Tuesday 6 November 2012

Phật giáo thuộc về duy vật hay duy tâm?

Hoa sen
Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng Phật giáo thuộc về trường phái duy tâm và điều này có thể dẫn đến sự hiểu biết chưa trọn vẹn về những tinh tế của triết lý đạo Phật.
Mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất
Trong quá khứ đã có nhiều nhà học thuật bỏ công ra tìm hiểu xem giữa tinh thần  thế giới bên ngoài (vật chất) có mối quan hệ ra sao, cái nào quan trọng và có ảnh hưởng hơn? Rất nhiều thuyết được đưa ra và tựu chung lại chúng được chia ra làm 2 trường phái:
* Phái duy vật cho rằng thứ duy nhất có thể tồn tại trong vũ trụ là vật chất,  mọi vật được sinh ra từ sự tương tác của vật chất.
Với lý lẽ vật sinh ra vật các nhà duy vật phủ nhận sự tồn tại của một Thượng Đế sáng tạo và xác nhận tâm chẳng qua là sự tương tác lý hóa từ bộ óc. Với họ, thế giới phải được cảm nhận bởi 5 giác quan và những thứ vô hình như linh hồn, Thượng Đế… chỉ là sự phản ánh sai lệch và bệnh hoạn từ bộ óc.
Từ đó, phái duy vật tin rằng con người chỉ hạnh phúc khi được thỏa mãn đầy đủ nhu cầu và sở thích về vật chất. Do đó, vật chất quyết định ý thức.
* Theo phái duy tâm, sự vật từ tâm mà ra, vật chất chỉ có khi nào được tâm biết tới  ý thức quyết định vật chất.
Cùng xác nhận tâm là bản thể tự nhiên, chủ nghĩa duy tâm lại chia ra thành 2 quan niệm là chủ quan (vô thần) và khách quan (hữu thần).
- Phía chủ quan cho rằng, thế giới bên ngoài tồn tại đến từ những cảm nhận của 5 giác quan và một cái ý thức xử lý thông tin của một cá nhân. Họ không chấp nhận sự tồn tại của một thế giới vượt ra ngoài sự hiểu biết của con người, không có gì gọi là linh hồn, thánh thần, thượng đế…
- Theo quan niệm duy tâm khách quan, Thượng Đế sáng tạo ra vạn vật, con người là một sản phẩm của Đấng tối cao gồm thể xác và linh hồn. Khi người ta chết đi thể xác tan rã, còn linh hồn trở về thiên đường hay địa ngục.
Người duy tâm khách quan còn tin Thượng đế và các vị thần có quyền năng ban phát ân huệ và ra tay trừng phạt. Con người muốn bớt đau khổ thì phải sống trọn vẹn theo những gì mà các Đấng tối cao mong muốn.
Với niềm tin vào Thượng đế, thánh thần, ma quỷ, linh hồn… những người theo phái này thường là những tín đồ của các tôn giáo.
Đau khổ đến từ đâu?
Vậy thật ra những quan niệm đầy rắc rối giữa tinh thần  vật chất có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người đây?
Con người đã đau khổ rất nhiều trong quá khứ, hiện tại và chắc chắn là ở cả trong tương lai. Họ buồn bã về mọi vấn đề từ nội tâm, mối quan hệ cá nhân, xã hội… và thường là không biết vì sao? Khi sự đau khổ mang bối cảnh xã hội và hơi rộng lớn thì các nhà học thuật (triết gia) liền nhảy vào cuộc giải thích và đưa ra con đường cứu khổ.
Phái duy vật thì cho rằng xã hội bất bình đẳng giai cấp, giàu bóc lột nghèo, quyền lợi không đồng nhất… và cách để thoát khổ là tạo ra một xã hội bình đẳng và cân bằng.
Phái duy tâm chủ quan thì tố sự  gò ép của xã hội truyền thống, sự thiếu thỏa mãn về tự do cá nhân… là nguyên nhân của đau khổ và để mỗi cá nhân tự do trong sự nhận thức của họ là con đường để giải phóng con người.
Phái duy tâm khách quan thì nói Thượng đế đày ải con người do những tội lỗi về đạo đức của họ và cách để thoát khổ là phải cam chịu và duy trì thực hành những lời răn dạy của Đấng tối cao để được cứu rỗi.
Con đường riêng của Phật giáo
Đa số người thường nghiên về quan điểm xác định tư tưởng Phật giáo thuộc về trường phái duy tâm nhưng liệu điều này có đúng?
Phật giáo thừa nhận thế giới vật chất được cấu tạo bởi bốn nguyên tố chính nhưng không có sự tác động của ngoại giới để sinh ra vật khác.
Phật giáo thừa nhận sự tồn tại của tâm và sự sao chụp thế giới bên ngoài của tâm qua 5 giác quan (ngũ căn).
Tuy không xác nhận có một Thượng đế với quyền năng sáng tạo vạn vật nhưng Phật giáo thừa nhận có thế giới của chư thiên, ngạ quỹ, địa ngục…
Với quan niệm lấy tâm làm trung tâm, Phật giáo xem sự đau khổ của mỗi con người đến tự sự phản ánh sai lệch của tâm với thế giới vật chất và nó chỉ chấm dứt khi tâm cắt đứt sự liên lạc với bên ngoài qua 5 giác quan.
Thêm nữa, sự đau khổ còn đến từ Nghiệp do hành động và suy nghĩ của mỗi cá nhân trong nhiều kiếp sống trước. Cho nên, mỗi cá nhân chỉ có thể tự cứu khổ cho mình thông qua việc chấm dứt các hành vi bất thiện và đoạn tuyệt với mọi suy nghĩ có gốc gác từ 3 độc tham sân si.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.7/11/2012.

No comments:

Post a Comment