Saturday 10 November 2012

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

       

Con số 84 ngàn pháp môn, mọi người nếu đã là con Phật thì ai ai cũng thường nghe nói đến, trong Hán văn thì là 8 vạn (10 ngàn x 8) 4 ngàn pháp môn. Trong Phật giáo, không chỉ có 84 ngàn pháp môn tu, mà là vô số không thể tính điếm biết được. Chỉ tùy theo căn cơ của mỗi chúng sinh mà hiện bày một pháp môn tu để hợp với căn tánh của chúng sinh đó.

Con số 84 ngàn chỉ là con số tượng trưng, vì trong thân của chúng sinh có 84 ngàn phiền não, cho nên cũng cần phải có đủ 84 ngàn pháp môn để độ 84 ngàn phiền não trong tâm của chúng sinh.

Chúng sinh, có người thì thích ăn ngọt, mặn, cay, chua, lạc vân.vân..., không ai giống ai hết, khi tu học cũng vậy. Có người thì thích pháp môn này có người thì thích pháp tu kia. Do đó, mà đức Phật theo căn tánh của mỗi chúng sinh mà nói ra nhiều pháp môn để thu nhiếp họ, độ họ. Pháp môn tu trong Phật giáo thì vô số, nhưng chỉ lấy con số 84 ngàn để tượng trưng mà thôi.

Đạo hữu chắc cũng đã từng nghe nói về Pháp môn Tịnh độ, niệm Phật đới nghiệp cầu vãng sanh, Mật Tông, Luật Tông, Thiền tông, v.v.... mỗi một tông như vậy đều là một pháp môn tu trong 84 ngàn pháp môn. Đó chỉ là con số để tượng trưng, thật sự thì có vô số pháp môn tu trong Phật giáo.

Do đó, mà người Phật tử chân chánh cầu vị giải thoát mà đến với đạo Phật, cần phải cẩn thận, không nên vướng mắc phải lỗi phỉ báng Phật pháp, qua những pháp tu khác ngoài pháp môn mà chính bản thân của mình đang hành trì.

Xét cho cùng trong đời mạt pháp này, ngoài pháp môn niệm Phật đới nghiệp cầu vãng sanh ra, thì các pháp môn tu khác không có sự bảo đảm nào cho sự giải thoát. Đây là nói đến sự giải thoát ra ngoài vòng sinh tử trong sáu nẻo luân hồi, Trời, Người, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ và súc sanh. Chớ không nói đến việc hưởng phước của Trời, Người.

Sau những khóa tụng kinh, chúng ta thường nghe bốn câu kệ:

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,

Pháp môn vô lượng (không thể tính điếm) thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Các pháp môn tu trong Phật giáo đều có công dụng như nhau, thành tựu cũng như nhau, đều là bậc nhất. Ngoài pháp môn niệm Phật đới nghiệp cầu vãng sanh ra, thì các pháp tu khác cần sự tự lực dõng mãnh và đầy đủ trí huệ, để thành tựu. Nhưng trong thời đại nhiễu nhương này, khó có người có thể viên mãn được, ngoài trừ những bậc đại tổ sư, những bậc đại trí huệ đã vung đắp từ nhiều kiếp nay ứng hiện giáo hóa chúng sinh.

Chúng sinh đầy nghiệp chướng, phàm phu tục tử như chúng ta khó mà viên mãn, thành tựu được sự giải thoát trong kiếp này. Nhưng nếu chưa giải thoát tức là còn nằm trong sáu nẻo luân hồi. Trong Kinh thì đức Từ Phụ dạy, đa số chúng sinh sau khi bỏ báo thân này phần nhiều rơi vào tam đồ, chỉ có số như phần đất trên đầu ngón tay là được sanh lại làm người hoặc trời. Chúng ta thử nghĩ xem, trong số đó có chúng ta không?

Ôi! thật đáng sợ vô cùng, nay được làm người lại được chút thiện duyên mà biết được Phật pháp, sao không dõng mãnh tinh tấn hành trì theo pháp môn niệm Phật đới nghiệp cầu vãng sanh trong kiếp này mà đợi đến khi nào? Trả báo thân này có bảo đảm là chúng ta sẽ trở lại làm người không? Có bảo đảm được rằng còn được một chút thiện căn nào để nghe được Phật pháp pháp không? Nếu không thì thật khổ sở cho bản thân rồi, cột đồng, vạc dầu sôi, tường đồng vách sắt, đau khổ trong địa ngục, những cảnh tượng bị người thọc dao, lột da, đập đầu, chiên nấu khiếp sợ biết dường nào. Nghiệp ác chiêu cảm của Ngạ quỷ phải chịu đói khát vô cùng khổ sở.

Nếu như chúng ta không biết tu để tìm ra con đường giải thoát trong đời này. Thật sự khó bảo đảm rằng chúng không là những chúng sinh trong cảnh giới đau khổ đầy ác nghiệt kia.

Phật thương chúng sinh như con một vậy, thuyết pháp đủ pháp môn tu để cứu giúp họ. Tuy pháp môn tuy là nhiều nhưng cũng chỉ vì căn cơ của từng chúng sinh mà thôi. Nhưng kết cuộc rồi ai ai cũng hưởng được qua vị giải thoát như nhau qua các pháp môn tu của đức Từ Phụ dạy dạy.

Nhưng vì chúng ta, sanh ra cách Phật quá xa, nghiệp chướng của chúng sinh thì quá nặng, chiêu cảm ra mọi chướng duyên làm trở ngại cho sự tiến tu, lại không có trí huệ (không phải là trí thông minh ở thế gian) thì khó mà có thể tu tập theo các pháp môn khác để được giải thoát trong kiếp này. Nếu thành tựu lắm cũng chỉ là sự hưởng phước ở Người, Trời mà thôi.

Do đó, nếu thật sự sợ cuốn hút trong vòng luân hồi, thì cần phải dứt khoác và quyết chắc niệm Phật đới nghiệp cầu vãng sanh trong đời này. Pháp môn này bao trùm hết tất cả, nhiếp hết ba căn, thượng, trung, hạ, trí. Thật là may mắn thay, có duyên thay, nên nghe và gặp được một pháp môn quá viên mãn thế này. Vậy sao lại không tinh tấn hành trì? không buông xả những chướng duyên để nhất tâm niệm Phật nương vào tha lực của Phật, vào đại thệ rộng lớn của đức Phật A Di Đà tha thiết cầu vãng sanh về thế giới của Ngài.

Trong kinh đức Phật đã dạy rằng. nếu có người nghe qua bản nguyện của đức Phật và danh hiệu của đức Phật A Di Đà, phát tâm tin tưởng, nhất tâm xưng thánh hiệu, sửa đổi kể từ nay không làm việc tổn hại đến chúng sanh nữa, thì sau khi người đó mạng chung, sẽ được đức Phật A Di Đà tiếp dẫn vào ao sen báu, vĩnh viễn thoát luân hồi.

Đạo hữu nên đọc đi đọc lại "" của Đại Sư Ấn Quang cũng là vị tổ thứ 13 Tịnh Độ Tông, để hiểu nhiều hơn những lời vàng của tổ đã khai thị cho hàng chúng sinh ngu muội đầy nghiệp chướng như chúng ta.

Chúc đạo hữu phát tâm chánh tín, niệm Phật vãng sanh, mang lợi ích đến cho gia đình, ông, bà, cha, mẹ, anh chị em đều được hưởng vị cam lộ từ pháp nhũ.

Nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ đạo hữu thân tâm sáng suốt qua giáo lý của Phật đà, tinh tấn hành trì và đầy đủ thiện căn, niệm Phật viên thành.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trân trọng,

Tạng Thư Phật Học

Ngày 29 tháng 6 năm 2556

(16-8-2012).HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.10/11/2012 ).

No comments:

Post a Comment