Monday, 22 April 2013

10 pháp hội Văn Thù Sư Lợi


Như vậy, tôi nghe một lúc đức Phật ở thành Vương Xá trong núi Kỳ Xà Quật câu hội với tám trăm đại Tỳ kheo và bốn muôn hai ngàn đại Bồ tát. Bấy giờ có Bồ tát tên Vô Cấu Tạng cùng chúng Bồ tát chín muôn hai ngàn cung kính vây quanh từ hư không đến.
Đức Thế Tôn liền bảo đại chúng rằng chư Bồ tát ấy được đức Phổ Hoa Như Lai ở thế giới Biến Thanh Tịnh Hạnh khuyến cáo đến thế giới Ta Bà này để được nghe ta giảng dạy pháp môn Phổ Nhập Bất Tư Nghị. Chư Bồ tát khác cũng sẽ đến họp. Đức Thế Tôn tuyên bố xong, các chúng Bồ tát đông vô lượng vô biên ở cõi khác và cõi này đều đến núi Kỳ Xà Quật đảnh lễ chân Phật rồi ngồi qua một phía.
Ngài Vô Cấu Tạng Bồ tát tay cầm hoa sen thất bửu ngàn cánh đến chỗ đức Như Lai đầu mặt lạy chân Phật mà bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Đức Phổ Hoa Như Lai ở thế giới Biến Thanh Tịnh Hạnh sai tôi mang hoa báu này dâng đức Thế Tôn. Ngài ân cần thăm hỏi đức Thế Tôn vô lượng ít bịnh ít não khỏe mạnh an vui.”. Bạch xong, Ngài Vô Cấu Tạng Bồ tát liền bay lên hư không ngồi kiết già.
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát rời chỗ ngồi trịch y vai hữu quỳ gối hữu cung kính chắp tay mà bạch đức Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Tôi nhớ thuở xa xưa đã từng nghe đức Phổ Đăng Phật nói pháp môn Phổ Nhập Bất Tư Nghị. Lúc ấy tôi được tám ngàn bốn trăm ức na do tha tam muội, lại biết được bảy mươi bảy muôn ức na do tha tam muội.
Lành thay đức Thế Tôn! Mong đức Thế Tôn xót thương vì chư Bồ tát mà dạy pháp môn ấy.”
Đức Phật phán: “Này Văn Thù Sư Lợi! Nay ông lắng nghe khéo suy nghĩ ta sẽ nói cho.”
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát bạch rằng: “Vâng! Bạch đức Thế Tôn! Tôi xin được nghe.”
Đức Phật dạy: “Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu chư Bồ tát muốn học pháp ấy thì phải tu tập các môn tam muội. Đó là sắc tướng tam muội, thanh tướng tam muội, hương tướng tam muội, vị tướng tam muội, xúc tướng tam muội, ý giới tam muội, nam tướng tam muội, nữ tướng tam muội, đồng nam tướng tam muội, đồng nữ tướng tam muội, Thiên tướng tam muội, Long tướng tam muội, Dạ xoa tướng tam muội, Càn thát bà, tướng tam muội, A tu la tướng tam muội, Ca lâu la tướng tam muội, Khẩn na la tướng tam muội, Ma hầu la già tướng tam muội, địa ngục tướng tam muội, súc sanh tướng tam muội, diêm ma la giới tam muội, tham tướng tam muội, sân tướng tam muội, si tướng tam muội, bất thiện pháp tam muội, thiện pháp tam muội, hữu vi tam muội, vô vi tam muội. Này Văn Thù Sư Lợi! Nơi các tam muội ấy, nếu chư Bồ tát khéo thông đạt thì đã là tu học pháp ấy. Này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là sắc tướng tam muội?Quán sắc như đống bọtNó không có chắc thiệtVì chẳng nắm giữ đượcĐó tên sắc tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là thanh tướng tam muội?Quán thanh như âm vangTánh nó bất khả đắcCác pháp cũng như vậyKhông tướng không sai biệtBiết rõ đều tịch tịnh Đó tên thanh tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là hương tướng tam muội?Dầu là trăm ngàn kiếpThường ngửi các thứ hươngNhư biển nạp các dòngMà không hề chán đủHương ấy nếu là thiệtLẽ ra phải đầy đủChỉ có danh tự giảKỳ thiệt bất khả đắcMũi cũng vô sở hữuBiết rõ tánh không tịchĐó tên hương tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là vị tướng tam muội?Lưỡi kia chỗ nếm biếtMặn chua các thứ vịĐều từ các duyên sanhTánh nó vô sở hữuNếu biết được như vậyNhơn duyên hòa hiệp khởiBiết nghĩa bất tư nghịĐó tên vị tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là xúc tướng tam muội?Xúc chỉ có danh tựTánh nó bất khả đắcMịn trơn ấm các phápĐều từ các duyên sanhNếu biết được xúc tánhNhơn duyên hòa hiệp khởiRốt ráo vô sở hữuĐó tên xúc tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là ý giới tướng tam muội?Dầu họp cả Đại ThiênVô lượng các chúng sanhNhứt tâm đồng suy tìmÝ giới bất khả đắcChẳng ở trong hay ngoàiCũng chẳng thể tu tậpChỉ dùng những giả danhGọi là có các tướngDường như là huyễn hóaKhông trụ không xứ sởBiết rõ nó tánh khôngĐó tên ý tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là nam tướng tam muội?Tự cho mình nam tửThấy kia là nữ nhơnDo tâm phân biệt nàyMà sanh lòng ái dụcLòng dục vô sở hữuTâm tướng bất khả đắcDo vì vọng phân biệt Nơi thân tưởng là namTrong ấy thiệt không namTa nói như dương diệmBiết nam tướng là khôngĐó tên nam tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là nữ tướng tam muội?Tứ đại giả làm nữTrong ấy vô sở hữuLòng phàm phu mê hoặcNắm lấy cho là thiệtNữ nhơn như huyễn hóaNgười ngu chẳng biết đượcVì vọng thấy nữ tướngMà sanh lòng nhiễm trướcVí như huyễn hóa nữMà chẳng thiệt nữ nhơnKẻ vô trí mê hoặcBèn sanh tưởng ái dụcBiết rõ như vậy rồiTất cả nữ không tướngTướng nữ đều vắng bặtĐó tên nữ tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là đồng nam tướng tam muội?Như cây không rễ nhánhThì chẳng có được hoaVì đã chẳng có hoa Nên trái cũng chẳng sanhDo không có nữ nhơnĐồng nam cũng chẳng cóTùy ở người phân biệtGiả gọi tên như vậyBiết rõ nữ nhơn ấyVà đồng nam chẳng cóQuan sát được như vậyLà đồng nam tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là đồng nữ tướng tam muội?Như chặt cây đa laTrọn chẳng còn sống lạiĐâu có người trí huệCầu trái hột trong ấyNếu ai biết rõ đượcCác pháp là vô sanhChẳng nên khởi phân biệtĐồng nữ là năng sanh Lại như hột lúa cháyMầm lúa chẳng còn sanhĐồng nữ cũng như vậyLà đồng nữ tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là Thiên tướng tam muội?Nhơn tín tâm thanh tịnhVà do các nghiệp lànhThọ thắng báo chư ThiênThân đoan chánh xinh đẹpCác cung điện trân bửuChẳng phải do xây dựngHoa đẹp mạn đà laCũng không người gieo trồngBất tư nghị như vậyĐều do sức nghiệp lànhHiện được các thứ tướngNhư lưu ly trong sạchThân đẹp xinh như vậyVà các cung điện thảyĐều từ hư vọng sanhĐó tên Thiên tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là Long tướng tam muội?Thọ lấy thân loài rồngDo chẳng tu hạnh nhẫnNổi mây tuôn mưa lớnĐầy khắp Diêm Phù ĐềChẳng từ thuở trước sauCũng chẳng ở chặng giữaMà hay tuôn nước mưaLại chảy về biển cảCác loài rồng như vậyHuân tập tánh sai biệtKhởi lên các thứ nghiệpNghiệp cũng không có sanhTất cả chẳng chân thiệtKẻ ngu cho là cóBiết rõ được như vậyĐó là Long tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là Dạ xoa tướng tam muội?Là thân đại Dạ xoaTừ nơi tự tâm khởiTrong ấy không có thiệtVọng sanh sự khủng bốCũng không có lòng sợMà sanh lòng kinh sợVì quán pháp chẳng thiệtVô tướng vô sở đắcChỗ không vô tịch tịnhHiện tướng Dạ xoa ấyBiết hư vọng như vậyLà Dạ xoa tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là Càn thát bà tướng tam muội?Họ thiệt không có tướngDanh ngôn giả bịa đặtBiết tướng là chẳng tướngLà càn thát tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là A tu la tướng tam muội?Ấn định tướng tu laTướng ấy vốn vô sanhVô sanh nên vô diệtLà tu la tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là Ca lâu la tướng tam muội?Lấy vô thân làm thânDanh tự giả bịa đặtDanh tướng vô sở hữuLà ca lâu tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là Khẩn na la tướng tam muội?Pháp vô tác làm tácGọi là Khẩn na laBiết đó là vô sanhKhẩn na la tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là Ma hầu la già tướng tam muội?Kia do nơi danh tựTheo thế tục an lậpTrong ấy không có phápMà vọng khởi phân biệtBiết rõ phân biệt ấyTự tánh vô sở hữuVì tướng ấy tịch tịnhMa hầu la tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là địa ngục tướng tam muội?Địa ngục không vô tướngTánh ấy rất thanh tịnhTrong ấy không tác giảDo tự phân biệt sanhLúc ta ngồi đạo tràngBiết tướng vô sanh nàyVì vô tướng vô sanhTánh ấy như hư khôngTướng ấy đều tịch tịnhLà địa ngục tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là súc sanh tướng tam muội?Như mây hiện hình sắcTrong ấy không có thiệtLàm cho người vô tríNơi ấy sanh mê hoặcNơi loài súc sanh kiaThọ lấy các thứ thânNhư mây trong hư khôngHiện ra các sắc tượngBiết rõ nghiệp như huyễnChẳng sanh lòng mê hoặcTướng ấy vốn tịch tịnhLà súc sanh tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là diêm ma la giới tướng tam muội?Gây tạo thuần nghiệp ácVà tạo các nghiệp tạpLưu chuyển cõi Diêm LaThọ lấy các sự khổThiệt không cõi Diêm LaCũng không người lưu chuyểnTự tánh vốn vô sanhCác khổ dường cảnh mộngNếu quán được như vậyDiêm ma la tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là tham tướng tam muội?Tham từ phân biệt sanhPhân biệt cũng chẳng cóVô sanh cũng vô tướngTrụ xứ bất khả đắcTham tánh như hư khôngCũng không có kiến lậpPhàm phu vọng phân biệtDo đó sanh tham nhiễmPháp tánh vốn vô nhiễmThanh tịnh như hư khôngTìm cầu khắp mười phươngTánh nó bất khả đắcVì chẳng biết tánh khôngThấy tham sanh lòng sợKhông có sợ sanh sợỞ đâu được an vuiVí như kẻ ngu siSợ sệt cõi hư khôngVì sợ mà rong chạyLánh không chẳng muốn thấyHư không khắp tất cảChỗ nào rời nó đượcVì kẻ ngu mê hoặcSanh điên đảo phân biệtTham vốn không tự tánhVọng sanh tâm nhàm lìaNhư người muốn lánh khôngTrọn không thoát khỏi đượcCác pháp tánh tự lìaDường như là Niết bànChư Phật trong ba đờiBiết tham tánh là khôngỞ trong cảnh giới ấyChưa lúc nào bỏ lìaNgười kinh sợ nơi thamSuy gẫm cầu giải thoátTham tự tánh như vậyRốt ráo thường thanh tịnhLúc ta chứng Bồ đềRõ thấu đều bình đẳngNếu chấp tham là cóSẽ bỏ lìa nơi thamDo hư vọng phân biệtMà nói bỏ lìa thamĐây là tâm phân biệtThiệt không gì để bỏTánh nó bất khả đắcCũng không có diệt hoạiTrong bình đẳng thiệt tếKhông giải thoát phân biệtNếu giải thoát nơi thamNơi không cũng giải thoátHư không cùng với thamVô tận vô sai biệt Nếu ai thấy sai biệtPhật bảo phải bỏ rờiTham thiệt không có sanhVọng khởi sanh phân biệtTham ấy bổn tánh khôngChỉ có danh tự giảChẳng nên do giả danhMà sanh lòng chấp trướcVì biết tham không nhiễmThì là rốt ráo khôngChẳng do diệt hoại thamMà được nơi giải thoátPháp tham ở Phật phápBình đẳng tức Niết bànNgười trí phải nên biếtRõ tham tịch tịnh rồiNhập vào cõi tịch tịnhĐó tên tham tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là sân tướng tam muội?Do nhơn duyên hư vọngMà khởi lòng giận dữKhông ngã chấp làm ngãVà do tiếng thô ácKhởi lòng sân quá mạnhDường như là ác độcÂm thanh và giận dữRốt ráo vô sở hữuNhư dùi gỗ ra lửaCần nhờ sức các duyênNếu duyên chẳng hòa hiệpThì lửa chẳng sanh đượcÂm thanh chẳng đẹp ýRốt ráo vô sở hữuBiết thanh tánh là khôngSân cũng chẳng còn sanhSân chẳng ở nơi thanhCũng chẳng ở trong thânNhơn duyên hòa hiệp khởiRời duyên chẳng sanh đượcNhư nhơn sữa làm duyênHòa hiệp sanh tô lạcSân tự tánh không khởiNhơn nơi tiếng thô ácNgười ngu chẳng biết đượcNhiệt não tự đốt cháyPhải nên biết như vầyRốt ráo vô sở hữuSân tánh vốn tịch tịnhChỉ có nơi giả danhGiận dữ tức thiệt tếBởi nương chân như khởiBiết rõ như pháp giớiThì gọi sân tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là si tướng tam muội?Vô minh thể tánh khôngVốn tự không sanh khởiTrong ấy không chút phápMà nói được là siPhàm phu nơi vô siHư vọng sanh lòng siNơi vô trước sanh trướcDường như gút hư khôngLạ thay cho kẻ nguChẳng nên làm mà làmCác pháp đều chẳng cóDo nhiễm phân biệt sanhNhư muốn lấy hư khôngAn trí ở một chỗDầu trải ngàn muôn kiếpKhông hề tích tụ đượcKẻ ngu từ hồi nàoTrải bất tư nghị kiếpVọng khởi gút ngu siMà không chút phần tăngNhư người lấy hư khôngKhông bao giờ tăng giảmNhóm ngu si nhiều kiếpKhông tăng giảm cũng vậyLại như ống bễ kiaRút gió không hạn lượngNgu si mê dục lạcKhông lúc nào chán đủSi ấy vô sở hữuKhông căn không trụ xứVì căn chẳng phải cóCũng không si để tậnBởi vì si vô tậnBiên tế bất khả đắcThế nên các chúng sanhTa chẳng thể làm tậnDầu ta trong một ngàyĐộ được cõi Đại ThiênCó bao nhiêu chúng sanhĐều khiến nhập Niết bànTrải qua bất tư nghìVô lượng ngàn muôn kiếpNgày ngày độ như vậyChúng sanh giới chẳng tậnSi giới chúng sanh giớiCả hai đều vô tướngNó đều như huyễn hóaNên chẳng làm tận đượcSi tánh với Phật tánhBình đẳng không sai khácNếu phân biệt nơi PhậtNgười ấy ở ngu siSi và Nhứt thiết tríTánh đều bất khả đắcNhưng các chúng sanh ấyVới si đều bình đẳngChúng sanh bất tư nghịSi cũng bất tư nghịDo vì bất tư nghịChẳng nên khởi phân biệtTâm tư duy như vậySuy lường bất khả đắcSi cũng chẳng thể lườngVì nó không biên tếĐã không có biên tếTừ đâu mà sanh đượcVì tự tánh vô sanhTướng cũng bất khả đắcBiết si không có tướngQuán Phật cũng như vậyPhải nên biết như vậyTất cả pháp không haiTánh si vốn tịch tịnhChỉ có danh tự giảLúc ta chứng Bồ đềCũng rõ si bình đẳngQuán sát được như vậyGọi là si tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là bất thiện tam muội?Biết tham sân si ấyTất cả các phiền nãoCó bao nhiêu hành tướngHư vọng không chân thiệtQuan sát được như vậyLà bất thiện tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là thiện pháp tam muội?Các ông phải nên biếtNhững người sở thích thiệnTâm niệm đều sai khácĐều đồng nơi một hạnhDùng một tướng xuất lyMà biết rõ tất cảVì thảy đều tịch tịnhGọi là thiện tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là hữu vi tam muội?Các ông phải nên biếtTất cả pháp hữu viChẳng phải sở tạo tácCũng không cân lường đượcTa biết rõ các hànhTánh nó không chứa họpTất cả đều tịch tịnhGọi hữu vi tam muội.Lại này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là vô vi tam muội?Tánh vô vi tịch tịnhTrong ấy không sở trướcCũng lại chẳng xuất lyChỉ có danh tự giảVì chúng sanh chấp trướcMà nói danh tự ấyBiết rõ được như vậyLà vô vi tam muội.”Lúc đức Thế Tôn nói kệ bất tư nghị vi diệu như vậy, có chín muôn hai ngàn Bồ tát được vô sanh pháp nhẫn. Ba muôn sáu ngàn Tỳ kheo dứt hết phiền não tâm được giải thoát. Bảy mươi hai muôn ức na do tha chư Thiên, sáu ngàn Tỳ kheo ni, một trăm tám mươi muôn Ưu bà tắc, hai ngàn hai trăm Ưu bà di đều phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát lại bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Mong đức Thế Tôn vì chư Bồ tát mà diễn nói danh tự của các môn tam muội. Làm cho người nghe các căn thông lợi được trí huệ sáng đối với các pháp, chẳng bị khuất phục bởi những chúng sanh tà kiến, cũng làm cho họ chứng được bốn vô ngại biện tài, nơi một văn tự mà biết được các thứ văn tự, nơi các thứ văn tự biết được một văn tự. Lại dùng vô biên biện tài vì các chúng sanh mà khéo thuyết pháp, cũng làm cho chứng được thậm thâm pháp nhẫn, trong một sát na biết tất cả hành, tất cả hành ấy mỗi hành lại có vô biên hành tướng đều biết rõ được cả.”
Đức Phật dạy: “Này Văn Thù Sư Lợi! Có tam muội tên Vô biên ly cấu. Nếu Bồ tát được tam muội ấy thì hiện được tất cả các sắc thanh tịnh.
Có tam muội tên Khả úy diện. Bồ tát được tam muội ấy có oai quang lớn chói che nhựt nguyệt.
Có tam muội tên Xuất diệm quang. Bồ tát được tam muội ấy thì chói che được ánh sáng của tất cả Đế Thích và Phạm Thiên.
Có tam muội tên Xuất ly. Bồ tát được tam muội ấy làm cho chúng sanh xuất ly tất cả tham sân si.
Có tam muội tên Vô ngại quang. Bồ tát được tam muội ấy thì chiếu sáng được tất cả Phật quốc.
Có tam muội tên Vô vong thất. Bồ tát được tam muội ấy thì thọ trì được giáo pháp của chư Phật nói, và cũng có thể vì người khác mà diễn nói nghĩa Phật pháp.
Có tam muội tên Lôi âm. Bồ tát được tam muội ấy thì khéo có thể hiển thị tất cả ngôn âm lên đến trời Phạm Thiên.
Có tam muội tên Hỉ lạc. Bồ tát được tam muội ấy có thể làm cho các chúng sanh đầy đủ hỉ lạc.
Có tam muội tên Hỉ vô yểm. Bồ tát được tam muội ấy, có ai thấy nghe Ngài đều không chán đủ.
Có tam muội tên Chuyên nhứt cảnh nan tư công đức. Bồ tát được tam muội ấy có thể thị hiện tất cả thần biến.
Có tam muội tên Giải nhứt thiết chúng sanh ngữ ngôn. Bồ tát được tam muội ấy thì khéo tuyên nói được tất cả ngữ ngôn. Trong một chữ nói tất cả chữ biết tất cả chữ đồng như một chữ.
Có tam muội tên Siêu nhứt thiết Đà la ni vương. Bồ tát được tam muội ấy thì khéo biết rõ được các Đà la ni.
Có tam muội tên Nhứt thiết biện tài trang nghiêm. Bồ tát được tam muội ấy thì khéo phân biệt được tất cả văn tự và các thứ ngôn âm.
Có tam muội tên Tích tập nhứt thiết thiện pháp. Bồ tát được tam muội ấy có thể làm cho chúng sanh đều nghe tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, tiếng Thanh văn, tiếng Duyên giác, tiếng Bồ tát, tiếng Ba la mật. Lúc Bồ tát trụ tam muội như vậy thì làm cho các chúng sanh nghe tiếng ấy không dứt.”
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát bạch rằng: “Mong đức Thế Tôn gia hộ cho tôi được vô ngại biện tài để nói công đức thù thắng của pháp môn ấy.”
Đức Phật nói: “Lành thay, lành thay! Tùy ý nguyện của ông.”
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát lại bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu có Bồ tát nơi pháp môn ấy mà thọ trì đọc tụng không có nghi hoặc, thì nên biết rằng người này ở trong thân hiện tại được bốn thứ biện tài là thiệp tật biện tài, quảng đại biện tài, thậm thâm biện tài và vô tận biện tài. Tâm Ngài thường hộ niệm các chúng sanh tùy chỗ tu hành của họ. Người nào sắp thối thất hư hoại, Ngài đều có thể giác ngộ họ cho họ không thối hoại.”
Đức Thế Tôn khen: “Lành thay, lành thay! Văn Thù Sư Lợi có thể khéo phân biệt được nghĩa ấy. Như người bố thí được báo giàu có lớn, người trì cấm giới quyết định sanh Thiên, người có thể thọ trì được kinh điển này thì hiện đời được biện tài quyết không hư vọng.
Như ánh sáng mặt trời chiếu ra thì trừ được tối tăm, như Bồ tát ngồi tòa Bồ đề thành Đẳng Chánh giác quyết định không nghi, người thọ trì đọc tụng kinh điển này thì hiện đời được biện tài cũng như vậy.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu có người ở hiện đời muốn cầu biện tài thì nơi kinh điển này phải tin ưa thọ trì đọc tụng vì người mà giảng rộng chớ sanh lòng nghi hoặc.”
Bấy giờ Ngài Vô Cấu Tạng Bồ tát bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Sau khi đức Phật nhập Niết bàn, nơi pháp môn này, nếu chư Bồ tát tâm không nghi hoặc mà thọ trì đọc tụng rộng giảng thuyết cho người, thì tôi sẽ nhiếp thọ thêm biện tài cho họ.”
Lúc ấy Ma vương Ba Tuần lo rầu khổ não rơi lệ đến chỗ đức Phật mà bạch rằng: “Ngày xưa lúc đức Như Lai chứng Vô thượng Bồ đề, tôi đã lo rầu rồi. Hôm nay Như Lai lại nói pháp môn này càng thêm khổ não nhiều như trúng phải tên độc. Nếu các chúng sanh nghe kinh điển này quyết định không thối chuyển nơi Vô thượng Bồ đề mà bát Niết bàn, làm cho thế giới tôi phải trống rỗng.
Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh giác hay làm cho tất cả chúng sanh khổ sở đều được an vui. Mong đức Như Lai thương xót chẳng hộ niệm kinh điển này cho tôi được an ổn hết lo khổ.” Đức Thế Tôn bảo Ba Tuần rằng: “Chớ cưu lòng lo khổ. Nơi pháp môn này ta chẳng gia hộ. Các chúng sanh cũng chẳng Niết bàn.”. Thiên ma Ba Tuần nghe lời này vui mừng hết buồn lo liền ẩn mất.
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát tiến lên bạch rằng: “Có mật ý gì mà đức Thế Tôn hôm nay bảo Ba Tuần rằng Phật chẳng gia hộ pháp môn này?”
Đức Phật phán: “Này Văn Thù Sư Lợi! Dùng không gia hộ để gia hộ pháp môn này, vì thế nên ta nói với Ba Tuần như vậy. Bởi tất cả pháp bình đẳng thiệt tế đều quy nơi chân như đồng với pháp giới rời các ngôn thuyết, vì là tướng bất nhị nên không có gia hộ. Do lời thành thiệt không có hư vọng của ta như vậy có thể làm cho kinh điển này rộng lưu truyền tại Diêm Phù Đề.”
Phán dạy xong, đức Thế Tôn bảo Ngài A Nan rằng: “Này A Nan! Kinh này tên là Phổ Nhập Bất Tư Nghị Pháp Môn. Nếu ai thọ trì được kinh điển này là thọ trì tám muôn bốn ngàn pháp môn, hai sự thọ trì ấy đồng nhau không sai khác. Tại sao vậy? Vì ta ở nơi kinh này thông đạt rồi mới có thể vì các chúng sanh mà diễn nói tám muôn bốn ngàn pháp môn. Thế nên, này A Nan! Ông phải khéo hộ trì đọc tụng lưu thông pháp môn này chớ để quên mất.” Đức Phật nói kinh này rồi, Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Ngài Vô Cấu Tạng Bồ tát, Tôn giả A Nan và các thế gian Thiên, Nhơn, A tu la v.v... tất cả chúng hội nghe lời đức Phật dạy đều rất vui mừng tin thọ phụng hành.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.23/4/2013.THICH  NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment