KINH TRƯỜNG A HÀM -SỐ
1
Hán Dịch:
Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
(佛 陀 耶 舍 共 竹 佛 念 譯)
Việt dịch &
hiệu-chú: Tuệ Sỹ
Mục Lục
PHÀM LỆ
PHẦN 1
PHẦN 2
PHẦN 3
PHẦN 4
|
1. Bản dịch Việt, Trường A hàm, được thực
hiện theo bản Hán dịch Trường A hàm kinh 長 阿 含 經, 22
quyển, do Phật-đà-da-xá 佛 陀 耶 舍 (Buddhayaśsa) tuyên đọc thuộc lòng (ám độc) bản
Phạn, và Trúc Phật Niệm truyền dịch sang Hán văn.
2. Về để bản, bản dịch Việt căn cứ trên ấn bản
“Đại chánh Tân tu Đại tạng kinh” 大 正 新 修 大 藏 經, 100
tập, mỗi tập hơn 1000 trang chữ Hán cỡ 10pt. Trong đó, “A hàm bộ” gồm hai tập,
151 kinh (No.1- No.151). Trường A hàm kinh (No.1), thuộc “A hàm bộ” I,
tập 1, từ trang 1-149.
3. “Đại chánh Tân tu Đại tạng kinh”, từ
No.2-No.25, là những bản Hán dịch lẻ tẻ các kinh thuộc Truờng A hàm. Đây
là những bản kinh thuộc nhiều bộ phái khác nhau, do đó nội dung chứa đựng ít
nhiều dị biệt. Trường A hàm hiện tại được phần đông các nhà nghiên cứu
cho rằng thuộc Pháp tạng bộ (Dharmagupta), tức cùng bộ phái với Tứ phần
luật 四 分 律 (Đại chánh, tập 22, No.1428). Công trình Việt dịch
trong hiện tại chỉ thực hiện trên bản Hán Trường A hàm (Đại chánh, No.1).
Các bản Hán dịch lẻ tẻ khác (Đại chánh, No.2-151) được dùng làm tư liệu đối
chiếu.
4. Về xử lý văn bản trong khi phiên dịch, phần lớn
căn cứ công trình hiệu đính và đối chiếu của Đại chánh. Ngoài ra, tham khảo thêm
các công trình hiệu đính và đối chiếu khác, trong đó chủ yếu:
- Phật quang Đại tạng kinh, A hàm bộ 佛 光 大 藏 經, 阿 舍 部; Phật quang xuất bản xã, Đài bắc,
1993.
- Trường A hàm kinh 長 阿 舍 經, bản dịch bạch thoại, Thích Ngộ Từ (Shi Wu Ci)
釋 悟 慈; Đài nam, 1997.
-“Kokuyaku-issaikyoâ”,A-gom-bu,Choâ-a-gon-kyoâ,國 譯 一 切 經 阿 舍 部, 長 阿 經, bản
dịch tiếng Nhật của Shin-Ô Iwano 岩 野 真 雄; Tokyo 1969.
5. Giữa các ấn bản có những điểm khác nhau, bản
Việt sẽ lựa chọn hoặc hiệu đính theo nhận thức của người dịch.
6. Trong bản Hán, nếu chỗ nào xét thấy văn dịch
hay từ ngữ không phù hợp với giáo nghĩa truyền thống phổ biến, người dịch sẽ
tham khảo các Kinh, Luật, Luận cần thiết để hiệu chính. Những hiệu chính này
được giải thích ở phần cước chú.
7. Bản Hán dịch thực hiện căn cứ trên sự truyền
khẩu. Do đó những từ phát âm tương tự dễ đưa đến ngộ nhận, như sam Pāli hay sama
và samyak; cala và jala; muti và muṭṭhi,v.v…
Trong những trường hợp này, người dịch sẽ tham
chiếu các kinh tương đương, các bản Hán biệt dịch, suy đoán tự dạng nguyên thủy
có thể có trong Phạn bản để hiệu chính. Những hiệu chính này đều được ghi ở phần
cước chú.
8. Do các truyền bản khác nhau giữa các bộ phái,
để có nhận thức về giáo nghĩa nguyên thuỷ, chung cho tất cả, cần có những nghiên
cứu đối chiếu sâu rộng. Công việc này ngoài khả năng hiện tại của các dịch giả.
Tuy nhiên, trong trường hợp có thể, những điểm dị biệt giữa các truyền bản sẽ
được ghi nhận và đối chiếu. Những ghi nhận này được nêu ở phần cước
chú.
9. Bản Hán dịch được phân thành 22 quyển. Bản dịch
Việt không chia số quyển như vậy, nhưng sẽ ghi ở phần cước chú mỗi khi bắt đầu
một quyển khác.
10. Nội dung bản Hán dịch được xếp thành bốn phần,
mỗi phần gồm số kinh nhiều ít khác nhau. Bản dịch Việt giữ nguyên sự phân chia
này.
11. Các bản Hán biệt dịch được dùng làm tài liệu
tham chiếu đều là các ấn bản của Đại chánh Đại tạng kinh. Số quyển được dẫn sẽ
ghi là “Đại” theo sau là số La-mã chỉ thứ tự số quyển. Thí dụ: Đại XXII, nghĩa
là, Đại chánh Tân tu Đại tạng kinh, tập thứ 22. Mặc dù ấn bản Đại tạng này được
tái bản nhiều lần, với nhiều nhà xuất bản khác nhau, nhưng số quyển và số trang
mỗi quyển được xem là cố định. Do đó, trong các trích dẫn không cần thiết ghi
năm và nơi tái bản.
12. Mỗi trang của ấn bản Đại chánh chia làm ba
phần. Trong trích dẫn, các phần này được ghi là a, b, và c ngay sau số trang.
Trường hợp cần thiết, có thể ghi cả số dòng. Thí dụ: Đại X, tr.125b, hay Đại X,
tr,125b24.
13. Vì lý do phải thường xuyên di chuyển trú xứ,
mà khi di chuyển không thể mang theo các tài liệu cần thiết, do đó, khi tham
chiếu các bản Pāli tương đương, người dịch đã phải sử dụng nhiều ấn bản Pāli
khác nhau. Chủ yếu là ấn bản Latinh, ấn bản Devanagari, và bản CD Rom. Số trang,
số đoạn các bản không đồng nhất. Do đó các trích dẫn Pāli đối chiếu thường không
thống nhất. Khi nào điều kiện thuận tiện, hoàn cảnh cho phép, những sự bất nhất
này sẽ phải được chỉnh lý cho thống nhất.
14. Phần lớn các từ Phật học trong bản Hán dịch
này không phổ biến. Do đó có thể gây khó khăn cho việc đọc và nghiên cứu. Trong
các trường hợp như vậy, tuy vẫn giữ nguyên dịch ngữ của bản Hán, nhưng dịch ngữ
tương đương thông dụng hơn sẽ được ghi trong phần cước chú. Trong trường hợp có
thể, sẽ ghi luôn dịch giả của những dịch ngữ này và xuất xứ của chúng từ bản
dịch nào để tiện việc tham khảo.
15. Theo thói quen, trong các bản dịch Việt từ Hán
văn, những từ phiên âm tiếng Phạn đều được viết hoa, không phân biệt từ riêng
hay từ chung. Thí dụ, do trang phục dị biệt, trong Hán văn không từ nào chính
xác tương đương với uttarāsaṅga của tiếng Phạn, nên phần lớn được phiên âm là
uất-đa-la-tăng, và trong các bản dịch Việt, từ phiên âm này luôn luôn
viết hoa. Bản dịch Việt Trường A hàm sẽ cố gắng chuẩn hóa cách viết các
từ , phiên âm, cũng như các từ dịch nghĩa, để có thể phân biệt từ riêng và từ
chung.
Vì tiếng Phạn là ngôn ngữ đa âm tiết, trong khi
Hán là ngôn ngữ đơn âm. Để phiên âm một tiếng Phạn, cần nhiều từ Hán. Những từ
Hán phiên âm này sẽ được liên kết nhau bằng dấu nối. Thí dụ: Xá-lợi-phất,
là phiên âm của một từ tiếng Phạn: Śāriputra (Skt) hay Sāriputta (Pāli). Nhưng
nếu viết Xá-lợi Tử, đó là hai từ ghép với nhau, một từ phiên âm, và một từ dịch
nghĩa. Sự phân biệt này rất cần thiết để tránh nhầm lẫn đã xảy ra như từ đàn
việt, được giải thích là bố thí để siêu việt tam giới, do nhận thức rằng từ
này ghép một phiên âm Phạn của dāna (bố thí) và một từ nghĩa Hán. Thực tế, nếu
đàn-việt được viết với dấu nối, nhất định đó là phiên âm của dāna-pati
(thí chủ).
Những từ phiên âm, nếu là từ riêng, không phân
biệt nhân danh hay địa danh, đều được viết với chữ hoa ở đầu. Các chữ tiếp theo
đều viết thường và liên kết với nhau bằng dấu nối. Nếu tên riêng do ghép nhiều
từ Phạn, mỗi từ bắt đầu bằng chữ hoa ở phiên âm. Thí dụ: Ni-kiền-đà Nhã-đề
Tử, cách viết cho thấy có ba từ Phạn ghép lại với nhau:
Nirgrantha-Jñaṭi-putra.
Những tên riêng được dịch nghĩa, nếu là địa danh,
chỉ chữ đầu được viết hoa, và không có dấu nối. Thí dụ: Vương xá thành.
Nhưng nếu là tên người, tất cả đều viết hoa, không có dấu nối. Thí dụ: Khánh
Hỷ.
16. Cuối cùng là các sách dẫn. Sách dẫn chủ yếu lá
các từ Hán, bao gồm danh từ Phật học, nhân danh và địa danh. Một số từ không
phải là thuật ngữ, nhưng trong Hán dịch tối nghĩa, cần suy đoán nguyên hình
tiếng Phạn để xác định ngữ nghĩa. Những từ này cũng được liệt kê trong bảng sách
dẫn.
17. Một số câu dịch Hán văn tối nghĩa, cần đối
chiếu Pāli để suy đoán cú pháp Phạn bản, tìm ý nghĩa gần chính xác để chuyển
thành Việt ngữ. Một số câu như vậy cũng được liệt kê trong phần sách dẫn các từ
Hán.
18. Mỗi từ Hán trong bảng sách dẫn đều có phụ chú
Pāli và Sanskrit để tiện việc tham chiếu.
19. Tài liệu đối chiếu chủ yếu là Pāli, nếu có phụ
chú Skt. thì phần lớn là suy đoán. Vì vậy, ở đây chỉ đưa ra một sách dẫn Pāli,
xem như bổ túc cho sách dẫn từ Hán dịch.
Quảng
Hương Già-lam
Mùa an cư, Pl.
2543
Tuệ - Sỹ Cẩn Chí
THƯ MỤC ĐỐI
CHIẾU
TRƯỜNG A-HÀM –
DĪGHANIKĀYA
No.1 Phật thuyết Trường A-hàm
kinh 佛 說 長 阿 含 經, 22 quyển, Hậu Tần (Hoằng thủy 14 – 15; Tl. 412 – 413),
Phật-đà-da-xá 佛 陀 耶 舍 (Buddhayasa) và Trúc Phật Niệm 竹 佛 念 dịch.
1.Sanskrit:
Dīrghāgama.
2.Pāli:
Dīghanikāya:
(a) Ấn bản Devanagari, 3 tập, Pāli
Publication Board (Bihar Government), 1958.
(b) Ấn bản Roman, Trường bộ
kinh (Thích Minh Châu), Pāli-Việt đối chiếu, Ban Tu thư, Viện Đại học Vạn
hạnh, 4 tập; tập I, 1965, tập II, 1967, tập III, 1972, tập IV, 1972.
(c) Ấn bản CD-ROM, Chaṭṭha
Saṅgāyana CD-ROM (Verson 1.1).
1. Đại bản
kinh 大 本 經. D. 14. Mahāpadāna .
2. Du hành
kinh 遊 行 經. D. 16. Mahāparinibbāna;
D. 17. Mahāsudassana .
3. Điển Tôn kinh 典 尊 經.
D. 19. Mahāgovinda.
4. Xà-ni-sa kinh 闍 尼 沙 經
D. 18. Janavasabha.
5. Tiểu duyên kinh 小 緣 經
D. 24. Agañña.
6. Chuyển luân Thánh
vương
tu hành kinh 轉 輪 聖 王 修 行 經
D. 26. Cakkavattī .
7. Tệ-tú kinh 弊 宿 經
D. 23. Payāsi.
8. Tán-đà-na kinh 散 陀 那 經
D. 25.Udumbarikasīhanāda.
9. Chúng tập kinh 眾 集 經
D. 33. Saṃgīti.
10. Thập thượng kinh 十 上 經
D. 34. Dasuttara.
11. Tăng nhất
kinh 增 一 經 không
12. Tam tụ
kinh 三 聚 經 không
13. Đại duyên
phương tiện kinh 大 緣 方 便 經
D. 15. Mahānidāna.
14. Thích Đề-hoàn Nhân
vấn kinh 釋 提 桓 因 問 經 D. 21. Sakkapañha.
vấn kinh 釋 提 桓 因 問 經 D. 21. Sakkapañha.
15. A-nậu-di kinh 阿 耨 夷
經 D. 24. Pāṭika.
16. Thiện sanh kinh 善 生 經
D. 31. Siṅgalovāda.
17. Thanh tịnh kinh 清 淨
經 D. 29. Pāsādika.
18. Tự hoan hỷ kinh 自 歡 喜
經 D. 28. Sampadānīya.
19. Đại hội kinh 大 會
經 D. 20. Mahāsamaya.
20. A-ma-trú kinh 阿 摩
晝 D. 3. Ambaṭṭha .
21. Phạm động kinh 梵 動
經 D. 1. Brahmajāla.
22. Chủng Đức kinh 種 德
經 D. 4. Soṇaḍaṇḍa.
23. Cứu-la-đàn-đầu
究羅 檀 頭 D. 5.
Kūæadanda.
24. Kiên cố kinh 堅 固 經
D. 11. Kevada.
25. Lõa hình Phạm chí
kinh 裸 形 梵 志 經 D. 8. Kassapa .
kinh 裸 形 梵 志 經 D. 8. Kassapa .
26. Tam minh kinh 三 明 經
D. 13. Tevijjā.
27. Sa-môn quả kinh 沙 門 果
經 D. 2. Sāmaññaphala.
28. Bố-tra-bà-lâu kinh 布 吒 婆
樓 經 D. 9. Poṭṭhapāda.
29. Thế ký kinh 世 記 經
không.
TRƯỜNG A-HÀM BIỆT
DỊCH ĐỐI CHIẾU
No.2 Phật thuyếât Thất Phật
kinh 佛 說 七 佛 經, 1 quyển, Tống (Khai bảo 6, Tl. 973), Pháp Thiên 法
天(Dharmadeva) dịch. -Đối chiếu: No 1(1): “Đại bản kinh”; No.3 Tỳ-bà-thi Phật
kinh. No.4 Thất Phật phụ mẫu tánh tự kinh.
No.3 Tỳ-bà-thi Phật kinh 毗
婆 尸 佛 經, 2 quyển, Tống (Khai bảo 6, 973), Pháp Thiên 法 天dịch. Xem
No.2.
No.4 Thất Phật phụ mẫu tánh tự
kinh 七 佛 父 母 姓字 經, 1 quyển, Tiền Ngụy (Tl. 220-265) Vô danh dịch. – Đối
chiếu: xem No.2.
No.5 Phật Bát-nê-hoàn kinh
佛 般 泥 洹 經, 2 quyển, Tây Tấn (Huệ đế, Tl. 290-306), Bạch Pháp Tổ 白 法 祖dịch.
--Đối chiếu: No.1(2) “Du hành kinh”; No.6 Bát-nê-hoàn kinh; No. 7 Đại
bát-niết-bàn kinh.
No. 6 Bát-nê-hoàn kinh
般 泥洹 經, 2 quyển, Đông Tấn (Tl. 317 – 420), Vô danh
dịch. -Đối chiếu: xem No. 5.
No. 7 Đại bát-niết-bàn kinh
大 般 涅 槃 經, 3 quyển, Đông Tấn (Nghĩa hy 12-14; Tl. 416-418), Pháp Hiển 法 顯
dịch.—Đối chiếu: xem No. 5.
No. 8 Đại Kiên Cố Bà-la-môn
duyên khởi kinh 大堅 固 婆 羅 門 緣 起 經, Tống (Thái bình hưng quốc 5; Tl. 980), Thi
Hộ 尸 護 dịch. -Đối chiếu: No. 1(3) “Điển Tôn kinh”.
Tham chiếu:
Mahāvastu: “Mahāgovindiya”.
No. 9 Phật thuyết Nhân tiên
kinh 佛 說 人 仙 經, 1 quyển, Tống (Hàm bình 4, Tl. 1001), Pháp Hiền 法 賢dịch.
-Đối chiếu: No. 1(4) “Xà-ni-sa kinh”.
No. 10 Phật thuyết Bạch Y, Kim
Tràng nhị Bà-la-môn duyên khởi kinh 佛 說 白 衣 金 幢 二 婆 羅 門 緣 起 經, 3 quyển, Tống
(Thái bình hưng quốc 5; Tl. 980), Thi Hộ 施 護 dịch. -Đối chiếu: No. 1(5) “Tiểu
duyên kinh”; No. 26 (154) Trung A-hàm kinh, kinh số 154. “Bà-la-bà-đường
kinh” 婆 羅 婆 堂 經.
No. 11 Phật thuyết Ni-câu-đà
Phạm chí kinh 佛 說 尼 拘 陀 梵 志 經, 2 quyển, Tống (Thái bình hưng quốc 5; Tl.
980), Thi Hộ 施 護 dịch.-Đối chiếu: No. 1(8)“Tán-đà-na kinh”; No. 26(104) Trung
A-hàm kinh, kinh số 104 “Ưu-đàm-bà-la kinh”優 曇 婆 邏 經.
No. 12 Phật thuyết đại tập
pháp môn kinh 佛 說 大集 法 門 經, 2 quyển, Tống (Thái bình hưng quốc 5; Tl. 980),
Thi Hộ 施 護 dịch. – Đối chiếu: No.1(6) “Chuyển luân Thánh vương tu hành
kinh”.
No. 13 Trường A-hàm thập báo
pháp kinh 長 阿 含 十報 法 經, 2 quyển, Hậu Hán (Kiến hòa 2 – Kiến ninh 3; Tl.
148-170), An Thế Cao 安 世高 dòch. –Đối chiếu: No. 1(10) “Thập thượng
kinh”.
No.14. Phật thuyết nhân bản
dục sanh kinh 佛 說 人本 欲 生 經, 1 quyển, Hậu Hán (Vĩnh gia 2; Tl. 146; Nguyên
gia 2, Tl. 152; Vĩnh thọ 2, Tl. 156), An Thế Cao 安 世 高 dịch. – Đối chiếu: No.
1(13) “Đại duyên phương tiện kinh”; No. 26(97), Trung A hàm, kinh số 97: “Đại
nhân kinh”大 因 經. Tham chiếu: Phật thuyết đại sanh nghĩa kinh 佛 說 大 生 義 經,
Tống Thi Hộ 施 護 dịch; No. 1693 Nhân bản dục sanh kinh chú 人 本 欲 生 經 註,
Đông Tấn, Đạo An sọan.
No. 15. Phật thuyết Đế Thích
sở vấn kinh 佛 說 帝 釋所 問 經, 1 quyển, Tống (Hàm bình 4; Tl. 1001), Pháp Hiền 法
賢 dịch. – Đối chiếu: No. 1(14) “Thích Đề-hoàn Nhân vấn kinh”; No. 26(134)
Trung A-hàm, kinh số 134 “Thích Đề-hoàn Nhân vấn kinh”.
No. 16. Phật thuyết
Thi-ca-la-việt lục phương lễ kinh 佛 說 尸 迦 羅 越 六 方 禮 經, 1 quyển, Hậu Hán
(Kiến hòa 2 – Kiến ninh 3; Tl. 148-170), An Thế Cao 安 世 高 dịch. – Đối chiếu: No.
17 Phật thuyết Thiện sanh tử kinh; No. 26(135), Trung A hàm, kinh
135 “Thiện Sanh kinh”.
No. 17. Phật thuyết Thiện Sanh
tử kinh 佛 說 善 生 子經, 1 quyển, Tây Tấn (Vĩnh ninh 1, Tl. 391), Chi Pháp Độ 支 法
度 dịch. –Đối chiếu, xem No. 16.
No. 18. Phật thuyết tín Phật
công đức kinh 佛 說 信佛 功 德 經, 1 quyển, Tống (Hàm bình 4; Tl.1001), Pháp Hiền 法
賢 dịch. – Đối chiếu: No. 1(18) “Tự hoan hỷ kinh”.
No. 19. Phật thuyết tam-ma-nhạ
kinh 佛 說 三 摩 惹 經, 1 quyển, Tống (Khai bảo 6; Tl. 973), Pháp Thiên 法 天 dòch.
– Đối chiếu: No. 1(19) “Đại hội kinh”; No. 99(1192), Tạp A-hàm, kinh
số1192; No. 100 (105) Biệt dịch Tạp A-hàm, kinh số 105.
No. 20. Phật khai giải Phạm
chí A-bạt kinh 佛 開 解梵 志 阿 鼥 經, 1 quyển, Ngô (Hoàng vũ 2 – Kiến hưng 2; Tl.
223-253), Chi Khiêm 支 謙 dịch. – Đối chiếu: No.1(20) “A-ma-trú”.
No. 21. Phạm võng lục thập nhị
kiến kinh 梵 網 六 十二 見 經, 1 quyển, Ngô (Hoàng vũ 2-Khiến hưng 2; Tl. 223-253),
Chi Khiêm 支 謙 dịch. No.1(21) “Phạm động kinh”.
No. 22. Phật thuyết Tịch chí
quả kinh 佛 說 寂 志 果經, 1 quyển, Đông Tấn (Thái nguyên 6-20; Tl. 381-395), Trúc
Đàm-vô-lan 竺 曇 無 蘭dịch. – Đối chiếu: No. (27) “Sa-môn quả”.
No. 23. Đại lâu thán kinh
大 樓 炭 經, 6 quyển, Tây Tấn (Huệ đế, Tl. 290-306), Pháp Lập 法 立 và Pháp Cự 法 炬
dịch. – Đối chiếu: No. 1(30) “Thế ký kinh”; No.24 Khởi thế kinh; No. 25
Khởi thế nhân bản kinh.
No. 24. Khởi thế kinh
起 世 經, Tùy (Khai hoàng 5 – 29; Tl. 585-600), 10 quyển, Xà-na-quật-đa 闍 那 崛
多 dịch. – Xem No.23.
No. 25. Khởi thế nhân bản kinh
起 世 人 本 經, 10 quyển, Tùy (Đại nghiệp, Tl. 605-616), Đạt-ma-cấp-đa 達 摩 笈
多dịch. – Xem No. 23.
THƯ MỤC ĐỐI CHIẾU
DĪGHANIKĀYA – TRƯỜNG A-HÀM
1. Brahmalāla-suttaṃ
(Skt.
Brahmajāla-sūtra). – No.1(21) “Phạm động kinh”.
2. Sāmaññaphala-suttaṃ.
– No. 1(27)
“Sa-môn quả kinh”.
3. Ambaṭṭha-suttam. –
No. 1(20)
“A-ma-trú”.
4. Soṇadaṇḍa-suttam. –
No 1(22) “Chủng
Đức kinh”.
5. Kūṭadanda-suttam. –
No. 1(23)
“Cứu-la-đàn-đầu kinh”.
6. Mahāli-suttam. – Hán: không có.
7. Jāliya-suttam. –
Hán: không
có.
8. Mahāsīhanāda-suttam
(Kassapa-sīhanāda). No. 1(25) “Lỏa hình Phạm chí kinh”.
9. Poṭṭhapāda-suttam.
No. 1(28)
“Bố-tra-bà-lâu”.
10. Subhasuttam.. – Hán: không
có.
11. Kevaḍḍa-suttam (Kevaddha-suttam).
No. 1(24) “Kiên Cố kinh”.
12. Lohicca-suttam. No. 1(29)
“Lộ-già kinh”.
13. Tevijjā-suttaum.
No. 1(26) “Tam
minh kinh”.
14. Mahāpadāna-suttam.
No. 1(1) “Đại
bản kinh”.
15. Mahānidāna-suttam.
No. 1(13) “Đại
duyên phương tiện kinh”.
16. Mahaøparinibbaøna-suttam.
No. 1(2) “Du
hành kinh”.
17. Mahāsudassana-suttam.
No. 1(2) “Du
hành kinh”.
18. Janavasabha-suttam.
No. 1(4)
“Xà-ni-sa kinh”.
19. Mahāgovinda-suttam.
No. 1(3) “Điển
Tôn kinh”.
20. Mahāsamaya-suttam.
No. 1(12) “Đại
hội kinh”.
21. Sakkapañhā-suttam.
No.1(14) “Thích
Đề-hoàn Nhân vấn kinh”.
22. Mahāsatipaṭṭhāna-suttam.
Hán: không
có.
23. Pāyasi(rājañña)-suttam.
No. 1(7) “Tệ-tú
kinh”.
24. Pāthika-suttam (Pāṭika-suttam). No. 1(15).
“A-nậu-di kinh”.
25. Udumbarika(sīhanāda)-suttam.
No. 1(8)
“Tán-đà-na kinh”.
26. Cakkavatti-suttam.
No. 1(6) “Chuyển
luân Thánh vương tu hành kinh”.
27. Aggañña-suttam. No. 1(5) “Tiểu duyên
kinh”.
28. Sampasadānīya-suttam.
No. 1(18) “Tự
hoan hỷ kinh”.
29. Pāsādika-suttam.
No. 1(17)
“Thanh tịnh kinh”.
30. Lakkhaṇa-suttam.. –
Hán: không
có.
31. Siṅgālovāda-suttam
(Siṅgāla).
No. 1(16) “Thiện Sanh kinh”.
32. Aṭanāṭi-suttam.. –
Hán: không
có.
33. Saṅgīti-suttam. No. 1(9) “Chúng tập
kinh”.
34. Dasuttara-suttam.
No. 1(10) “Thập
thượng kinh”.
No comments:
Post a Comment