A3.1
Đức Phật chủ trương bình đẳng 4 giai cấp mà kinh Sultaripata kệ 136 đã ghi:
“Không phải do sinh ra mà thành Bà-la-môn
Không phải do sinh ra mà thành tiện nhân
Trở thành một tiện nhân là do hành vi của mình
Trở thành một Bà-la-môn là do hành vi của mình”
A3.2
Những pháp do Đức Phật chứng ngộ và giảng dạy cho các đệ tử có mục đích “vì lòng thương tưởng đời, vì an lạc của số đông, vì hạnh phúc, vì an lạc cho trời, cho người.”
A3.3
Hãy nêu vài trích dẫn tiêu biểu trong Pháp cú nói lên chủ trương Từ bi Bất bạo động của giáo lý Phật giáo:
Pháp cú số 3, 4 và 5 nhắc nhở người đời nuôi dưỡng tình thương và xóa bỏ hận thù:
“Kẻ ấy sỉ nhục ta, đánh đập ta, kẻ ấy đánh bại ta, cướp bóc ta!
Kẻ nào nuôi dưỡng những ý nghĩ như thế
Không bao giờ được an tịnh trong thù hận…
Còn kẻ nào không nuôi dưỡng những ý nghĩ ấy,
Được nhanh chóng an tịnh,
Không bao giờ trong đời
Hận thù lắng dịu bằng hận thù,
Chỉ có tình thương mới làm lắng dịu được hận thù,
Đấy là định luật muôn thuở.”
A3.4
Đức Phật dạy trị dân theo Pháp như thế nào?
Đức Phật dạy trị dân theo Pháp:
“Nhà vua phải y theo chánh pháp, trọng pháp, kính pháp, suy nghĩ về pháp, tôn vinh pháp, ca tụng pháp, dựng phướng pháp, cờ pháp, y nào pháp mà bảo vệ các thể nữ, quần thần, quân nhân Sát-đế-lợi, cư sĩ, làng xóm, thánh thị, sa môn, Bà-la-môn cho đến chim chóc, thú vật, cây rừng”
A3.5
Trong kinh Nhất A Hàm, quyển 42 ghi 10 đức tính của một vị vua là những đức tính sau đây:
1/ Thanh liêm, quảng đại.
2/ Nghe lời cam gián.
3/ Thi ân cho nhân dân
4/ Thu thuế đúng pháp định.
5/ Phòng the nghiêm túc.
6/ Không say sưa, rượu chè.
7/ Nghiêm chỉnh, cần mẫn.
8/ Xét xử công bằng, nghiêm túc.
9/ Hòa hợp với quần thần.
10/ Giữ gìn sức khỏe của bản thân.
A3.6
Giáo lý Phật giáo cần thực hiện để một quốc gia hưng thịnh gồm 7 điều sau đây:
1/ Nhân dân thường hay tu họp và tu họp đông đảo với nhau.
2/ Nhân dân thường hay tu họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết và làm việc trong niệm đoàn kết.
3/ Nhân dân không tự ban hành những luật lệ không được ban hành, không tự hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của ông cha thuở xưa.
4/ Nhân dân luôn tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão và nghe theo lời dạy của các vị này.
5/ Nhân dân không bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ phải sống với mình.
6/ Nhân dân tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các chùa miếu ở thành thị và ngoại tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ từ trước đã có đúng với quy pháp chánh tín.
7/ Nhân dân bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A La Hán, khiến các vị A La Hán chưa đến sẽ đến trọng xứ, và các vị đã đến sẽ sống an lạc.
A3.7
6 mối tương hệ xã hội theo lời Phật dạy trong kinh Thiện Sanh (Singala) trường 2 số 31 là những mối liên hệ nào cần tôn kính?
Sáu mối liên hệ xã hội cần được tôn kính đó là:
1/ Cha mẹ đối với con cái.
2/ Thầy giáo đối với học trò.
3/ Chồng đối với vợ - Vợ đối với chồng.
4/ Cá nhân đối với xóm làng, bạn bè.
5/ Chủ -Lãnh đạo đối với người thuộc hạ, giúp việc.
6/ Cư sĩ đối với tu sĩ – Tu sĩ đối với cư sĩ.
A3.8
Giữa Tu sĩ và Cư sĩ có những mối liên hệ nào?
a- Cư sĩ thường tôn kính và hộ trì các nhu yếu vật chất mà Tu sĩ cần để chuyên tâm tu hành, và chuyên cần học hỏi Chánh pháp với Tu sĩ.
b- Tu sĩ thương mến các Cư sĩ, thường dạy đạo, dẫn dắt các Cư sĩ đi vào đường thiện, thường an ủi khích lệ Cư sĩ mỗi khi gặp các chướng duyên.
A3.9
Cái gọi là Sắc Uẩn của mỗi con người bao gồm những gì? ( Thân thể vật lý của cá nhân và thế giới vật lý bên ngoài). Vì thế con người có ý thức bảo vệ môi trường phải có ý thức gì?
a- Cái gọi là Sắc Uẩn của mỗi con người nó bao gồm thân thể vật lý của mỗi cá nhân và thế giới vật lý ở bên ngoài.
b- Điều này cho thấy rằng, Sắc Uẩn hay thân sắc của mỗi con người bao gồm cả ngoại giới, môi trường sống. Nói cách khác, môi trường sống hay môi sinh là một phần của thân sắc con người. Vì lẽ đó, con người cần có ý thức bảo vệ môi sinh như chính bảo vệ thân sắc của mình.
A3.10
Theo định luật Duyên khởi, ta có thể ghi vắn tắc theo sơ đồ thế nào để khẳng định tất cả các Pháp Hữu vi đều do Duyên sinh?
Theo định luật Duyên khởi, ta có thể ghi vắn tắc sơ đồ sau đây:
Do Vô Minh à Hành sinh, do Hành à Thức sinh, do Thức à Danh Sắc sinh, do Danh sắc à Lục Nhập sinh à do Lục Nhập à Xúc sinh, do Xúc à Thọ sinh, do Thọ à Ái sinh, do Ái à Thủ sinh, do Thủ à Hữu sinh, do Hữu à nên có Sinh, do Sinh à nên có Lão, Tử.
Từ đó nên khẳng định tất cả các Pháp Hữu vi đều do Duyên sinh.
No comments:
Post a Comment