vây chung quanh khóc lóc kể lể, như vậy việc tụng niệm không phải là chuyện thiết thực. Cho nên trong lúc đó, chúng tôi thường chỉ tụng một đoạn kinh ngắn, sau đócó lời giải thích an ủi cho những người còn sống.
Đối với người bị bệnh, mặc dầu họ đối diện trước cái chết nhưng còn tỉnh táo, có thể nghe được, hiểu được. Lúc bấy giờ tuyệt nhiên chúng tôi sẽ không tụng kinh nếu như không có sự yêu cầu của họ. Lúc đó chúng tôi sẽ thay mặt Chư Tăng nói chuyện với họ.
Vì rằng trong kinh điển chúng tôi cũng biết một vài trường hợp Đức Phật hay các vị Tôn giả như Tôn giả Xá-Lơi-Phất hoặc Tôn giả A-Nan-Đa đến viêng thăm vài người bệnh. Ngài có một vài câu hỏi đễ dẫn nhập cho họ. Hỏi về trạng thái bệnh như thế nào và tỏ ra thông cảm cho họ.
Nếu biết họ là một người Phật tử có niềm tin nơi Tam Bảo, từng tạo phước, bố thí, giữ giới, tu tthiền và người đó có khuynh hướng về đức tin hay tinh tấn hay trí tuệ.Chúng tôi sẽ trình bày nói một cách ngắn gọn về những ý nghĩa phước báu mà họ đã làm, nói về tính chất tạm bợ của sắc thân này hoặc một cảnh giới an vui sẽ chờ đợi một người có tâm bình tỉnh và chánh niệm trước phút lâm chung. Gợi nhắc cho họ và có lời khuyên nhủ họ nên an trú, bởi vì họ cần phải biết rằng sắc thân của họ bây giờ như một chiếc xe cũ kỹ, không thể nào dùng xài được nữa hoặc họ cần phải hết sức bình tỉnh và trú trong những thiện pháp như vậy như vậy.
Có một vài trường hơp chúng tôi nhận thấy có hiệu quả, tức là một nggười bị bệnh như một vị Tu nữ hoặc là một vị Sư đang bị bệnh ngặt nghèo, Lúc bấy giờ trong sự cảm thọ khổ, họ nhăn nhó, họ rên xiết nhưng khi được nhắc, được gợi ý như vậy đúng theo tâm trạng của họ, vì lòng tin hoặc vì sự kính trọng Pháp nên họ giữ được sự im lăng bình thản và chỉ trong chốc lát họ ra đi với tâm thái nhẹ nhàng mà chúng ta có thể nhận biết qua nét mặt của họ. Chúng tôi nghĩ rằng nếu nói cụ thể một pháp môn nào đó hay một bài kinh tụng nào đó cho người bệnh cho người sắp chết không thể nói môt cách cụ thể được mà chúng ta phải uyển chuyển tuỳ theo đối tượng, và tuỳ theo hoàn cảnh lúc đó, mình đến sớm hay đến muộn và người này ở trong hoàn cảnh còn tỉnh táo hay bị hôn mê mà chúng ta có thể giúp được cho họ.
Đó là một vài điều theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của bản thân mình. Chúng tôi xin chia xẻ trong câu hỏi này.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.2/9/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
Ở đây Đức Phật dạy rằng,
“sabbe sattā marissanti maranantam.hi jìvitam.”
“ Tất cả chúng sanh đều sẽ chết”.
chắc chắn khi đối diện với cái chết tâm của chúng ta sẽ bị rối loạn, có sự lo sợ như là chúng ta sắp chuẩn bị chuyến đi xa vĩnh viễn không bao giờ trở lại căn nhà này nữa. Tất nhiên lúc đó với tâm trạng bị rối tung lên và sợ hãi. Thế cho nên ở đây điều này chúng ta có thể dựa vào kinh điển, những lời dạy của Đức Phật và trong đời sống hằng ngày chúng ta khéo tu tập để trở thành thường cận y duyên. Thí dụ chúng ta thường xuyên tu tập quán niệm, thường xuyên an trú với chánh niệm.
Chúng ta chưa kề cận cái chết nên chưa biết được lúc đó sẽ như thế nào, nhưng chúng ta hãy kinh nghiệm những lúc bị bạo bệnh và nằm đó. Chúng tôi cũng đã gặp phải trường hợp vào nằm viện và phải trải qua cuộc giải phẩu lớn. Những lúc đó có thể nói rằng một vài tư tưởng sợ hãi về sự chết cũng loé lên. Chúng ta phải rút kinh nghiệm ở đây là trong đời sống bình nhật, chúng ta phải tự tạo cho mình một đối tượng để suy quán cho thuần thục, cho nhập tâm. Bởi vì nếu chúng ta không thuần thục không nhập tâm được với đề tài suy quán, những lúc chúng ta bệnh ngặt nghèo, sự suy quán không chính xác không nhập tâm, giờ phút lâm chung rất nguy hiểm.
Còn vấn đề khi chúng ta sắp lâm chung, chúng ta làm được gì. Tuỳ theo khả năng của mỗi người và thuận tiện ở đâu chúng ta làm điều đó. Nghĩa là:
-Với một người nặng về đức tin, trong giờ phút sắp lâm chung, người này sẽ suy nghĩ về phước báu và sẽ nguyện phước báu.
-Với một người tinh tấn Thiền định, giờ phút lâm chung điều quan trọng nhất là người này vẫn có thể nhiệt tâm chánh niệm được.
-Với người có khuynh hướng nặng về trí tuệ, lúc đó sẽ có một đề tài suy tưởng để họ có thể đối mặt với cái chết mà không có sự lo âu sợ hãi. Bởi vì biết xác thân này như chiếc xe cũ kỹ v.v…
Như vậy điều đầu tiên chúng tôi muốn nói ở đây là chính bản thân chúng ta làm được gì khi chúng ta đối diện với cái chết. Điều này sẽ tuỳ theo khuynh hướng, tuỳ theo khả năng tu tập thuần thục của mỗi người mà áp dụng. Điều nào cũng tốt cả.
Bây giờ chúng ta đề cập đến vấn đề thứ hai là chúng ta làm được gì đối với một người kề cận với cái chết. Có nghĩa là khi chúng ta đến viếng thăm một người bệnh trầm thống hay một người sắp ra từ giã cõi đời. Như trường hợp các vị tu sĩ khi được mời đến để giúp cho một người bị bệnh, một Phật tử chẳng hạn. Chúng tôi cũng đã từng làm công việc này, khi Phật tử những người lớn tuổi hoặc những người bạo bệnh, mời chúng tôi đến. Chúng tôi đối diện và giúp họ bằng theo khả năng kinh nghiệm của mình.
Đối với người sắp chết, nếu là một người hôn mê hoặc họ không đủ sự tỉnh táo để có thể nghe và biết những gì mà chúng tôi trình bày giảng giải. Đối với người như vậy họ cần có một thứ âm thanh, âm thanh đó thuộc về kinh điển mà trong bình nhật họ đã từng nghe Chư Tăng tụng niệm. Lúc bấy giờ hy vọng âm thanh đó có thể giúp cho tâm của người bệnh bám vào cảnh thinh này, và họ giữ được một trạng thái tịnh lạc trong giờ phút lâm chung. Nhưng về việc này chúng tôi ít khi sử dụng, bởi vì khi một người hấp hối thường trong gia đình rất đau khổ vây chung quanh khóc lóc kể lể, như vậy việc tụng niệm không phải là chuyện thiết thực. Cho nên trong lúc đó, chúng tôi thường chỉ tụng một đoạn kinh ngắn, sau đócó lời giải thích an ủi cho những người còn sống.
Đối với người bị bệnh, mặc dầu họ đối diện trước cái chết nhưng còn tỉnh táo, có thể nghe được, hiểu được. Lúc bấy giờ tuyệt nhiên chúng tôi sẽ không tụng kinh nếu như không có sự yêu cầu của họ. Lúc đó chúng tôi sẽ thay mặt Chư Tăng nói chuyện với họ.
Vì rằng trong kinh điển chúng tôi cũng biết một vài trường hợp Đức Phật hay các vị Tôn giả như Tôn giả Xá-Lơi-Phất hoặc Tôn giả A-Nan-Đa đến viêng thăm vài người bệnh. Ngài có một vài câu hỏi đễ dẫn nhập cho họ. Hỏi về trạng thái bệnh như thế nào và tỏ ra thông cảm cho họ.
Nếu biết họ là một người Phật tử có niềm tin nơi Tam Bảo, từng tạo phước, bố thí, giữ giới, tu tthiền và người đó có khuynh hướng về đức tin hay tinh tấn hay trí tuệ.Chúng tôi sẽ trình bày nói một cách ngắn gọn về những ý nghĩa phước báu mà họ đã làm, nói về tính chất tạm bợ của sắc thân này hoặc một cảnh giới an vui sẽ chờ đợi một người có tâm bình tỉnh và chánh niệm trước phút lâm chung. Gợi nhắc cho họ và có lời khuyên nhủ họ nên an trú, bởi vì họ cần phải biết rằng sắc thân của họ bây giờ như một chiếc xe cũ kỹ, không thể nào dùng xài được nữa hoặc họ cần phải hết sức bình tỉnh và trú trong những thiện pháp như vậy như vậy.
Có một vài trường hơp chúng tôi nhận thấy có hiệu quả, tức là một nggười bị bệnh như một vị Tu nữ hoặc là một vị Sư đang bị bệnh ngặt nghèo, Lúc bấy giờ trong sự cảm thọ khổ, họ nhăn nhó, họ rên xiết nhưng khi được nhắc, được gợi ý như vậy đúng theo tâm trạng của họ, vì lòng tin hoặc vì sự kính trọng Pháp nên họ giữ được sự im lăng bình thản và chỉ trong chốc lát họ ra đi với tâm thái nhẹ nhàng mà chúng ta có thể nhận biết qua nét mặt của họ. Chúng tôi nghĩ rằng nếu nói cụ thể một pháp môn nào đó hay một bài kinh tụng nào đó cho người bệnh cho người sắp chết không thể nói môt cách cụ thể được mà chúng ta phải uyển chuyển tuỳ theo đối tượng, và tuỳ theo hoàn cảnh lúc đó, mình đến sớm hay đến muộn và người này ở trong hoàn cảnh còn tỉnh táo hay bị hôn mê mà chúng ta có thể giúp được cho họ.
Đó là một vài điều theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của bản thân mình. Chúng tôi xin chia xẻ trong câu hỏi này.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.2/9/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment