Tuesday 6 November 2012

Phật Giáo Khái Luận (phần cuối).

  

Lời sau cùng

Cuốn sách này tổ chúc rất khác, tác giả khéo dùng ngòi bút nghệ thuật, đem toàn bộ Phật giáo rộng lớn mênh mông kia, dồn vào trong những câu văn giản dị, lời lẽ vắn tắt, mà vẫn trùm đủ lý nghĩa cao xa mầu nhiệm, khiến người đọc không tốn bao nhiêu thì giờ, mà được chứng thức cái khí vị của một nền giáo lý đã có lịch sử trên hai ngàn năm để lại, thật đáng quí hóa!

Trong này cả thảy có 10 tôn, tôn nào đều có nghĩa lý tinh vi của tôn nấy; mà nhất là vấn đề ‘có’ ‘không’ của pháp tướng, tam luận, và lối phán giáo của các nhà lập tôn có nhiều chỗ không đồng nhau, người học nên khéo dung hội mà không nên thiên chấp.

Nếu có bạn hỏi: Các ngài đều là người sùng phụng một giáo lý của đức Thích Ca, sao lại lập thành nhiều tôn phái? Vẫn biết khi Phật ở đời do Viên Âm của Phật thuyết ra, các loại chúng sinh tùy theo căn cơ của mình mà liễu ngộ, thì giáo pháp chỉ là nhất vị bình đẳng. Nhưng xét ra Phật vốn tùy cơ thuyết pháp, mà cơ của chúng sinh đã có nhiều vị bình đẳng, mà trong ấy đã hàm có sự cao thấp khác nhau rồi, chẳng qua khi Phật ở đời, giáo nghĩa hoàn toàn do Phật làm giáo chủ, nắm quyền chỉ huy dạy bảo, sau này do trình độ tu chứng, chỗ kiến giải trệ viên của các ngài, đủ có quyền tự do pháp triển; và các ngài cũng đóng theo bối cảnh của thời đại, mà phát huy giáo nghĩa ch othích hợp thời cơ, sở dĩ phân lập thành tôn phái chứ không chi khác, điều đó cũng không lạ gì.

Có một điều đáng chú ý: dù lập ra nhiều tôn phái nhưng không ngoài Đại thừa và Tiểu thừa; mà phân biệt tôn nào là Đại thừa tôn nào là Tiểu thừa thời lại có tam pháp ấn và nhất thiệt tướng pháp ấn.

Căn cứ vào tam pháp ấn mà phát huy giáo nghĩa, gọi là Tiểu thừa, căn cứ vào nhất thiệt tướng pháp ấn mà phát huy giáo nghĩa gọi là Đại thừa.

Các bạn muốn nhận thức chỗ này cho rõ ràng, xin hãy đón xem cuốn ‘Phật giáo tổng yếu’ nay mai sẽ xuất bản, chữ ở đây vì việc làm hạn định, không thể nói hết được.

Bây giờ có một điều đáng thưa: phàm đọc những quyển sách gì có tánh cách nghiên cứu, không phải đọc qua một phen mà rõ thấu được ý nghĩa thâm thúy - dù là người trí - ít nữa cũng phải đọc hai phen. Vậy các bạn đã có lòng tu học theo Phật pháp, cuốn ỀPhật giáo khái luậnỂ này, nên để tâm đọc cho chính, nếu có chỗ nào còn khuất ẩn mà chưa nhận thức được rõ, thì nên tìm thiện hữu trí thức, yêu cầu họ chỉ rõ cho.

Sau khi các bạn đọc xong cuốn khái luận, rõ biết đại khái của các tôn rồi, nên hỏi mình thích về tôn nào, rồi tìm những kinh sách có quan hệ với tôn ấy mà tiến hành nghiên cứu tu học, mới được nhiều phần lợi ích. Chớn nên lấy ít làm đủ, và nhất là không nên chuộng lý thuyết suông, đem chỗ hiểu mình làm khẩu đầu thuyền, như thế, đã không bổ ích gì cho phần tâm tánh, mà mang tội với Phật pháp nữa.



Dịch giả kính ghi.

Mục lục



Lời giới thiệu

Lời tựa

Vài nét về Thiền sư Thích Mật Thể

Tổng thuyết

I. Phật giáo

II. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni

III. Kiết tập kinh điển

IV. Ba tạng kinh điển

V. 12 Bộ

VI. Đại thừa, Tiểu thừa: Nhị tạng

VII. Nhị thừa, tham thừa và nhất thừa

VIII. Các bộ phái về Tiểu thừa

IX. Lối truyền bá của Đại thừa

X. Phật giáo truyền qua Trung Hoa

XI. Tạng kinh

XII. Phật giáo truyền sang Việt Nam

XIII. Mười tôn phái ở Trung Hoa

Câu-xá tôn

I. Duyên khởi lập tôn

II. Ngã không, Pháp hữu

III. 75 Pháp

IV. Năm uẩn

V. 12 Xứ

VI. 18 giới

VII. Nghiệp

VIII. 10 nghiệp làn và 10 nghiệp dữ

IX. Định nghiệp và bất định nghiệp

X. Thế giới

XI. Kiếp

XII. Tam giới

XIII. Cửu địa

XIV. Ngũ thú và lục đạo

XV. Bổn hoặc và tùy hoặc

XVI. Tứ đế

XVII. 12 nhân duyên

XVIII. Niết-bàn

XIX. Pháp hữu lậu, vô lậu

XX. Nhơn quả của tam thừa

Thành Thật tôn

I. Duyên khởi lập tôn

II. Không quán và Vô ngã quán

III. Tam tâm và diệt đế

IV. Thế giới môn và đệ nhất nghĩa môn

V. Hai không và hai món chướng

VI. 84 Pháp

VII. 27 vị Hiền thánh



Luật tôn

I. Duyên khởi lập tôn

II. Chỉ trì và tác trì

III. Cụ túc giới

IV. Bảy chúng

V. Năm giới và tám giới

VI. Bốn khoa

VII. Hóa giáo và chế giáo

VIII. Viên dung tam hoặc

IX. Tam tụ tịnh giới

Pháp tướng tôn

I. Duyên khởi lập tôn

II. Những kinh điển y cứ của tôn này

III. 100 Pháp

IV. Chủng tử

V. Lối nương nhau sanh khởi của chủng tử và hiện hạnh

VI. Bốn phần

VII. Ba loại cảnh

VIII. Ngã chấp và Pháp chấp

IX. Ba tánh và ba vô tánh

X. Ba lượng

XI. Thiện, ác, vô ký ba tánh

XII. Năm tầng Duy thức quán

XIII. Năm chủng tánh

XIV. Quả vị tu chứng của tam thừa

XV. Ba thời giáo lý

XVI. Hai trí

XVII. Bốn trí

XVIII. Ba thân

Tâm Luận tôn

I. Duyên khởi lập tôn

II. Phá tà chấp bày chánh lý

III. Bốn tầng lớp của hai đế

IV. Trung đạo bát bất

V. Hai tạng và ba pháp luân

VI. Ba thời giáo

VII. Thành Phật

Thiên Thai tôn

I. Duyên khởi lập tôn

II. Năm thời thuyết pháp

III. Tám giáo

IV. Tánh đủ thiện ác

V. Một niệm với ba ngàn

VI. Một tâm cùng ba pháp quán

VII. Ba đế viên dung

VIII. Ba hoặc

IX. Ba trí

X. Ba đức

XI. Nghĩa lục tức Phật

Mật tôn

I. Duyên khởi lập tôn

II. Hiển giáo và Mật giáo

III. Bốn pháp giới

IV. Bốn món duyên khởi

V. Sáu tướng viên dung

VI. Mười huyền tôn

VII. Mười tôn

VIII. Ba phép quán về pháp giới

Hoa Nghiêm tôn

I. Duyên khởi lập tôn

II. Năm thời giáo pháp

III. Kinh điển cứ của tôn này

IV. Giáo tướng và sự tướng

V. Sáu Đại

VI. Bốn phép Mạn-trà-la (Mạn đà la)

VII. Tam mật

VIII. Hai bộ Mạn-trà-la

IX. Mười trụ tâm

Thiền tôn

I. Duyên khởi lập tôn

II. Nam đốn và bắc tiệm

III. Năm nhà và hai pháp

IV. Tôn Lâm Tế

V. Tôn Qui Ngưỡng

VI. Tôn Tào Động

VII. Tôn Vân Môn

VIII. Tôn Pháp nhãn

IX. Thiền

X. Giáo và thiền

XI. Tham thiền

Tịnh Độ tôn

I. Duyên khởi lập tôn

II. Bốn cõi

III. Hạnh nguyện của đức Di-đà

IV. Tín - hạnh - nguyện

V. Bốn phép niệm Phật

Lời sau cùng.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.7/11/2012.

No comments:

Post a Comment