Thursday 8 November 2012

Thap Nhi Nhan Duyen = Bai 1

 
Tu Tập Tứ Vô Lượng Tâm -
Bài 5: Sinh Hoạt Của Sáu Thức
 



.
Trong chương trình Phật Pháp tối nay sẽ khác hơn chương trình buổi sáng chúng ta đã tham dự, trong chương trình này chúng ta sẽ phối hợp hai phương thức học Phật Pháp: Một là phương thức cổ điển và hai là phương pháp tân giáo dục hôm nay. Chúng tôi sẽ kể cho qúi vị nghe một câu chuyện ngắn có tên là "Pháp sư bắt chồn" rồi sau đó thì chúng tôi sẽ đem câu câu chuyện xưa rất là xưa này vào trong bài học, và tất cả chúng ta sẽ thực tập, ở trong phần thực tập này qúi vị cần một ít suy nghĩ, một ít trí nhớ và một ít kiên nhẫn để quan sát vấn đề, do vậy mỗi vị phải có một cây viết và một tờ giấy.
Truyện kể rằng ngày xưa thời Đức Phật còn tại thế có một vị pháp sư tinh thông Tam Tạng kinh điển, nhưng vị này tu rất lâu vẫn chỉ lo học thôi chứ không hành đạo do vậy không đắc chứng được đạo quả. Rồi một lần đến thăm Đức Phật đảnh lễ Đức Phật, vị này thăm Đức Phật ở trong tâm trạng nghĩ rằng Đức Phật sẽ dạy dỗ thêm cho mình về giáo lý, nhưng trái ngược lại Đức Phật đã không dạy cho vị này điều gì mà Đức Phật chỉ kêu vị đó là "Người rỗng không". Nghe kêu như vậy thì vị pháp sư cảm thấy buồn tủi, và qua sự gợi ý của Đức Phật vị này biết rằng mình phải dành thì giờ nhiều hơn nữa để hành đạo. Bấy giờ vị này mới đi tìm các vị trưởng lão, các vị danh tăng đệ tử cao đồ của Đức Phật để học phương pháp hành thiền. Nhưng bởi vì là một vị Pháp Sư tinh thông Tam Tạng và rất nổi tiếng và dạy nhiều đệ tử nên không ai dám nhận lời dạy vị pháp sư này hết, một số vị thì ngại rằng vị này trình độ học quá cao mình không đủ khả năng để dạy dỗ, và một số vị khác như Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên v.v... thì hiểu rằng vị này rất ngã mạn do đó nếu mình dạy thì vị này cũng không tiếp nhận một cách bình thường như những người hành đạo khác. Do vậy tất cả các vị trưởng lão, tất cả các vị đệ tử Phật có kinh nghiệm tu tập đều từ chối không đưa ra bất cứ sự hướng dẫn nào cho vị Pháp Sư này về vấn đề hành thiền. Sau cùng Ngài Xá Lợi Phất giới thiệu vị Pháp Sư này đến một vị Sadi sống ở ngoài thành Xá Vệ và vị Sadi này tuổi còn rất nhỏ, nhưng Ngài Xá Lợi Phất cho biết đó là vị Sadi đã có sự tu chứng tương đối cao.
Khi vị Pháp Sư đến gặp vị Sadi thì vị Sadi mới trả lời cho vị Pháp Sư biết rằng:
"Ngài đến đây để cầu học phương pháp thực hành thiền định, nhưng nếu Ngài chấp nhận tôi là người hướng dẫn cho Ngài thì Ngài phải làm theo một số điều tôi đưa ra."
Ngài Pháp Sư biết rằng mình không thể đi học ở đâu khác nên đành nghe theo lời vị Sadi, vị Sadi mới yêu cầu vị Pháp Sư lội xuống hồ để hái một ít hoa sen, và khi vị Pháp Sư cởi y ngoài ra lội xuống nước được một đỗi thì vị Sadi nói:
"Thôi được rồi, Ngài hãy trở lên."
Lên gần tới bờ mới vừa ráo nước một chút thì vị Sadi lại nói rằng:
"Đâu Ngài thử xuống coi Ngài có hái được hoa sen cho tôi không?"
Làm như vậy tới ba lần nhưng vị Pháp Sư vẫn không nản chí, vị Pháp Sư hiểu rằng mình chỉ có một con đường để đi đó là con đường hành đạo và vị Pháp Sư cương quyết đi tới, sau khi thấy rõ thiện chí của vị Pháp Sư rồi thì vị Sadi mới đưa vị Pháp Sư ra phía sau có một cái gò mối mà mối không còn ở đó nữa. (Qúi vị nào ở rừng thì biết là mối đóng thành cái gò cao và ở trong đó có nhiều ngõ ngách) và vị Sadi nói rằng:
"Ở trong đó có một con chồn, con chồn này rất tinh quái, bây giờ Ngài bắt cho tôi con chồn đó rồi tôi sẽ chỉ cho Ngài phương pháp tu tập."
Thì thưa qúi vị, vị Pháp Sư vốn là người không có kinh nghiệm để bắt chồn, vị Pháp Sư cứ đưa tay chụp đầu này thì nó lòn đầu kia, đưa tay chụp đầu kia thì nó chun qua ngõ nọ, rồi chặn ngõ này thì nó chạy ở ngách kia một hồi thì Pháp Sư mệt nhoài, trong lúc đang mệt như vậy vị Pháp Sư mới nghĩ ra một việc là mình phải lấy đồ chặng lại tất cả các ngõ ngách và chỉ chừa cho nó một con đường thôi và qua con đường đó mình sẽ bắt được con chồn này, và quả thật, vị Pháp Sư đã bắt được con chồn đó. Khi cầm con chồn trên tay vị Pháp Sư mới chợt ngộ ra một điều quan trọng là những ngõ ngách của gò mối tượng trưng cho sáu căn của chúng ta là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, và con chồn đó tượng trưng cho tâm ý linh hoạt của con người, khi tâm ý có nhiều ngõ ngách để nó đi để nó lui, thì rất khó để tu dưỡng tinh thần, như vậy muốn tu dưỡng tinh thần là phải tập trung tâm định trở lại, và như vậy mắt, tai, mũi, lưỡi, thân phải được tu nhiếp. Đó là phương pháp tu và hôm nay một phần là tu Bát Quan Trai tức là tiết chế sự thấy, sự nghe, sự ngửi, sự nếm, sự đụng ở trong khuôn khổ vừa phải để chúng ta có thể cảm nhận được mức sống tâm linh của mình.
Đức Phật nói rằng sự sống của con người chỉ là sự sinh hoạt của sáu giác quan mà thôi:
Sinh hoạt giác quan mắt tức là thấy mà chúng ta gọi là thị giác.
Sinh hoạt của tai mà chúng ta gọi là nghe hay là cái biết của nghe chúng ta gọi là thính giác.
Sự biết của mũi chúng ta gọi là khứu giác.
Sự biết của lưỡi chúng ta gọi là vị giác.
Sự biết của thân chúng ta gọi là xúc giác.
Và Sự biết của ý tức là giác quan thứ sáu.
Nhưng nói trên lý thuyết thì nghe rất dễ, tuy nhiên có rất ít người Phật tử hiểu được tầm quan trọng thế nào là phân biệt sự sinh hoạt của mắt, của tai, của mũi, lưỡi, thân, ý.
Mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, và ý suy nghĩ, như vậy thì nói đến mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là nói đến sáu căn, sáu căn ở đây là sáu giác quan của chúng ta.
Và sáu hoạt động của sáu giác quan là thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, và suy nghĩ.
Và sự biết của sáu giác quan đó Đức Phật gọi là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và ý thức.
Khi nói như vậy thì qúi vị có thể nghe rất nhanh bởi vì con người chúng ta ai cũng có sáu giác quan đó, tuy nhiên có những cái nó rất xa.
Ví dụ như bây giờ chúng tôi nói đến chuyện trang hoàng nhà cửa, trang hoàng nhà cửa để làm gì? là để vừa con mắt mình phải không? để con mắt chúng ta đi ra đi vô thấy bàn ghế màu không đúng với nhãn quan của chúng ta và sắp xếp không được như ý chúng ta thì chúng ta không chịu, do đó chúng ta bỏ rất nhiều tiền cho con mắt của chúng ta.
Rồi việc ăn uống là gì, nếu ăn để mà sống thì thức ăn thật là đơn giản, chúng ta không phải tốn nhiều tiền để mua thức ăn đắt ở tiệm mang về, hay mua rau mười mấy đồng một ký, chúng ta có thể ăn bánh mì và nước lạnh để sống qua ngày. Nhưng lưỡi chúng ta có nhiều nhu cầu hơn do đó chúng ta cần hơn.
Thì như vậy; thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, tạo ra nền văn hoá rất lớn trong xã hội loài người, có những kỹ nghệ chỉ để thoải mãn một giác quan thôi thì kỹ nghệ đó đáng tỷ tỷ bạc. Lấy ví dụ như âm nhạc, âm nhạc để làm gì? để cho tai của chúng ta vừa ý phải không? cho nghe vừa tai chúng ta, người ta tốn không biết bao nhiêu tiền vì điều đó. Do vậy khi một người hành giả thiền định thì người này có làm một công việc là cố gắng để phân biệt cái nào thuộc về thấy, cái nào thuộc về nghe, cái nào thuộc về ngửi, cái nào thuộc về nếm, cái nào thuộc về đụng, cái nào thuộc về suy nghĩ và cái nào là sắc, cái nào là thinh, cái nào là khí, cái nào là vị, cái nào là xúc. Sắc là cái gì con mắt thấy, thinh là tiếng mà tai nghe, khí hay là hương là mùi mũi ngửi, vị đắng cay ngọt lạt v.v... đó là cái gì lưỡi nếm. Và cái nóng, cái lạnh, cái êm, cái không êm, đó là thuộc về thân của mình, thuộc về xúc giác.
Còn thuộc về ý thì có nhu cầu rất lớn của nó, có vị nào ở đây quen đọc sách thì qúi vị cảm thông được tâm trạng này, có một lúc nào đó mà chúng ta không có sách đọc thì cảm thấy buồn vô cùng, buồn một cách da diết và gặp một cuốn sách thì coi ngấu nghiến. Chúng tôi nhớ hồi xưa khi ở Thái Lan trong một làng rất hẻo lánh, không có sách vở Việt Nam, một lần có một người gửi cho chúng tôi một tạp chí Việt Nam, chúng tôi đọc từ đầu đến cuối không bỏ trang nào. Nó là gì? Nó là thức ăn của ý.
Do đó cái gì ngoài thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, cái đó là ý. Làm cái gì đó cho vui cho buồn, giả tỉ như tình thương, tình yêu là thuộc về ý, hạnh phúc thuộc về ý, nhưng sự hoài niệm cũng thuộc về ý, như trường hợp cái gì qúi vị ngó bằng con mắt thì đó là cảnh sắc, như bức tranh mà qúi vị ngó trên đường rồi về qúi vị hồi nhớ tưởng lại thì nó không còn là cảnh sắc nữa, tại qúi vị không dùng con mắt nữa mà là dùng ý để nhớ. Phân biệt ra điều này thì chúng ta sẽ có rất nhiều điểm lợi.
Do vậy trong đạo Phật nói đến người tu là người phải biết nhiếp phục sáu căn, phải biết hành hoạt của sáu căn, sáu căn tiếp xúc với sáu cảnh như thế nào, sáu căn đó là bản thân của chúng ta, sáu cảnh đó là môi trường sống của chúng ta và do vậy bài học đầu tiên chúng tôi sẽ đưa ra ở đây là chúng tôi sẽ nêu lên một điều gì đó và qúi vị cho chúng tôi biết là điều đó thuộc về sinh hoạt của giác quan nào, điều đó thuộc về để thoải mãn mắt, để thoải mãn tai, để thoải mãn mũi, thân, ý v.v.... Nhưng những điều chúng tôi đưa ra hoàn toàn không có liên quan đến Phật Pháp chỉ là cuộc sống hàng ngày của qúi vị thôi, do đó qúi vị nhớ và suy niệm rất kỹ xem điều đó thoải mãn điều nào trong giác quan của chúng ta.
Bây giờ trước khi chúng ta bắt đầu chuyện đó thì chúng tôi muốn qúi vị ôn bài một chút xíu.
Con người chúng ta có tất cả là sáu giác quan, giác quan thứ nhất là mắt, giác quan thứ hai là tai, giác quan thứ ba là lưỡi. Qúi vị nhớ như vậy, nhu cầu của miệng tức là nhu cầu về lời nói thuộc về ý chứ không thuộc về lưỡi, khi nào chúng ta nói về ăn uống hay là mặn ngọt chua cay thì mới là vị, như một người họ thích nói thì là thuộc về ý, khi nào chúng ta nếm thì mới thuộc về vị.
Bây giờ cái biết của mắt là thị giác, đạo Phật gọi là nhãn thức,
Cái biết của tai là nhĩ thức, ở ngoài gọi là thính giác,
Cái biết của mũi gọi là khứu giác, đạo Phật gọi là tỉ thức,
Cái biết của lưỡi gọi là vị giác, đạo Phật gọi là thiệt thức,
Cái biết của thân gọi là xúc giác, đạo Phật gọi là thân thức,
Cái biết của ý gọi là ý thức ở ngoài họ gọi là giác quan thứ sáu.
Qúi vị nhớ là sáu giác quan của chúng ta là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý.
Cái biết của mắt là thị giác,
Cái biết của tai là thính giác,
Cái biết của mũi là khứu giác.
Cái biết của lưỡi là vị giác.
Cái biết của thân là xúc giác.
Cái biết của ý là ý thức là giác quan thứ sáu.
Bây giờ có một việc rất quan trọng, đó là:
Sự hoạt động của mắt gọi là thấy,
Sự hoạt động của tai gọi là nghe,
Sự hoạt động của mũi gọi là ngửi,
Sự hoạt động của lưỡi là nếm,
Sự hoạt động của thân là xúc chạm
Sự hoạt động của ý suy nghĩ.
Cái mà mắt thấy gọi là sắc,
Cái mà tai nghe gọi là thinh,
Cái mà mũi gọi là khí. (Khi kể về ngũ dục tức là năm điểm: sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, súc lạc, thì chúng ta gọi là hương, nhưng nếu nói chung về mùi thơm mùi không thơm thì chúng ta gọi là khí.)
Cái biết của lưỡi gọi là vị
Cái biết của thân là xúc chạm. (Đối tượng của thân là xúc chạm.)
Cái đối tượng của ý là pháp.
Sắc, thinh, hương, khí, vị, xúc, pháp, nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý.

Bây giờ chúng tôi hỏi qúi vị thêm một lần nữa .
Thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, là sự hoạt động của sáu giác quan.
Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân là sáu căn,
Sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp là sáu cảnh.
Sáu căn, sáu cảnh, sáu thức, sáu sự hoạt động và sáu sự nhận thức.
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, là sáu căn.
Sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, là cảnh.
Thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng là sáu thức hay là sáu sự hoạt động của giác quan.
Bây giờ chúng ta học là sáu căn, sáu cảnh và sáu thức. Nói về căn thì có mắt là nhãn căn, cái biết của mắt gọi là thị giác, con mắt thấy cảnh sắc.
Tai là nhĩ căn, cái biết của tai là thính giác và tai nghe âm thanh, đó gọi là sáu căn sáu cảnh và sáu thức.
Bây giờ chuyện rất là quan trọng là chúng ta có thể truy ra được.
Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý là sáu căn.
Sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp là sáu cảnh.
Thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, và suy nghĩ là sáu thức.
Nhãn là mắt
Tỷ là mũi
Thiệt là lưỡi
Sắc là cái gì mắt thấy
Vị là cái gì lưỡi nếm
Xúc là thân cảm xúc
Nói cho đủ là cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp.
Câu hỏi là một người thích mua quần áo đẹp thì họ mua quần áo là để thoả mãn cái gì trong sáu căn đó?
Câu trả lời là: Để thoả mãn con mắt là nhãn.
Namo Buddhaya
(Hết băng giảng 3).HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.9/11/2012 ).

No comments:

Post a Comment