ĐẠI THỪA BÁCH PHÁP MINH MÔN LUẬN
(Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lượt giải.)
BÀI THỨ NHỨT
LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP
(Trích yếu Bài này nên học thuộc lòng)
PHẦN THỨ NHỨT
CHÁNH VĂN
Hỏi: Như lời Phật dạy: "Tất cả các pháp đều vô ngã". Vậy cái gì là "Tất cả pháp" và sao gọi là "vô ngã"?
Đáp: Tất cả các pháp tuy nhiều, nhưng tóm lại có 100 pháp, chia làm 5 loại:
I. Tâm pháp (Có 8 món)
II. Tâm sở hữu pháp (Có 51 món)
III. Sắc pháp (Có 11 món)
IV. Tâm bát tương ưng hành pháp (Có 24 món)
V. Vô vi pháp (Có 6 món)
LƯỢC GIẢI
I. TÂM PHÁP HOẶC GỌI LÀ TÂM VƯƠNG CÓ 8 MÓN
1. Nhãn thức (cái biết của mắt)
2. Nhĩ thức (cái biết của tai)
3. Tỹ thức (cái biết của mũi)
4. Thiệt thức (cái biết của lưỡi)
5. Thân thức (cái biết của thân)
6. Ý thức (cái biết của ý)
7. Mạt na thức (Thức thứ 7)
8.A lại da thức (Thức thứ 8)
II. TÂM SỞ HỮU PHÁP, GỌI TẮT LÀ TÂM SỞ, CÓ 51 MÓN, PHÂN LÀM 6 LOẠI:
1. Biến thành, có năm: Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư.
2. Biệt cảnh, có năm: Dục, Thắng giải, Niệm, Định, Huệ.
3. Thiện, có mười một: Tín, Tàm, Quí, Vô tham, Vô sân, Vô si, Tinh tấn, Khinh an, Bất phóng dật, Hành xả, Bất hại.
4. Căn bản phiền não, có sáu: Tham, Sân, Si, Mạn, nghi, Ác kiến.
Ác kiến lại chia làm năm: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, KIến thủ, Giới cấm thủ.
5. Tuỳ phiền não, có 20 món, chia làm ba loại:
a) Tiểu tuỳ, có 10: Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, Xan, Cuồng, Siễm, Hại, Kiêu.
b) Trung tuỳ, có 2: Vô tàm, Vô quí.
c) Đại tuỳ, có8: Trạo cử, Hôn trần, Bất tín, Giải đãi, Phóng dật, Thất niệm, Tán loạn, Bất chánh tri.
6. Bất định, có bốn món: Hối, Miên, Tầm, Tư.
III. SẮC PHÁP, CÓ 11 MÓN:
Năm căn: Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỹ căn, Thiệt căn và Thân căn.
Sáu trần: Sắc trần, Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần và Pháp trần.
IV. TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP, GỌI TẮT LÀ "BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH", CÓ 24 MÓN:
Đắc, Mạng căn, Chúng đồng phận, Di sanh tánh, Vô tưởng định, Diệt tận định, Vô tưởng báo, Danh thần, Cú thân, Văn thân, Sanh, Trụ, Lão, Vô thường, Lưu chuyển, Định dị Tương ưng. Thế tốc, Thứ đệ, Thời, Phương, Số, HOà hiệp tánh, Bất hoà hiệp tánh.
V. VÔ VI PHÁP, CÓ 6 MÓN:
Hư không vô vi, Trạch diệt vô vi, Phi trạch diệt vô vi, Bất động diệt vô vi, Tưởng thọ diệt vô vi, Chơn như vô vi.
Nguyên văn chữ Hán
Nhứt thế tối thắng cố
Dữ thử tương ưng cố
Nhị sở hiện ảnh cố
Tam vị sai biệt cố
Tứ sở hiển thị cố
Như thị tứ đệ.
Dịch nghĩa:
Thứ lớp như vầy: Tâm vương hơn tất cả. Tâm vương cùng Tâm sở hợp nhau. Do hai món: Tâm vương và Tâm sở, mà hiện ra ảnh tượng là "sắc pháp". Do ba món: Tâm vương, Tâm sở và Sắc pháp, mà thành ra 24 món sai khác là "Bất tương ưng hành". Do bốn món: Tâm vương, Tâm sở, Bất tương ưng hành, đều thuộc về Pháp Hữu vi, nên hiện ra 6 Pháp Vô vi.
LƯỢC GIẢI
Tóm lại, ngoại nhơn hỏi: "Cái gì là tất cả pháp ? Đại ý, Luận chủ trả lời: Các pháp tuy nhiều, nhưng ước lược chỉ có một trăm pháp, phân làm 5 loại:1. Tâm vương có 8; 2. Tâm sở có 5; 3. Sắc pháp có 11; 4. Bất tương ưng hành có 24; 5. Vô vi pháp có 6. Trong 5 loại, lại chia làm hai: Bốn loại trên thuộc về Pháp Hữu vi, loại thứ 5 thuộc về pháp Vô vi.
Trên nguyên văn nói "tất cả pháp" tức là pháp Hữu vi và vô vi vậy. Từ trước đến đây Luận chủ đã trả lời xong câu hỏi thứ nhứt: "Cái gì là tất cả pháp".
Vì muốn cho học giả dễ nhớ, nên Cổ nhơn có làm bài kệ bốn câu, tóm lại 100 pháp như vầy:
Sắc pháp thập nhứt, tâm pháp bát,
Ngũ thập nhứt cá tâm sở pháp
Nhị thập tứ chủng bất tương ưng,
Lục cá Vô vi thành bá pháp.
Dịch nghĩa:
Sắc pháp mười một, Tâm pháp tám,
Năm mươi mốt món Tâm sở pháp,
Hai mươi mốt món Bất tương ưng,
Sáu món Vô vi thành trăm pháp.
***
PHẦN THỨ HAI
Luận chủ trả lời câu hỏi thứ hai: "Sao gọi là vô ngã?"
CHÁNH VĂN
Nói "vô ngã", lược có 2 món:
1. Nhơn vô ngã, 2. Pháp vô ngã.
LƯỢC GIẢI
Chúng sinh chấp thân, tâm này thật là mình (ta), như thế là "Nhơn ngã" ; chấp núi, sông, đất, nước, tất cả sự vật bên ngoài là thật có, như thế là "Pháp ngã".
Vì "nhơn" không thật có và "Pháp" cũng không thật có, nên Phật gọi rằng: "Tất cả Pháp vô ngã"; tức là "Nhơn không thật" và "Pháp không thật" vậy.
Như thế là Luận chủ đã trả lời xong câu hỏi thứ hai: "Thế nào là vô ngã".
(Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lượt giải.)
BÀI THỨ NHỨT
LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP
(Trích yếu Bài này nên học thuộc lòng)
PHẦN THỨ NHỨT
CHÁNH VĂN
Hỏi: Như lời Phật dạy: "Tất cả các pháp đều vô ngã". Vậy cái gì là "Tất cả pháp" và sao gọi là "vô ngã"?
Đáp: Tất cả các pháp tuy nhiều, nhưng tóm lại có 100 pháp, chia làm 5 loại:
I. Tâm pháp (Có 8 món)
II. Tâm sở hữu pháp (Có 51 món)
III. Sắc pháp (Có 11 món)
IV. Tâm bát tương ưng hành pháp (Có 24 món)
V. Vô vi pháp (Có 6 món)
LƯỢC GIẢI
I. TÂM PHÁP HOẶC GỌI LÀ TÂM VƯƠNG CÓ 8 MÓN
1. Nhãn thức (cái biết của mắt)
2. Nhĩ thức (cái biết của tai)
3. Tỹ thức (cái biết của mũi)
4. Thiệt thức (cái biết của lưỡi)
5. Thân thức (cái biết của thân)
6. Ý thức (cái biết của ý)
7. Mạt na thức (Thức thứ 7)
8.A lại da thức (Thức thứ 8)
II. TÂM SỞ HỮU PHÁP, GỌI TẮT LÀ TÂM SỞ, CÓ 51 MÓN, PHÂN LÀM 6 LOẠI:
1. Biến thành, có năm: Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư.
2. Biệt cảnh, có năm: Dục, Thắng giải, Niệm, Định, Huệ.
3. Thiện, có mười một: Tín, Tàm, Quí, Vô tham, Vô sân, Vô si, Tinh tấn, Khinh an, Bất phóng dật, Hành xả, Bất hại.
4. Căn bản phiền não, có sáu: Tham, Sân, Si, Mạn, nghi, Ác kiến.
Ác kiến lại chia làm năm: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, KIến thủ, Giới cấm thủ.
5. Tuỳ phiền não, có 20 món, chia làm ba loại:
a) Tiểu tuỳ, có 10: Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, Xan, Cuồng, Siễm, Hại, Kiêu.
b) Trung tuỳ, có 2: Vô tàm, Vô quí.
c) Đại tuỳ, có8: Trạo cử, Hôn trần, Bất tín, Giải đãi, Phóng dật, Thất niệm, Tán loạn, Bất chánh tri.
6. Bất định, có bốn món: Hối, Miên, Tầm, Tư.
III. SẮC PHÁP, CÓ 11 MÓN:
Năm căn: Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỹ căn, Thiệt căn và Thân căn.
Sáu trần: Sắc trần, Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần và Pháp trần.
IV. TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP, GỌI TẮT LÀ "BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH", CÓ 24 MÓN:
Đắc, Mạng căn, Chúng đồng phận, Di sanh tánh, Vô tưởng định, Diệt tận định, Vô tưởng báo, Danh thần, Cú thân, Văn thân, Sanh, Trụ, Lão, Vô thường, Lưu chuyển, Định dị Tương ưng. Thế tốc, Thứ đệ, Thời, Phương, Số, HOà hiệp tánh, Bất hoà hiệp tánh.
V. VÔ VI PHÁP, CÓ 6 MÓN:
Hư không vô vi, Trạch diệt vô vi, Phi trạch diệt vô vi, Bất động diệt vô vi, Tưởng thọ diệt vô vi, Chơn như vô vi.
Nguyên văn chữ Hán
Nhứt thế tối thắng cố
Dữ thử tương ưng cố
Nhị sở hiện ảnh cố
Tam vị sai biệt cố
Tứ sở hiển thị cố
Như thị tứ đệ.
Dịch nghĩa:
Thứ lớp như vầy: Tâm vương hơn tất cả. Tâm vương cùng Tâm sở hợp nhau. Do hai món: Tâm vương và Tâm sở, mà hiện ra ảnh tượng là "sắc pháp". Do ba món: Tâm vương, Tâm sở và Sắc pháp, mà thành ra 24 món sai khác là "Bất tương ưng hành". Do bốn món: Tâm vương, Tâm sở, Bất tương ưng hành, đều thuộc về Pháp Hữu vi, nên hiện ra 6 Pháp Vô vi.
LƯỢC GIẢI
Tóm lại, ngoại nhơn hỏi: "Cái gì là tất cả pháp ? Đại ý, Luận chủ trả lời: Các pháp tuy nhiều, nhưng ước lược chỉ có một trăm pháp, phân làm 5 loại:1. Tâm vương có 8; 2. Tâm sở có 5; 3. Sắc pháp có 11; 4. Bất tương ưng hành có 24; 5. Vô vi pháp có 6. Trong 5 loại, lại chia làm hai: Bốn loại trên thuộc về Pháp Hữu vi, loại thứ 5 thuộc về pháp Vô vi.
Trên nguyên văn nói "tất cả pháp" tức là pháp Hữu vi và vô vi vậy. Từ trước đến đây Luận chủ đã trả lời xong câu hỏi thứ nhứt: "Cái gì là tất cả pháp".
Vì muốn cho học giả dễ nhớ, nên Cổ nhơn có làm bài kệ bốn câu, tóm lại 100 pháp như vầy:
Sắc pháp thập nhứt, tâm pháp bát,
Ngũ thập nhứt cá tâm sở pháp
Nhị thập tứ chủng bất tương ưng,
Lục cá Vô vi thành bá pháp.
Dịch nghĩa:
Sắc pháp mười một, Tâm pháp tám,
Năm mươi mốt món Tâm sở pháp,
Hai mươi mốt món Bất tương ưng,
Sáu món Vô vi thành trăm pháp.
***
PHẦN THỨ HAI
Luận chủ trả lời câu hỏi thứ hai: "Sao gọi là vô ngã?"
CHÁNH VĂN
Nói "vô ngã", lược có 2 món:
1. Nhơn vô ngã, 2. Pháp vô ngã.
LƯỢC GIẢI
Chúng sinh chấp thân, tâm này thật là mình (ta), như thế là "Nhơn ngã" ; chấp núi, sông, đất, nước, tất cả sự vật bên ngoài là thật có, như thế là "Pháp ngã".
Vì "nhơn" không thật có và "Pháp" cũng không thật có, nên Phật gọi rằng: "Tất cả Pháp vô ngã"; tức là "Nhơn không thật" và "Pháp không thật" vậy.
Như thế là Luận chủ đã trả lời xong câu hỏi thứ hai: "Thế nào là vô ngã".
nguoihocphat88
20-06-2008, 03:05 AM
BÀI THỨ HAI
LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP
Nguyên văn chữ Hán
Như Thế Tôn ngôn:
"Nhứt thế pháp vô ngã".
Hà dẳng nhứt thế pháp ?
Vân hà vi vô ngã ?
Dịch nghĩa:
Như lời đức Thế Tôn nói:
"Tất cả Pháp không thật".
Vậy, cái gì là "tất cả Pháp"?
Và sao gọi là "không thật"?
LƯỢC GIẢI
Chữ "PHÁP" tức là tất cả sự vật từ tinh thần lẫn vật chất, nào Thánh Phàm chơn vọng, hữu tình vô tình, hữu hình vô hình, hữu vi vô vi, v.v...đều gọi là Pháp.
Dịch đúng theo văn Tàu: "Phàm cái gì, tự nó có thể giữ được hình dáng hay khuôn khổ của nó, làm cho người, khi trông đến nó, biết đó là vật gì, thì gọi là "Pháp" (Nhậm trì tự tánh, quỷ sanh vật giải).
Chữ "NGÃ" là Ta hay Tôi. Phàm nói "Ta" thì phải đủ hai điều kiện: 1. Tự tại hay tự chủ, 2. Có thể sắp đặt sai khiến mọi việc. Như thế mới được gọi "Ta". Nhưng chữ "vô ngã" ở đây, nên hiểu nghĩa là "không thật" thì rõ hơn.
***
PHẦN THỨ NHẤT, NÓI 100 PHÁP
Nguyên văn chữ Hán
Nhứt thế pháp giả, lược hữu ngũ chủng:
Nhứt giả Tâm pháp,
Nhị giả Tâm sở hữu pháp,
Tam giả Sắc pháp,
Tứ giả Tâm bất tương ưng hành pháp,
Ngũ giả Vô vi pháp.
Dịch nghĩa
Nói tất cả Pháp có năm món:
1. Tâm pháp
2. Tâm sở hữu pháp
3. Sắc pháp
4. Tâm bất tương ưng hành pháp
5. Vô vi pháp
LƯỢC GIẢI
Chữ "TÂM" có nhiều nghĩa, nhưng tóm lại có 6 nghĩa:
1. Tập khởi: Chứa nhóm và phát khởi. Nghĩa này thuộc về thức thứ Tám (Tàng thức). Vì thức này có công năng "chứa nhóm" chủng tử của các pháp, rồi "phát khởi" ra hiện hành.
2. Tích tập: Chứa nhóm. Nghĩa này thuộc về bảy thức trước. Vì bảy thức trước có công năng "chứa nhóm" các pháp hiện hành để huân vào Tàng thức.
Trái lại, Bảy thứ`c trước cũng có nghĩa "tập khởi" (chứa nhóm và phát khởi), vì bảy thức trước có công năng "chứa nhóm" các pháp hiện hành, để huân vào Tàng thức, "khởi thành" chủng tử.
Thức thứ Tám cũng có nghĩa "tích tập" (chứa nhóm), vì thức thứ Tám có công năng "chứa nhóm" chủng tử của các pháp vậy.
3. Duyên lự: Duyên cảnh, khởi phân biệt. Tám thức đều tự duyên cái cảnh tướng phần của mình, rồi khởi ra phân biệt (lự).
4. Thức: Hiểu biết phân biệt. Cả tám thức đều có công dụng hiểu biết phân biệt.
5. Ý:Sanh diệt tương tục không gián đoạn. Cả tám thức đều niệm niệm sanh diệt tương tục không gián đoạn.
6. Tâm,Ý và Thức: Vì y theo đặc tánh của mỗi thức, thì thức thứ Tám về nghĩa"Tích tập" thù thắng, nên gọi là"Tâm"; thức thứ Bảy về nghĩa"sanh diệt tương tục" thù thắng, nên gọi là "Ý" và sáu thức trước về nghĩa phân biệt thù thắng nên goi là:Thức".
Chữ "TÂM PHÁp": Pháp thuộc về Tâm. Vì 8 món Tâm này có công năng thù thắng hơn hết; cũng như ông Vua có oai quyền thế lực, thống trị thiên hạ, cho nên cũng gọi là "Tâm vương".
***
NGƯỜI HỌC NÊN HỌC THUỘC LÒNG NHỮNG DANH TỪ SAU ĐÂY:
I. Ba cảnh: a) Tánh cảnh, b) Độc ảnh cảnh, c) Đới chất cảnh.
II. Ba lượng: a) Hiện lượng, b) Tỷ lượng, c) Phi lượng.
III. Ba tánh: a) Thiện tánh, b) Ác tánh, c) Vô ký tánh.
IV. Ba thọ: a) Khổ thọ, b) Lạc thọ, c) Xả thọ.
V.Năm thọ: a) Khổ thọ, b) Lạc thọ, c) Ưu thọ, d) Hỷ thọ, đ) Xả thọ.
VI. Tâm có bốn phần: a) Tướng phần, b) Kiến phần, c)Tự chứng phần, d) Chứng tự chứng phần.
VII. 51 món Tâm sở, phân làm 6 vị:
a) Biến hành, có 5
b) Biệt cảnh, có 5
c) Thiện, có 11
d) Căn bổn phiền não, có 6
e)Tuỳ phiền não, có 20
g) Bất định, có 4
a) Dục giới: 1. Ngũ thú tạp cư địa.
2. Ly, sanh hỷ lạc địa.
3. Định, sanh hỷ lạc địa.
VIII. Ba giới b) Sắc giới: 4. Ly hỷ, diệu lạc địa.
và chín địa 5. Xả niệm thanh tịnh địa
6. Không vô biên xứ địa
7. Thúc vô biên xứ địa
c) Vô sắc giới: 8.Vô sở hữu xứ địa
9.Phi tưởng phi phỉ tưởng xứ địa.
Tư lượng vi:
1. Thập trụ, 2. Thập hạnh,
3. Thập hồi hướng.
a) Hiền: Tứ gia hạnh vị:
1. Noãn, 2. Đảnh, 3. Nhẫn,
4. Thế đệ nhứt.
IX. Bồ tát 1. Hoan hỷ địa, 2. Ly cấu địa,
có hai 3. Phát quang địa, 4. Diệm huệ
địa, 5. Nan thắng địa, 6. Hiện
b) Thánh: tiền địa, 7. Viễnhành địa, 8. Bất
động địa, 9. Thiện huệ địa,
10. Pháp vân địa.
X. Tám thức và các duyên:
Nhãn thức, có 9 duyên: 1. Hư không, 2. Ánh sáng, 3. Căn, 4. Cảnh, 5. Tác ý, 6. Phân biệt y, 7. Nhiễm tịnh y, 8. Căn bản y, 9. Chủng tử.
Nhĩ thức, có 8 duyên: Các duyên cũng đồng như Nhãn thức trên, chỉ trừ " ánh sáng".
Ba thức: Tỹ, Thiệt và Thân, lại còn có 7 duyên: Các duyên đồng như Nhãn thức trên, chỉ bớt 2 duyên là Hư không và Ánh sáng.
Ý thức,có 5 duyên: 1. Căn, 2. Cảnh, 3. Tác ý, 4. Căn bản y, 5. Chủng tử.
Mạt na thức, có 3 duyên: 1. Căn cảnh, 2. Tác ý, 3. Chủng tử.
A lại da thức, có 3 duyên: 1. Căn (Mạt na), 2. Cảnh (thân căn, khí giới và chủng tử), 3. Tác ý, 4. Chủng tử.
Vì muốn dễ nhớ, nên Cổ nhơn có bài tụng như sau:
Nhãn thức cửu duyên sanh
Nhĩ thức duy tùng bát
Tỹ, Thiệt, Thân tam,thất
Hậu tam; ngũ, tam, tứ
Dịch nghĩa
Nhãn thức đủ chín duyên
Nhĩ thức chỉ còn tám
Tỹ, Thiệt, Thân có bảy
Sau ba; năm, ba bốn
LƯỢC GIẢI
Nhãn thức có đủ chín duyên; Nhĩ thức chỉ có 8 duyên; Tỹ, Thiệt và Thân ba thức này lại có 7 duyên; còn ba thức sau thì thức thứ 6 có 5 duyên, thức thứ 7 có 3 duyên và thức thứ 8 có 4 duyên. (Thức thứ 7 lấy kiến phần của A lại da thức làm cảnh; Thức thứ 8 lấy căn thân, khí giới và chủng tử làm cảnh).
LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP
Nguyên văn chữ Hán
Như Thế Tôn ngôn:
"Nhứt thế pháp vô ngã".
Hà dẳng nhứt thế pháp ?
Vân hà vi vô ngã ?
Dịch nghĩa:
Như lời đức Thế Tôn nói:
"Tất cả Pháp không thật".
Vậy, cái gì là "tất cả Pháp"?
Và sao gọi là "không thật"?
LƯỢC GIẢI
Chữ "PHÁP" tức là tất cả sự vật từ tinh thần lẫn vật chất, nào Thánh Phàm chơn vọng, hữu tình vô tình, hữu hình vô hình, hữu vi vô vi, v.v...đều gọi là Pháp.
Dịch đúng theo văn Tàu: "Phàm cái gì, tự nó có thể giữ được hình dáng hay khuôn khổ của nó, làm cho người, khi trông đến nó, biết đó là vật gì, thì gọi là "Pháp" (Nhậm trì tự tánh, quỷ sanh vật giải).
Chữ "NGÃ" là Ta hay Tôi. Phàm nói "Ta" thì phải đủ hai điều kiện: 1. Tự tại hay tự chủ, 2. Có thể sắp đặt sai khiến mọi việc. Như thế mới được gọi "Ta". Nhưng chữ "vô ngã" ở đây, nên hiểu nghĩa là "không thật" thì rõ hơn.
***
PHẦN THỨ NHẤT, NÓI 100 PHÁP
Nguyên văn chữ Hán
Nhứt thế pháp giả, lược hữu ngũ chủng:
Nhứt giả Tâm pháp,
Nhị giả Tâm sở hữu pháp,
Tam giả Sắc pháp,
Tứ giả Tâm bất tương ưng hành pháp,
Ngũ giả Vô vi pháp.
Dịch nghĩa
Nói tất cả Pháp có năm món:
1. Tâm pháp
2. Tâm sở hữu pháp
3. Sắc pháp
4. Tâm bất tương ưng hành pháp
5. Vô vi pháp
LƯỢC GIẢI
Chữ "TÂM" có nhiều nghĩa, nhưng tóm lại có 6 nghĩa:
1. Tập khởi: Chứa nhóm và phát khởi. Nghĩa này thuộc về thức thứ Tám (Tàng thức). Vì thức này có công năng "chứa nhóm" chủng tử của các pháp, rồi "phát khởi" ra hiện hành.
2. Tích tập: Chứa nhóm. Nghĩa này thuộc về bảy thức trước. Vì bảy thức trước có công năng "chứa nhóm" các pháp hiện hành để huân vào Tàng thức.
Trái lại, Bảy thứ`c trước cũng có nghĩa "tập khởi" (chứa nhóm và phát khởi), vì bảy thức trước có công năng "chứa nhóm" các pháp hiện hành, để huân vào Tàng thức, "khởi thành" chủng tử.
Thức thứ Tám cũng có nghĩa "tích tập" (chứa nhóm), vì thức thứ Tám có công năng "chứa nhóm" chủng tử của các pháp vậy.
3. Duyên lự: Duyên cảnh, khởi phân biệt. Tám thức đều tự duyên cái cảnh tướng phần của mình, rồi khởi ra phân biệt (lự).
4. Thức: Hiểu biết phân biệt. Cả tám thức đều có công dụng hiểu biết phân biệt.
5. Ý:Sanh diệt tương tục không gián đoạn. Cả tám thức đều niệm niệm sanh diệt tương tục không gián đoạn.
6. Tâm,Ý và Thức: Vì y theo đặc tánh của mỗi thức, thì thức thứ Tám về nghĩa"Tích tập" thù thắng, nên gọi là"Tâm"; thức thứ Bảy về nghĩa"sanh diệt tương tục" thù thắng, nên gọi là "Ý" và sáu thức trước về nghĩa phân biệt thù thắng nên goi là:Thức".
Chữ "TÂM PHÁp": Pháp thuộc về Tâm. Vì 8 món Tâm này có công năng thù thắng hơn hết; cũng như ông Vua có oai quyền thế lực, thống trị thiên hạ, cho nên cũng gọi là "Tâm vương".
***
NGƯỜI HỌC NÊN HỌC THUỘC LÒNG NHỮNG DANH TỪ SAU ĐÂY:
I. Ba cảnh: a) Tánh cảnh, b) Độc ảnh cảnh, c) Đới chất cảnh.
II. Ba lượng: a) Hiện lượng, b) Tỷ lượng, c) Phi lượng.
III. Ba tánh: a) Thiện tánh, b) Ác tánh, c) Vô ký tánh.
IV. Ba thọ: a) Khổ thọ, b) Lạc thọ, c) Xả thọ.
V.Năm thọ: a) Khổ thọ, b) Lạc thọ, c) Ưu thọ, d) Hỷ thọ, đ) Xả thọ.
VI. Tâm có bốn phần: a) Tướng phần, b) Kiến phần, c)Tự chứng phần, d) Chứng tự chứng phần.
VII. 51 món Tâm sở, phân làm 6 vị:
a) Biến hành, có 5
b) Biệt cảnh, có 5
c) Thiện, có 11
d) Căn bổn phiền não, có 6
e)Tuỳ phiền não, có 20
g) Bất định, có 4
a) Dục giới: 1. Ngũ thú tạp cư địa.
2. Ly, sanh hỷ lạc địa.
3. Định, sanh hỷ lạc địa.
VIII. Ba giới b) Sắc giới: 4. Ly hỷ, diệu lạc địa.
và chín địa 5. Xả niệm thanh tịnh địa
6. Không vô biên xứ địa
7. Thúc vô biên xứ địa
c) Vô sắc giới: 8.Vô sở hữu xứ địa
9.Phi tưởng phi phỉ tưởng xứ địa.
Tư lượng vi:
1. Thập trụ, 2. Thập hạnh,
3. Thập hồi hướng.
a) Hiền: Tứ gia hạnh vị:
1. Noãn, 2. Đảnh, 3. Nhẫn,
4. Thế đệ nhứt.
IX. Bồ tát 1. Hoan hỷ địa, 2. Ly cấu địa,
có hai 3. Phát quang địa, 4. Diệm huệ
địa, 5. Nan thắng địa, 6. Hiện
b) Thánh: tiền địa, 7. Viễnhành địa, 8. Bất
động địa, 9. Thiện huệ địa,
10. Pháp vân địa.
X. Tám thức và các duyên:
Nhãn thức, có 9 duyên: 1. Hư không, 2. Ánh sáng, 3. Căn, 4. Cảnh, 5. Tác ý, 6. Phân biệt y, 7. Nhiễm tịnh y, 8. Căn bản y, 9. Chủng tử.
Nhĩ thức, có 8 duyên: Các duyên cũng đồng như Nhãn thức trên, chỉ trừ " ánh sáng".
Ba thức: Tỹ, Thiệt và Thân, lại còn có 7 duyên: Các duyên đồng như Nhãn thức trên, chỉ bớt 2 duyên là Hư không và Ánh sáng.
Ý thức,có 5 duyên: 1. Căn, 2. Cảnh, 3. Tác ý, 4. Căn bản y, 5. Chủng tử.
Mạt na thức, có 3 duyên: 1. Căn cảnh, 2. Tác ý, 3. Chủng tử.
A lại da thức, có 3 duyên: 1. Căn (Mạt na), 2. Cảnh (thân căn, khí giới và chủng tử), 3. Tác ý, 4. Chủng tử.
Vì muốn dễ nhớ, nên Cổ nhơn có bài tụng như sau:
Nhãn thức cửu duyên sanh
Nhĩ thức duy tùng bát
Tỹ, Thiệt, Thân tam,thất
Hậu tam; ngũ, tam, tứ
Dịch nghĩa
Nhãn thức đủ chín duyên
Nhĩ thức chỉ còn tám
Tỹ, Thiệt, Thân có bảy
Sau ba; năm, ba bốn
LƯỢC GIẢI
Nhãn thức có đủ chín duyên; Nhĩ thức chỉ có 8 duyên; Tỹ, Thiệt và Thân ba thức này lại có 7 duyên; còn ba thức sau thì thức thứ 6 có 5 duyên, thức thứ 7 có 3 duyên và thức thứ 8 có 4 duyên. (Thức thứ 7 lấy kiến phần của A lại da thức làm cảnh; Thức thứ 8 lấy căn thân, khí giới và chủng tử làm cảnh).
nguoihocphat88
20-06-2008, 03:30 AM
BÀI THỨ BA
I. TÂM VƯƠNG (CÓ TÁM MÓN)
Tám món tâm này rất thù thắng,tự tại và tự chủ; cũng như vị Quốc vương, nên gọi là Tâm vương(nhứt thế tối thắng cố)
NĂM THỨC TRƯỚC
(TIỀN NGŨ THỨC)
1. Nhãn thức: Cái biết của con mắt. Vì thức này nương Nhãn căn, khởi ra tác dụng phân biệt về sắc trần, nên gọi là "Nhãn thức".
2. Nhĩ thức: Cái biết củalỗ tai. Vì thức này nương Nhĩ căn, khởi ra tác dụng phân biệt về thinh trần, nên gọi là "Nhĩ thức".
3. Tỹ thức: Cái biết củamũi. Vì thức này nương Tỹ căn, khởi ra tác dụng phân biệt về hương trần, nên gọi là "Tỹ thức".
4. Thiệt thức: Cái biết củalưỡi. Vì thức này nương Thiệt căn, khởi ra tác dụng phân biệt về vi trần, nên gọi là "Thiệt thức".
5. Thân thức: Cái biết củathân. Vì thức này nương thân căn, khởi ra tác dụng phân biệt về xúc trần, nên gọi là "Thân thức".
Trong 8 thức Tâm vương. Vì 5 thức này ở bên ngoài và trước, nên cũng gọi là "Tiền ngũ thức" (năm thức trước).
KHI Ở ĐỊA VỊ PHÀM PHU NĂM THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Ba cảnh: Năm thức này chỉ có"Tánh cảnh"
2. Ba lượng: Năm thức này chỉ có"Hiện lượng"
3. Ba tánh: Năm thức này có đủ 3 tánh: Thiện,Ác và Vô ký.
4. Năm thọ: Năm thức này chỉ có 3 thọ: Khổ, Lạc và Xả thọ.
5. Ba cõi: Ở cõi Dục thì năm thức này đủ cả, đến cõi Sắc chỉ cỏn thức: Nhãn,Nhĩ và Thân; vì hai thức Tỹ và Thiệt không hiện hành(Nhãn, Nhĩ, Thân tam Nhị địa cư).
6. Chín địa: Năm thức này chỉ ở trong hai địa: 1. Ngũ thú tạp cư địa, tức là cõi Dục thuộc về Sơ địa. 2. Ly sanh hỷ lạc địa, ở cõi Sắc, thuộc Sơ thiền gọi là Nhị địa.
7. Năm mươi mốt Tâm sở: Năm thức này chỉ tương ưng 34 tâm sở: 5 món biến hành, 5 món biệt cảnh, 11 món Thiện, 3 món Căn bản phiền não, 2 món Trung tuỳ và 8 món đại tuỳ.
8. :Chín duyên:Nhãn thức đủ 9 duyên, Nhĩ thức chỉ còn 8 duyên (thiếu Minh), 3 thức Tỹ, Thiệt và Thân chỉ có 7 duyên ( thiếu Minh và Không ).
9. Thể: Thể của 5 thức này, chỉ có Tự tánh phân biệt, không có Tuỳ niệm phân biệt và Kế đạt phân biệt.
10. Tướng: Thức với căn khó phân (ngu giả nan phân thức dữ căn).
11. Nghiệp dụng: Duyên trần cảnh. Song 2 thức: Nhãn và Nhĩ phải cách trần cảnh mới phân biệt được. Còn 3 thức: Tỹ, Thiệt và Thân phải hiệp với trần cảnh mới phân biệt được.
KHI LÊN THÁNH VỊ NĂM THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Quán hạnh (tu): Khi lên Thánh vị, thì 5 thức này chuyển thành "Hậu đắc trí", và biến ra cái Tướng phần của 2 món chơn như (Sanh không chơn như và pháp không chơn như) mà quán (duyên).
2. Đoạn hoặc và chuyển thành trí: Khi thức thứ 8 đã chuyển thành "Đại viên cảnh trí", thì các căn được vô lậu; lúc bấy giờ 5 thức này cũng được vô lậu và chuyển làm "Thành sở tác trí".
3. Chứng quả và diệu dụng: Khi chứng quả vị Phật thì 5 thức này chuyển làm "Thành sở tác trí". Lúc bấy giờ nó có công dụng hoá hiện ra 3 loại thân để giáo hoá và dứt trừ các khổ sanh tử luân hồi cho chúng sanh.
BA LOẠI THÂN:
1. Thân Đại hoá tức là Thắng ứng thân. Thân này cao 1.000 trượng, để giáo hoá hàng Đại thừa Bồ Tát.
2. Thân Tiểu hoá tức là Liệt ứng thân. Thân này cao một trượng sáu thước, để giáo hoá hàng Tam hiền Bồ Tát cùng Nhị thừa và phàm phu.
3. Thân Tuỳ loại hoá. Thân này tuỳ theo loại chúng sanh mà hoá hiện.
*
Vì muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức Qui củ, Ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng tóm tắt lại 5 thức như sau. Hai bài tụng đầu là nói 5 thức này khi còn ở địa vị phàm phu, bài tụng thứ 3 là nói khi lên Thánh vị.
Bài tụng thứ nhứt
Tánh cảnh, Hiện lượng, thông tam Tánh
Nhãn, Nhĩ, Thân tam Nhị địa cư
Biến hành, Biệt cảnh, Thiện thập nhứt
Trung nhị, Đại bát, Tham, Sân, Si
Dịch nghĩa
Tánh cảnh, Hiện lượng, thông ba Tánh
Nhãn, Nhĩ, Thân ba ở Nhị địa
Biến hành, Biệt cảnh, Thiệt mười một
Trung hai, Đại tám, Tham, Sân, Si
LƯỢC GIẢI
Trong 3 Cảnh thì 5 thức này chỉ có "Tánh cảnh"; trong 3 lượng nó chỉ có "Hiện lượng"; còn 3 Tánh thì nó đủ cả Thiện, Ác và Vô ký.
Ở cõi Dục là Sơ địa, thì đủ cả 5 thức. Lên cõi Sắc về Nhị địa, thì chỉ còn 3 thức là: Nhãn, Nhĩ và Thân.
Nói về Tâm sở, thì 5 thức này tương ưng với 34 món: 5 món Biến hành, 5 món Biệt cảnh, 11 món Thiện, 2 món Trung tuỳ, 8 món Đại tuỳ và 3 món Căn bản phiền não là: Tham, Sân, Si.
Bài tụng thứ hai
Ngũ thức đồng y Tịnh sắc căn
Cửu duyên, bát, thất hảo tương lân
Hiệp tam, ly nhị, quán trần thế
Ngu giả nan phân thức dữ căn
Dịch nghĩa
Năm thức đồng nương Tịnh sắc căn
Chín, tám, bảy duyên ưa gần nhau
Ba hiệp, hai rời, duyên trần cảnh
Ngu giả khó phân Thức và Căn .
LƯỢC GIẢI
Căn, có 2 loại: 1. Phù trần căn:Căn thô phù bên ngoài. 2. Tịnh sắc căn: căn thanh tịnh tinh tế ở bên trong; cũng gọi là "Thắng nghĩa căn", vì căn này rất thù thắng.
Năm thức đều nương 5 căn Tịnh sắc và nhờ có các duyên mới sanh ra được. Như Nhãn thức nhờ 9 duyên, Nhĩ thức chỉ còn 8 duyên, Tỹ, Thiệt và Thân mỗi thức chỉ có 7 duyên.
Ba thức: Tỹ, Thiệt và Thân phải hiệp với trần cảnh mới duyên được; còn 2 thức là Nhãn và Nhĩ phải cách hở trần cảnh mới duyên được.
Chúng phàm phu và hàng Nhị thừa vì chấp pháp nặng nề, nên khó phân biệt cái nào là Thức và cái nào là Căn. Vì thế, mà cả hai đều bị gọi là "Ngu giả".
Bài tụng thứ ba
Biến tướng quán không duy hậu đắc
Quả trung du tự bất thuyên chơn
Viên minh sơ phát thành Vô lậu
Tam loại phân thân tức khổ luân.
Dịch nghĩa
Trí Hậu đắc biến tướng không, quán (duyên)
Khi chứng quả còn chẳng nói chơn
Viên minh vừa phát thành Vô lậu
Phân thân ba loại, dứt khổ luân.
LƯỢC GIẢI
Năm thức này không có "Căn bản trí" mà chỉ có "Hậu đắc trí". Khi duyên chơn như thì nó chỉ biến lại tướng phần của hai món chơn như (Sanh không chơn như và Pháp không chơn như) mà duyên, chớ không thể trực tiếp thân duyên được; vì nó không có "Căn bản trí" nên không thể thân duyên.
Khi chứng được Thánh quả, cũng không thể nói "Năm thức này thân duyên được chơn như", huống chi là trong lúc tu nhơn.
Đến khi thức thứ Tám vừa chuyển thànhĐại viên cảnh trí (viên minh sơ phát) thì 5 thức này thành Vô lậu. Lúc bấy giờ, 5 thức này có công dụng hiện ra ba loại thân để hoá độ và dứt trừ các khổ sanh tử luân hồi cho chúng sanh.
Câu "Biến tướng không quán": Biến lại tướng chơn như mà duyên. Chữ "Tướng không" là tướng Ngã không và Pháp không tức là Chơn như (nhị không chơn như). Chữ "Quán" là duyên. Nghĩa là:Trí Hậu đắc này chỉ biến lại tướng chơn như mà duyên.
Chữ "Nói Chơn": Nghĩa là nói thân duyên Chơn như.
I. TÂM VƯƠNG (CÓ TÁM MÓN)
Tám món tâm này rất thù thắng,tự tại và tự chủ; cũng như vị Quốc vương, nên gọi là Tâm vương(nhứt thế tối thắng cố)
NĂM THỨC TRƯỚC
(TIỀN NGŨ THỨC)
1. Nhãn thức: Cái biết của con mắt. Vì thức này nương Nhãn căn, khởi ra tác dụng phân biệt về sắc trần, nên gọi là "Nhãn thức".
2. Nhĩ thức: Cái biết củalỗ tai. Vì thức này nương Nhĩ căn, khởi ra tác dụng phân biệt về thinh trần, nên gọi là "Nhĩ thức".
3. Tỹ thức: Cái biết củamũi. Vì thức này nương Tỹ căn, khởi ra tác dụng phân biệt về hương trần, nên gọi là "Tỹ thức".
4. Thiệt thức: Cái biết củalưỡi. Vì thức này nương Thiệt căn, khởi ra tác dụng phân biệt về vi trần, nên gọi là "Thiệt thức".
5. Thân thức: Cái biết củathân. Vì thức này nương thân căn, khởi ra tác dụng phân biệt về xúc trần, nên gọi là "Thân thức".
Trong 8 thức Tâm vương. Vì 5 thức này ở bên ngoài và trước, nên cũng gọi là "Tiền ngũ thức" (năm thức trước).
KHI Ở ĐỊA VỊ PHÀM PHU NĂM THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Ba cảnh: Năm thức này chỉ có"Tánh cảnh"
2. Ba lượng: Năm thức này chỉ có"Hiện lượng"
3. Ba tánh: Năm thức này có đủ 3 tánh: Thiện,Ác và Vô ký.
4. Năm thọ: Năm thức này chỉ có 3 thọ: Khổ, Lạc và Xả thọ.
5. Ba cõi: Ở cõi Dục thì năm thức này đủ cả, đến cõi Sắc chỉ cỏn thức: Nhãn,Nhĩ và Thân; vì hai thức Tỹ và Thiệt không hiện hành(Nhãn, Nhĩ, Thân tam Nhị địa cư).
6. Chín địa: Năm thức này chỉ ở trong hai địa: 1. Ngũ thú tạp cư địa, tức là cõi Dục thuộc về Sơ địa. 2. Ly sanh hỷ lạc địa, ở cõi Sắc, thuộc Sơ thiền gọi là Nhị địa.
7. Năm mươi mốt Tâm sở: Năm thức này chỉ tương ưng 34 tâm sở: 5 món biến hành, 5 món biệt cảnh, 11 món Thiện, 3 món Căn bản phiền não, 2 món Trung tuỳ và 8 món đại tuỳ.
8. :Chín duyên:Nhãn thức đủ 9 duyên, Nhĩ thức chỉ còn 8 duyên (thiếu Minh), 3 thức Tỹ, Thiệt và Thân chỉ có 7 duyên ( thiếu Minh và Không ).
9. Thể: Thể của 5 thức này, chỉ có Tự tánh phân biệt, không có Tuỳ niệm phân biệt và Kế đạt phân biệt.
10. Tướng: Thức với căn khó phân (ngu giả nan phân thức dữ căn).
11. Nghiệp dụng: Duyên trần cảnh. Song 2 thức: Nhãn và Nhĩ phải cách trần cảnh mới phân biệt được. Còn 3 thức: Tỹ, Thiệt và Thân phải hiệp với trần cảnh mới phân biệt được.
KHI LÊN THÁNH VỊ NĂM THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Quán hạnh (tu): Khi lên Thánh vị, thì 5 thức này chuyển thành "Hậu đắc trí", và biến ra cái Tướng phần của 2 món chơn như (Sanh không chơn như và pháp không chơn như) mà quán (duyên).
2. Đoạn hoặc và chuyển thành trí: Khi thức thứ 8 đã chuyển thành "Đại viên cảnh trí", thì các căn được vô lậu; lúc bấy giờ 5 thức này cũng được vô lậu và chuyển làm "Thành sở tác trí".
3. Chứng quả và diệu dụng: Khi chứng quả vị Phật thì 5 thức này chuyển làm "Thành sở tác trí". Lúc bấy giờ nó có công dụng hoá hiện ra 3 loại thân để giáo hoá và dứt trừ các khổ sanh tử luân hồi cho chúng sanh.
BA LOẠI THÂN:
1. Thân Đại hoá tức là Thắng ứng thân. Thân này cao 1.000 trượng, để giáo hoá hàng Đại thừa Bồ Tát.
2. Thân Tiểu hoá tức là Liệt ứng thân. Thân này cao một trượng sáu thước, để giáo hoá hàng Tam hiền Bồ Tát cùng Nhị thừa và phàm phu.
3. Thân Tuỳ loại hoá. Thân này tuỳ theo loại chúng sanh mà hoá hiện.
*
Vì muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức Qui củ, Ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng tóm tắt lại 5 thức như sau. Hai bài tụng đầu là nói 5 thức này khi còn ở địa vị phàm phu, bài tụng thứ 3 là nói khi lên Thánh vị.
Bài tụng thứ nhứt
Tánh cảnh, Hiện lượng, thông tam Tánh
Nhãn, Nhĩ, Thân tam Nhị địa cư
Biến hành, Biệt cảnh, Thiện thập nhứt
Trung nhị, Đại bát, Tham, Sân, Si
Dịch nghĩa
Tánh cảnh, Hiện lượng, thông ba Tánh
Nhãn, Nhĩ, Thân ba ở Nhị địa
Biến hành, Biệt cảnh, Thiệt mười một
Trung hai, Đại tám, Tham, Sân, Si
LƯỢC GIẢI
Trong 3 Cảnh thì 5 thức này chỉ có "Tánh cảnh"; trong 3 lượng nó chỉ có "Hiện lượng"; còn 3 Tánh thì nó đủ cả Thiện, Ác và Vô ký.
Ở cõi Dục là Sơ địa, thì đủ cả 5 thức. Lên cõi Sắc về Nhị địa, thì chỉ còn 3 thức là: Nhãn, Nhĩ và Thân.
Nói về Tâm sở, thì 5 thức này tương ưng với 34 món: 5 món Biến hành, 5 món Biệt cảnh, 11 món Thiện, 2 món Trung tuỳ, 8 món Đại tuỳ và 3 món Căn bản phiền não là: Tham, Sân, Si.
Bài tụng thứ hai
Ngũ thức đồng y Tịnh sắc căn
Cửu duyên, bát, thất hảo tương lân
Hiệp tam, ly nhị, quán trần thế
Ngu giả nan phân thức dữ căn
Dịch nghĩa
Năm thức đồng nương Tịnh sắc căn
Chín, tám, bảy duyên ưa gần nhau
Ba hiệp, hai rời, duyên trần cảnh
Ngu giả khó phân Thức và Căn .
LƯỢC GIẢI
Căn, có 2 loại: 1. Phù trần căn:Căn thô phù bên ngoài. 2. Tịnh sắc căn: căn thanh tịnh tinh tế ở bên trong; cũng gọi là "Thắng nghĩa căn", vì căn này rất thù thắng.
Năm thức đều nương 5 căn Tịnh sắc và nhờ có các duyên mới sanh ra được. Như Nhãn thức nhờ 9 duyên, Nhĩ thức chỉ còn 8 duyên, Tỹ, Thiệt và Thân mỗi thức chỉ có 7 duyên.
Ba thức: Tỹ, Thiệt và Thân phải hiệp với trần cảnh mới duyên được; còn 2 thức là Nhãn và Nhĩ phải cách hở trần cảnh mới duyên được.
Chúng phàm phu và hàng Nhị thừa vì chấp pháp nặng nề, nên khó phân biệt cái nào là Thức và cái nào là Căn. Vì thế, mà cả hai đều bị gọi là "Ngu giả".
Bài tụng thứ ba
Biến tướng quán không duy hậu đắc
Quả trung du tự bất thuyên chơn
Viên minh sơ phát thành Vô lậu
Tam loại phân thân tức khổ luân.
Dịch nghĩa
Trí Hậu đắc biến tướng không, quán (duyên)
Khi chứng quả còn chẳng nói chơn
Viên minh vừa phát thành Vô lậu
Phân thân ba loại, dứt khổ luân.
LƯỢC GIẢI
Năm thức này không có "Căn bản trí" mà chỉ có "Hậu đắc trí". Khi duyên chơn như thì nó chỉ biến lại tướng phần của hai món chơn như (Sanh không chơn như và Pháp không chơn như) mà duyên, chớ không thể trực tiếp thân duyên được; vì nó không có "Căn bản trí" nên không thể thân duyên.
Khi chứng được Thánh quả, cũng không thể nói "Năm thức này thân duyên được chơn như", huống chi là trong lúc tu nhơn.
Đến khi thức thứ Tám vừa chuyển thànhĐại viên cảnh trí (viên minh sơ phát) thì 5 thức này thành Vô lậu. Lúc bấy giờ, 5 thức này có công dụng hiện ra ba loại thân để hoá độ và dứt trừ các khổ sanh tử luân hồi cho chúng sanh.
Câu "Biến tướng không quán": Biến lại tướng chơn như mà duyên. Chữ "Tướng không" là tướng Ngã không và Pháp không tức là Chơn như (nhị không chơn như). Chữ "Quán" là duyên. Nghĩa là:Trí Hậu đắc này chỉ biến lại tướng chơn như mà duyên.
Chữ "Nói Chơn": Nghĩa là nói thân duyên Chơn như.
nguoihocphat88
20-06-2008, 03:33 AM
BÀI THỨ TƯ
Ý THỨC (THỨC THỨ SÁU)
Thức này nương Ý căn (thức thứ 7) khởi tác dụng phân biệt Pháp trần, nên gọi là "Ý thức".
Trong tám thức duy có thức thứ Sáu này rất lanh lẹ và khôn ngoan hơn hết, nên trong bài thơ Bát thức có câu rằng:"Độc hữu nhứt cá tối linh ly" (riêng có một cái thức rất lanh lẹ). Suy nghĩ làm việc phải, thức này đứng đầu; còn tính toán tạo tác việc ác, thì nó cũng hơn cả. Bởi thế nên trong Duy thức nói:"Công vi thủ, tội vi khôi" (Nói về "Công" thì thức này hơn hết, còn luận về "Tội" thì nó cũng đứng đầu). Thức này cũng có công năng chấp Ngã và chấp Pháp.
Một điều mà người học thường thắc mắc: Tại sao thức thứ Sáu gọi là "Ý thức", mà thức thứ Bảy cũng gọi là "Ý thức"? trong Đại thừa bá pháp minh môn luận chuế ngôn, có giải thích như vầy: Thức thứ Sáu mà gọi là "Ý thức" vì thức này nương "Ý căn" mà khởi ra phân biệt, nên gọi "Ý thức". Nghĩa là thức của Ý căn. "Thức" là năng y, còn"Ý" là bị y, hai phần khác nhau.cũng như nói "Nhãn thức", tức là thức của Nhãn căn. Thế là căn với thức khác nhau.
Còn thức thứ Bảy mà gọi là "Ý thức"; chữ "Ý" là sanh diệt tương tục không gián đoạn. Vì thức này sanh diệt tương tục không gián đoạn nên gọi là "Ý thức". Thế là "Thức" tức là "Ý" không khác. Cũng như "Tàng thức", chữ "Tàng" là chứa đựng. Vì thức này chứa đựng các pháp, nên gọi là "Tàng thức". Thế là "Thức" tức là "Tàng (chứa) không khác.
KHI Ở ĐIẠ VỊ PHÀM PHU, THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Ba cảnh: Thức này có đủ ba cảnh:
a) Tánh cảnh, b) Độc ảnh cảnh, c) Đới chất cảnh.
2. Ba lượng: Thức này có đủ ba lượng:
a) HIện lượng, b) Tỷ lượng, c) Phi lượng.
3. Ba tánh: Thức này có đủ ba tánh:
a) Thiện tánh, b) Ác tánh, c) Vô ký tánh.
4. Ba cõi: Thức này có đủ trong ba cõi:
a) Cõi dục, b) cõi sắc, c) cõi Vô sắc.
5.Chín địa: Thức này có đủ trong chín địa:
6. Tâm sở: Thức này có đủ 51 món Tâm sở: 5 món Biến hành, 5 món Biệt cảnh, 11 món Thiện, 6 món căn bản phiền não, 20 món Tùy phiền não, 4 món Bất định.
7. Chín duyên: Trong chín duyên, thuức này chỉ có 5 duyên: a) Căn duyên, b) Cảnh duyên, c)Tác ý duyên, d)Căn bản duyên, e) Chủng tử duyên.
8. Thể (tánh): Thể của thức này có ba món phân biệt: a)Tự tánh phân biệt, b)Tuỳ niệm phân biệt, c) Kế đạt phân biệt.
9. Tướng: Tướng của thức này là luân chuyển trong ba cõi (tam giới luân thời dị khả tri).
10. Nghiệp dụng: Nghiệp dụng của thức này làm cho thân và miệng tạo ra dẫn nghiệp và mãn nghiệp để cảm thọ quả báo trong ba cõi. Và ba tánh cùng năm Thọ, thức nàt thường thay đổi luôn.
KHI LÊN THÁNH VỊ, THỨC NÀY ĐỐI VỚI
1. Quán hạnh (tu): Thức thứ sáu này quán sanh không, phá trừ ngã chấp và quán pháp không, phá trừ pháp chấp.
2. Đoạn hoặc và thành trí: Thức này có năm giai đoạn trừ hoặc chuyển thành trí:
a)Đến vị Tư lương, thì thức này mới chinh phục được hai món hiện hành của ngã chấp.
b)Đến vị Kiến đạo, thì thức này mới đoạn được hai món chủng tử về phần phân biệt của ngã chấp và pháp chấp.
c)Đến vị Tu tập, thức này đoạn được hai món hiện hành và chinh phục được hai chủng tử cu sanh của ngã chấp và pháp chấp.
d)Đến vị Viễn hành trở lên thì thức này mới đoạn hết cu sanh ngã chấp và hoàn toàn vô lậu.
e)Đến vị Đẳng giác, thức này đoạn hết cu sanh pháp chấp,chuyển thành Diệu quan sát trí.
3. Chứng quả và diệu dụng: Khi chứng quả vị Phật, thì thức này chuyển thành Diệu quan sát trí và có công năng chiếu soi căn cơ của chúng sanh trong Đại thiên thế giới, rồi tùy cơ thuyết pháp hoá độ hàm linh.
Muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức quy củ, ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng như sau. Hai bài tụng đầu, nói thức này khi ở điạ vị Phàm phu, bài tụng thứ ba nói thức này khi đặng Thánh quả.
Bài tụng thứ nhứt
Tam Tánh, tam Lượng thông tam Cảnh
Tam giới luân thời di khả tri
Tương ưng Tâm sở ngũ thật nhứt
Thiện ác lâm thời biệt phối chi.
Dịch nghiã
Ba Tánh, ba Lượng và ba Cảnh
Luân chuyển ba cõi rất dễ biết
Tâm sở tương ưng năm mươi mốt
Thiện ác đến thời riêng phối hiệp.
LƯỢC GIẢI
Thức thứ Sáu này đủ cả ba Tánh, ba Lượng và ba Cảnh. Nó luân hồi trong ba cõi rất dễ biết. Những Tâm sở tương ưng với thức này có 51 món. Khi thức này nghĩ việc lành thì có Thiện tâm sở riêng phối hiệp, còn khi nghĩ việc ác thì có Ác tâm sở riêng phối hiệp.
***
Bài tụng thứ hai
Tánh, Giới, Thọ tam hằng chuyển dịch
Căn, Tùy, Tín dẳng đồng tương liên
Động thân phát ngữ độc vi tối
Dẫn, Mãn năng chiêu nghiệp lực khiên.
Dịch nghiã
Tánh, Giới, Thọ ba thường biến đổi
Căn, Tuỳ, Tín chung nhau liên tiếp
Thân động, miệng thốt nó hơn hết
Dẫn nghiệp, Mãn nghiệp thọ quả báo
LƯỢC GIẢI
Thức Này đối với ba Tánh, ba Giới và năm Thọ thì nó thường thay đổi; khi thì vui lúc lại buồn, ...51 món Tâm sở, như căn bổn phiền não, Tuỳ phiền não và Thiện tâm sở, ...cùng nhau liên tiếp không lúc nào rời thức này. Làm cho thân động và miệng nói, duy có thức này là hơn hết. Nó tạo ra dẫn nghiệp và mãn nghiệp để chiêu cảm quả báo đời sau.
Baì tụng thứ ba
Phát khởi sơ tâm Hoan hỷ địa
Cu sanh du tự hiện triền miên
Viễn hành địa hậu thuần vô lậu
Quán sát viên minh chiếu Đại thiên.
Dịch nghĩa
Khi đặng sơ tâm Hoan hỷ địa
Cu sanh ngã, pháp hiện còn ẩn
Viễn hành về sau thuần vô lậu
Quán sát viên mãn khắp Đại thiên
LƯỢC GIẢI
Hành giả trong lúc trãi qua Thập thánh thì thứ c này có ba thời kỳ đoạn phiền não và thuần vô lậu.
1. Khi lên Sơ địa, tức là Hoan hỷ địa, thì phân biệt ngã chấp và pháp chấp đều đã đoạn. Nhưng cu sanh ngã chấp và pháp chấp hãy còn hiện hành và miên phục trong Tàng thức, chưa có thể chinh phục và đoạn trừ được.
2. Khi đến Viễn hành địa (tức là Thất địa) trở lên thì mới đoạn được chủng tử cu sanh của ngã chấp và chinh phục được hiện hành của pháp chấp. Lúc bấy giờ thức này mới thuần Vô lậu.
3. Khi sắp lên quả Phật thì đoạn được chủng tử cu sanh của pháp chấp. Lúc bấy giờ thức này chuyển thành Diệu quan sát trí, quán sát chiếu soi cả Đaị thiên thế giới và tuỳ theo căn cơ của mỗi loài mà thuyết pháp giáo hoá.
Ý THỨC (THỨC THỨ SÁU)
Thức này nương Ý căn (thức thứ 7) khởi tác dụng phân biệt Pháp trần, nên gọi là "Ý thức".
Trong tám thức duy có thức thứ Sáu này rất lanh lẹ và khôn ngoan hơn hết, nên trong bài thơ Bát thức có câu rằng:"Độc hữu nhứt cá tối linh ly" (riêng có một cái thức rất lanh lẹ). Suy nghĩ làm việc phải, thức này đứng đầu; còn tính toán tạo tác việc ác, thì nó cũng hơn cả. Bởi thế nên trong Duy thức nói:"Công vi thủ, tội vi khôi" (Nói về "Công" thì thức này hơn hết, còn luận về "Tội" thì nó cũng đứng đầu). Thức này cũng có công năng chấp Ngã và chấp Pháp.
Một điều mà người học thường thắc mắc: Tại sao thức thứ Sáu gọi là "Ý thức", mà thức thứ Bảy cũng gọi là "Ý thức"? trong Đại thừa bá pháp minh môn luận chuế ngôn, có giải thích như vầy: Thức thứ Sáu mà gọi là "Ý thức" vì thức này nương "Ý căn" mà khởi ra phân biệt, nên gọi "Ý thức". Nghĩa là thức của Ý căn. "Thức" là năng y, còn"Ý" là bị y, hai phần khác nhau.cũng như nói "Nhãn thức", tức là thức của Nhãn căn. Thế là căn với thức khác nhau.
Còn thức thứ Bảy mà gọi là "Ý thức"; chữ "Ý" là sanh diệt tương tục không gián đoạn. Vì thức này sanh diệt tương tục không gián đoạn nên gọi là "Ý thức". Thế là "Thức" tức là "Ý" không khác. Cũng như "Tàng thức", chữ "Tàng" là chứa đựng. Vì thức này chứa đựng các pháp, nên gọi là "Tàng thức". Thế là "Thức" tức là "Tàng (chứa) không khác.
KHI Ở ĐIẠ VỊ PHÀM PHU, THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Ba cảnh: Thức này có đủ ba cảnh:
a) Tánh cảnh, b) Độc ảnh cảnh, c) Đới chất cảnh.
2. Ba lượng: Thức này có đủ ba lượng:
a) HIện lượng, b) Tỷ lượng, c) Phi lượng.
3. Ba tánh: Thức này có đủ ba tánh:
a) Thiện tánh, b) Ác tánh, c) Vô ký tánh.
4. Ba cõi: Thức này có đủ trong ba cõi:
a) Cõi dục, b) cõi sắc, c) cõi Vô sắc.
5.Chín địa: Thức này có đủ trong chín địa:
6. Tâm sở: Thức này có đủ 51 món Tâm sở: 5 món Biến hành, 5 món Biệt cảnh, 11 món Thiện, 6 món căn bản phiền não, 20 món Tùy phiền não, 4 món Bất định.
7. Chín duyên: Trong chín duyên, thuức này chỉ có 5 duyên: a) Căn duyên, b) Cảnh duyên, c)Tác ý duyên, d)Căn bản duyên, e) Chủng tử duyên.
8. Thể (tánh): Thể của thức này có ba món phân biệt: a)Tự tánh phân biệt, b)Tuỳ niệm phân biệt, c) Kế đạt phân biệt.
9. Tướng: Tướng của thức này là luân chuyển trong ba cõi (tam giới luân thời dị khả tri).
10. Nghiệp dụng: Nghiệp dụng của thức này làm cho thân và miệng tạo ra dẫn nghiệp và mãn nghiệp để cảm thọ quả báo trong ba cõi. Và ba tánh cùng năm Thọ, thức nàt thường thay đổi luôn.
KHI LÊN THÁNH VỊ, THỨC NÀY ĐỐI VỚI
1. Quán hạnh (tu): Thức thứ sáu này quán sanh không, phá trừ ngã chấp và quán pháp không, phá trừ pháp chấp.
2. Đoạn hoặc và thành trí: Thức này có năm giai đoạn trừ hoặc chuyển thành trí:
a)Đến vị Tư lương, thì thức này mới chinh phục được hai món hiện hành của ngã chấp.
b)Đến vị Kiến đạo, thì thức này mới đoạn được hai món chủng tử về phần phân biệt của ngã chấp và pháp chấp.
c)Đến vị Tu tập, thức này đoạn được hai món hiện hành và chinh phục được hai chủng tử cu sanh của ngã chấp và pháp chấp.
d)Đến vị Viễn hành trở lên thì thức này mới đoạn hết cu sanh ngã chấp và hoàn toàn vô lậu.
e)Đến vị Đẳng giác, thức này đoạn hết cu sanh pháp chấp,chuyển thành Diệu quan sát trí.
3. Chứng quả và diệu dụng: Khi chứng quả vị Phật, thì thức này chuyển thành Diệu quan sát trí và có công năng chiếu soi căn cơ của chúng sanh trong Đại thiên thế giới, rồi tùy cơ thuyết pháp hoá độ hàm linh.
Muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức quy củ, ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng như sau. Hai bài tụng đầu, nói thức này khi ở điạ vị Phàm phu, bài tụng thứ ba nói thức này khi đặng Thánh quả.
Bài tụng thứ nhứt
Tam Tánh, tam Lượng thông tam Cảnh
Tam giới luân thời di khả tri
Tương ưng Tâm sở ngũ thật nhứt
Thiện ác lâm thời biệt phối chi.
Dịch nghiã
Ba Tánh, ba Lượng và ba Cảnh
Luân chuyển ba cõi rất dễ biết
Tâm sở tương ưng năm mươi mốt
Thiện ác đến thời riêng phối hiệp.
LƯỢC GIẢI
Thức thứ Sáu này đủ cả ba Tánh, ba Lượng và ba Cảnh. Nó luân hồi trong ba cõi rất dễ biết. Những Tâm sở tương ưng với thức này có 51 món. Khi thức này nghĩ việc lành thì có Thiện tâm sở riêng phối hiệp, còn khi nghĩ việc ác thì có Ác tâm sở riêng phối hiệp.
***
Bài tụng thứ hai
Tánh, Giới, Thọ tam hằng chuyển dịch
Căn, Tùy, Tín dẳng đồng tương liên
Động thân phát ngữ độc vi tối
Dẫn, Mãn năng chiêu nghiệp lực khiên.
Dịch nghiã
Tánh, Giới, Thọ ba thường biến đổi
Căn, Tuỳ, Tín chung nhau liên tiếp
Thân động, miệng thốt nó hơn hết
Dẫn nghiệp, Mãn nghiệp thọ quả báo
LƯỢC GIẢI
Thức Này đối với ba Tánh, ba Giới và năm Thọ thì nó thường thay đổi; khi thì vui lúc lại buồn, ...51 món Tâm sở, như căn bổn phiền não, Tuỳ phiền não và Thiện tâm sở, ...cùng nhau liên tiếp không lúc nào rời thức này. Làm cho thân động và miệng nói, duy có thức này là hơn hết. Nó tạo ra dẫn nghiệp và mãn nghiệp để chiêu cảm quả báo đời sau.
Baì tụng thứ ba
Phát khởi sơ tâm Hoan hỷ địa
Cu sanh du tự hiện triền miên
Viễn hành địa hậu thuần vô lậu
Quán sát viên minh chiếu Đại thiên.
Dịch nghĩa
Khi đặng sơ tâm Hoan hỷ địa
Cu sanh ngã, pháp hiện còn ẩn
Viễn hành về sau thuần vô lậu
Quán sát viên mãn khắp Đại thiên
LƯỢC GIẢI
Hành giả trong lúc trãi qua Thập thánh thì thứ c này có ba thời kỳ đoạn phiền não và thuần vô lậu.
1. Khi lên Sơ địa, tức là Hoan hỷ địa, thì phân biệt ngã chấp và pháp chấp đều đã đoạn. Nhưng cu sanh ngã chấp và pháp chấp hãy còn hiện hành và miên phục trong Tàng thức, chưa có thể chinh phục và đoạn trừ được.
2. Khi đến Viễn hành địa (tức là Thất địa) trở lên thì mới đoạn được chủng tử cu sanh của ngã chấp và chinh phục được hiện hành của pháp chấp. Lúc bấy giờ thức này mới thuần Vô lậu.
3. Khi sắp lên quả Phật thì đoạn được chủng tử cu sanh của pháp chấp. Lúc bấy giờ thức này chuyển thành Diệu quan sát trí, quán sát chiếu soi cả Đaị thiên thế giới và tuỳ theo căn cơ của mỗi loài mà thuyết pháp giáo hoá.
nguoihocphat88
20-06-2008, 03:37 AM
BÀI THỨ NĂM
MẠT NA THỨC (THỨC THỨ BẢY)
Thức này có nhiều tên: 1. Mạt na (goị theo nguyên âm tiếng Phạn), 2. Ý căn: Thức này là căn của ý thức (Thức thứ Sáu); Vì thức thứ Sáu nương thức này phát sanh. 3. Thức thứ Bảy: Theo thứ đệ thì thức này đứng nhằm thứ Bảy. 4. Truyền thống thức: Vì thức này có công năng truyền các pháp hiện hành. 5. Ý thức, vì thức này sanh diệt tương tục không gián đoạn nên gọi là "Ý". Song, sợ người lầm lộn với ý thức thứ Sáu, nên thức thứ Bảy này chỉ gọi là "Ý", mà không thêm chữ "Thức". Thức này chỉ duyên kiến phần cuả thức A lại da chấp làm thật ngã và thật pháp.
KHI Ở ĐIẠ VỊ PHÀM PHU, THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Ba cảnh: Thức này chỉ có Đới chất cảnh
2. Ba lượng: Thức này chỉ có Phi lượng
3. Ba tánh: Thức này chỉ có Hữu phú Vô ký tánh.
4. Ba giới: Trong ba Giới, thức này đều có đủ.
5. Chín địa: Trong chín Địa, thức này có đủ.
6.Tâm sở: Thức này có 18 tâm sở: 5 món Biến hành, 1 món Huệ trong Biệt cảnh, 4 món căn bổn phiền não: Si, Kiến, Mạn, Ái và 8 món Đại tùy.
7.Chín duyên: Thức này chỉ có ba duyên: 1. Căn cảnh duyên. 2. Tác ý duyên. 3. Chủng tử duyên.
8.Tánh: Hằng thẩm xét và lo nghĩ (Hằng thẩm tư lương).
9. Tướng: Lo nghĩ (Tư lương vi tánh tướng)
10. Nghiệp dụng: Làm chỗ cho 6 thức trước nương, hoặc nhiểm hay tịnh.
KHI LÊN THÁNH VỊ THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Quán hạnh: Thật ra thức này không có năng lực đoạn hoặc, chỉ nhờ thức thứ Sáu tu quán, đoạn hoặc, mà thức này cũng được đoạn.
2. Đoạn hoặc và chuyển thành trí:Có ba giai đoạn: a) Đến sơ địa, thì thức này mới vừa chinh phục được hai món chấp về phần cu sanh và chuyển thành Bình đẳng tánh trí. b) Khi lên Bát địa (Vô công dụng đạo) thức này đoạn được cu sanh ngã chấp. c) Đến Kim Cang đạo thì thức này mới đoạn được cu sanh pháp chấp
3. Chứng quả và diệu dụng: Khi chứng quả vị Phật, thì thức naỳ hiện ra thân "Tha thọ dụng", để giáo hoá thập địa Bồ Tát.
***
Muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức quy củ, ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng như sau. Hai bài tụng đầu, nói thức này khi ở điạ vị Phàm phu, bài tụng thứ ba nói thức này khi lên Thánh quả.
Bài tụng thứ nhất
Đới chất hữu phú thông tình bổn
Tùy duyên chấp ngã, lượng vi phi
Bát đại Biến hành, Biệt cảnh Huệ
Tham, Si, Ngã kiến, Mạn tương tuỳ.
Dịch nghiã
Đới chất hữu phú thông Bảy, Tám
Tùy duyên chấp ngã thuộc Phi lượng
Tám đại, Biến hành, Huệ Biệt cảnh
Tham, Si, Ngã, Mạn thường theo nhau
LƯỢC GIẢI
Trong ba cảnh, thức này chỉ duyên về "Đới chất cảnh". Ba tánh, thức này chỉ thuộc về "Hữu phú Vô ký tánh". Cảnh đới chất của thức này là thông cả thức thứ Bảy và thức thứ Tám. Nghĩa là thức thứ Bảy dùng kiến phần năng duyên của mình (Tức là Tâm, trên nguyên văn bài tụng chữ Hán gọi là Tình) duyên qua kiến phần của thức thứ Tám (kiến phần thức thứ Tám cũng là Tâm; song vì bị thức thứ Bảy lấy nó làm "bản chất" để duyên, nên trên bài tụng theo nguyên văn chữ Hán goị là "Bổn", tức là "Bản chất" vậy), rồi biến lại "Cảnh đới chất". Vì thế nên trong Duy thức có câu:
"Dĩ tâm duyên tâm chơn đới chất
Trung gian tướng phần lưỡng đầu sanh"
Nghiã là thức thứ Bảy dùng kiến phần của tâm mình, duyên qua kiến phần tâm của thức thứ Tám, nên chính giữa hai thứ c này sanh ra một tướng phần là cảnh "Chơn đới chất".
Chúng sanh tùy vọng nghiệp sanh trong Tam giới, thí thức này cũng theo đó mà chấp ngã. Trong ba lượng, thức này thuộc về phi lượng.
Về tâm sở thì thức này có 18 món: 8 Đại tùy, 5 món Biến hành và một món Huệ trong 5 món Biệt cảnh với 4 món căn bổn phiền não là Tham, Si, Mạn và Ngã kiến.
Bài tụng thứ hai
Hằng thẩm tư lương ngã tương tùy
Hữu tình nhựt dạ trấn hôn mê
Tứ hoặc bát đại tương ưng khởi
Lục chuyển hô vi "Nhiễm tịnh y"
Dịch nghĩa
Hằng xét lo lường theo chấp ngã
Hữu tình ngày đêm bị mê muội
Bốn hoặc, tám đại chung nhau khởi
Sáu thức gọi là "Nhiễm tịnh y"
LƯỢC GIẢI
Thức thứ Bảy thường suy xét so đo chấp kiến phần của thức thứ Tám làm ngã. Trong Bát thức quy củ tụng Trang chủ có nói:
Thức thứ Tám, có hằng mà không thẩm xét.
Thức thứ Bảy, vừa hằng lại vừa thẩm xét.
Thức thứ Sáu, có thẩm xét mà không hằng.
Năm thức trước, không hằng và không thẩm.
Cũng vì thức này chấp ngã, nên chúng hữu tình mê muội trong sanh tử đêm dài mà chẳng tự biết. Thức này tương ưng với bốn món căn bản phiền não là: Si, Kiến, Mạn, Ái và 8 món Đại tuỳ. Sáu thức trước gọi thức này là "Nhiễm tịnh y" (Lục thức hô vi nhiễm tịnh y)
Bài tụng thứ ba
Cực hỷ sơ tâm, bình đẳng tánh
Vô công dụng hạnh ngã hằng thôi
Như Lai hiện khởi tha thọ dụng
Thập địa Bồ Tát sở bị côi (cơ)
Dịch nghĩa
Đến Sơ địa, thành "bình đẳng trí"
Đến Vô công dụng, hằng phá Ngã
Như Lai hiện thân "Tha thọ dụng"
Giáo hoá hàng Thập địa Bồ Tát.
LƯỢC GIẢI
Hành giả khi chứng được Hoan hỷ địa, tức là Sơ địa, thì thức này chuyển lại thành "Bình đẳng tánh trí". Đến bất động địa, tức là địa thứ Tám, cũng gọi là "Vô công dụng hạnh"; lúc bấy giờ hành giả mới dẹp trừ chủng tử của ngã chấp. Đến khi chứng quả Phật, thức này đã chuyển thành trí, hiện ra thân "Tha thọ dụng" để giáo hoá hàng Thập địa Bồ Tát.
MẠT NA THỨC (THỨC THỨ BẢY)
Thức này có nhiều tên: 1. Mạt na (goị theo nguyên âm tiếng Phạn), 2. Ý căn: Thức này là căn của ý thức (Thức thứ Sáu); Vì thức thứ Sáu nương thức này phát sanh. 3. Thức thứ Bảy: Theo thứ đệ thì thức này đứng nhằm thứ Bảy. 4. Truyền thống thức: Vì thức này có công năng truyền các pháp hiện hành. 5. Ý thức, vì thức này sanh diệt tương tục không gián đoạn nên gọi là "Ý". Song, sợ người lầm lộn với ý thức thứ Sáu, nên thức thứ Bảy này chỉ gọi là "Ý", mà không thêm chữ "Thức". Thức này chỉ duyên kiến phần cuả thức A lại da chấp làm thật ngã và thật pháp.
KHI Ở ĐIẠ VỊ PHÀM PHU, THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Ba cảnh: Thức này chỉ có Đới chất cảnh
2. Ba lượng: Thức này chỉ có Phi lượng
3. Ba tánh: Thức này chỉ có Hữu phú Vô ký tánh.
4. Ba giới: Trong ba Giới, thức này đều có đủ.
5. Chín địa: Trong chín Địa, thức này có đủ.
6.Tâm sở: Thức này có 18 tâm sở: 5 món Biến hành, 1 món Huệ trong Biệt cảnh, 4 món căn bổn phiền não: Si, Kiến, Mạn, Ái và 8 món Đại tùy.
7.Chín duyên: Thức này chỉ có ba duyên: 1. Căn cảnh duyên. 2. Tác ý duyên. 3. Chủng tử duyên.
8.Tánh: Hằng thẩm xét và lo nghĩ (Hằng thẩm tư lương).
9. Tướng: Lo nghĩ (Tư lương vi tánh tướng)
10. Nghiệp dụng: Làm chỗ cho 6 thức trước nương, hoặc nhiểm hay tịnh.
KHI LÊN THÁNH VỊ THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Quán hạnh: Thật ra thức này không có năng lực đoạn hoặc, chỉ nhờ thức thứ Sáu tu quán, đoạn hoặc, mà thức này cũng được đoạn.
2. Đoạn hoặc và chuyển thành trí:Có ba giai đoạn: a) Đến sơ địa, thì thức này mới vừa chinh phục được hai món chấp về phần cu sanh và chuyển thành Bình đẳng tánh trí. b) Khi lên Bát địa (Vô công dụng đạo) thức này đoạn được cu sanh ngã chấp. c) Đến Kim Cang đạo thì thức này mới đoạn được cu sanh pháp chấp
3. Chứng quả và diệu dụng: Khi chứng quả vị Phật, thì thức naỳ hiện ra thân "Tha thọ dụng", để giáo hoá thập địa Bồ Tát.
***
Muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức quy củ, ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng như sau. Hai bài tụng đầu, nói thức này khi ở điạ vị Phàm phu, bài tụng thứ ba nói thức này khi lên Thánh quả.
Bài tụng thứ nhất
Đới chất hữu phú thông tình bổn
Tùy duyên chấp ngã, lượng vi phi
Bát đại Biến hành, Biệt cảnh Huệ
Tham, Si, Ngã kiến, Mạn tương tuỳ.
Dịch nghiã
Đới chất hữu phú thông Bảy, Tám
Tùy duyên chấp ngã thuộc Phi lượng
Tám đại, Biến hành, Huệ Biệt cảnh
Tham, Si, Ngã, Mạn thường theo nhau
LƯỢC GIẢI
Trong ba cảnh, thức này chỉ duyên về "Đới chất cảnh". Ba tánh, thức này chỉ thuộc về "Hữu phú Vô ký tánh". Cảnh đới chất của thức này là thông cả thức thứ Bảy và thức thứ Tám. Nghĩa là thức thứ Bảy dùng kiến phần năng duyên của mình (Tức là Tâm, trên nguyên văn bài tụng chữ Hán gọi là Tình) duyên qua kiến phần của thức thứ Tám (kiến phần thức thứ Tám cũng là Tâm; song vì bị thức thứ Bảy lấy nó làm "bản chất" để duyên, nên trên bài tụng theo nguyên văn chữ Hán goị là "Bổn", tức là "Bản chất" vậy), rồi biến lại "Cảnh đới chất". Vì thế nên trong Duy thức có câu:
"Dĩ tâm duyên tâm chơn đới chất
Trung gian tướng phần lưỡng đầu sanh"
Nghiã là thức thứ Bảy dùng kiến phần của tâm mình, duyên qua kiến phần tâm của thức thứ Tám, nên chính giữa hai thứ c này sanh ra một tướng phần là cảnh "Chơn đới chất".
Chúng sanh tùy vọng nghiệp sanh trong Tam giới, thí thức này cũng theo đó mà chấp ngã. Trong ba lượng, thức này thuộc về phi lượng.
Về tâm sở thì thức này có 18 món: 8 Đại tùy, 5 món Biến hành và một món Huệ trong 5 món Biệt cảnh với 4 món căn bổn phiền não là Tham, Si, Mạn và Ngã kiến.
Bài tụng thứ hai
Hằng thẩm tư lương ngã tương tùy
Hữu tình nhựt dạ trấn hôn mê
Tứ hoặc bát đại tương ưng khởi
Lục chuyển hô vi "Nhiễm tịnh y"
Dịch nghĩa
Hằng xét lo lường theo chấp ngã
Hữu tình ngày đêm bị mê muội
Bốn hoặc, tám đại chung nhau khởi
Sáu thức gọi là "Nhiễm tịnh y"
LƯỢC GIẢI
Thức thứ Bảy thường suy xét so đo chấp kiến phần của thức thứ Tám làm ngã. Trong Bát thức quy củ tụng Trang chủ có nói:
Thức thứ Tám, có hằng mà không thẩm xét.
Thức thứ Bảy, vừa hằng lại vừa thẩm xét.
Thức thứ Sáu, có thẩm xét mà không hằng.
Năm thức trước, không hằng và không thẩm.
Cũng vì thức này chấp ngã, nên chúng hữu tình mê muội trong sanh tử đêm dài mà chẳng tự biết. Thức này tương ưng với bốn món căn bản phiền não là: Si, Kiến, Mạn, Ái và 8 món Đại tuỳ. Sáu thức trước gọi thức này là "Nhiễm tịnh y" (Lục thức hô vi nhiễm tịnh y)
Bài tụng thứ ba
Cực hỷ sơ tâm, bình đẳng tánh
Vô công dụng hạnh ngã hằng thôi
Như Lai hiện khởi tha thọ dụng
Thập địa Bồ Tát sở bị côi (cơ)
Dịch nghĩa
Đến Sơ địa, thành "bình đẳng trí"
Đến Vô công dụng, hằng phá Ngã
Như Lai hiện thân "Tha thọ dụng"
Giáo hoá hàng Thập địa Bồ Tát.
LƯỢC GIẢI
Hành giả khi chứng được Hoan hỷ địa, tức là Sơ địa, thì thức này chuyển lại thành "Bình đẳng tánh trí". Đến bất động địa, tức là địa thứ Tám, cũng gọi là "Vô công dụng hạnh"; lúc bấy giờ hành giả mới dẹp trừ chủng tử của ngã chấp. Đến khi chứng quả Phật, thức này đã chuyển thành trí, hiện ra thân "Tha thọ dụng" để giáo hoá hàng Thập địa Bồ Tát.
nguoihocphat88
20-06-2008, 03:40 AM
BÀI THỨ SÁU
A LẠI DA THỨC (THỨC THỨ TÁM)
Thức này có rất nhiều tên, khi đọc đến luận "A đà na thức" qýi vị sẽ hiểu rõ. Nay chúng tôi chỉ kể sơ lược một vài tên.
1. Đệ bát thức: Thức thứ tám. Vì theo thứ đệ: một là nhãn thức, hai là nhĩ thức, cho đến thức thứ Tám là thức này, nên gọi là Đệ bát thức.
2. A lại da thức: Tàu dịch là "Tàng thức": Thức này có công năng chứa đựng chủng tử của các pháp. "Thức" là thể, mà "chứa" là dụng. Hiệp cả thể và dụng, nên gọi là "thức chứa" (Tàng thức). Có 3 nghĩa:
a. Năng tàng: Năng chứa. Thức này co công năng chứa đựng và gìn giữ chủng tử (hạt giống) của các pháp.
b. Sở tàng: Bị chứa. Thức này là chổ để chứa các pháp.
c. Ngã ái chấp tàng, gọi tắt là "chấp tàng": Thức thứ Bảy chấp kiến phấn của thức này làm Ta và thường ái luyến.
KHI Ở ĐỊA VỊ PHÀM PHU, THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Ba cảnh: Thức này chỉ duyên về "Vô bản chất tánh cảnh".
2. Ba lượng: Thức này chỉ có "hiện lượng"
3. ba tánh: Thức này thuộc về "Vô phú vô ký tánh".
4. Ba thọ: Thức này chỉ có "Xả thọ".
5. Ba cõi: Thức này tuỳ nghiệp lực dẫn sanh trong ba cõi.
6. Chín Địa:Trong chín địa đều có thức này.
7. Tâm sở: Thức này chỉ tương ưng với 5 món biến hành; song trong 5 thọ thì nó chỉ có "Xả thọ".
8. Chín duyên: thức này chỉ có 4 duyên: a. Căn (Mạt ma), b. Cảnh (Căn thân, thế giới và chủng tử), c. Tác ý, d. Chủng tử.
9. Thể (tánh): Vơi vơi không cùng (hạo hạo tam tàng bất khả cùng)
10. Tướng: Thức này như vực sâu (uyên thâm thất lãnh cảnh vi phong).
11. Nghiệp dụng: Thức này duy trì chủng tử căn thân, thế giới và làm chỗ để thọ các pháp huân vào.
KHI LÊN THÁNH VỊ, THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Quán hạnh: (Không có quán hạnh).
2. Đoạn hoặc và chuyển thành trí: Khi lên "Bất động địa" (Bát địa) thì hành giả đoạn được cu sanh Ngã chấp; lúc bấy giờ thức này bỏ cái tên "Tàng thức". Đến Kim Cang đạo rồi, thì hành giả đoạn hết cu sanh pháp chấp, không còn cảm thọ sanh tử, cho nên cũng không còn tên là "Dị thục thức"; vì đến địa vị này thì các chủng tử hữu lậu đã hết. Lúc bấy giờ thức này được gọi là "Vô cấu thức", và chuyển thành Đại viên cảnh trí.
3. Chứng quả và diệu dụng: Vì thức này đã thành Đại viên cảnh trí, nên chiếu khắp mười phương các cõi nước nhiều như vi trần.
Muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức quy củ, ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng để tóm lại các nghĩa trên như sau. Hai bài tụng đầu nói thức này khi còn ở địa vị phàm phu, bài tụng thứ ba, nói khi đã lên thánh quả.
Bài tụng thứ nhứt
Tánh duy vô phú ngũ Biến thành
Giới, Địa tuỳ tha nghiệp lực sanh
Nhị thừabất liễu nhơn mê chấp
Do thử năng hưng Luận chủ tranh
Dịch nghĩa
Vô phú tánh và năm Biến thành
Ba cõi, chín địa tuỳ nghiệp sanh
Nhị thừa không rõ sanh mê chấp
Bởi thế nên chi Luận chủ tranh (cãi)
LƯỢC GIẢI
Trong ba tánh, thức này thuộc về "Vô phú vô ký tánh". Trong 51 món tâm sở thức này chỉ tương ưng với 5 món Biến hành, song trong 5 thọ thì nó chỉ có Xả thọ. Tuỳ theonghiệp lực kéo dẫn, mà thức này sanh trong ba cõi và chín địa. Hàng Nhị thừa không hiểu, chấp thức này không có. Bởi thế nên Luận chủ dẫn rất nhiều bằng chứng trong các Kinh Luận để tranh luận, chỉ rõ và quyết định phải có thức thứ Tám này.
***
Bài tụng thứ hai
Hạo hạo tam tàng bất khả cùng
Uyên thâm thất lãng cảnh vi phong
Thọ huân trì chủng căn thân khí
Khứ hậu lai tiên tác chủng ông
Dịch nghĩa
Chơi vơi ba tàng không cùng tột
Vực sâu, bảy sóng, cảnh làm gió
Chịu huân, trì chủng và thân cảnh
Đến trước đi sau làm chủ ông
LƯỢC GIẢI
Ba tàng là Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng. Bởi thức này có công năng duy trì các chủng tử, nên gọi là "Năng tàng". Vì thức này là chỗ để chịu cho các pháp hiện hành huân vào, nên gọi là "Sở tàng". Thức thứ Bảy chấp kiến phần của thức này làm Ngã, nên gọi là "Ngã ái chấp tàng".
Thể và dụng của thức này sâu rộng vô cùng; hàng phàm phu và Nhị thừa không thể thấu tột. Chúng hữu tình từ vô thỉ đến nay, cũng do thức này mà sanh tử tương tục không cùng tột, nên trong bài tụng nói:
"Vơi vơi ba tàng không cùng tột".
Biển tàng thức rất là sâu rộng, gió bốn duyên (căn, cảnh, chủng tử và tác ý) một phen thổi vào, thì sóng bảy thức nhấp nhô nổi dậy.
Thức này có công năng duy trì chủng tử, căn thân, thế giới và chịu cho các phép hiện hành huân vào.
Thức này làm ông Chủ; vì khi chúng hữu tình chết thì nó đi sau, còn khi đầu sanh thời nó lại đến trước.
Cổ nhơn có làm bài kệ, để tả trạng thái người chết, trong lúc thần thức sắp rời thân xác, có thể kinh nghiệm biết người chết rồi được thăng lên hay đọa xuống.
Chánh văn
Đảnh Thánh, nhãn sanh Thiên
Nhơn tâm, Ngạ quỉ phúc
Bàn sanh tất cái ly
Địa ngục khước tâm xuất
Dịch nghĩa
Thánh đầu, Trời tại mắt
Người tim, Ngạ quỉ bụng
Súc sanh hai chân xuống
Địa ngục bàn chân ra
Bài tụng thứ ba
Bất động địa tiền tài xả tạng
Kim Cang đạo hậu Dị thục không
Đại viên vô cấu đồng thời phát
Phổ chiếu thập phương trần sát trung
Dịch nghĩa
Đến Đệ bát địa bỏ tên "Tàng"
Chứng Kim Cang đạo, không "Dị thục"
Gương trí không nhơ đồng thời phát
Khắp chiếu mười phương vô số cõi.
LƯỢC GIẢI
Hành giả khi tới Bất động địa, tức là Bát địa trở lên, thì thức này mới xả cái tên "Tàng thức" mà chỉ còn gọi là "Dị thục thức". Khi đến vị Đẳng giác, được Kim Cang đạo, thì thức này không còn gọi tên là "Dị thục" nữa. Vì lúc bấy giờ, các chủng tử hữu lậu cấu nhiễm đã hết, nên thức này được đổi tên là "Vô cấu thức"; chỉ còn thuần chủng tử vô lậu thanh tịnh, nên cũng được gọi là "Bạch tịnh thức".
Đến Kim Cang đạo, thì thức này được gọi là "Vô cấu" và chuyển thành Đại viên cảnh trí, nên trong bài tụng nói:
"Đại viên (trí) vô cấu (thức) đồng thời phát"
trí Đại viên này chiếu khắp cả mưởi phương thế giới nhiều như số cát sông Hằng; và hiện ra Báo thân Phật và Hoá thân Phật để độ thoát chúng sanh tột đến đời vị lai.
Tóm lại, thức thứ Tám này vì trải qua 3 giai đoạn, nên có 3 tên khác nhau:
1. từ phàm phu cho đến mãn Thất địa, thì gọi thức này là Tàng thức (A lại da) hay "Dị thục thức".
2. từ Bát địa đến Đẳng giác, thì không còn gọi là "Tàng thức" nữa mà chỉ gọi là "Dị thục thức".
3. Đến quả vị Phật, thì tên "Dị thục" cũng không còn, mà chỉ gọi là "Vô cấu thức" hay "Bạch tịnh thức".
***
Muốn cho người học dễ nhớ hành tướng và công năng của 8 thức tâm vương nên cổ nhân có làm bài thơ rằng:
Bát cá đệ huynh, nhứt cá si
Độc hữu nhứt cá tối sinh ly
Ngũ cá môn tiền tố mãi mại
Nhứt cá gia trung tác chủ y.
Dịch nghĩa
Anh em tám chú một chàng si (thức thứ Bảy)
duy có ý thức rất linh ly (khôn ngoan)
năm người ngoài cửa lo buôn bán (năm thức trước)
làm chủ trong nhà Đệ bát y (thức thứ Tám)
A LẠI DA THỨC (THỨC THỨ TÁM)
Thức này có rất nhiều tên, khi đọc đến luận "A đà na thức" qýi vị sẽ hiểu rõ. Nay chúng tôi chỉ kể sơ lược một vài tên.
1. Đệ bát thức: Thức thứ tám. Vì theo thứ đệ: một là nhãn thức, hai là nhĩ thức, cho đến thức thứ Tám là thức này, nên gọi là Đệ bát thức.
2. A lại da thức: Tàu dịch là "Tàng thức": Thức này có công năng chứa đựng chủng tử của các pháp. "Thức" là thể, mà "chứa" là dụng. Hiệp cả thể và dụng, nên gọi là "thức chứa" (Tàng thức). Có 3 nghĩa:
a. Năng tàng: Năng chứa. Thức này co công năng chứa đựng và gìn giữ chủng tử (hạt giống) của các pháp.
b. Sở tàng: Bị chứa. Thức này là chổ để chứa các pháp.
c. Ngã ái chấp tàng, gọi tắt là "chấp tàng": Thức thứ Bảy chấp kiến phấn của thức này làm Ta và thường ái luyến.
KHI Ở ĐỊA VỊ PHÀM PHU, THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Ba cảnh: Thức này chỉ duyên về "Vô bản chất tánh cảnh".
2. Ba lượng: Thức này chỉ có "hiện lượng"
3. ba tánh: Thức này thuộc về "Vô phú vô ký tánh".
4. Ba thọ: Thức này chỉ có "Xả thọ".
5. Ba cõi: Thức này tuỳ nghiệp lực dẫn sanh trong ba cõi.
6. Chín Địa:Trong chín địa đều có thức này.
7. Tâm sở: Thức này chỉ tương ưng với 5 món biến hành; song trong 5 thọ thì nó chỉ có "Xả thọ".
8. Chín duyên: thức này chỉ có 4 duyên: a. Căn (Mạt ma), b. Cảnh (Căn thân, thế giới và chủng tử), c. Tác ý, d. Chủng tử.
9. Thể (tánh): Vơi vơi không cùng (hạo hạo tam tàng bất khả cùng)
10. Tướng: Thức này như vực sâu (uyên thâm thất lãnh cảnh vi phong).
11. Nghiệp dụng: Thức này duy trì chủng tử căn thân, thế giới và làm chỗ để thọ các pháp huân vào.
KHI LÊN THÁNH VỊ, THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Quán hạnh: (Không có quán hạnh).
2. Đoạn hoặc và chuyển thành trí: Khi lên "Bất động địa" (Bát địa) thì hành giả đoạn được cu sanh Ngã chấp; lúc bấy giờ thức này bỏ cái tên "Tàng thức". Đến Kim Cang đạo rồi, thì hành giả đoạn hết cu sanh pháp chấp, không còn cảm thọ sanh tử, cho nên cũng không còn tên là "Dị thục thức"; vì đến địa vị này thì các chủng tử hữu lậu đã hết. Lúc bấy giờ thức này được gọi là "Vô cấu thức", và chuyển thành Đại viên cảnh trí.
3. Chứng quả và diệu dụng: Vì thức này đã thành Đại viên cảnh trí, nên chiếu khắp mười phương các cõi nước nhiều như vi trần.
Muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức quy củ, ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng để tóm lại các nghĩa trên như sau. Hai bài tụng đầu nói thức này khi còn ở địa vị phàm phu, bài tụng thứ ba, nói khi đã lên thánh quả.
Bài tụng thứ nhứt
Tánh duy vô phú ngũ Biến thành
Giới, Địa tuỳ tha nghiệp lực sanh
Nhị thừabất liễu nhơn mê chấp
Do thử năng hưng Luận chủ tranh
Dịch nghĩa
Vô phú tánh và năm Biến thành
Ba cõi, chín địa tuỳ nghiệp sanh
Nhị thừa không rõ sanh mê chấp
Bởi thế nên chi Luận chủ tranh (cãi)
LƯỢC GIẢI
Trong ba tánh, thức này thuộc về "Vô phú vô ký tánh". Trong 51 món tâm sở thức này chỉ tương ưng với 5 món Biến hành, song trong 5 thọ thì nó chỉ có Xả thọ. Tuỳ theonghiệp lực kéo dẫn, mà thức này sanh trong ba cõi và chín địa. Hàng Nhị thừa không hiểu, chấp thức này không có. Bởi thế nên Luận chủ dẫn rất nhiều bằng chứng trong các Kinh Luận để tranh luận, chỉ rõ và quyết định phải có thức thứ Tám này.
***
Bài tụng thứ hai
Hạo hạo tam tàng bất khả cùng
Uyên thâm thất lãng cảnh vi phong
Thọ huân trì chủng căn thân khí
Khứ hậu lai tiên tác chủng ông
Dịch nghĩa
Chơi vơi ba tàng không cùng tột
Vực sâu, bảy sóng, cảnh làm gió
Chịu huân, trì chủng và thân cảnh
Đến trước đi sau làm chủ ông
LƯỢC GIẢI
Ba tàng là Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng. Bởi thức này có công năng duy trì các chủng tử, nên gọi là "Năng tàng". Vì thức này là chỗ để chịu cho các pháp hiện hành huân vào, nên gọi là "Sở tàng". Thức thứ Bảy chấp kiến phần của thức này làm Ngã, nên gọi là "Ngã ái chấp tàng".
Thể và dụng của thức này sâu rộng vô cùng; hàng phàm phu và Nhị thừa không thể thấu tột. Chúng hữu tình từ vô thỉ đến nay, cũng do thức này mà sanh tử tương tục không cùng tột, nên trong bài tụng nói:
"Vơi vơi ba tàng không cùng tột".
Biển tàng thức rất là sâu rộng, gió bốn duyên (căn, cảnh, chủng tử và tác ý) một phen thổi vào, thì sóng bảy thức nhấp nhô nổi dậy.
Thức này có công năng duy trì chủng tử, căn thân, thế giới và chịu cho các phép hiện hành huân vào.
Thức này làm ông Chủ; vì khi chúng hữu tình chết thì nó đi sau, còn khi đầu sanh thời nó lại đến trước.
Cổ nhơn có làm bài kệ, để tả trạng thái người chết, trong lúc thần thức sắp rời thân xác, có thể kinh nghiệm biết người chết rồi được thăng lên hay đọa xuống.
Chánh văn
Đảnh Thánh, nhãn sanh Thiên
Nhơn tâm, Ngạ quỉ phúc
Bàn sanh tất cái ly
Địa ngục khước tâm xuất
Dịch nghĩa
Thánh đầu, Trời tại mắt
Người tim, Ngạ quỉ bụng
Súc sanh hai chân xuống
Địa ngục bàn chân ra
Bài tụng thứ ba
Bất động địa tiền tài xả tạng
Kim Cang đạo hậu Dị thục không
Đại viên vô cấu đồng thời phát
Phổ chiếu thập phương trần sát trung
Dịch nghĩa
Đến Đệ bát địa bỏ tên "Tàng"
Chứng Kim Cang đạo, không "Dị thục"
Gương trí không nhơ đồng thời phát
Khắp chiếu mười phương vô số cõi.
LƯỢC GIẢI
Hành giả khi tới Bất động địa, tức là Bát địa trở lên, thì thức này mới xả cái tên "Tàng thức" mà chỉ còn gọi là "Dị thục thức". Khi đến vị Đẳng giác, được Kim Cang đạo, thì thức này không còn gọi tên là "Dị thục" nữa. Vì lúc bấy giờ, các chủng tử hữu lậu cấu nhiễm đã hết, nên thức này được đổi tên là "Vô cấu thức"; chỉ còn thuần chủng tử vô lậu thanh tịnh, nên cũng được gọi là "Bạch tịnh thức".
Đến Kim Cang đạo, thì thức này được gọi là "Vô cấu" và chuyển thành Đại viên cảnh trí, nên trong bài tụng nói:
"Đại viên (trí) vô cấu (thức) đồng thời phát"
trí Đại viên này chiếu khắp cả mưởi phương thế giới nhiều như số cát sông Hằng; và hiện ra Báo thân Phật và Hoá thân Phật để độ thoát chúng sanh tột đến đời vị lai.
Tóm lại, thức thứ Tám này vì trải qua 3 giai đoạn, nên có 3 tên khác nhau:
1. từ phàm phu cho đến mãn Thất địa, thì gọi thức này là Tàng thức (A lại da) hay "Dị thục thức".
2. từ Bát địa đến Đẳng giác, thì không còn gọi là "Tàng thức" nữa mà chỉ gọi là "Dị thục thức".
3. Đến quả vị Phật, thì tên "Dị thục" cũng không còn, mà chỉ gọi là "Vô cấu thức" hay "Bạch tịnh thức".
***
Muốn cho người học dễ nhớ hành tướng và công năng của 8 thức tâm vương nên cổ nhân có làm bài thơ rằng:
Bát cá đệ huynh, nhứt cá si
Độc hữu nhứt cá tối sinh ly
Ngũ cá môn tiền tố mãi mại
Nhứt cá gia trung tác chủ y.
Dịch nghĩa
Anh em tám chú một chàng si (thức thứ Bảy)
duy có ý thức rất linh ly (khôn ngoan)
năm người ngoài cửa lo buôn bán (năm thức trước)
làm chủ trong nhà Đệ bát y (thức thứ Tám)
nguoihocphat88
20-06-2008, 03:41 AM
BÀI THỨ BẢY
II. TÂM SỞ (CÓ 51 MÓN)
"Tâm sở hữu pháp" gọi tắt là "Tâm sở", nghĩa là pháp sở hữu của Tâm vương. Tâm sở tuỳ theo Tâm vương mà khởi và giúp đỡ Tâm Vương để tạo nghiệp (Dữ thử tương ưng cố)
tâm sở có 51 món, chia lảm 6 loại:
A. TÂM SỞ BIẾN THÀNH (Có 5 món)
Chữ "Biến thành" nghĩa là đi khắp. Năm món Tâm sở này đi khắp 4 chỗ: 1. Tất cả thời gian (quá khứ, hiện tại và vị lai), 2. Tất cả chỗ (không gian: Ba cõi, chín địa), 3. Tất cả các thức (Tám thức Tâm Vương), 4. Tất cả tánh (tánh lành, dữ và tánh không lành dữ).
1. Xúc: Tiếp xúc, gặp gỡ. Tánh của Tâm sở này, hay làm cho Tâm Vương hoặc Tâm sở tiếp xúc với cảnh. Nghiệp dụng của nó làm chổ nương cho Thọ, Tưởng, Tư, ...để phát sanh.
2. Tác ý: Mong khởi trái ý. Tánh của Tâm sở này hay đánh thức chủng tử của Tâm vương, Tâm sở khiến cho sanh khởi. Nghiệp dụng của nó dẫn tâm đến duyên tự cảnh.
3. Thọ: Lãnh thọ. Tánh của Tâm sở này hay lãnh thọ những cảnh thuận, nghịch và cảnh không thuận nghịch. Nghiệp dụng của nó là mong muốn. Như gặp cảnh thuận thì muốn hiệp, gặp cảnh nghịch thì muốn lìa và muốn cảnh không thuận nghịch. Nói lại cho dễ hiểu là thọ cảnh vui, buồn và cảnh bình thường.
4. Tưởng: Nhớ tưởng. Tánh của Tâm sở này hay tưởng hình tượng của cảnh vật. Nghiệp dụng của nó là bịa đặt ra những danh từ để kêu gọi. Như tưởng hình tướng trắng, mõng và vuông, rồi tuỳ theo đó mà đặt ra cái tên là "tờ giấy".
5. Tư: lo nghĩ. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm lo nghĩ tạo tác. Nghiệp dụng của nó là sai tâm làn những việc lành, dữ hoặc không phải lành dữ.
B. TÂM SỞ BIỆT CẢNH (Có 5 món):
Chữ "Biệt cảnh" là mỗi cảnh riêng khác. Năm món Tâm sở này, mỗi món duyên mỗi cảnh riêng khác.
1. Dục: Mong muốn. Tánh của Tâm sở này là hằng mong muốn duyên những cảnh vui thích. Nghiệp dụng của nó làm chỗ nương cho "siêng năng".
2. Thắng giải: Hiểu biết rõ ràng. Tánh của Tâm sở này, hiểu biết rõ ràng không có nghi ngờ. Nghiệp dụng của nó là quyết định không chuyển đổi.
3. Niệm:Nhớ. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm ghi nhớ rõ ràng những cảnh đã qua. Nghiệp dụng của nó, làm chỗ nương cho Định.
4. Định: Chuyên chú. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm khi đối với cảnh, chuyên chú không tán loạn. Nghiệp dụng của nó làm chỗ nương cho Trí; vì khi đối với cảnh, tâm chuyên chú không tán loạn, nên sanh ra Trí.
5. Huệ: Sáng tỏ. Tánh của Tâm sở này, khi đối với cảnh sáng suốt lựa chọn. Nghiệp dụng của nó, dứt nghi ngờ. Trong khi đối với cảnh, vì có Huệ suy xét, nên quyết định không còn nghi ngờ.
C. TÂM SỞ THIỆN (Có 11 món)
Chữ "Thiện" là hiền lành. Bản tánh của 11 Tâm sở này, hiền lành và làm lợi ích cho chúng sanh.
1. Tín: Tin. Tánh của Tâm sở này, tin chịu những gì có thật (chơn thật), Đức (hình dung), Năng (nghiệp dụng) và làm cho Tâm được thanh tịnh. Nghiệp dụng của nó: đối trị Bất tín và ưa việc lành.
2. Tinh tấn: Tinh chuyên và tấn tới. Tánh của Tâm sở này, siêng năng đoạn các việc dữ, làm các việc lành. Nghiệp dụng của nó đối trị giải đãi và làm viên mãn việc lành.
3. Tàm: Tự xấu hổ. Tánh của Tâm sở này, mỗi khi làm điều gì quấy, tự mình xấu hổ; kính trọng người hiền và ưa việc phải. Ngiệp dụng của nó: đối trị "tâm không biết xấu hổ" và ngăn ngừa việc dữ.
4. Quý: Thẹn với người. Tánh của Tâm sở này, khi mình làm điều gì quấy, thấy người thẹn thùa; không chịu gần người ác, chẳng làm việc dữ. Nghiệp dụng của nó: đối trị "tâm không biết thẹn" và ngăn làm việc ác.
5. Vô tham: không tham lam. Tánh của Tâm sở này, không tham lam, cảnh dục lạc trong tam giới. Nghiệp dụng của nó: đối trị lòng "tham" và ưa làm việc lành.
6. Vô sân: Không sân hận. Tánh của Tâm sở này, khi đối với cảnh trái nghịch, không nóng giận. Nghiệp dụng của nó: đối trị "sân hận" và ưa làm việc lành.
7. Vô si: Không si mê. Tánh của Tâm sở này, khi đối với sự lý, hiểu biết rành rõ không mờ ám. Nghiệp dụng của nó: đối trị "si mê" và ưa làm việc lành.
8. Khinh an: Nhẹ nhàng, thư thới. Tánh của Tâm sở này, làm cho thân tâm nhẹ nhàng khoan khoái, xa lìa những gì nặng nề bực bội. Nghiệp dụng của nó: đối trị "Hôn trầm".
9. Bất phóng dật:Không buông lung, phóng túng. Tánh của Tâm sở này là phòng ngừa việc ác, làm việc lành và không phóng túng. Nghiệp dụng của nó: làm viên mãn việc lành ở thế gian, xuất thế gian và đối trị "Buông lung".
10. Hành xả: Làm rồi không chấp trước. Tánh của Tâm sở này, khi làm các việc phước thiện, không chấp trước, khiến tâm an trụ nơi vô công dụng. Nghiệp dụng của nó: đối trị "Trạo cử" và làm cho tâm an trụ nơi yên tịnh.
11. Bất hại: Không làm tổn hại. Tánh của Tâm sở này không làm tổn hại tất cả chúng hữu tình. Nghiệp dụng của nó: Từ bi thương xót loài vật và đối trị "Tổn hại".
D.CĂN BẢN PHIỀN NÃO (Có 6 món)
Sáu món phiền não này thuộc về ác. Nó làm cội gốc sanh ra các phiền não chi mạc, nên gọi là "Căn bản".
1. Tham: Tham lam. Tánh của Tâm sở này tham lam đắm nhiễm những gì nó ưa thích; như tài sắc, danh vọng,...Nghiệp dụng của nó: làm chướng ngại "Vô tham" và sanh tội khổ.
2. Sân: Nổi nóng. Tánh của Tâm sở này, giận ghét những cảnh trái nghịch. Nghiệp dụng của nó: làm cho thân tâm không yên ổn, chướng ngại tánh "Vô sân" và sanh các tội lỗi.
3. Si: Ngu si, hoặc gọi là "Vô minh" (không sáng suốt). Tánh của Tâm sở này là mê muội, không biết hay dở,phải quấy. Nghiệp dụng của nó sanh ra các pháp tạp nhiễm và chướng ngại tánh "Vô si".
Ba món phiền não tâm sở (Tham, Sân, Si) này, làm chướng ngại ba món Vô lậu là Giới, Định và Huệ.
4.Mạn: Khinh mạn. Tánh của Tâm sở này, ỷ tài năng hoặc thế lực của mình, khinh dễ ngạo mạn người. Nghiệp dụng của nó làm nhơn sanh ra tội lỗi và chướng ngại tánh "không khinh mạn".
5. Nghi: Nghi ngờ, do dự. Tánh của Tâm sở này, nghi ngờ không tin những việc phải, chơn chánh. Nghiệp dụng của nó làm trở ngại việc lành và chướng ngại tánh "không nghi".
6.Ác kiến: Thấy biết thuộc về tội ác, nhiễm ô. Tánh của Tâm sở này, hiểu biết điên đảo, không đúng chánh lý. Nghiệp dụng của nó gây tạo tội khổ và chướng ngại những hiểu biết chơn chánh.
Ác kiến này có 5 món:
1. Thân kiến: Chấp Ta (Ngã).
2. Biên kiến: Chấp một bên, hoặc chấp Ta chết rồi mất hẳn (chấp đoạn), hoặc chấp Ta chết rồi còn hoài (chấp thường).
3. Tà kiến: Chấp tà, mê tín, dị đoan.
4. Kiến thủ: Chấp cứng chỗ hiểu biết của mình là đúng, mặc dù có người biết sai, chỉ bảo lại cũng không nghe.
5. Giới cấm thủ: Chấp giữ theo những giới cấm không chơn chánh của ngoại đạo. Nói rộng ra là chấp theo những tục lệ không hay.
II. TÂM SỞ (CÓ 51 MÓN)
"Tâm sở hữu pháp" gọi tắt là "Tâm sở", nghĩa là pháp sở hữu của Tâm vương. Tâm sở tuỳ theo Tâm vương mà khởi và giúp đỡ Tâm Vương để tạo nghiệp (Dữ thử tương ưng cố)
tâm sở có 51 món, chia lảm 6 loại:
A. TÂM SỞ BIẾN THÀNH (Có 5 món)
Chữ "Biến thành" nghĩa là đi khắp. Năm món Tâm sở này đi khắp 4 chỗ: 1. Tất cả thời gian (quá khứ, hiện tại và vị lai), 2. Tất cả chỗ (không gian: Ba cõi, chín địa), 3. Tất cả các thức (Tám thức Tâm Vương), 4. Tất cả tánh (tánh lành, dữ và tánh không lành dữ).
1. Xúc: Tiếp xúc, gặp gỡ. Tánh của Tâm sở này, hay làm cho Tâm Vương hoặc Tâm sở tiếp xúc với cảnh. Nghiệp dụng của nó làm chổ nương cho Thọ, Tưởng, Tư, ...để phát sanh.
2. Tác ý: Mong khởi trái ý. Tánh của Tâm sở này hay đánh thức chủng tử của Tâm vương, Tâm sở khiến cho sanh khởi. Nghiệp dụng của nó dẫn tâm đến duyên tự cảnh.
3. Thọ: Lãnh thọ. Tánh của Tâm sở này hay lãnh thọ những cảnh thuận, nghịch và cảnh không thuận nghịch. Nghiệp dụng của nó là mong muốn. Như gặp cảnh thuận thì muốn hiệp, gặp cảnh nghịch thì muốn lìa và muốn cảnh không thuận nghịch. Nói lại cho dễ hiểu là thọ cảnh vui, buồn và cảnh bình thường.
4. Tưởng: Nhớ tưởng. Tánh của Tâm sở này hay tưởng hình tượng của cảnh vật. Nghiệp dụng của nó là bịa đặt ra những danh từ để kêu gọi. Như tưởng hình tướng trắng, mõng và vuông, rồi tuỳ theo đó mà đặt ra cái tên là "tờ giấy".
5. Tư: lo nghĩ. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm lo nghĩ tạo tác. Nghiệp dụng của nó là sai tâm làn những việc lành, dữ hoặc không phải lành dữ.
B. TÂM SỞ BIỆT CẢNH (Có 5 món):
Chữ "Biệt cảnh" là mỗi cảnh riêng khác. Năm món Tâm sở này, mỗi món duyên mỗi cảnh riêng khác.
1. Dục: Mong muốn. Tánh của Tâm sở này là hằng mong muốn duyên những cảnh vui thích. Nghiệp dụng của nó làm chỗ nương cho "siêng năng".
2. Thắng giải: Hiểu biết rõ ràng. Tánh của Tâm sở này, hiểu biết rõ ràng không có nghi ngờ. Nghiệp dụng của nó là quyết định không chuyển đổi.
3. Niệm:Nhớ. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm ghi nhớ rõ ràng những cảnh đã qua. Nghiệp dụng của nó, làm chỗ nương cho Định.
4. Định: Chuyên chú. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm khi đối với cảnh, chuyên chú không tán loạn. Nghiệp dụng của nó làm chỗ nương cho Trí; vì khi đối với cảnh, tâm chuyên chú không tán loạn, nên sanh ra Trí.
5. Huệ: Sáng tỏ. Tánh của Tâm sở này, khi đối với cảnh sáng suốt lựa chọn. Nghiệp dụng của nó, dứt nghi ngờ. Trong khi đối với cảnh, vì có Huệ suy xét, nên quyết định không còn nghi ngờ.
C. TÂM SỞ THIỆN (Có 11 món)
Chữ "Thiện" là hiền lành. Bản tánh của 11 Tâm sở này, hiền lành và làm lợi ích cho chúng sanh.
1. Tín: Tin. Tánh của Tâm sở này, tin chịu những gì có thật (chơn thật), Đức (hình dung), Năng (nghiệp dụng) và làm cho Tâm được thanh tịnh. Nghiệp dụng của nó: đối trị Bất tín và ưa việc lành.
2. Tinh tấn: Tinh chuyên và tấn tới. Tánh của Tâm sở này, siêng năng đoạn các việc dữ, làm các việc lành. Nghiệp dụng của nó đối trị giải đãi và làm viên mãn việc lành.
3. Tàm: Tự xấu hổ. Tánh của Tâm sở này, mỗi khi làm điều gì quấy, tự mình xấu hổ; kính trọng người hiền và ưa việc phải. Ngiệp dụng của nó: đối trị "tâm không biết xấu hổ" và ngăn ngừa việc dữ.
4. Quý: Thẹn với người. Tánh của Tâm sở này, khi mình làm điều gì quấy, thấy người thẹn thùa; không chịu gần người ác, chẳng làm việc dữ. Nghiệp dụng của nó: đối trị "tâm không biết thẹn" và ngăn làm việc ác.
5. Vô tham: không tham lam. Tánh của Tâm sở này, không tham lam, cảnh dục lạc trong tam giới. Nghiệp dụng của nó: đối trị lòng "tham" và ưa làm việc lành.
6. Vô sân: Không sân hận. Tánh của Tâm sở này, khi đối với cảnh trái nghịch, không nóng giận. Nghiệp dụng của nó: đối trị "sân hận" và ưa làm việc lành.
7. Vô si: Không si mê. Tánh của Tâm sở này, khi đối với sự lý, hiểu biết rành rõ không mờ ám. Nghiệp dụng của nó: đối trị "si mê" và ưa làm việc lành.
8. Khinh an: Nhẹ nhàng, thư thới. Tánh của Tâm sở này, làm cho thân tâm nhẹ nhàng khoan khoái, xa lìa những gì nặng nề bực bội. Nghiệp dụng của nó: đối trị "Hôn trầm".
9. Bất phóng dật:Không buông lung, phóng túng. Tánh của Tâm sở này là phòng ngừa việc ác, làm việc lành và không phóng túng. Nghiệp dụng của nó: làm viên mãn việc lành ở thế gian, xuất thế gian và đối trị "Buông lung".
10. Hành xả: Làm rồi không chấp trước. Tánh của Tâm sở này, khi làm các việc phước thiện, không chấp trước, khiến tâm an trụ nơi vô công dụng. Nghiệp dụng của nó: đối trị "Trạo cử" và làm cho tâm an trụ nơi yên tịnh.
11. Bất hại: Không làm tổn hại. Tánh của Tâm sở này không làm tổn hại tất cả chúng hữu tình. Nghiệp dụng của nó: Từ bi thương xót loài vật và đối trị "Tổn hại".
D.CĂN BẢN PHIỀN NÃO (Có 6 món)
Sáu món phiền não này thuộc về ác. Nó làm cội gốc sanh ra các phiền não chi mạc, nên gọi là "Căn bản".
1. Tham: Tham lam. Tánh của Tâm sở này tham lam đắm nhiễm những gì nó ưa thích; như tài sắc, danh vọng,...Nghiệp dụng của nó: làm chướng ngại "Vô tham" và sanh tội khổ.
2. Sân: Nổi nóng. Tánh của Tâm sở này, giận ghét những cảnh trái nghịch. Nghiệp dụng của nó: làm cho thân tâm không yên ổn, chướng ngại tánh "Vô sân" và sanh các tội lỗi.
3. Si: Ngu si, hoặc gọi là "Vô minh" (không sáng suốt). Tánh của Tâm sở này là mê muội, không biết hay dở,phải quấy. Nghiệp dụng của nó sanh ra các pháp tạp nhiễm và chướng ngại tánh "Vô si".
Ba món phiền não tâm sở (Tham, Sân, Si) này, làm chướng ngại ba món Vô lậu là Giới, Định và Huệ.
4.Mạn: Khinh mạn. Tánh của Tâm sở này, ỷ tài năng hoặc thế lực của mình, khinh dễ ngạo mạn người. Nghiệp dụng của nó làm nhơn sanh ra tội lỗi và chướng ngại tánh "không khinh mạn".
5. Nghi: Nghi ngờ, do dự. Tánh của Tâm sở này, nghi ngờ không tin những việc phải, chơn chánh. Nghiệp dụng của nó làm trở ngại việc lành và chướng ngại tánh "không nghi".
6.Ác kiến: Thấy biết thuộc về tội ác, nhiễm ô. Tánh của Tâm sở này, hiểu biết điên đảo, không đúng chánh lý. Nghiệp dụng của nó gây tạo tội khổ và chướng ngại những hiểu biết chơn chánh.
Ác kiến này có 5 món:
1. Thân kiến: Chấp Ta (Ngã).
2. Biên kiến: Chấp một bên, hoặc chấp Ta chết rồi mất hẳn (chấp đoạn), hoặc chấp Ta chết rồi còn hoài (chấp thường).
3. Tà kiến: Chấp tà, mê tín, dị đoan.
4. Kiến thủ: Chấp cứng chỗ hiểu biết của mình là đúng, mặc dù có người biết sai, chỉ bảo lại cũng không nghe.
5. Giới cấm thủ: Chấp giữ theo những giới cấm không chơn chánh của ngoại đạo. Nói rộng ra là chấp theo những tục lệ không hay.
nguoihocphat88
20-06-2008, 04:19 AM
BÀI THỨ TÁM
E. TUỲ PHIỀN NÃO (Có 20 món)
Hai mươi món phiền não này, là tuỳ thuộc 6 món Căn bản phiền não trên mà sanh khởi. Vì phạm vi tương ưng của nó có rộng và hẹp không đồng, nên chia làm ba loại:
I. TIỂU TUỲ, có 10 món, mỗi món tự lực sanh khởi, phạm vi tương ưng nhỏ hẹp, nên gọi là "Tiểu".
1. Phẫn: Giận. Tánh của tâm sở này, khi gặp cảnh trái nghịch, nóng giận. Nghiệp dụng của nó là hay làm tổn hại người, vật và chướng ngại tánh không nóng giận.
2. Hận: Hờn. Khi gặp cảnh nghịch, trước nóng giận rồi sau mới hờn. Tánh của Tâm sở này là ôm ấp sự oán ghét không bỏ. Nghiệp dụng của nó là nóng nảy, buồn phiền và hay làm chướng ngại tánh không hờn.
3. Phú: Che giấu. Tánh của tâm sở này, vì sợ mất danh giá và tài lợi, nên che giấu tội lỗi của mình. Nghiệp dụng của nó là hay ăn năn, buồn và chướng ngạitánh không che giấu.
4. Não: Buồn buồn. Khi gặp cảnh nghịch, trước giận hờn rồi sau mới buồn. Tánh của Tâm sở này hay nhớ lại những cảnh trái nghịch đã qua, rồi sanh buồn phiền. Nghiệp dụng của nó là chướng ngại tánh không buồn.
5. Tật: tật đố, ganh ghét. Tánh của tâm sở này hay ganh ghét đố kî những gì mà người ta hơn mình. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại tánh không tật đố và sầu khổ lo buồn.
6. Xan: Bỏn xẻn. Tánh của tâm sở này, bỏn xẻn, rích rắm, không chịu ban bố tiền tài hay giáo pháp cho người. Nghiệp dụng của nó là làm bộ quê mùa, ăn mặt nghèo cực, để tích trử tài sản và làm chướng ngại không bỏn xẻn.
7. Cuống: Dối. Tánh của tâm sở này, dối gạt người để lợi mình. Nghiệp dụng của nó là làm việc không chơn chánh để nuôi sống và chướng ngại tánh không dối gạt.
8. Siểm: Bợ đở, nịnh hót. Tánh của tâm sở này, lựa thời thế nịnh hót, bợ đỡ người. Nghiệp dụng của nó là không nghe lời chỉ giáo chơn chánh của thầy, bạn và làm chướng ngại tánh không dua nịnh.
9. Hại: Tổn hại. Tánh của tâm sở này làm tổn hại các loài hữu tình. Nghiệp dụng của nó là làm bức não người, vật và chướng ngại tánh không tổn hại.
10. Kiêu: Kiêu căng. Tánh của tâm sở này, vì thấy mình giàu sang, quyền tước hoặc tài năng, rồi sanh ra kiêu cách và ngạo nghễ. Nghiệp dụng của nó là làm nhơn sanh ra nhiễm ô, tội lỗi và chướng ngại tánh không kiêu căng.
II. TRUNG TUỲ, có hia món là Vô tàm và Vô quý; vì hai món Tâm sở này, duyên các Tâm sở bất thiện, phạm vi tương ưng của nó trung bình, nên gọi là "trung tuỳ".
11. Vô tàm: Tự mình không biết, xấu hổ. Tánh của tâm sở này, khi làm việc quấy không biết tự hổ, khinh dễ những người hiền thiện. Nghiệp dụng của nó là làm tăng trưởng việc ác và chướng ngại tánh biết xấu hổ.
12. Vô quý: Không biết thẹn với người. Tánh và tâm sở này, khi làm việc quấy, không biết thẹn với người, ưa làm việc tội ác. Nghiệ dụng của nó là làm tăng trưởng việc ác và chướng ngại tánh biết thẹn.
III. ĐẠI TÙY, có 8 món sau đây. Tám món Tâm sở này biến khắp các Tâm sở bất thiện, phạm vi của nó rộng hơn hai món Trung tuỳ trước, nên gọi là "Đại tuỳ".
13. Trao cử: Lao chao. Tánh của Tâm sở này làm cho thân tâm chao động không yên tịnh. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại Định và Hành xả.
14. Hôn trần: Mờ tối trầm trọng. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm khi đối với quán cảnh mờ mịt không sáng suốt. Nghiệp dụng của nó là làm hướng ngại Huệ và khinh an.
15. Bất tín: Không tin. Tánh của Tâm sở này là không tin các pháp lành, làm cho tâm tánh ô nhiễm. Nghiệp dụng của nó hay sanh giải đãi và chướng ngại tâm thanh tịnh.
16. Giãi đãi: Biếng nhác trễ nãi, Tánh của Tâm sở này là biếng nhác, không lo đoạn ác và tu thiện. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại tinh tấn và tăng trưởng tánh nhiễm ô.
17. Phóng dật: Buông lung. Tánh của Tâm sở này phóng túng, buông lung, không thúc liễm thân tâm để đoạn ác tu thiện. Nghiệp dụng của nó là làm tăng ác tổn thiện, và chướng ngại tánh không buông lung.
18. Thất niệm: Mất chánh niệm. Tánh của Tâm sở này không nhớ cảnh đã duyên. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại chánh niệm và sanh tán loạn.
19. Tán loạn: Rối loạn. Tánh của Tâm sở này làm cho tâm rối loạn. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại chánh định và sanh ra ác huệ.
20. Bất chánh tri: Biết không chơn chánh. Tánh của Tâm sở này, khi đối với cảnh, hiểu biết sai lầm. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại cái hiểu biết chơn chánh và sanh ra phạm giới.
Hỏi:_ Ba món Tâm sở: Trạo cử, Tán loạn và phóng dật khác nhau thế nào?
Đáp:_ Trạo cử là lao chao; dụ như con ngựa đứng một chổ trong chuồng, nhưng đầu và mình vẫn lắc qua lắc lại không yên._Tán loạn là rối loạn; dụ như con ngựa chạy lăng xăng trong chuồng._Phóng dật là buông lung; dụ như con ngựa đã thoát ra khỏi chuồng, tuôn vào lúa mạ của người.
Hỏi:_ Bốn món Tâm sở: Sân, phẫn, Hận và Não, Hành tướng khác nhau thế nào?
Đáp:_ Sân là nổi nóng, dụ như lữa rơm. Phẫn là giận, dụ như lữa củi. Hận là hờn; dụ như lữa than. Não là buồn, dụ như tro nóng.
Hỏi:_ Siêng năng làm việc quấy, có phải là Tinh tấn Tâm sở không?
Đáp:_ Không phải. Siêng năng làm việc quấy là phóng dật Tâm sở.
E. TUỲ PHIỀN NÃO (Có 20 món)
Hai mươi món phiền não này, là tuỳ thuộc 6 món Căn bản phiền não trên mà sanh khởi. Vì phạm vi tương ưng của nó có rộng và hẹp không đồng, nên chia làm ba loại:
I. TIỂU TUỲ, có 10 món, mỗi món tự lực sanh khởi, phạm vi tương ưng nhỏ hẹp, nên gọi là "Tiểu".
1. Phẫn: Giận. Tánh của tâm sở này, khi gặp cảnh trái nghịch, nóng giận. Nghiệp dụng của nó là hay làm tổn hại người, vật và chướng ngại tánh không nóng giận.
2. Hận: Hờn. Khi gặp cảnh nghịch, trước nóng giận rồi sau mới hờn. Tánh của Tâm sở này là ôm ấp sự oán ghét không bỏ. Nghiệp dụng của nó là nóng nảy, buồn phiền và hay làm chướng ngại tánh không hờn.
3. Phú: Che giấu. Tánh của tâm sở này, vì sợ mất danh giá và tài lợi, nên che giấu tội lỗi của mình. Nghiệp dụng của nó là hay ăn năn, buồn và chướng ngạitánh không che giấu.
4. Não: Buồn buồn. Khi gặp cảnh nghịch, trước giận hờn rồi sau mới buồn. Tánh của Tâm sở này hay nhớ lại những cảnh trái nghịch đã qua, rồi sanh buồn phiền. Nghiệp dụng của nó là chướng ngại tánh không buồn.
5. Tật: tật đố, ganh ghét. Tánh của tâm sở này hay ganh ghét đố kî những gì mà người ta hơn mình. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại tánh không tật đố và sầu khổ lo buồn.
6. Xan: Bỏn xẻn. Tánh của tâm sở này, bỏn xẻn, rích rắm, không chịu ban bố tiền tài hay giáo pháp cho người. Nghiệp dụng của nó là làm bộ quê mùa, ăn mặt nghèo cực, để tích trử tài sản và làm chướng ngại không bỏn xẻn.
7. Cuống: Dối. Tánh của tâm sở này, dối gạt người để lợi mình. Nghiệp dụng của nó là làm việc không chơn chánh để nuôi sống và chướng ngại tánh không dối gạt.
8. Siểm: Bợ đở, nịnh hót. Tánh của tâm sở này, lựa thời thế nịnh hót, bợ đỡ người. Nghiệp dụng của nó là không nghe lời chỉ giáo chơn chánh của thầy, bạn và làm chướng ngại tánh không dua nịnh.
9. Hại: Tổn hại. Tánh của tâm sở này làm tổn hại các loài hữu tình. Nghiệp dụng của nó là làm bức não người, vật và chướng ngại tánh không tổn hại.
10. Kiêu: Kiêu căng. Tánh của tâm sở này, vì thấy mình giàu sang, quyền tước hoặc tài năng, rồi sanh ra kiêu cách và ngạo nghễ. Nghiệp dụng của nó là làm nhơn sanh ra nhiễm ô, tội lỗi và chướng ngại tánh không kiêu căng.
II. TRUNG TUỲ, có hia món là Vô tàm và Vô quý; vì hai món Tâm sở này, duyên các Tâm sở bất thiện, phạm vi tương ưng của nó trung bình, nên gọi là "trung tuỳ".
11. Vô tàm: Tự mình không biết, xấu hổ. Tánh của tâm sở này, khi làm việc quấy không biết tự hổ, khinh dễ những người hiền thiện. Nghiệp dụng của nó là làm tăng trưởng việc ác và chướng ngại tánh biết xấu hổ.
12. Vô quý: Không biết thẹn với người. Tánh và tâm sở này, khi làm việc quấy, không biết thẹn với người, ưa làm việc tội ác. Nghiệ dụng của nó là làm tăng trưởng việc ác và chướng ngại tánh biết thẹn.
III. ĐẠI TÙY, có 8 món sau đây. Tám món Tâm sở này biến khắp các Tâm sở bất thiện, phạm vi của nó rộng hơn hai món Trung tuỳ trước, nên gọi là "Đại tuỳ".
13. Trao cử: Lao chao. Tánh của Tâm sở này làm cho thân tâm chao động không yên tịnh. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại Định và Hành xả.
14. Hôn trần: Mờ tối trầm trọng. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm khi đối với quán cảnh mờ mịt không sáng suốt. Nghiệp dụng của nó là làm hướng ngại Huệ và khinh an.
15. Bất tín: Không tin. Tánh của Tâm sở này là không tin các pháp lành, làm cho tâm tánh ô nhiễm. Nghiệp dụng của nó hay sanh giải đãi và chướng ngại tâm thanh tịnh.
16. Giãi đãi: Biếng nhác trễ nãi, Tánh của Tâm sở này là biếng nhác, không lo đoạn ác và tu thiện. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại tinh tấn và tăng trưởng tánh nhiễm ô.
17. Phóng dật: Buông lung. Tánh của Tâm sở này phóng túng, buông lung, không thúc liễm thân tâm để đoạn ác tu thiện. Nghiệp dụng của nó là làm tăng ác tổn thiện, và chướng ngại tánh không buông lung.
18. Thất niệm: Mất chánh niệm. Tánh của Tâm sở này không nhớ cảnh đã duyên. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại chánh niệm và sanh tán loạn.
19. Tán loạn: Rối loạn. Tánh của Tâm sở này làm cho tâm rối loạn. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại chánh định và sanh ra ác huệ.
20. Bất chánh tri: Biết không chơn chánh. Tánh của Tâm sở này, khi đối với cảnh, hiểu biết sai lầm. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại cái hiểu biết chơn chánh và sanh ra phạm giới.
Hỏi:_ Ba món Tâm sở: Trạo cử, Tán loạn và phóng dật khác nhau thế nào?
Đáp:_ Trạo cử là lao chao; dụ như con ngựa đứng một chổ trong chuồng, nhưng đầu và mình vẫn lắc qua lắc lại không yên._Tán loạn là rối loạn; dụ như con ngựa chạy lăng xăng trong chuồng._Phóng dật là buông lung; dụ như con ngựa đã thoát ra khỏi chuồng, tuôn vào lúa mạ của người.
Hỏi:_ Bốn món Tâm sở: Sân, phẫn, Hận và Não, Hành tướng khác nhau thế nào?
Đáp:_ Sân là nổi nóng, dụ như lữa rơm. Phẫn là giận, dụ như lữa củi. Hận là hờn; dụ như lữa than. Não là buồn, dụ như tro nóng.
Hỏi:_ Siêng năng làm việc quấy, có phải là Tinh tấn Tâm sở không?
Đáp:_ Không phải. Siêng năng làm việc quấy là phóng dật Tâm sở.
nguoihocphat88
20-06-2008, 04:23 AM
BÀI THỨ CHÍN
G. BẤT ĐỊNH TÂM SỞ (Có 4 món)
Bốn món Tâm sở này không nhất định thiện hay ác, nên gọi là "Bất định".
1. Hối: ăn năn. Chỗ khác gọi là "Ố tác": ghét việc làm đã qua; cũng là dị danh của "Hối". Tánh của Tâm sở này, ăn năn việc làm đã qua. Nghiệp dụng của nó làm chướng ngại Định.
Aên năn có khi thiện mà cũng có lúc lại ác. Như ăn năn: Vừa rồi mình sân si đánh đập người thật bậy quá, như thế là thiện. Aên năn: Vừa rồi sao mình không trộm lấy đồ vật của người, như thế là ác.
2. Miên: Ngủ. Tánh của Tâm sở nàylàm cho tâm mờ mịt, thân không tự tại. Nghiệp dụng của nó làm chướng ngại quán tưởng. Ngủ cũng có khi thiệm mà cũng có khi ác: Ngủ phải thời là thiện, còn ngủ trong khi nghe kinh hay niệm Phật là ác.
3. Tầm: Tìm cầu. Tâm sở này thiện ác không nhứt định, chỉ tuỳ theo trường hợp. Tánh của nó làm cho tâm đối với cảnh danh ngôn của ý thức (ý ngôn cảnh) sanh khởi thô động. Nghiệp dụng của nó là làm cho thân tâm chẳng yên.
4. Tư: Chính chắn xét Tâm sở này cũng có thiện và ác, tuỳ theo trường hợp. Tánh của nó làm cho tâm đối với cảnh danh ngôn của ý thức, sanh khởi tế nhị. Nghiệp dụng của nó làm cho thân tâm được yên.
Tóm lại, tất cả chúng sanh hằng ngày tạo nghiệp lành hay dữ, chịu quả báo khổ hay vui, không vượt ra ngoài phạm vi của 8 món Tam Vương và 51 món Tâm sở này.
***
III. SẮC PHÁP
(Có 11 món)
sắc pháp là thuộc về sắc (những cái thuộc về sắc). Sắc có hai loại: 1. Hình sắc, như dài, ngắn, vuông,tròn, ...2. Màu sắc, như xanh, đỏ, trắng, vàng, ...
sắc có 11 món là 5 căn: Nhãn căn, Nhỉ căn, Tỹ căn, Thiệt căn, Thân căn và 6 trần: Sắc trần, Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần, và pháp trần.
Sắc pháp là tướng phần ảnh tượng của Tâm Vương và Tâm sở (nhị sở hiện ảnh cố).
1. Nhãn căn: Con mắt. Chữ "Căn" có nghĩa là làm chỗ nương cho thức và phát sanh ra thức. Năm căn, căn nào cũng có hai thứ: 1. Tinh tế và ở bên trong, gọi là "Thắng nghĩa căn", 2. Thô phù, ở bên ngoài, gọi là "Phù trần căn".
Hình tướng của con mắt như trái nho. Nghiệp dụng của nó chiếu soi các sắc.
2. Nhĩ căn: Lỗ tai. Hình tướng của tai như lá sen non. Nghiệp dụng của nó hay nghe các tiếng.
3. Ty căn: Lỗ mũi. Hình tướng của lỗ mũi như hai ngón tay xuổi xuống. Nghiệp dụng của nó hay ngửi các mùi thơm và hôi.
4. Thiệt căn: Cái lưỡi. Hình tướng của lưỡi như trăng lưỡi liềm. Nghiệp dụng của nó nếm các vị và nói năng kêu gọi.
5. Thân căn: Thân thể. Chữ "thân" có hai nghĩa: Tích tụ các bộ phận và làm chỗ nương cho các căn. Nghiệp dụng của nó là duyên xúc trần. Như nặng, nhẹ, trơn, nhám, ...
6. Sắc trần: cảnh bị thấy của con mắt. Chữ "trần" có nghĩa nhiễm ô và bụi bặm. Sắc trần có 25 món: 1. Xanh, 2. Vàng, 3. Đỏ, 4. Trắng, 5. Dài, 6. Ngắn, 7. Vuông, 8. Tròn, 9. To, 10. Nhỏ, 11. Cao, 12. Thấp, 13. Ngay, 14. Xiên, 15. Ánh sáng, 16. Bóng, 17. Sáng, 18. Tối, 19. Khói, 20. Bụi, 21. Mây, 22. Mù, 23. Cực lược sắc (sắc rất nhỏ) và cực hánh sắc (sắc rất xa), 24. Biểu sắc (sắc, có nêu ra được), 25. Sắc hư không.
7. Thinh trần: Tiếng, cảnh bị nghe của tai. Có 12 loại tiếng: 1. Tiếng: cái tướng bị nghe của tai (nói chung các tiếng), 2. Tiếng vừa ý, 3. Tiếng không vừa ý, 4. Tiếng bình thường (không ưa ghét), 5. Tiếng loài hữu tình (tiếng nói), 6. Tiếng loài vô tình (tiếng cây, ...), 7. Tiếng thuộc cả hữu tình và vô tình (như tiếng trống do tay người ta đánh), 8. Tiếng thuộc về thế tục nói, 9. Tiếng thuộc về của Thánh giả, 10. Tiếng của ngoại đạo nói (do Biến kế sở chấp), 11. Tiếng nói chánh (Thánh ngôn)(như thật có thấy, nghe, hay, biết thì nói có thấy nghe, hay và biết; không thấy nghe, hay, biết thì nói không thấy, nghe, hay, biết, như thế gọi là 8 lời nói chánh), 12. Tiếng vang.
8. Hương trần: Mùi, cảnh bị ngửi của mũi. Có 6 thứ mùi: 1. Mùi thơm, 2. Mùi hôi, 3. Mùi không thơm hơi, 4. Mùi từ bản chất sanh (cu sanh hương), 5. Mùi do chế tạo mà có (hoà hiệp hương), 6. Mùi do sự biến đổi mà sanh.
9. Vị trần:Vị, cảnh bị nếm của lưỡi. Có 12 thứ vị: 1. Vị đắng, 2. Vị chua, 3. Vị ngọt, 4. Vị cay, 5. Vị mặn, 6. Vịlạt, 7. Vị vừa ý, 8. Vị không vừa ý, 9. Vị bình thường, 10. Vị từ bản chất sanh, 11. Vị do hoà hiệp chế tạo mà có, 12. Vị do biến đổi ma sanh.
10. Xúc trần: Xúc, cảnh bị biết của thân. Xúc trần có 24 món: 1. Đất, 2. Nước, 3. Gió, 4. Lữa, 5. Nhẹ, 6. Nặng, 7. Nhám, 8. Trơn, 9. Hưởn, 10. Gấp, 11. Lạnh, 12. Nóng, 13. Cứng, 14. Mềm, 15. Đói, 16. Khát, 17. No, 18. Sức lực, 19. Yếu, 20. Buồn, 21. Ngứa, 22. Dính, 23. Già, 24. Bịnh, 25. Chết, 26. Ốm.
11. Pháp trần: Cái bóng dáng của năm trần còn lưu lai trong ý thứic. Nghĩa là khi mắt không còn thấy sắc, tai không còn nghe tiếng, cho đến thân không còn biết xúc, mà trong ý thức vẫn nhớ lại bóng dáng của 5 trần; cái bóng dáng đó lsà pháp trần. Trong Duy thức gọi là "lạc tạ ảnh tử" (cái bóng rớt lại). Đây là cảnh bị biết của ý thức. Pháp trần có 5 loại:
1. Cực lược sắc: Sắc rất nhỏ như vi trần.
2. Cực hánh sắc: Sắc rất xa, như thấy tăm tăm mù mù.
3. Định quả sắc: Những sắc tướng do tu định hiện ra. Như các vị Bồ Tát, khi nhập định hiện ra nước, lửa, thế giới, ...
4. Vô biểu sắc: Sắc không nêu bày ra được; như khi thọ giới, ý thức lãnh thọ mà có, nên cũng gọi là "thọ sở dẫn sắc" (sắc do thọ giới dẫn sanh).
5. Biến kế sở chấp sắc: Sắc do ý thức vọng tưởng phân biệt sanh, chẳng thật.
G. BẤT ĐỊNH TÂM SỞ (Có 4 món)
Bốn món Tâm sở này không nhất định thiện hay ác, nên gọi là "Bất định".
1. Hối: ăn năn. Chỗ khác gọi là "Ố tác": ghét việc làm đã qua; cũng là dị danh của "Hối". Tánh của Tâm sở này, ăn năn việc làm đã qua. Nghiệp dụng của nó làm chướng ngại Định.
Aên năn có khi thiện mà cũng có lúc lại ác. Như ăn năn: Vừa rồi mình sân si đánh đập người thật bậy quá, như thế là thiện. Aên năn: Vừa rồi sao mình không trộm lấy đồ vật của người, như thế là ác.
2. Miên: Ngủ. Tánh của Tâm sở nàylàm cho tâm mờ mịt, thân không tự tại. Nghiệp dụng của nó làm chướng ngại quán tưởng. Ngủ cũng có khi thiệm mà cũng có khi ác: Ngủ phải thời là thiện, còn ngủ trong khi nghe kinh hay niệm Phật là ác.
3. Tầm: Tìm cầu. Tâm sở này thiện ác không nhứt định, chỉ tuỳ theo trường hợp. Tánh của nó làm cho tâm đối với cảnh danh ngôn của ý thức (ý ngôn cảnh) sanh khởi thô động. Nghiệp dụng của nó là làm cho thân tâm chẳng yên.
4. Tư: Chính chắn xét Tâm sở này cũng có thiện và ác, tuỳ theo trường hợp. Tánh của nó làm cho tâm đối với cảnh danh ngôn của ý thức, sanh khởi tế nhị. Nghiệp dụng của nó làm cho thân tâm được yên.
Tóm lại, tất cả chúng sanh hằng ngày tạo nghiệp lành hay dữ, chịu quả báo khổ hay vui, không vượt ra ngoài phạm vi của 8 món Tam Vương và 51 món Tâm sở này.
***
III. SẮC PHÁP
(Có 11 món)
sắc pháp là thuộc về sắc (những cái thuộc về sắc). Sắc có hai loại: 1. Hình sắc, như dài, ngắn, vuông,tròn, ...2. Màu sắc, như xanh, đỏ, trắng, vàng, ...
sắc có 11 món là 5 căn: Nhãn căn, Nhỉ căn, Tỹ căn, Thiệt căn, Thân căn và 6 trần: Sắc trần, Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần, và pháp trần.
Sắc pháp là tướng phần ảnh tượng của Tâm Vương và Tâm sở (nhị sở hiện ảnh cố).
1. Nhãn căn: Con mắt. Chữ "Căn" có nghĩa là làm chỗ nương cho thức và phát sanh ra thức. Năm căn, căn nào cũng có hai thứ: 1. Tinh tế và ở bên trong, gọi là "Thắng nghĩa căn", 2. Thô phù, ở bên ngoài, gọi là "Phù trần căn".
Hình tướng của con mắt như trái nho. Nghiệp dụng của nó chiếu soi các sắc.
2. Nhĩ căn: Lỗ tai. Hình tướng của tai như lá sen non. Nghiệp dụng của nó hay nghe các tiếng.
3. Ty căn: Lỗ mũi. Hình tướng của lỗ mũi như hai ngón tay xuổi xuống. Nghiệp dụng của nó hay ngửi các mùi thơm và hôi.
4. Thiệt căn: Cái lưỡi. Hình tướng của lưỡi như trăng lưỡi liềm. Nghiệp dụng của nó nếm các vị và nói năng kêu gọi.
5. Thân căn: Thân thể. Chữ "thân" có hai nghĩa: Tích tụ các bộ phận và làm chỗ nương cho các căn. Nghiệp dụng của nó là duyên xúc trần. Như nặng, nhẹ, trơn, nhám, ...
6. Sắc trần: cảnh bị thấy của con mắt. Chữ "trần" có nghĩa nhiễm ô và bụi bặm. Sắc trần có 25 món: 1. Xanh, 2. Vàng, 3. Đỏ, 4. Trắng, 5. Dài, 6. Ngắn, 7. Vuông, 8. Tròn, 9. To, 10. Nhỏ, 11. Cao, 12. Thấp, 13. Ngay, 14. Xiên, 15. Ánh sáng, 16. Bóng, 17. Sáng, 18. Tối, 19. Khói, 20. Bụi, 21. Mây, 22. Mù, 23. Cực lược sắc (sắc rất nhỏ) và cực hánh sắc (sắc rất xa), 24. Biểu sắc (sắc, có nêu ra được), 25. Sắc hư không.
7. Thinh trần: Tiếng, cảnh bị nghe của tai. Có 12 loại tiếng: 1. Tiếng: cái tướng bị nghe của tai (nói chung các tiếng), 2. Tiếng vừa ý, 3. Tiếng không vừa ý, 4. Tiếng bình thường (không ưa ghét), 5. Tiếng loài hữu tình (tiếng nói), 6. Tiếng loài vô tình (tiếng cây, ...), 7. Tiếng thuộc cả hữu tình và vô tình (như tiếng trống do tay người ta đánh), 8. Tiếng thuộc về thế tục nói, 9. Tiếng thuộc về của Thánh giả, 10. Tiếng của ngoại đạo nói (do Biến kế sở chấp), 11. Tiếng nói chánh (Thánh ngôn)(như thật có thấy, nghe, hay, biết thì nói có thấy nghe, hay và biết; không thấy nghe, hay, biết thì nói không thấy, nghe, hay, biết, như thế gọi là 8 lời nói chánh), 12. Tiếng vang.
8. Hương trần: Mùi, cảnh bị ngửi của mũi. Có 6 thứ mùi: 1. Mùi thơm, 2. Mùi hôi, 3. Mùi không thơm hơi, 4. Mùi từ bản chất sanh (cu sanh hương), 5. Mùi do chế tạo mà có (hoà hiệp hương), 6. Mùi do sự biến đổi mà sanh.
9. Vị trần:Vị, cảnh bị nếm của lưỡi. Có 12 thứ vị: 1. Vị đắng, 2. Vị chua, 3. Vị ngọt, 4. Vị cay, 5. Vị mặn, 6. Vịlạt, 7. Vị vừa ý, 8. Vị không vừa ý, 9. Vị bình thường, 10. Vị từ bản chất sanh, 11. Vị do hoà hiệp chế tạo mà có, 12. Vị do biến đổi ma sanh.
10. Xúc trần: Xúc, cảnh bị biết của thân. Xúc trần có 24 món: 1. Đất, 2. Nước, 3. Gió, 4. Lữa, 5. Nhẹ, 6. Nặng, 7. Nhám, 8. Trơn, 9. Hưởn, 10. Gấp, 11. Lạnh, 12. Nóng, 13. Cứng, 14. Mềm, 15. Đói, 16. Khát, 17. No, 18. Sức lực, 19. Yếu, 20. Buồn, 21. Ngứa, 22. Dính, 23. Già, 24. Bịnh, 25. Chết, 26. Ốm.
11. Pháp trần: Cái bóng dáng của năm trần còn lưu lai trong ý thứic. Nghĩa là khi mắt không còn thấy sắc, tai không còn nghe tiếng, cho đến thân không còn biết xúc, mà trong ý thức vẫn nhớ lại bóng dáng của 5 trần; cái bóng dáng đó lsà pháp trần. Trong Duy thức gọi là "lạc tạ ảnh tử" (cái bóng rớt lại). Đây là cảnh bị biết của ý thức. Pháp trần có 5 loại:
1. Cực lược sắc: Sắc rất nhỏ như vi trần.
2. Cực hánh sắc: Sắc rất xa, như thấy tăm tăm mù mù.
3. Định quả sắc: Những sắc tướng do tu định hiện ra. Như các vị Bồ Tát, khi nhập định hiện ra nước, lửa, thế giới, ...
4. Vô biểu sắc: Sắc không nêu bày ra được; như khi thọ giới, ý thức lãnh thọ mà có, nên cũng gọi là "thọ sở dẫn sắc" (sắc do thọ giới dẫn sanh).
5. Biến kế sở chấp sắc: Sắc do ý thức vọng tưởng phân biệt sanh, chẳng thật.
nguoihocphat88
20-06-2008, 04:28 AM
BÀI THỨ MƯỜI
IV. TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP (Có 24 món)
Tâm bất tương ưng hành pháp, gọi tắt là "Bất tương ưng hành". Chữ "Hành pháp" là những pháp thuộc về "Hành uẩn". Hành uẩn là một trong năm uẩn.
Chữ "Hành" là sanh diệt dời đổi; chữ "Uẩn" là chứa nhóm. Hành uẩn có 2 loại:
1. Tương ưng hành uẩn, tức là các tâm sở (51 món). Chữ "Tương ưng" là ưng thuận với Tâm Vương.
2. Bất Tương ưng hành uẩn, tức là 24 món "Bất tương ưng hành" sau đây; 24 món này không tương ưng với tâm, chúng chỉ y ba phần: Tâm Vương, tâm sở và sắc pháp mà giả thành lập.(Tam, phần vị sai biệt cố).
1. Đắc: Được, trái với mất. Thí như "Tôi được đồng xu", cố nhiên phải có đồng xu là "sắc pháp", và nhãn thức để thấy, ý thức để phân biệt là tâm pháp, cùng với các tâm sở chung khởilà tâm sở pháp; phải đủ cả ba phần như thế, mới thành nghĩa "được".
2. Mạng căn: Thân mạng. Do nghiệp đời trước kéo dẫn, làm cho thần thức thọ thân, sống trong một thời gian hoặc lâu hay mau, gọi là "mạng căn".
3. Chúng đồng phận:Cũng như chữ "đồng loại". Các loại chúng sanh hoặc hữu tình hay vô tình, loài nào đồng với loài nấy. Như loài người đồng với người; loài vật đồng với vật.
4. Di sanh tánh: Những loài sanh ra khác với Thánh nhơn, tức là phàm phu;chỗ khác gọi "Phi đắc": Chúng phàm phu không được Thánh quả. Bởi thế nên gọi "Di sanh tánh" hay "phi đắc" đều được cả.
5. Vô tưởng định: Định này diệt hết các tâm vương và tâm sở của 6 thức trước. Song đây chỉ gọi "Vô tưởng" là vì "tưởng" làm chủ động vậy.
6. Diệt tận định: Định này không những diệt hết các tâm vương và tâm sở của 6 thức trước, mà diệt luôn cả phần tạp nhiễm của tâm vương tâm sở về thức thứ Bảy.
Vô tưởng định là định của phàm phu; còn Diệt tận định là định của Thánh nhơn.
7. Vô tưởng báo: Người ở cõi Dục tu Vô tưởng định, sau khi mạng chung, đặng báo thân ở cõi trời Vô tưởng.
8. Danh thân: Tên hay danh từ. Có danh từ đơn và danh từ kép.
9. Cú thân: Câu. Do ráp nhiều tiếng thành câu; câu có ngắn và dài.
10. Văn thân: Chữ. Chữ là chỗ y chỉ của danh từ và câu.
11. Sanh: Sanh ra. Nghĩa là từ hồi nào đến giờ không có, nay mới có.
12. Trụ: Ở. Những vật đã sanh ra rồi, còn lưu lại trong một thời gian , chưa diệt.
13. Lão: Già, suy yếu gần chết.
14. Vô thường: Không thường, biệt danh của chết.
15. Lưu chuyển: Xoay vần, nhơn quả trước sau nối nhau không dứt.
16. Định vị: Nhơn quả lành, dữ kkhác nhau, không lộn lạo.
17. Tương ưng: Ưng thuận với nhau. Như nhơn nào quả nấy, cân xứng với nhau.
(Hỏi: Cả 24 món, đều gọi là "Bất tương ưng hành" tại sao món thứ 17 này lại gọi là "Tương ưng"?_Đáp: Nói "Bất tương ưng" là để phân biệt 24 món này, không phải là tương ưng tâm sở.còn về món thứ 17 này mà gọi là "Tương ưng", là do Sắc, Tâm và Tâm sở hoà hợp mà nói, nên không đồng với "Tương ưng tâm sở" trước).
18. Thế tốc:Các pháp hữu vi xoay vần mau lẹ như chong chóng.
19. Thứ đệ:Thứ lớp, trật tự không có lộn lạo.
20. Thời: Thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai.
21. Phương: Không gian: Đông, tây, Nam, Bắc, tứ duy, thượng hạ.
22. Số: Số lượng. Như: một, hai, ba, bốn cho đến trăm, ngàn ..
23. Hoà hợp tánh: Các duyên hoà hợp không có trái nhau.
24. Bất hoà hợp tánh: Những pháp chống trái, không hoà hợp với nhau.
Nói tóm lại, từ trước đến đây đã kể 94 pháp: 8 món Tâm vương, 51 món Tâm sở, 11 món Sắc pháp, 24 món Bất tương ưng hành, đều thuộc về pháp hữu vi có sanh diệt biến đổi. Sáu pháp sau đây thuộc về vô vi.
Chữ "hữu vi" là những gì có tạo tác, có sanh diệt, không thường còn. "Vô vi" là những gì không tạo tác, không sanh diệt, không tăng giảm, vắng lặng thường còn.
***
V. VÔ VI PHÁP
(CÓ 6 MÓN)
Pháp Vô vi không sanh diệt, không biến đổi, không phải như các pháp hữu vi là Tâm vương, Tâm sở, Sắc pháp, Bất tương ưng hành có sanh diệt biến đổi. Do các pháp hữu vi (94 món) diệt rồi, thì pháp vô vi mới hiện bày (Tứ, sở hiển thị cố).
Thật ra, vô vi không phải có 6 pháp, song vì theo từng khía cạnh của nó để giải thích, nên đặt ra 6 tên.
1. Hư không vô vi: Chơn như hay Pháp tánh, không thể dùng ý thức suy nghĩ hay lời nói luận bàn được. Nó phi sắc, phi tâm, không sanh diệt, không cấu tịnh, không tăng giảm nên gọi là "Vô vi".
Bởi nó không ngã, không pháp, rời các cấu nhiễm, rỗng rang như hư không, nên gọi là "Hư không vô vi".Đây là theo thí dụ mà đặt tên.
2. Trạch diệt vô vi:Do dùng trí huệ Vô lậu, lựa chọn diệt trừ hết các nhiễm ô, nên chơn như vô vi mới hiện. Vì thế nên gọi là "Trạch diệt vô vi".
3. phi trạch diệt vô vi:Vô vi không cần lựa chọn diệt trừ các phiền não. Có hai nghĩa:
a) Tánh chơn như vốn thanh tịnh, không phải do lựa chọn diệt trừ các phiền não nhiễm ô mới có, nên gọi là "Phi trạch diệt".
b) Các pháp hữu vi tạp nhiễm, vì thiếu duyên không sanh khởi, nên pháp vô vi được hiện. Bởi thế nên gọi "Phi trạch diệt".
4. Bất động diệt vô vi: Đệ tứ thiền đã lìa được ba định dưới, ra khỏi tam tai (đao binh tai, hỏa tai, thuỷ tai) không còn bị mừng, giận, thương, ghét ...làm chao động nơi tâm, nên gọi là "Bất động diệt".
5. Thọ tưởng diệt vô vi: Khi được Diệt tận định, diệt trừ hết "thọ" và "tưởng" tâm sở nên gọi là "Thọ tưởng diệt vô vi".
6. Chơn như vô vi: Không phải Vọng, gọi là Chơn (không biến kế sở chấp); không phải điên đảo gọi là Như (không y tha khởi), tức là thật tánh của các pháp (Viên thành thật).
Trong luận Đại thừa trăm pháp này, ngoại nhơn hỏi hai câu:
Tất cả pháp là gì?
Thế nào là không thật (vô ngã)?
Từ trước đến đây, Luận chủ lược nói 100 pháp, để trả lời câu hỏi thứ nhất rồi, sau đây trả lời về câu hỏi thứ hai.
PHẦN THỨ HAI
NÓI "KHÔNG THẬT" (VÔ NGÃ)
Chánh văn
Nói "không thật" (vô ngã), tóm có 2 loại:
Nhơn (người ) không thật.
Pháp (vật) không thật.
Người đời chấp tất cả các pháp thật có, tức là chấp Ngã (Thật). Chấp Thật (Ngã) có hai:
1. Nhơn (người) thật.
2. Pháp (vật) thật.
Chấp thân này thật có, gọi là Nhơn thật. Chấp núi sông tất cả các cảnh vật bên ngòai thật có, gọi là Pháp thật.
Do chấp thật có (ngã) nên sanh ra tham, sân, si rồi tạo ra các nghiệp, sanh tử luân hồi trong lục đạo. Bởi thế nên Phật nói:
"Tất cả Pháp không thật".
Nói "Tất cả pháp" tức là bao trùm cả loài hữu tình và vô tình. Loài hữu tình không thật có là "Nhơn không thật". Loài vô tình như hoàn cảnh, sự vật không thật có, là "Pháp không thật".
KẾT LUẬN
Từ trước đến đây, lược nói 100 pháp thì đã bao trùm Nhơn và Pháp. Phàm phu chấp cả Nhơn và Pháp đều thật có. Tiểu thừa chỉ chấp Pháp là thật có.
Trong luận này nói: 8 món Tâm vương là tự thể của thức và hơn tất cả (nhứt thế tối thắng cố). 51 món tâm sở là phần sở hữu và tương ưng của thức (dữ thử tương ưng cố). 11 món sắc pháp là phần hình bóng, do Tâm vương và Tâm sở hiện ra (nhị sở hiện ảnh cố). 24 món Bất tương ưng hành là do ba phần: tâm vương, tâm sở và sắc pháp, phân chia ngôi thứ sai khác mà giả lập (tam, phận vị sai biệt cố). 6 món vô vi là do 4 món hữu vi trên (tâm vương, tâm sở, sắc pháp và bất tương ưng hành) diệt hết mà hiện bày ra, tức là thật tánh của thức (tứ, sở hiển thị cố).
Bởi thế nên biết: Người đời chấp "Nhơn thật có" và "Pháp thật có" đều không ngoài thức. Do đó mà đức Thế Tôn nói:
"Tất cả Pháp không không thật" (Vô ngã).
Và "Muôn Pháp Duy thức".HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.5/4/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
IV. TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP (Có 24 món)
Tâm bất tương ưng hành pháp, gọi tắt là "Bất tương ưng hành". Chữ "Hành pháp" là những pháp thuộc về "Hành uẩn". Hành uẩn là một trong năm uẩn.
Chữ "Hành" là sanh diệt dời đổi; chữ "Uẩn" là chứa nhóm. Hành uẩn có 2 loại:
1. Tương ưng hành uẩn, tức là các tâm sở (51 món). Chữ "Tương ưng" là ưng thuận với Tâm Vương.
2. Bất Tương ưng hành uẩn, tức là 24 món "Bất tương ưng hành" sau đây; 24 món này không tương ưng với tâm, chúng chỉ y ba phần: Tâm Vương, tâm sở và sắc pháp mà giả thành lập.(Tam, phần vị sai biệt cố).
1. Đắc: Được, trái với mất. Thí như "Tôi được đồng xu", cố nhiên phải có đồng xu là "sắc pháp", và nhãn thức để thấy, ý thức để phân biệt là tâm pháp, cùng với các tâm sở chung khởilà tâm sở pháp; phải đủ cả ba phần như thế, mới thành nghĩa "được".
2. Mạng căn: Thân mạng. Do nghiệp đời trước kéo dẫn, làm cho thần thức thọ thân, sống trong một thời gian hoặc lâu hay mau, gọi là "mạng căn".
3. Chúng đồng phận:Cũng như chữ "đồng loại". Các loại chúng sanh hoặc hữu tình hay vô tình, loài nào đồng với loài nấy. Như loài người đồng với người; loài vật đồng với vật.
4. Di sanh tánh: Những loài sanh ra khác với Thánh nhơn, tức là phàm phu;chỗ khác gọi "Phi đắc": Chúng phàm phu không được Thánh quả. Bởi thế nên gọi "Di sanh tánh" hay "phi đắc" đều được cả.
5. Vô tưởng định: Định này diệt hết các tâm vương và tâm sở của 6 thức trước. Song đây chỉ gọi "Vô tưởng" là vì "tưởng" làm chủ động vậy.
6. Diệt tận định: Định này không những diệt hết các tâm vương và tâm sở của 6 thức trước, mà diệt luôn cả phần tạp nhiễm của tâm vương tâm sở về thức thứ Bảy.
Vô tưởng định là định của phàm phu; còn Diệt tận định là định của Thánh nhơn.
7. Vô tưởng báo: Người ở cõi Dục tu Vô tưởng định, sau khi mạng chung, đặng báo thân ở cõi trời Vô tưởng.
8. Danh thân: Tên hay danh từ. Có danh từ đơn và danh từ kép.
9. Cú thân: Câu. Do ráp nhiều tiếng thành câu; câu có ngắn và dài.
10. Văn thân: Chữ. Chữ là chỗ y chỉ của danh từ và câu.
11. Sanh: Sanh ra. Nghĩa là từ hồi nào đến giờ không có, nay mới có.
12. Trụ: Ở. Những vật đã sanh ra rồi, còn lưu lại trong một thời gian , chưa diệt.
13. Lão: Già, suy yếu gần chết.
14. Vô thường: Không thường, biệt danh của chết.
15. Lưu chuyển: Xoay vần, nhơn quả trước sau nối nhau không dứt.
16. Định vị: Nhơn quả lành, dữ kkhác nhau, không lộn lạo.
17. Tương ưng: Ưng thuận với nhau. Như nhơn nào quả nấy, cân xứng với nhau.
(Hỏi: Cả 24 món, đều gọi là "Bất tương ưng hành" tại sao món thứ 17 này lại gọi là "Tương ưng"?_Đáp: Nói "Bất tương ưng" là để phân biệt 24 món này, không phải là tương ưng tâm sở.còn về món thứ 17 này mà gọi là "Tương ưng", là do Sắc, Tâm và Tâm sở hoà hợp mà nói, nên không đồng với "Tương ưng tâm sở" trước).
18. Thế tốc:Các pháp hữu vi xoay vần mau lẹ như chong chóng.
19. Thứ đệ:Thứ lớp, trật tự không có lộn lạo.
20. Thời: Thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai.
21. Phương: Không gian: Đông, tây, Nam, Bắc, tứ duy, thượng hạ.
22. Số: Số lượng. Như: một, hai, ba, bốn cho đến trăm, ngàn ..
23. Hoà hợp tánh: Các duyên hoà hợp không có trái nhau.
24. Bất hoà hợp tánh: Những pháp chống trái, không hoà hợp với nhau.
Nói tóm lại, từ trước đến đây đã kể 94 pháp: 8 món Tâm vương, 51 món Tâm sở, 11 món Sắc pháp, 24 món Bất tương ưng hành, đều thuộc về pháp hữu vi có sanh diệt biến đổi. Sáu pháp sau đây thuộc về vô vi.
Chữ "hữu vi" là những gì có tạo tác, có sanh diệt, không thường còn. "Vô vi" là những gì không tạo tác, không sanh diệt, không tăng giảm, vắng lặng thường còn.
***
V. VÔ VI PHÁP
(CÓ 6 MÓN)
Pháp Vô vi không sanh diệt, không biến đổi, không phải như các pháp hữu vi là Tâm vương, Tâm sở, Sắc pháp, Bất tương ưng hành có sanh diệt biến đổi. Do các pháp hữu vi (94 món) diệt rồi, thì pháp vô vi mới hiện bày (Tứ, sở hiển thị cố).
Thật ra, vô vi không phải có 6 pháp, song vì theo từng khía cạnh của nó để giải thích, nên đặt ra 6 tên.
1. Hư không vô vi: Chơn như hay Pháp tánh, không thể dùng ý thức suy nghĩ hay lời nói luận bàn được. Nó phi sắc, phi tâm, không sanh diệt, không cấu tịnh, không tăng giảm nên gọi là "Vô vi".
Bởi nó không ngã, không pháp, rời các cấu nhiễm, rỗng rang như hư không, nên gọi là "Hư không vô vi".Đây là theo thí dụ mà đặt tên.
2. Trạch diệt vô vi:Do dùng trí huệ Vô lậu, lựa chọn diệt trừ hết các nhiễm ô, nên chơn như vô vi mới hiện. Vì thế nên gọi là "Trạch diệt vô vi".
3. phi trạch diệt vô vi:Vô vi không cần lựa chọn diệt trừ các phiền não. Có hai nghĩa:
a) Tánh chơn như vốn thanh tịnh, không phải do lựa chọn diệt trừ các phiền não nhiễm ô mới có, nên gọi là "Phi trạch diệt".
b) Các pháp hữu vi tạp nhiễm, vì thiếu duyên không sanh khởi, nên pháp vô vi được hiện. Bởi thế nên gọi "Phi trạch diệt".
4. Bất động diệt vô vi: Đệ tứ thiền đã lìa được ba định dưới, ra khỏi tam tai (đao binh tai, hỏa tai, thuỷ tai) không còn bị mừng, giận, thương, ghét ...làm chao động nơi tâm, nên gọi là "Bất động diệt".
5. Thọ tưởng diệt vô vi: Khi được Diệt tận định, diệt trừ hết "thọ" và "tưởng" tâm sở nên gọi là "Thọ tưởng diệt vô vi".
6. Chơn như vô vi: Không phải Vọng, gọi là Chơn (không biến kế sở chấp); không phải điên đảo gọi là Như (không y tha khởi), tức là thật tánh của các pháp (Viên thành thật).
Trong luận Đại thừa trăm pháp này, ngoại nhơn hỏi hai câu:
Tất cả pháp là gì?
Thế nào là không thật (vô ngã)?
Từ trước đến đây, Luận chủ lược nói 100 pháp, để trả lời câu hỏi thứ nhất rồi, sau đây trả lời về câu hỏi thứ hai.
PHẦN THỨ HAI
NÓI "KHÔNG THẬT" (VÔ NGÃ)
Chánh văn
Nói "không thật" (vô ngã), tóm có 2 loại:
Nhơn (người ) không thật.
Pháp (vật) không thật.
Người đời chấp tất cả các pháp thật có, tức là chấp Ngã (Thật). Chấp Thật (Ngã) có hai:
1. Nhơn (người) thật.
2. Pháp (vật) thật.
Chấp thân này thật có, gọi là Nhơn thật. Chấp núi sông tất cả các cảnh vật bên ngòai thật có, gọi là Pháp thật.
Do chấp thật có (ngã) nên sanh ra tham, sân, si rồi tạo ra các nghiệp, sanh tử luân hồi trong lục đạo. Bởi thế nên Phật nói:
"Tất cả Pháp không thật".
Nói "Tất cả pháp" tức là bao trùm cả loài hữu tình và vô tình. Loài hữu tình không thật có là "Nhơn không thật". Loài vô tình như hoàn cảnh, sự vật không thật có, là "Pháp không thật".
KẾT LUẬN
Từ trước đến đây, lược nói 100 pháp thì đã bao trùm Nhơn và Pháp. Phàm phu chấp cả Nhơn và Pháp đều thật có. Tiểu thừa chỉ chấp Pháp là thật có.
Trong luận này nói: 8 món Tâm vương là tự thể của thức và hơn tất cả (nhứt thế tối thắng cố). 51 món tâm sở là phần sở hữu và tương ưng của thức (dữ thử tương ưng cố). 11 món sắc pháp là phần hình bóng, do Tâm vương và Tâm sở hiện ra (nhị sở hiện ảnh cố). 24 món Bất tương ưng hành là do ba phần: tâm vương, tâm sở và sắc pháp, phân chia ngôi thứ sai khác mà giả lập (tam, phận vị sai biệt cố). 6 món vô vi là do 4 món hữu vi trên (tâm vương, tâm sở, sắc pháp và bất tương ưng hành) diệt hết mà hiện bày ra, tức là thật tánh của thức (tứ, sở hiển thị cố).
Bởi thế nên biết: Người đời chấp "Nhơn thật có" và "Pháp thật có" đều không ngoài thức. Do đó mà đức Thế Tôn nói:
"Tất cả Pháp không không thật" (Vô ngã).
Và "Muôn Pháp Duy thức".HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.5/4/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment