Tuesday 23 April 2013

Bát Nhã Tâm Kinh.


 

Khi Bồ tát Quán Tự Tại thành tựu được chánh định thẳm sâu, phát sinh trí tuệ Bát Nhã vi diệu, liền thấy thân tâm năm uẩn này trống rỗng, không quan trọng nữa, và ngayđó vượt qua tất cả đau khổ.
Này Xá Lợi Phất, Bồ tát thành tựu được chánh định vĩ đại an lành nên không còn chấp vào sắc thân, tự tại đối với sắc thân; không còn bị chi phối bởi cảm giác, tự tại đối với cảm giác; không còn vướng mắc nơi tâm tưởng, tựtại đối với tâm tưởng, không còn lệ thuộc vào tâm năng, tự tại đối với tâm năng; không còn bị giới hạn bởi cái biết, tự tại đối với cái biết.
Này Xá Lợi Phất, với sự tự tại an lành như thế, Bồ Tát đi vào sinh tử mang hạnh nguyện hoá độ chúng sinh. Khi ở trong sinh tử, Bồ tát không bị dính mắc bởi bất cứ điều gì, không cần bất cứ điều gì, không xao động theo bất cứ sự biến dịch nào của cuộc đời. Bồ tát đến với chúng sinh bằng tâm từ bi vô hạn, không phân biệt kẻ sang người hèn, kẻ dở người hay, thậm chí thương yêu cảkẻ xấu ác để tìm cách hoá độ. Bồ tát sẽ phải chấp nhận mọi điều tôn vinh hay nhục mạ, vinh quang hay cay đắng một cách bình thản. Dũng lực của Bồ Tát là vô biên vô hạn.
Bồ tát sẽ tuỳ theo tâm tình, sở thích, ngôn ngữ của chúng sinh mà tìm cách hoá độ chứ không chấp cứng vào văn tự kinh điển vì cả cuộc sống của Bồ tát là một bài kinh thiêng liêng bất tận; những việc làm của Bồ tát là tấm gương sáng ngời, ngay cả một cái nhìn hay sự im lặng của Bồ tát cũng như sấm sét có thể làm thay đổi tâm hồn người đối diện. Tâm của Bồ tát chính là vô lượng đạo lý; lời nói của Bồ tát chính là vô lượng kinh điển, nghe không giống như ngôn ngữ cổ thư nhưng không hề sai khác với ý Phật. Bồ tát thực hành Bát Nhã như thế nên thành tựu vô lượng công đức. Những công đức này khiến cho Bồtát trở nên một vị Thánh đầy uy lực, không một chướng ngại nào, khổ nạn nào có thể xâm phạm được nữa. Bồ tát đạt được sự bình an vô hạn cả nội tâm và ngoại cảnh.
Chư Phật từ xưa đến nay hay sau này đều thực hành Bát Nhã nhưthế, thành tựu chánh định như thế, có được tự tại như thế, giáo hóa chúng sinh như thế để đắc thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thần lực phi thường của Phật và Đại Bồ tát có thể cứu giúp chúng sinh qua khổ nạn cấp thời để chúng sinh có cơ hội tu tập và gây tạo phước lành đền bù ác nghiệp quá khứ. Phải biết Bát Nhã là bờ bến hiền lành an ổn là thuyền to lớn giữa biển sóng lao sao là ánh sáng soi rọi giữa đêm đen mờ mịt, là sự cao thượng vượt hơn mọi điều cao thượng trên đời.
Văn: Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
LG: Khi Bồ tát Quán Tự Tại thành tựuđược chánh định thẳm sâu, phát sinh trí tuệ Bát Nhã vi diệu, liền thấy thân tâm năm uẩn này trống rỗng, không quan trọng nữa, và ngay đó vượt qua tất cả đau khổ.
Văn: Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũngđều như thế.
LG: Này Xá Lợi Phất, Bồ tát thành tựuđược chánh định vĩ đại an lành nên không còn chấp vào sắc thân, tự tại đối với sắc thân; không còn bị chi phối bởi cảm giác, tự tại đối với cảm giác; không còn vướng mắc nơi tâm tưởng, tự tại đối với tâm tưởng, không còn lệ thuộc vào tâm năng, tự tại đối với tâm năng; không còn bị giới hạn bởi cái biết, tự tạiđối với cái biết.
Văn: Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt,
LG: Này Xá Lợi Phất, với sự tựtại an lành như thế, Bồ Tát đi vào sinh tử mang hạnh nguyện hoá độ chúng sinh. Khi ở trong sinh tử, ( đoạn đệm bổ nghĩa) Bồ tát không bị dính mắc bởi bất cứ điều gì, không cần bất cứ điều gì, không xao động theo bất cứ sự biến dịch nào của cuộc đời.
Văn: chẳng nhơ chẳng sạch,
LG: Bồ tát đến với chúng sinh bằng tâm từ bi vô hạn, không phân biệt kẻ sang người hèn, kẻ dở người hay, thậm chí thương yêu cả kẻ xấu ác để tìm cách hoá độ.
Văn: chẳng thêm chẳng bớt.
LG: Bồ tát sẽ phải chấp nhận mọi điều tôn vinh hay nhục mạ, vinh quang hay cay đắng một cách bình thản. Dũng lực của BồTát là vô biên vô hạn.
Văn: Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
LG: Bồ tát sẽ tuỳ theo tâm tình, sởthích, ngôn ngữ của chúng sinh mà tìm cách hoá độ chứ không chấp cứng vào văn tự kinh điển vì cả cuộc sống của Bồ tát là một bài kinh thiêng liêng bất tận; những việc làm của Bồ tát là tấm gương sáng ngời, ngay cả một cái nhìn hay sựim lặng của Bồ tát cũng như sấm sét có thể làm thay đổi tâm hồn người đối diện. Tâm của Bồ tát chính là vô lượng đạo lý; lời nói của Bồ tát chính là vô lượng kinh điển, nghe không giống như ngôn ngữ cổ thư nhưng không hề sai khác với ý Phật. ( Đoạn này chỉ sự khéo léo lập bày phương tiện giáo hóa của Bồ tát với nhiều hạng người căn cơ sai biệt khác nhau.
Có hạng căn cơ thấp, có hạng căn cơ cao. Lúc đó Bồ tát không “bê nguyên” y chang giáo lý vào để dạy cho chúng sinh một cách máy móc, vì sợ chúng sinh không hiểu mà giáo hóa tùy theo tâm tình, sở thích ngôn ngữ của chúng sinh mà hóa độ. Không phải trước mặt chúng sinh là cứ thao thao bất tuyệt nào là: Sắc thọ tưởng hành thức, nào là vô minh, nào là khổ tập diệt đạo, nào là sở đắc…v.v. Nếu nói như thế chúng sinh không hiểu được sẽ sinh lòng chán nản, và Phậtđạo sẽ rời xa và mai một. Vì vậy, một vị Bồ tát sẽ linh hoạt, uyển chuyển hòa cùng với bản sắc, phong tục, tập quán của chúng sinh để lồng vào giáo lý Giác ngộ, giải thoát, từ đó dẫn dắt chúng sinh theo con đường Phật đạo. Những lời nói, hành vi trong cuộc sống của Bồ tát thị hiện giữa chúng sinh, nghe có vẻkhông giống với Kinh phật, nhưng phù hợp với đạo lý, không hề sai khác với ý Phật ).
Văn: Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
LG: Bồ tát thực hành Bát Nhã như thếnên thành tựu vô lượng công đức. Những công đức này khiến cho Bồ tát trở nên một vị Thánh đầy uy lực, không một chướng ngại nào, khổ nạn nào có thể xâm phạmđược nữa. Bồ tát đạt được sự bình an vô hạn cả nội tâm và ngoại cảnh. (Trong hàng Bồ tát, từ khi các vị mới đắc quả A la hán nhập hạnh Bồ tát, tức là Sơ địa chođến Thập địa Bồ tát, tức là hàng cao nhất thì uy lực, thần lực, công đức ở các mức độ sẽ khác nhau. Bồ tát giáo hóa chúng sinh theo Bát Nhã như thế, sẽ thành tựu vô lượng công đức và các Ngài tăng tiến dần các cấp độ cao hơn, với sự tựtại không có khổ nạn, chướng ngại nào gây khó khăn được nữa. Từ đó, đạo nghiệp giáo hóa chúng sinh ngày càng thuận lợi và đạt được kết quả tốt đẹp. “Đạt cứu cánh Niết Bàn” , là đạt mức độ tuyệt đối của Thánh vị. Sự thực là các vị Bồ tát đã đạt được Niết Bàn từ khi chứng quả A la hán rồi, tuy nhiên, ở đây nói đến mức độ cao nhất đó là Quả vị tối thượng, tức là Phật.)
Văn: Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
LG: Chư Phật từ xưa đến nay hay sau này đều thực hành Bát Nhã như thế, thành tựu chánh định như thế, có được tựtại như thế, giáo hóa chúng sinh như thế để đắc thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thần lực phi thường của Phật và Đại Bồ tát có thể cứu giúp chúng sinh qua khổ nạn cấp thời để chúng sinh có cơ hội tu tập và gây tạo phước lành đền bù ác nghiệp quá khứ. ( Khi các ngài Bồ tát ở đời cuối cùng, thị hiện xuống trần gian và trở thành 1 vị Phật, rồi giáo hóa chúng sinh và truyền bá Phật đạoở một quốc độ nào đó. Sau đó các Ngài nhập diệt, vĩnh viễn an trụ Niết Bàn, không trở lại Tam giới theo nghiệp hay nguyện nữa. Sự phát triển giáo hóa tiếp theo là của vô lượng vô số Bồ tát thực hành công hạnh hoằng pháp độ sinh ấy.
Các vị Bồ tát có thể âm thầm trên các cõi trời, hoặc là trong Niết Bàn gia hộ hay trực tiếp thị hiện để giáo hóa, dẫn dắt chúng sinh tu tập. Cho đến khi một vị Phật kế tiếp ra đời – Đức Phật tương lai sẽ xuất hiện. Ở mỗiđời Đức Phật hiện tại, bao giờ cũng nói trước vị Phật tương lai sẽ xuất hiện, ví dụ ở quốc độ của ta là Đức Phật Di Lặc – mà hiện nay Ngài đang giáo hóa ởtrên cung trời Đâu Xuất. Khi các vi Phật nhập diệt, các Ngài an trụ trong Niết Bàn, trở thành toàn thể và đồng nhất với vô lượng các vị Phật, chư vị Bồ tát, chư Thánh A la hán. Các vị với thần lực của mình âm thầm gia hộ cho chúng sinh tu tập với công đức vô biên, thần lực phi thường để hướng dẫn, dìu dắt chúng sinh đi trên con đường Phật đạo. )
Văn: Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối. Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú: “Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”.
LG: Phải biết Bát Nhã là bờ bến hiền lành an ổn là thuyền to lớn giữa biển sóng lao sao là ánh sáng soi rọi giữa đêmđen mờ mịt, là sự cao thượng vượt hơn. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.23/4/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment