Tám điều giác ngộ của bậc đại nhân
Tám điều giác ngộ của bậc đại nhân Một hôm đang ngồi ở vườn Bhesakala ở Sumsumaragiri, Phật bảo các vị khất sĩ:
- Này các vị, tôi muốn nói để các vị nghe về tám điều giác ngộ của các bậc đại nhân. Tám điều này đã từng được đại đức Anurudha chiêm nghiệm và nói tới, hồi tôi gặp đại đức tại Vườn Tre xứ Ceti, nơi đại đức ẩn cư. Đây là tám điều mà những bậc giác ngộ có thể đem ra dạy dỗ và giáo hoá để đưa người từ cõi mê lầm đến bờ giải thoát.
- Điều thứ nhất là giác ngộ rằng vạn pháp là vô thường và vô ngã. Quán sát về tính vô thường và vô ngã của vạn pháp thì tránh được khổ đau và dần dần đạt tới giải thoát và an lạc.
- Điều thứ hai là giác ngộ rằng càng nhiều ham muốn thì càng nhiều khổ đau. Giảm bớt ham muốn tức là làm cho đời bớt khổ.
- Điều thứ ba là giác ngộ rằng tri túc đem tới an lạc. Biết sống đơn giản thì sẽ có thì giờ và tâm lực để tu đạo và để giúp đời.
- Điều thứ tư là giác ngộ rằng chỉ có sự tinh cần mới đưa ta đến quả vị giác ngộ. Lười biếng và hưởng thụ chỉ đưa đến sự đoạ lạc vào thế giới của ma chướng và phiền não.
- Điều thứ năm là giác ngộ rằng sống trong quên lãng và vô minh thì sẽ bị giam hãm đời đời trong cõi sinh tử ràng buộc. Chỉ có đời sống chánh niệm và tỉnh thức mới đưa tới sự thành tựu trí tuệ giác ngộ và khả năng giáo hoá.
- Điều thứ sáu là giác ngộ rằng bố thí là một phương tiện quan trọng để độ người. Vì nghèo khổ mà phần đông bị giam hãm trong oán hận và căm thù, do đó mà cứ tạo thêm nghiệp xấu. Người hành đạo phải thực hiện phép bố thí, coi kẻ ghét người thương bằng nhau, bỏ qua những điều ác mà người ta làm đối với mình và không đem tâm ghét bỏ những ai đã vì nghèo khổ mà lỡ phạm vào tội lỗi.
- Điều thứ bảy là giác ngộ rằng người hành đạo tuy đi vào đời để hoá độ mà không bị chìm đắm trong cuộc đời. Người xuất gia khi đi vào đời để cứu độ chỉ nên lấy y bát làm vật sở hữu duy nhất của mình, luôn luôn sống nếp sống thanh bạch mà hành đạo, giữ phạm hạnh cho thanh cao và đem lòng từ bi mà tiếp xử với tất cả mọi người và mọi loài.
- Điều giác ngộ thứ tám là không chỉ bo bo lo việc giải thoát cho riêng mình mà phải biết nỗ lực phục vụ cho kẻ khác, để tất cả cùng hướng về nẻo giác ngộ.
- Này các vị khất sĩ ! Trên đây là tám điều giác ngộ của các bậc đại nhân. Tất cả các bậc đại nhân đã nhờ tu tập theo tám điều này mà được giác ngộ. Khi đi vào đời họ cũng đem tám điều này để khai mở và giáo hoá cho mọi người, để cho ai nấy đều biết được con đường đưa tới giác ngộ và giải thoát. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.29/4/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
- Này các vị, tôi muốn nói để các vị nghe về tám điều giác ngộ của các bậc đại nhân. Tám điều này đã từng được đại đức Anurudha chiêm nghiệm và nói tới, hồi tôi gặp đại đức tại Vườn Tre xứ Ceti, nơi đại đức ẩn cư. Đây là tám điều mà những bậc giác ngộ có thể đem ra dạy dỗ và giáo hoá để đưa người từ cõi mê lầm đến bờ giải thoát.
- Điều thứ nhất là giác ngộ rằng vạn pháp là vô thường và vô ngã. Quán sát về tính vô thường và vô ngã của vạn pháp thì tránh được khổ đau và dần dần đạt tới giải thoát và an lạc.
- Điều thứ hai là giác ngộ rằng càng nhiều ham muốn thì càng nhiều khổ đau. Giảm bớt ham muốn tức là làm cho đời bớt khổ.
- Điều thứ ba là giác ngộ rằng tri túc đem tới an lạc. Biết sống đơn giản thì sẽ có thì giờ và tâm lực để tu đạo và để giúp đời.
- Điều thứ tư là giác ngộ rằng chỉ có sự tinh cần mới đưa ta đến quả vị giác ngộ. Lười biếng và hưởng thụ chỉ đưa đến sự đoạ lạc vào thế giới của ma chướng và phiền não.
- Điều thứ năm là giác ngộ rằng sống trong quên lãng và vô minh thì sẽ bị giam hãm đời đời trong cõi sinh tử ràng buộc. Chỉ có đời sống chánh niệm và tỉnh thức mới đưa tới sự thành tựu trí tuệ giác ngộ và khả năng giáo hoá.
- Điều thứ sáu là giác ngộ rằng bố thí là một phương tiện quan trọng để độ người. Vì nghèo khổ mà phần đông bị giam hãm trong oán hận và căm thù, do đó mà cứ tạo thêm nghiệp xấu. Người hành đạo phải thực hiện phép bố thí, coi kẻ ghét người thương bằng nhau, bỏ qua những điều ác mà người ta làm đối với mình và không đem tâm ghét bỏ những ai đã vì nghèo khổ mà lỡ phạm vào tội lỗi.
- Điều thứ bảy là giác ngộ rằng người hành đạo tuy đi vào đời để hoá độ mà không bị chìm đắm trong cuộc đời. Người xuất gia khi đi vào đời để cứu độ chỉ nên lấy y bát làm vật sở hữu duy nhất của mình, luôn luôn sống nếp sống thanh bạch mà hành đạo, giữ phạm hạnh cho thanh cao và đem lòng từ bi mà tiếp xử với tất cả mọi người và mọi loài.
- Điều giác ngộ thứ tám là không chỉ bo bo lo việc giải thoát cho riêng mình mà phải biết nỗ lực phục vụ cho kẻ khác, để tất cả cùng hướng về nẻo giác ngộ.
- Này các vị khất sĩ ! Trên đây là tám điều giác ngộ của các bậc đại nhân. Tất cả các bậc đại nhân đã nhờ tu tập theo tám điều này mà được giác ngộ. Khi đi vào đời họ cũng đem tám điều này để khai mở và giáo hoá cho mọi người, để cho ai nấy đều biết được con đường đưa tới giác ngộ và giải thoát. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.29/4/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment