Đại Thừa Bách
Pháp
Minh Môn Luận
Thiên Thân Bồ Tát tạo.
Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch.
Vạn Phật Thành Hòa Thượng Tuyên Hoá giảng.
Lời Người Biên:
Quyển Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận này được Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng vào năm 1970 cho các đệ tử người Mỹ nghe. Tuy có nhiều vị trong số những thanh niên này, có trình độ Thạc sĩ hay Tiến sĩ; nhưng họ không biết tiếng Hoa, không hiểu giáo lý đạo Phật. Cho nên Hòa Thượng dùng từ ngữ đơn giản nhất để diễn giải những chỗ thật khó hội khó hiểu về 100 pháp của Duy Thức. Về nội dung Hòa Thượng giảng đi giảng lại và thêm vào những lời khuyên răn. Có thể thấy rằng Ngài thật lòng tận tâm, không quản khó nhọc để độ kẻ sơ cơ.
Vì sách này được ghi lại qua băng cassette thâu lúc Hòa Thượng giảng nên chúng tôi cố gắng giữ nguyên, văn nói của Ngài. Nhờ thế khi đọc sách này, chúng ta sẽ thấy như mình đang ở trong giảng đường của hội Linh Sơn trang nghiêm vậy. Trong lúc giảng giải, Ngài nhiều lần dùng câu chuyện "chim bồ câu" để nói lên đạo lý nhân quả và báo ứng. Nhân vì trên nóc của Phật Giáo Giảng Đường ở San Francisco là chỗ chim bồ câu làm tổ, nên Ngài lấy cảnh hiện thực của hai con bồ câu để dẫn dụ với những lời dạy bảo khuyên răn. Thảo nào các thanh niên người Mỹ nhờ đó mà phát lòng tin Phật Pháp. Phật giáo Mỹ quốc cũng do đây mà hưng khởi, đầy kỳ vọng vậy.
Nếu những ai có duyên được xem quyển Luận này, thời chẳng nên chấp trước vào danh tướng của một trăm pháp, mà cần phải minh bạch rằng: "Tất cả pháp đều vô ngã." Tức là phải triệt để bỏ cái ngã đểụ tu hành. Cho nên 100 pháp này được giản yếu lại hầu giúp người đọc dễ ghi nhớ những lược đồ tóm tắt. Trong các phần, phân loại, mỗi pháp chẳng đồng nhau, nhưng nếu hiểu được mỗi loại pháp, chính là nắm được cái điều cốt yếu để thực tiễn tu hành.
Thí dụ như chúng ta minh bạch rằng "Tâm pháp" nghĩa là nhãn căn đối với sắc trần do ý thức máy móc tác động, khiến cho chúng ta thấy được con bồ câu. Còn nhãn thức thì khiến cho chúng ta phân biệt thế nào về hình dáng của nó. Lại thêm, Mạt-na thức, căn bản Ý thức, từ đệ bát thức (hay Tàng thức) phát sinh, cũng cho chúng ta biết thêm những cái này là con bồ câu. Nhưng dù thế nào, tất cả các pháp này đều hư giả. Chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng như thế hầu lìa tất cả pháp và tuyệt tất cả tướng, dần dần có thể tự mình "dứt hoặc chứng chơn."
Lại còn các phiền não, tùy phiền não, bất định pháp v.v.. Nếu chúng ta biết nhận thức mỗi loại pháp rõ ràng và ra công thêm thì mới có thể trị liệu được. Nghĩa là dứt được một phần vô minh tức là chứng được một phần Pháp tánh. Từ những giác ngộ nhỏ mà dần dần đi lần đến chỗ giác ngộ lớn và tiến thẳng đến đạo quả vô thượng Bồ-đề. Hy vọng khi đọc xong quyển Luận này chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng tiến tu!
-----------------------------------
Luận:
Như lời Đức Thế tôn dạy:
Tất cả pháp đều vô ngã.
Thế nào là tất cả pháp?
Sao gọi là vô ngã?
Tất cả pháp lược gồm có 5 loại:
1. Tâm pháp (Pháp tối thắng)
2. Tâm sở hữu pháp (Tương ưng với tâm pháp)
3. Sắc pháp (Pháp sở hiện ảnh)
4. Tâm bất tương ưng hành pháp (Tam vị sai biệt)
5. Vô vi pháp (Tứ sở hiển hiện)
Thứ nhất, pháp tối thắng: Tâm pháp
Thứ hai, tương ưng với tâm pháp (thứ nhất)
Thứ ba, pháp sở hiện ảnh (hai pháp trước)
Thứ tư, tam vị sai biệt (ba pháp trên)
Thứ năm, pháp sở hiển thị (bốn pháp trên)
Các pháp thứ lớp như thế.
v Thứ nhất: Tâm pháp lược gồm 8:
1. Nhãn thức.
2. Nhĩ thức.
3. Tỷ thức.
4. Thiệt thức.
5. Thân thức
6. Ý thức
7. Mạt-na thức
8. A-lại-da thức
v Thứ hai, Tâm sở hữu pháp lược gồm có 51, phân ra làm sáu hạng:
I. Biến hành có 5.
II. Biệt cảnh có 5.
III. Thiện có 11.
IV. Căn bản phiền não có 6.
V. Tùy phiền não có 20.
VI. Bất định có 4.
I. Biến hành có 5.
1. Tác Ýù,
2. Xúc,
3. Thọ,
4. Tưởng,
5. Tư.
II. Năm Biệt cảnh:
1. Dục,
2. Thắng Giải,
3. Niệm,
4. Tam-Ma-Địa,
5. Huệ.
III. Mười một Thiện:
1. Tín,
2. Tinh Tấn,
3. Tàm,
4. Quý,
5. Vô Tham,
6. Vô Sân,
7. Vô Si,
8. Khinh An,
9. Bất Phóng Dật,
10. Hành Xả,
11. Bất Hại.
IV. Sáu Căn bản phiền não:
1. Tham,
2. Sân,
3. Si,
4. Mạn,
5. Nghi,
6. Bất Chánh Kiến.
V. Hai mươi Tùy phiền não:
1. Phẩn,
2. Hận,
3. Não,
4. Phúc,
5. Cuống,
6. Siểm,
7. Kiêu,
8. Hại,
9. Tật,
10. San,
11. Vô Tàm,
12. Vô Quý,
13. Bất Tín,
14. Giải Đải,
15. Phóng Dật,
16. Hôn Trầm,
17. Trạo Cử,
18. Thất Niệm,
19. Bất Chánh Tri,
20. Tán Loạn.
VI. Bốn Bất định:
1. Thùy Miên,
2. Aùc Tác,
3. Tầm,
4. Tứ.
v Thứ ba, Sắc pháp lược gồm có mười một:
1. Nhãn,
2. Nhĩ,
3. Tỷ,
4. Thiệt,
5. Thân,
6. Sắc,
7. Thanh,
8. Hương,
9. Vị,
10. Xúc,
11. Pháp Xứ Sở Nhiếp Sắc.
v Thứ tư, Tâm bất tương ưng hành pháp lược gồm có hai mươi bốn:
1. Đắc,
2. Mạng Căn,
3. Chúng Đồng Phận,
4. Dị Sanh Tánh,
5. Vô Tưởng Định,
6. Diệt Tận Định,
7. Vô Tưởng Báo,
8. Danh Thân,
9. Cú Thân,
10. Văn Thân,
11. Sanh,
12. Trụ,
13. Lão,
14. Vô Thường,
15. Lưu Chuyển,
16. Định Dị,
17. Tương Ưng,
18. Thế Tốc,
19. Thứ Đệ,
20. Thời,
21. Phương,
22. Số,
23. Hòa Hợp Tánh,
24. Bất Hòa Hợp Tánh.
v Thứ năm, Vô vi pháp lược gồm có sáu:
1. Hư Không Vô Vi,
2. Trạch Diệt Vô Vi,
3. Phi Trạch Diệt Vô Vi,
4. Bất Động Diệt Vô Vi,
5. Tưởng Thọ Diệt Vô Vi,
6. Chân Như Vô Vi.
Nói về vô ngã lược gồm hai thứ: Bổ-đặc-già-la vô ngã, pháp vô ngã.
Luận Đại Thừa
Trăm Pháp Minh Môn
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng
từ ngày 17 tháng 5 đến ngày 7 tháng 6 năm 1970
tại San Francisco, Mỹ Quốc.
Tựa
Đức Phật thuyết pháp gọi là Kinh học.
Luật học, giới luật do Phật quy định.
Luận học là những trước tác của chư Tổ. Kinh thì hiển bày về Định học. Luật thì hiển bày về Giới học, còn Luận thì hiển bày về Huệ học, tức là bồi dưỡng cho trí huệ.
Từ lúc Phật Giáo Giảng Đường được sáng lập đến nay, có thể nói đây là lần đầu tiên chánh thức giảng "Bách Pháp Minh Môn Luận". Tuy từ trước đã có người giảng qua Luận này nhưng chỉ giảng giải rất đơn sơ khái quát. Bây giờ chúng ta cẩn thận giải thích tường tận hơn. Ở Tây phương, cách giảng giải như vầy rất hiếm vì ít người giảng Luận này, nên quý vị không có cơ hội nghiên cứu rõ ràng. Nếu quý vị chẳng minh bạch về Luận này thì chẳng rõ đường lối tu hành. Nếu chẳng rõ đường lối tu hành tất không thể thành Phật được. Không thể thành Phật thì vĩnh viễn bị luân hồi trong lục đạo từ đời này đến đời khác, sanh rồi lại chết, chết rồi lại sanh. Khi sanh ra bị hồ đồ mê muội, chẳng biết - Tại sao mình sanh ra đây? Đợi đến khi chết, vừa muốn biết, nhưng thời gian cũng không thể chờ đợi quý vị được, rồi lại hồ đồ mà chết đi! Tại sao quý vị từ đầu đến cuối vẫn không biết được rõ ràng như thế? Đó cũng tại vì quý vị đã không nghĩ tưởng đến "Bách Pháp Minh Môn Luận" này và cũng đã không đạt được ý chỉ của nó. Cho nên quý vị mới -- sanh ra hồ đồ, chết đi cũng hồ đồ. Vậy rồi cứ quanh quẩn sanh sanh tử tử, tử tử sanh sanh mãi trong sáu nẻo luân hồi.
Bây giờ chúng ta bắt đầu giảng về Bách Pháp Minh Môn Luận. Thế nào gọi là Bách Pháp Minh Môn Luận?
Có vị bảo: "Từ trước đến nay tôi chẳng những không thấy bộ Luận này mà ngay cả tên, tôi cũng chẳng nghe qua nữa!"
Không sai! Quý vị rất thành thật và rất thẳng thắn đấy. Quý vị biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, người như vậy còn có thể dạy được. Chỉ sợ quý vị không biết mà nói biết. Đợi đến khi có người hỏi quý vị -- biết thế nào, thì quý vị trả lời rằng: "Ư! Tôi quên rồi!" Thế thì hỏng bét hết. Quý vị chẳng biết mà nói biết, đó là tự khi dối mình, chẳng phải dối người mà chính là dối gạt mình. Chẳng biết cho là biết, chẳng làm được cho là làm được, tôi nói cho quý vị biết đó là loại người ngu si, mê muội nhất! Ví như tự mình vốn chưa có nghe qua về Bách Pháp Minh Môn Luận mà khi có người hỏi: "Bạn biết quyển Bách Pháp Minh Môn Luận không?" Thì bạn lại nói: "Ờ, biết chứ!" Người ta lại hỏi tiếp: "Vậy chớ quyển đó nói về những gì?" Quý vị coi đó mới đầu thì nói biết, đến lúc hỏi chi tiết, nội dung thì lại nói là quên rồi. Đó gọi là - chẳng biết cho là biết, không được cho là được, chẳng hiểu mà cho là hiểu, chẳng tỏ mà cho là tỏ. Đó là hạng người ngu si nhất. Tại sao bị đầu thai làm heo? Đó là vì đời trước chuyên giả mạo, nói - cái gì cũng biết hết, kết quả phải đi làm heo vậy. Cho nên khi thấy loài heo tôi thật thương hại chúng lắm! Chúng chẳng biết nghe lời dạy chút nào, cũng chẳng biết y pháp tu hành ra sao, vì thế nên mới đọa làm thân heo vậy!
Đây chẳng phải chỉ những là 100 pháp mà vốn có đến 660 pháp. Cũng không phải chỉ có 660 pháp vì nếu tính ra từ lúc ban sơ thời gồm cả 8 vạn 4 ngàn pháp, nhiều như thế. Trước hết đức Phật nói ra 8 vạn 4 ngàn pháp môn, mỗi mỗi pháp môn đều là con đường đi đến chỗ thành Phật. Về sau nhân vì chúng sanh căn tánh quá ngu muội và con số 84.000 thật là quá nhiều. Cho nên đức Di Lặc Bồ Tát từ bi, chọn ra trong số 84.000 pháp môn mà lập ra bộ "Luận Du Già Sư Địa" (Yochararyabhumi Shastra), gồm 660 pháp. Nhưng 660 pháp vẫn còn nhiều, nếu chỉ riêng nói về danh tướng thôi, cũng phải mất mấy năm mới ghi nhớ được. Sau đó, Ngài Thiên Thân Bồ Tát (Vasubhandu Bodhisattva) quán sát biết căn tánh Đại thừa của chúng sanh trong đời vị lai thích sơ lược ngắn gọn, nên chọn ra phần đề cương khế lãnh tối trọng yếu của Du Già Luận, 660 pháp mà biên thành 100 pháp. (Cương là những sợi dây chủ chốt. Đề cương là có thể lấy những sợi dây chủ chốt này để tạo thành mạĩng lưới. Khế lãnh là từ chữ cổ áo mà ra như sửa lại cổ áo cũng biểu thị sự chỉnh tề ngay ngắn.) Lại từ 100 pháp này tạo ra bộ Bách Pháp Minh Môn Luận, rất thích hợp cho chúng sanh có căn tánh Đại thừa, đọc qua dễ hiểu, dễ nhớ. Vì 100 pháp đơn giản rõ ràng nên chẳng cần phải mất một thời gian dài mấy năm để ghi nhớ các danh tướng. Bộ Luận này đối với người ngu nhất chỉ cần một giờ cũng có thể nhớ thuộc được. Còn đối với những người thông minh thì có thể hiểu rõ được 100 pháp này trong khoảng mười phút thôi. Quý vị thấy có nhanh không? Vậy chúng ta cần phải hiểu rõ 100 pháp này, vì đó cũng là cửa ngỏ tắt đi vào cửa Phật Pháp. Cho nên gọi là "Minh Môn" tức minh bạch pháp nầy thì đặng vào cửa Phật Pháp.
Trước khi giảng về Luận 100 Pháp Minh Môn, tôi có vài ý kiến. Ví như ở Tây phương có một số người giảng về Phật Pháp mà tôi đã gặp, đã nghe qua. Nếu quý vị muốn hỏi họ "Bách Pháp Minh Môn Luận" là gì, thì họ sẽ trả lời quý vị như sao? Họ sẽ im lặng, không nói một lời. Đây tuyệt đối không giống như Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hỏi cư sĩ Duy Ma Cật: Thế nào là Đệ nhất nghĩa đế, mà cư sĩ Duy Ma Cật im lặng, chẳng đáp một lời. Sự im lặng đó là Đệ nhất nghĩa đế. Vì nói ra tức là ly khai Đệ nhất nghĩa đế. Sự im lặng đó biểu thị cho Đệ nhất nghĩa đế. Đó mới chính thật là Đệ nhất nghĩa đế. Nhưng 100 pháp này cùng với Đệ nhất nghĩa đế chẳng đồng, nghĩa là nhất định phải nói ra. Nếu chẳng nói, cứ một mực nhắm mắt ngậm miệng, ngụy trang giống như vậy rồi nói rằng - tôi học theo Đệ nhất nghĩa đế, đó là sai lầm rồi. Tại sao thế? Tại vì 100 pháp này nhất định phải nói ra. Nếu chẳng nói thì không có cách nào diễn bày 100 pháp này cho được. Thế tại sao họ chẳng nói? Đó vì trong tâm họ chẳng rõ. Đừng nói chi đến 100 pháp mà ngay cả một pháp cũng không hiểu; vì không hiểu một pháp nào nên họ mới theo câu "vô pháp khả thuyết." Quý vị muốn hỏi họ, nói những gì thì họ chỉ có thể trừng trừng mắt làm mặt quỷ, còn không thì trương khẩu há mồm: "Hừ, là vậy đó!" Quý vị nói có đáng thương không? Nhưng một pháp họ cũng không hiểu, cũng không nói được, vậy mà lại còn nói "pháp" ngoài phạm vi 100 pháp nữa. Họ nói phải nói trái, nói dọc nói ngang, nói trước nói sau, nói trên nói dưới. Những người không hiểu Phật Pháp liền nói: "Ồ! Vị này thuyết pháp hay quá!" Nhưng đối với người nào hiểu Phật pháp, mới nghe qua liền nói: "Ủa! Nói cái gì lung tung thế, ổng đang giảng cái gì vậy!" Giống như kẻ làm tiền giả để dối gạt những người nhà quê mà phần nhiều những người nầy không biết phân biệt đâu là thật, giả. Đợi đến lúc, chỗ in tiền đem lại so sánh thì mới có thể chứng minh được thật, giả. Nghe pháp cũng giống như thế, chúng ta phải có "Trạch pháp nhãn." Thế nào là Trạch pháp nhãn? Tức là biết thế nào là pháp, là phi pháp, nhiễm pháp tịnh pháp, thiện pháp ác pháp và tà pháp hay chánh pháp. Nếu quý vị minh bạch, thấu đáo như thế rồi, đó mới chính thật có trạch pháp nhãn vậy. Ý nghĩa của trạch pháp chẳng phải nói rằng quý vị thấy người thuyết pháp có giọng lớn, biết tán xướng lại còn ngâm xướng hay nữa, khiến cho quý vị mê mẫn tâm thần. Vì bị âm thanh của người ấy cứ du dương bên tai đến nỗi tối ngủ cũng không được. Quý vị thấy có thật đáng thương không? Tôi nay thì sao? Tôi không biết hát xướng chi mà chỉ biết nói vài câu cho quý vị nghe thôi.
Trọn quyển này chia ra làm bốn phần để giảng:
I. Giải thích tổng quát về danh đề
II. Người tạo luận
III. Dịch giả
IV. Giải thích riêng biệt về văn nghĩa (Biệt giải văn nghĩa).
(còn tiếp)
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.17/4/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
Minh Môn Luận
Thiên Thân Bồ Tát tạo.
Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch.
Vạn Phật Thành Hòa Thượng Tuyên Hoá giảng.
Lời Người Biên:
Quyển Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận này được Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng vào năm 1970 cho các đệ tử người Mỹ nghe. Tuy có nhiều vị trong số những thanh niên này, có trình độ Thạc sĩ hay Tiến sĩ; nhưng họ không biết tiếng Hoa, không hiểu giáo lý đạo Phật. Cho nên Hòa Thượng dùng từ ngữ đơn giản nhất để diễn giải những chỗ thật khó hội khó hiểu về 100 pháp của Duy Thức. Về nội dung Hòa Thượng giảng đi giảng lại và thêm vào những lời khuyên răn. Có thể thấy rằng Ngài thật lòng tận tâm, không quản khó nhọc để độ kẻ sơ cơ.
Vì sách này được ghi lại qua băng cassette thâu lúc Hòa Thượng giảng nên chúng tôi cố gắng giữ nguyên, văn nói của Ngài. Nhờ thế khi đọc sách này, chúng ta sẽ thấy như mình đang ở trong giảng đường của hội Linh Sơn trang nghiêm vậy. Trong lúc giảng giải, Ngài nhiều lần dùng câu chuyện "chim bồ câu" để nói lên đạo lý nhân quả và báo ứng. Nhân vì trên nóc của Phật Giáo Giảng Đường ở San Francisco là chỗ chim bồ câu làm tổ, nên Ngài lấy cảnh hiện thực của hai con bồ câu để dẫn dụ với những lời dạy bảo khuyên răn. Thảo nào các thanh niên người Mỹ nhờ đó mà phát lòng tin Phật Pháp. Phật giáo Mỹ quốc cũng do đây mà hưng khởi, đầy kỳ vọng vậy.
Nếu những ai có duyên được xem quyển Luận này, thời chẳng nên chấp trước vào danh tướng của một trăm pháp, mà cần phải minh bạch rằng: "Tất cả pháp đều vô ngã." Tức là phải triệt để bỏ cái ngã đểụ tu hành. Cho nên 100 pháp này được giản yếu lại hầu giúp người đọc dễ ghi nhớ những lược đồ tóm tắt. Trong các phần, phân loại, mỗi pháp chẳng đồng nhau, nhưng nếu hiểu được mỗi loại pháp, chính là nắm được cái điều cốt yếu để thực tiễn tu hành.
Thí dụ như chúng ta minh bạch rằng "Tâm pháp" nghĩa là nhãn căn đối với sắc trần do ý thức máy móc tác động, khiến cho chúng ta thấy được con bồ câu. Còn nhãn thức thì khiến cho chúng ta phân biệt thế nào về hình dáng của nó. Lại thêm, Mạt-na thức, căn bản Ý thức, từ đệ bát thức (hay Tàng thức) phát sinh, cũng cho chúng ta biết thêm những cái này là con bồ câu. Nhưng dù thế nào, tất cả các pháp này đều hư giả. Chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng như thế hầu lìa tất cả pháp và tuyệt tất cả tướng, dần dần có thể tự mình "dứt hoặc chứng chơn."
Lại còn các phiền não, tùy phiền não, bất định pháp v.v.. Nếu chúng ta biết nhận thức mỗi loại pháp rõ ràng và ra công thêm thì mới có thể trị liệu được. Nghĩa là dứt được một phần vô minh tức là chứng được một phần Pháp tánh. Từ những giác ngộ nhỏ mà dần dần đi lần đến chỗ giác ngộ lớn và tiến thẳng đến đạo quả vô thượng Bồ-đề. Hy vọng khi đọc xong quyển Luận này chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng tiến tu!
-----------------------------------
Luận:
Như lời Đức Thế tôn dạy:
Tất cả pháp đều vô ngã.
Thế nào là tất cả pháp?
Sao gọi là vô ngã?
Tất cả pháp lược gồm có 5 loại:
1. Tâm pháp (Pháp tối thắng)
2. Tâm sở hữu pháp (Tương ưng với tâm pháp)
3. Sắc pháp (Pháp sở hiện ảnh)
4. Tâm bất tương ưng hành pháp (Tam vị sai biệt)
5. Vô vi pháp (Tứ sở hiển hiện)
Thứ nhất, pháp tối thắng: Tâm pháp
Thứ hai, tương ưng với tâm pháp (thứ nhất)
Thứ ba, pháp sở hiện ảnh (hai pháp trước)
Thứ tư, tam vị sai biệt (ba pháp trên)
Thứ năm, pháp sở hiển thị (bốn pháp trên)
Các pháp thứ lớp như thế.
v Thứ nhất: Tâm pháp lược gồm 8:
1. Nhãn thức.
2. Nhĩ thức.
3. Tỷ thức.
4. Thiệt thức.
5. Thân thức
6. Ý thức
7. Mạt-na thức
8. A-lại-da thức
v Thứ hai, Tâm sở hữu pháp lược gồm có 51, phân ra làm sáu hạng:
I. Biến hành có 5.
II. Biệt cảnh có 5.
III. Thiện có 11.
IV. Căn bản phiền não có 6.
V. Tùy phiền não có 20.
VI. Bất định có 4.
I. Biến hành có 5.
1. Tác Ýù,
2. Xúc,
3. Thọ,
4. Tưởng,
5. Tư.
II. Năm Biệt cảnh:
1. Dục,
2. Thắng Giải,
3. Niệm,
4. Tam-Ma-Địa,
5. Huệ.
III. Mười một Thiện:
1. Tín,
2. Tinh Tấn,
3. Tàm,
4. Quý,
5. Vô Tham,
6. Vô Sân,
7. Vô Si,
8. Khinh An,
9. Bất Phóng Dật,
10. Hành Xả,
11. Bất Hại.
IV. Sáu Căn bản phiền não:
1. Tham,
2. Sân,
3. Si,
4. Mạn,
5. Nghi,
6. Bất Chánh Kiến.
V. Hai mươi Tùy phiền não:
1. Phẩn,
2. Hận,
3. Não,
4. Phúc,
5. Cuống,
6. Siểm,
7. Kiêu,
8. Hại,
9. Tật,
10. San,
11. Vô Tàm,
12. Vô Quý,
13. Bất Tín,
14. Giải Đải,
15. Phóng Dật,
16. Hôn Trầm,
17. Trạo Cử,
18. Thất Niệm,
19. Bất Chánh Tri,
20. Tán Loạn.
VI. Bốn Bất định:
1. Thùy Miên,
2. Aùc Tác,
3. Tầm,
4. Tứ.
v Thứ ba, Sắc pháp lược gồm có mười một:
1. Nhãn,
2. Nhĩ,
3. Tỷ,
4. Thiệt,
5. Thân,
6. Sắc,
7. Thanh,
8. Hương,
9. Vị,
10. Xúc,
11. Pháp Xứ Sở Nhiếp Sắc.
v Thứ tư, Tâm bất tương ưng hành pháp lược gồm có hai mươi bốn:
1. Đắc,
2. Mạng Căn,
3. Chúng Đồng Phận,
4. Dị Sanh Tánh,
5. Vô Tưởng Định,
6. Diệt Tận Định,
7. Vô Tưởng Báo,
8. Danh Thân,
9. Cú Thân,
10. Văn Thân,
11. Sanh,
12. Trụ,
13. Lão,
14. Vô Thường,
15. Lưu Chuyển,
16. Định Dị,
17. Tương Ưng,
18. Thế Tốc,
19. Thứ Đệ,
20. Thời,
21. Phương,
22. Số,
23. Hòa Hợp Tánh,
24. Bất Hòa Hợp Tánh.
v Thứ năm, Vô vi pháp lược gồm có sáu:
1. Hư Không Vô Vi,
2. Trạch Diệt Vô Vi,
3. Phi Trạch Diệt Vô Vi,
4. Bất Động Diệt Vô Vi,
5. Tưởng Thọ Diệt Vô Vi,
6. Chân Như Vô Vi.
Nói về vô ngã lược gồm hai thứ: Bổ-đặc-già-la vô ngã, pháp vô ngã.
Luận Đại Thừa
Trăm Pháp Minh Môn
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng
từ ngày 17 tháng 5 đến ngày 7 tháng 6 năm 1970
tại San Francisco, Mỹ Quốc.
Tựa
Đức Phật thuyết pháp gọi là Kinh học.
Luật học, giới luật do Phật quy định.
Luận học là những trước tác của chư Tổ. Kinh thì hiển bày về Định học. Luật thì hiển bày về Giới học, còn Luận thì hiển bày về Huệ học, tức là bồi dưỡng cho trí huệ.
Từ lúc Phật Giáo Giảng Đường được sáng lập đến nay, có thể nói đây là lần đầu tiên chánh thức giảng "Bách Pháp Minh Môn Luận". Tuy từ trước đã có người giảng qua Luận này nhưng chỉ giảng giải rất đơn sơ khái quát. Bây giờ chúng ta cẩn thận giải thích tường tận hơn. Ở Tây phương, cách giảng giải như vầy rất hiếm vì ít người giảng Luận này, nên quý vị không có cơ hội nghiên cứu rõ ràng. Nếu quý vị chẳng minh bạch về Luận này thì chẳng rõ đường lối tu hành. Nếu chẳng rõ đường lối tu hành tất không thể thành Phật được. Không thể thành Phật thì vĩnh viễn bị luân hồi trong lục đạo từ đời này đến đời khác, sanh rồi lại chết, chết rồi lại sanh. Khi sanh ra bị hồ đồ mê muội, chẳng biết - Tại sao mình sanh ra đây? Đợi đến khi chết, vừa muốn biết, nhưng thời gian cũng không thể chờ đợi quý vị được, rồi lại hồ đồ mà chết đi! Tại sao quý vị từ đầu đến cuối vẫn không biết được rõ ràng như thế? Đó cũng tại vì quý vị đã không nghĩ tưởng đến "Bách Pháp Minh Môn Luận" này và cũng đã không đạt được ý chỉ của nó. Cho nên quý vị mới -- sanh ra hồ đồ, chết đi cũng hồ đồ. Vậy rồi cứ quanh quẩn sanh sanh tử tử, tử tử sanh sanh mãi trong sáu nẻo luân hồi.
Bây giờ chúng ta bắt đầu giảng về Bách Pháp Minh Môn Luận. Thế nào gọi là Bách Pháp Minh Môn Luận?
Có vị bảo: "Từ trước đến nay tôi chẳng những không thấy bộ Luận này mà ngay cả tên, tôi cũng chẳng nghe qua nữa!"
Không sai! Quý vị rất thành thật và rất thẳng thắn đấy. Quý vị biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, người như vậy còn có thể dạy được. Chỉ sợ quý vị không biết mà nói biết. Đợi đến khi có người hỏi quý vị -- biết thế nào, thì quý vị trả lời rằng: "Ư! Tôi quên rồi!" Thế thì hỏng bét hết. Quý vị chẳng biết mà nói biết, đó là tự khi dối mình, chẳng phải dối người mà chính là dối gạt mình. Chẳng biết cho là biết, chẳng làm được cho là làm được, tôi nói cho quý vị biết đó là loại người ngu si, mê muội nhất! Ví như tự mình vốn chưa có nghe qua về Bách Pháp Minh Môn Luận mà khi có người hỏi: "Bạn biết quyển Bách Pháp Minh Môn Luận không?" Thì bạn lại nói: "Ờ, biết chứ!" Người ta lại hỏi tiếp: "Vậy chớ quyển đó nói về những gì?" Quý vị coi đó mới đầu thì nói biết, đến lúc hỏi chi tiết, nội dung thì lại nói là quên rồi. Đó gọi là - chẳng biết cho là biết, không được cho là được, chẳng hiểu mà cho là hiểu, chẳng tỏ mà cho là tỏ. Đó là hạng người ngu si nhất. Tại sao bị đầu thai làm heo? Đó là vì đời trước chuyên giả mạo, nói - cái gì cũng biết hết, kết quả phải đi làm heo vậy. Cho nên khi thấy loài heo tôi thật thương hại chúng lắm! Chúng chẳng biết nghe lời dạy chút nào, cũng chẳng biết y pháp tu hành ra sao, vì thế nên mới đọa làm thân heo vậy!
Đây chẳng phải chỉ những là 100 pháp mà vốn có đến 660 pháp. Cũng không phải chỉ có 660 pháp vì nếu tính ra từ lúc ban sơ thời gồm cả 8 vạn 4 ngàn pháp, nhiều như thế. Trước hết đức Phật nói ra 8 vạn 4 ngàn pháp môn, mỗi mỗi pháp môn đều là con đường đi đến chỗ thành Phật. Về sau nhân vì chúng sanh căn tánh quá ngu muội và con số 84.000 thật là quá nhiều. Cho nên đức Di Lặc Bồ Tát từ bi, chọn ra trong số 84.000 pháp môn mà lập ra bộ "Luận Du Già Sư Địa" (Yochararyabhumi Shastra), gồm 660 pháp. Nhưng 660 pháp vẫn còn nhiều, nếu chỉ riêng nói về danh tướng thôi, cũng phải mất mấy năm mới ghi nhớ được. Sau đó, Ngài Thiên Thân Bồ Tát (Vasubhandu Bodhisattva) quán sát biết căn tánh Đại thừa của chúng sanh trong đời vị lai thích sơ lược ngắn gọn, nên chọn ra phần đề cương khế lãnh tối trọng yếu của Du Già Luận, 660 pháp mà biên thành 100 pháp. (Cương là những sợi dây chủ chốt. Đề cương là có thể lấy những sợi dây chủ chốt này để tạo thành mạĩng lưới. Khế lãnh là từ chữ cổ áo mà ra như sửa lại cổ áo cũng biểu thị sự chỉnh tề ngay ngắn.) Lại từ 100 pháp này tạo ra bộ Bách Pháp Minh Môn Luận, rất thích hợp cho chúng sanh có căn tánh Đại thừa, đọc qua dễ hiểu, dễ nhớ. Vì 100 pháp đơn giản rõ ràng nên chẳng cần phải mất một thời gian dài mấy năm để ghi nhớ các danh tướng. Bộ Luận này đối với người ngu nhất chỉ cần một giờ cũng có thể nhớ thuộc được. Còn đối với những người thông minh thì có thể hiểu rõ được 100 pháp này trong khoảng mười phút thôi. Quý vị thấy có nhanh không? Vậy chúng ta cần phải hiểu rõ 100 pháp này, vì đó cũng là cửa ngỏ tắt đi vào cửa Phật Pháp. Cho nên gọi là "Minh Môn" tức minh bạch pháp nầy thì đặng vào cửa Phật Pháp.
Trước khi giảng về Luận 100 Pháp Minh Môn, tôi có vài ý kiến. Ví như ở Tây phương có một số người giảng về Phật Pháp mà tôi đã gặp, đã nghe qua. Nếu quý vị muốn hỏi họ "Bách Pháp Minh Môn Luận" là gì, thì họ sẽ trả lời quý vị như sao? Họ sẽ im lặng, không nói một lời. Đây tuyệt đối không giống như Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hỏi cư sĩ Duy Ma Cật: Thế nào là Đệ nhất nghĩa đế, mà cư sĩ Duy Ma Cật im lặng, chẳng đáp một lời. Sự im lặng đó là Đệ nhất nghĩa đế. Vì nói ra tức là ly khai Đệ nhất nghĩa đế. Sự im lặng đó biểu thị cho Đệ nhất nghĩa đế. Đó mới chính thật là Đệ nhất nghĩa đế. Nhưng 100 pháp này cùng với Đệ nhất nghĩa đế chẳng đồng, nghĩa là nhất định phải nói ra. Nếu chẳng nói, cứ một mực nhắm mắt ngậm miệng, ngụy trang giống như vậy rồi nói rằng - tôi học theo Đệ nhất nghĩa đế, đó là sai lầm rồi. Tại sao thế? Tại vì 100 pháp này nhất định phải nói ra. Nếu chẳng nói thì không có cách nào diễn bày 100 pháp này cho được. Thế tại sao họ chẳng nói? Đó vì trong tâm họ chẳng rõ. Đừng nói chi đến 100 pháp mà ngay cả một pháp cũng không hiểu; vì không hiểu một pháp nào nên họ mới theo câu "vô pháp khả thuyết." Quý vị muốn hỏi họ, nói những gì thì họ chỉ có thể trừng trừng mắt làm mặt quỷ, còn không thì trương khẩu há mồm: "Hừ, là vậy đó!" Quý vị nói có đáng thương không? Nhưng một pháp họ cũng không hiểu, cũng không nói được, vậy mà lại còn nói "pháp" ngoài phạm vi 100 pháp nữa. Họ nói phải nói trái, nói dọc nói ngang, nói trước nói sau, nói trên nói dưới. Những người không hiểu Phật Pháp liền nói: "Ồ! Vị này thuyết pháp hay quá!" Nhưng đối với người nào hiểu Phật pháp, mới nghe qua liền nói: "Ủa! Nói cái gì lung tung thế, ổng đang giảng cái gì vậy!" Giống như kẻ làm tiền giả để dối gạt những người nhà quê mà phần nhiều những người nầy không biết phân biệt đâu là thật, giả. Đợi đến lúc, chỗ in tiền đem lại so sánh thì mới có thể chứng minh được thật, giả. Nghe pháp cũng giống như thế, chúng ta phải có "Trạch pháp nhãn." Thế nào là Trạch pháp nhãn? Tức là biết thế nào là pháp, là phi pháp, nhiễm pháp tịnh pháp, thiện pháp ác pháp và tà pháp hay chánh pháp. Nếu quý vị minh bạch, thấu đáo như thế rồi, đó mới chính thật có trạch pháp nhãn vậy. Ý nghĩa của trạch pháp chẳng phải nói rằng quý vị thấy người thuyết pháp có giọng lớn, biết tán xướng lại còn ngâm xướng hay nữa, khiến cho quý vị mê mẫn tâm thần. Vì bị âm thanh của người ấy cứ du dương bên tai đến nỗi tối ngủ cũng không được. Quý vị thấy có thật đáng thương không? Tôi nay thì sao? Tôi không biết hát xướng chi mà chỉ biết nói vài câu cho quý vị nghe thôi.
Trọn quyển này chia ra làm bốn phần để giảng:
I. Giải thích tổng quát về danh đề
II. Người tạo luận
III. Dịch giả
IV. Giải thích riêng biệt về văn nghĩa (Biệt giải văn nghĩa).
(còn tiếp)
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.17/4/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment