Sao gọi là ngã chấp? Tức là chấp cái “Tôi” đó. Như nói: đây là thân thể “của tôi,” kia là vật sở hữu “của tôi” đấy. Nói tóm lại, tất cả cũng đều vì cái ngã, mà chúng ta phô bày cái tôi ra phía trước. Bởi vì có tôi, không có người, không hết “ba tâm” quá khứ, hiện tại và vị lai và chưa không “bốn tướng” ngã, nhân, chúng sanh và thọ giả.
Làm sao để biết chúng ta đã phá được “ngã chấp” hay chưa? Tức là phải xem xét mỗi ngày, từ lúc chúng ta thức dậy, ăn uống, cũng như các sinh hoạt thường ngày, đi đứng nằm ngồi thì sẽ biết. Trong tất cả mọi thứ cử động đó, có phải chúng ta nghĩ đến mình hay là nghĩ đến người khác? Hoặc chúng ta nghĩ đến đạo tràng? Nếu quả là chỉ nghĩ cho chính mình, lo cho mình, thì đó là người có tư tưởng Tiểu thừa - lợi cho mình mà không lợi cho người. Phật đã từng nói rằng, có loại tư tưởng như thế là “mầm khô giống héo.” Tại sao vậy? Bởi người có tư tưởng như thế thì lòng dạ rất nhỏ hẹp, ngã chấp quá nặng nề. Họ chỉ nghĩ, miễn sao cái của mình tốt là được, chứ chẳng màng gì đến cái xấu tốt của kẻ khác.
Cho nên nói: “Ma Ha Tát chẳng màng đến người, Di Đà Phật tự ai nấy lo.” Đó là tông chỉ của kẻ Tiểu thừa. Và họ xem tam giới như nhà lửa, sanh tử như oan gia nên tự lo cho mình thoát sanh tử, chứ không hề quan tâm đến sự sanh tử của chúng sanh.
Nếu chúng ta lo nghĩ đến người khác, vậy là tư tưởng lợi ích cho kẻ khác. Tự mình muốn được giải thoát và cũng muốn làm cho tất cả chúng sanh đều được giải thoát. Đó là tư tưởng của Bồ Tát. Nói theo cách khác, là quên mình mà làm lợi cho kẻ khác, tức là hành đạo Bồ Tát. Cho nên nói: “Phật quang phổ chiếu, Pháp vũ quân triêm.” Thực hành đạo Bồ Tát là nên dựa theo tinh thần “Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi.”
Nếu chúng ta thật lòng nghĩ đến đạo tràng thì nên ủng hộ đạo tràng về mọi phương diện. Chúng ta không nên vì danh, vì lợi hay có bất kỳ một ý đồ nào. Như thế mới đúng thật là ủng hộ đạo tràng. Mỗi ngày chúng ta nên phản tỉnh, tự xem xét lại đi, thời gian mà mình tính toán cho chính mình nhiều hay tính toán cho người khác nhiều, hoặc lo tính cho đạo tràng nhiều. Qua sự hồi quang phản chiếu như thế, chúng ta sẽ biết là mình đã phá được ngã chấp hay chưa. Đây chỉ là một cách nói đơn giản. Nếu nói một cách sâu sắc hơn, tức là hỏi: Có phải ngày nào chúng ta cũng sợ mình bị thiệt thòi? Phải chăng ngày nào cũng lo sợ là mình không được lợi ích gì? Nếu có những ý nghĩ đó thì nên sửa đổi, nếu không thì ráng mà tránh.
Chúng ta cũng nên phản tỉnh và tự xét xem mình có công phu nhẫn nhục hay không. Ví như có người vô duyên, vô cớ mắng mình, hoặc đánh mình, vậy mình có nhẫn nhịn được không? Mình có nổi giận không? Trong lòng mình có ý báo thù không? Nếu có tức là chưa phá được ngã chấp. Nếu không tức là đã phá được ngã chấp rồi. Quý vị hãy nghĩ cho thật kỹ đi: Tất cả các vấn đề và phiền não là từ đâu đến? Thì cũng đều do ngã chấp tác quái đấy thôi. Nếu chúng ta không phá ngã chấp, vậy thì pháp chấp lại sẽ càng không phá nổi. Bậc Tiểu thừa phá được ngã chấp, nhưng chưa phá được pháp chấp. Chỉ có Bồ Tát mới có thể phá trừ cả hai ngã chấp và pháp chấp.
Sau khi phá được ngã chấp rồi, chúng ta phải phá pháp chấp. Sao gọi là pháp chấp? Tức là chúng ta không hiểu rõ pháp ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) do nhân duyên sanh, thành thử chúng ta chấp đó là thật có. Nếu dứt được hết các pháp chấp, tức chúng ta sẽ được viên dung vô ngại và đến cảnh giới nào cũng được tự tại. Khi cả hai ngã chấp và pháp chấp không còn nữa, như thế mới thật là người tu hành chân chánh. Người tu hành chân chánh, bất luận lúc nào, hoàn cảnh nào, tuyệt đối cũng không tính toán cho chính mình. Ngược lại, bao giờ cũng xả mình vì người và hăng hái làm việc nghĩa. Những hành vi của họ đều mang tính chất đại công vô tư, chánh trực và không thiên lệch.
Phật thuyết Tam Tạng và Mười Hai Bộ kinh điển, không đâu là không dạy người phá chấp. Nhưng chúng ta vẫn không nghe theo lời Phật giáo huấn, mà lại muốn làm kẻ phản đồ trong Phật giáo, là vẫn cứ chấp vào cái “Ngã” của mình. Tướng ngã chưa không, tướng nhân chưa không, tướng chúng sanh cũng chưa không, tướng thọ giả lại càng chưa không luôn, mà cứ chấp chặt vào bốn tướng nầy, cho nên chúng ta không thể bỏ được. Đối với đạo lý của ba tâm, chúng ta không thể hiểu, cũng không biết được rõ ràng. Tâm quá khứ vốn không thể có được, tâm hiện tại không thể có được, tâm tương lai cũng không có được luôn. Vì sao? Bởi tâm “quá khứ” đã qua rồi, quý vị đi đâu tìm lại cái tâm ấy đây? Hiện tại vốn không bao giờ dừng, quý vị nói đây là “hiện tại” nhưng “hiện tại” nầy lại đã qua rồi. Hiện tại đã không tồn tại, cho nên nói tâm hiện tại không thể có được. Tâm vị lai cũng không có được, bởi “vị lai” tức là chưa đến, mà chưa đến thì nói đến nó làm gì?. Như Kinh Kim Cang nói:
“Vô ngã tướng, vô nhân tướng,
Vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng.”
Vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng.”
Lại nói:
“Quá khứ tâm bất khả đắc,
Hiện tại tâm bất khả đắc,
Vị lai tâm bất khả đắc.”
“Quá khứ tâm bất khả đắc,
Hiện tại tâm bất khả đắc,
Vị lai tâm bất khả đắc.”
Mấy câu kinh văn nầy, ai ai cũng đều đọc được, nhưng cũng không ai nhớ làm. Tôi hy vọng quý vị sẽ dựa vào mấy câu kinh trên mà dụng công. Một khi “bốn tướng” không còn, “ba tâm” dứt sạch, đó tức là người tu đạo chân chánh.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.26/4/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteNhững đoạn văn này tôi đọc trong các tác phẩm của tác giả Từ An. Nhân thấy một vài đoạn mình thấy hay, ghi lại. Mời quý bạn xem qua. Phần còn lại trong các quyển Cát Bụi Hồng Trần, Tuần Trăng Vi Diệu…Những sách này mời các bạn vào trang web chuabenhdongian.com để xem và có gì trao đổi xin liên hệ với tác giả theo địa chỉ dưới đây:
ReplyDeleteTác giả: Từ An
ĐT: 01275934607
Mê là tâm mê
Ngộ là tâm ngộ
Ngộ rồi biết không tâm
Không tâm còn chẳng có
Mê ngộ chỗ nào thành!
$$$
Tâm chạy theo cảnh
Cảnh lại sinh tâm
Đầu? Đuôi? Trụ xứ?
Chỉ bảo là lầm!
***
” Ai? ” Là chỗ sống chết!
Biết được ai, ai biết
Người này thõng hai tay
Vào chợ không còn mất!
@@@
Liễu sanh tức thoát tử
Đạt Lý là Sự thành
Sinh tử vốn không hai
Sự lý đâu trình thử!
&&&
Vô lượng lần sinh diệt
Dòng nhân quả luân lưu
Do mê mờ bản tánh
Thấy có ra có vào!
@@@
Chết đây lại sanh kia
Chúng sanh nhiều hay ít
Hình dung như bọt nổi
Biển nước chưa từng lìa
$$$
Pháp không sanh chẳng diệt
Tâm chưa từng đến đi
Đất bằng luôn dậy sóng
Chỉ tự mình phân ly
@@@
Tâm cảnh như hoa đốm
Lúc nào cũng lăng xăng
Chớ cầu tìm an ổn
Chỗ này hay chỗ kia
&&&
Bổn lai vốn là Biết
Lại muốn biết cái gì
Nên năng sở vọng lập
Có Phật có Chúng sinh
###
Không Thiền cũng chẳng Tịnh
Mật tu theo tâm mình
Tâm tâm chưa từng dính
Nói gì tu chẳng tu
^^^
Đạo không có đường vào
Vì nó không có cửa
Cửa là do mê lập
Bỏ vọng liền được vào