Thursday 25 October 2012

thế giới phật giáo tây tạng.


Có thể do những bức bích họa tính dục quá đỗi kinh ngạc được trang trí ở các tự viện Tây Tạng mà Phật giáo Tây Tạng từ xưa đến giờ vẫn bị ngộ nhận là một thứ tà giáo đầy rẫy yêu thuật. Tuy nhiên thực tế thì nó cũng không có khác biệt gì so với Phật giáo ở những địa vực khác. Cơ bản vẫn là,

- Quy y Tam bảo (tib. dkon mchog gsum): Phật, Pháp, Tăng
- Bồ-đề tâm (tib. byang chub kyi sems) là tâm nguyện cứu chúng sinh thoát khỏi khổ đau
Lợi tha (tib. gzhan don) là tâm nguyện vì hạnh phúc tha nhân hơn bản thân mình.

Nói chung vẫn thuộc về Phật giáo Đại thừa phổ biến. Vậy có khác biệt gì với Phật giáo Việt Nam?
 
 Khác biệt với Phật giáo Việt Nam

Vấn đề xác định thời gian Phật giáo truyền vào Việt Nam vẫn đang còn tranh cãi, tuy nhiên có thể tạm chấp nhận khoảng thế kỷ II, băng qua một cuộc lữ dằng dặc từ Phật giáo phát khởi ở Ấn Độ đã truyền vào Việt Nam. Ngược lại, tuy Tây Tạng đất liền đất với Ấn Độ nhưng mãi đến thế kỷ VII, Phật giáo mới đến được đây và sang thế kỷ VIII mới bắt đầu truyền vào một cách chính thức. Như vậy điểm khác biệt đầu tiên giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Tây Tạng là kinh lộ và thời kỳ truyền vào.

Còn về kinh điển thì đối với Việt Nam, Phật giáo truyền vào thông qua bộ lọc văn minh Trung Quốc khổng lồ, kinh điển toàn bộ được Hán dịch. Lợi điểm chính là do sẵn có nền văn minh cao độ mà Trung Quốc đã làm phong phú thêm nội dung kinh điển bằng những chú giải độc đáo riêng một. Ngược lại, lợi điểm đối với Tây Tạng đó là hoàn toàn vô cấu miễn nhiễm. Và chính vì coi công việc phiên dịch kinh điển được viết bằng ngôn ngữ Ấn Độ là sự nghiệp quốc gia mà Tây Tạng đã sáng tạo ra văn tự của riêng họ, dốc lòng phiên dịch nguyên điển một cách trung thực. Do đó, sau khi Phật giáo bị diệt vong ở Ấn Độ thì kinh điển gần với nguyên điển nhất được lưu giữ tại Tây Tạng.

Thời kỳ Phật giáo du nhập Tây Tạng thì đối với Ấn Độ đã kinh qua mười thế kỷ kể từ khi Phật giáo đản sinh, bước vào thời đại Hậu kỳ Mật giáophát triển tính chú thuật, tính thần bí chủ nghĩa. Cũng do Tây Tạng kế thừa trung thực Hậu kỳ Mật giáo mà trên bích họa tự viện Tây Tạng có vẽ Phẫn Nộ Tôn hình dung kỳ quái, hay hình của Hoan Hỉ Phật trong tư thế nam tôn nữ tôn ôm chặt, mang đến hình ảnh của một Tà giáo yêu ma.

Image
Hoan Hỉ Phật
 Hiển giáo và Mật giáo(Tantra Phật giáo)

Hiển giáo (giáo pháp của đức Phật được phổ biến rộng khắp) đó là nguyên liệu hay nguyên nhân, còn Mật giáo (giáo pháp bí mật huyền diệu mà thường thức thế gian không thể nào nắm bắt) là để làm cho nó hoàn thành. Hiển Mật khi trở nên một với nhau thì có khả năng thành Phật, cho nên không tu tập Hiển giáo mà chỉ thực hành Mật giáo thì không thể thành Phật. Nói cách khác Hiển Mật là bất khả phân.

Mật giáo hình thành từ rất nhiều nghi lễ tượng trưng và tu hành minh tưởng độc đặc, chính những thứ này khiến người ta nghĩ rằng đó là đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng, nhưng xét cho cùng thì Mật giáo có cơ sở của Hiển giáo. Giáo điển của Mật giáo gọi là Tantra.

 
 Luân hồi và Phật sống tái sinh

Tất cả mọi chúng sinh, do hành vi thiện–ác ở đời trước mà lập đi lập lại sinh tử vô hạn trong 6 thế giới (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la, nhân, thiên). Hễ còn sinh ra là thứ mang sinh mệnh thì mọi khổ đau còn lẽo đẽo theo sau. Thoát khỏi vòng luân hồi gọi là giải thoát, giác ngộ.

Trong 6 thế giới (lục đạo) chỉ có là con người mới có thể tu hành nhắm tới giải thoát, bởi vậy sinh ra làm người được coi là cơ hội quý trọng.

Chế độ Phật sống tái sinh rất đặc trưng ở Tây Tạng, khi có một vị cao tăng qua đời, người ta sẽ tìm đứa trẻ tái sinh của vị đó, giáo dục rồi cho kế tục. Chính vị cao tăng để lại lời tiên tri sẽ tái sinh ở đâu, rồi dựa trên thông điệp thần thánh đó mà tìm kiếm.

Vị cao tăng thực sự giải thoát, coi như không tái sinh ở thế giới này nữa, nhưng vì phải cứu chúng sinh đang còn trôi nổi trong mê lầm mà tái sinh trở lại, việc này cũng dựa trên giáo pháp luôn coi trọng lợi thacủa Phật giáo Đại thừa.

Đại biểu cho vấn đề Phật sống chính là Pháp vương Dalai Lama, ngài được coi là hóa thân của Quán âm Bồ-tát.
 
 Bön giáo

Khi nói về Phật giáo Tây Tạng, hay rộng ra là Văn hóa Tây Tạng thì không thể không nói đến Bön giáo (tib. bon chos). Bön giáo là một thứ tập đại thành của tín ngưỡng dân gian đã có ở Tây Tạng từ trước khi Phật giáo truyền đến. Ngay ở Tây Tạng hiện tại đã hoàn toàn thấm đẫm Phật giáo nhưng nếu nói đến nguồn cội thì Phật giáo là thứ du nhập còn Bön giáo mới là tông giáo cố hữu của dân tộc Tây Tạng.
Image
Tonpa Shenrab Miwoche

Bön giáo được khai tổ Tonpa Shenrab Miwoche (tib. ston-pa gshen-rab mi-bo-che) ở núi Kailash (tib. gangs rin po che,skt. Kailāśa Parvata) phía tây Tây Tạng truyền xuống. Nói về đặc trưng của Bön giáo đó là Shamanism (tức một kiểu vu thuật, đồng bóng) tín ngưỡng vào tự nhiên thần và địa mẫu thần, thực hiện chú thuật và cầu đảo. Được cho là tương tự với Thần đạo (Shinto 神道) của Nhật Bản.

Khi Phật giáo truyền vào Tây Tạng thì Bön giáo yếu thế và sau đó Tây Tạng trở thành quốc gia Phật giáo. Tuy nhiên vì là tín ngưỡng dân gian nguyên thủy và ảnh hưởng của nó đã quá ăn sâu cho nên yếu tố của Bön giáo vẫn còn đậm màu trong hội hè nghi lễ.

Hiện tại, với tư cách một tông phái, Bön giáo đối kháng với Phật giáo, hoàn chỉnh giáo pháp và trở nên khó có thể phân biệt được với Phật giáo.

Một vài điểm khác biệt giữa Phật giáo và Bön giáo.

1. Trọng tâm giáo lý của Phật giáo cũng như Bön giáo đều là cứu tất cả những thứ có sự sống ra khỏi khổ đau. Giống như Phật giáo, trong Bön giáo cũng có Trung quán luận, Duy thức luận, Vũ trụ luận và Giới luật. Nhìn lướt qua hẳn ai cũng thấy Phật giáo và Bön giáo rất giống nhau, tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất nằm ở truyền thống và hệ phổ của hai phái. Phật giáo là tôn giáo do Thích-ca mâu-ni sáng lập ở Ấn Độ, ngược lại Bön giáo khởi thủy từ Tonpa Shenrab Miwoche cách đây 18 ngàn năm.

2. Dấu hiệu cát tường trong Phật giáo là  (tib. yungs drung), còn trong Bön giáo là 

3. Trình tự đi hành hương quanh thánh địa, tự viện: Phật giáo vòng theo hướng phải, Bön giáo vòng theo hướng trái.

4. Chân ngôn thường tụng của Phật giáo là Om mani padme hum, còn Bön giáo là Om ma tri mu ye sa le du.

Tự viện chủ yếu của Bön giáo truyền thống là chùa Menri (tib. sman ri, xây dựng năm 1405) và chùa Yungdrung Ling (tib. g-yung drung gling, xây dựng năm 1843), cả hai đều ở phía đông huyện Shigatse. Tuy nhiên, do hầu hết các vị chỉ đạo đứng đầu đã lưu vong sang Ấn Độ cho nên thực chất tổng bản sơn hiện tại là chùa Menri ở Doranji thuộc bang Himachal Pradesh phía tây bắc Ấn Độ.HET=OM MANI PADME HUM=3 LAN.THICH NU GESHE TASHI TSERING.TINH THAT TAY TANG PHAT GIAO VIET-NAM.AUSTRALIA,SYDNEY.26/10/2012.QUE HUONG=VIET-NAM,NHA-TRANG,KHANH-HOA.

No comments:

Post a Comment