Của Hòa Thượng Tuyên Hóa.
Phải phát tâm bồ đề,
phải lợi ích chúng sinh. Không nên học tác phong nhỏ hẹp của hàng nhị thừa, chỉ
tự lo thân mình một cách ích kỷ, không chịu độ kẻ khác.
Nhẫn là vật vô giá,
nhưng người dùng không tốt. Nếu biết dùng lòng nhẫn, chuyện gì cũng tốt đẹp.
Nếu bạn không chấp
trước, việc tới thì ứng phó, việc đi rồi thì an tĩnh. Giống như mặt gương: Vật
để trước gương thì hiện bóng, vật đi thì bóng lặng, ánh sáng vẫn phản chiếu. Nếu
được như vậy thì bạn sẽ vô tư vô lự, không hay không biết, cũng không phiền não,
cũng không rắc rối.
Năm mới tới, mình hãy
tiếp đón thần tài, thần hỉ, thần quý. Sao gọi là thần tài? Nếu bạn đừng đem tinh
khí vất đi thì đó là thần tài. Sao gọi là thần quý? Nếu một năm bạn không nổi
nóng, đó là thần quý. Nếu bạn phát tâm, rằng: Sang năm mới tôi không nổi giận
nữa, tôi phải sửa đổi tính tình của tôi, thì đó là thần quý. Nếu bạn lúc nào
cũng vui vẻ, thì đó là bạn tiếp đón thần hỉ rồi. Ba vị thần này đều tại nơi ta.
Bất quá bạn không biết nó, nên phải chạy đi cầu thần ở bên ngoài.
Nếu bạn làm một con giòi
lười biếng không chịu tu hành thì tôi sẽ không chờ bạn đâu.
Trên đời đầy dẫy chuyện
hư vọng không thật. Mỗi người đều có tri kiến nhân ngã bất đồng. Do vậy hoặc là
họ tranh ngoài mặt hoặc dấu sau lưng; mỗi người mỗi dạng ích kỷ. Mây đen tham
sân si của họ trùm phủ bầu trời khiến người ta không còn thấy ánh sáng, không
còn được tưới mát nữa. Chỉ có Bồ Tát là vất bỏ sạch hết hư danh, giả lợi, vất bỏ
vòng sinh tử hư ngụy, buông xả ngũ dục cột trói. Vì thế nên trí huệ chân thật
của ngài mới hiện ra.
Có người nói: Bây giờ lò
sát sinh khác hơn khi xưa lắm. Họ dùng súng bắn hoặc điện giựt cho chết. Do đó,
bò dê chết nhưng không có cảm giác gì. Bạn cho rằng như vậy là đúng sao? Vậy thì
sao bạn không chết như thế đi? Sự thật thì phương pháp này còn tàn nhẫn hơn
trước kia, lòng oán hận của con thú vẫn nghiễm nhiên tồn tại. Có lẽ hận thù còn
sâu hơn xưa. Hễ sát sinh là tội nghiệp rồi.
Cái lưỡi có công đức
thuyết pháp, mà cũng có tội nghiệp nói thị phi. Nếu nó không thuyết pháp thì nó
sẽ nói thị phi, hoặc lời tà vạy, vô nghĩa. Tức là một vạn hai ngàn thứ tội.
Giới là thước đo cho
người xuất gia.
Không nên tìm chuyện rắc
rối vào thân, cũng đừng sợ việc rắc rối.
Muốn thành Phật thì
người học Phật phải tham thiền tỉnh tọa. Mỗi ngày đều phải ngồi thiền, đừng sợ
chân đau, gối mỏi, lưng nhức thì mới thành tựu được. Người xưa nói: Không qua
một lần lạnh thấu xương, làm sao hoa nở thơm ngát hương?
Trên đời chẳng có thứ gì
đáng gọi là báu quý, chẳng có thứ gì là khó tìm khó gặp. Chỉ có kẻ biết thuyết
giảng chánh pháp là khó tìm khó gặp.
Mình có chuyện đau khổ
là vì chấp trước chưa phá trừ. Chấp trước một khi xả bỏ thì không còn gì khổ đau
nữa. Cũng chẳng còn gì gọi là khoái lạc.
Trong đời Mạt Pháp, tất
cả thiên ma ngoại đạo, ly mỵ vọng lượng, sơn yêu thủy quái đều sợ nhất là chú
Lăng Nghiêm. Bởi vì chú Lăng Nghiêm là chú phá tà, hiển chánh.
Tu là hàng phục thân
tâm, rèn luyện thân thể cho thành chất kim cang. Lúc bạn mệt mỏi cũng phải hướng
về phía trước tiếp tục tu trì, đoạn trừ tất cả vọng tưởng.
Tâm tánh của chúng sinh
vốn là quang minh lỗi lạc. Chẳng qua nó bị vô số tội chướng, vọng niệm che phủ
mà thôi.
Niệm danh hiệu đức Bồ
Tát có thể làm ta minh tâm kiến tánh.
Bạn hãy xem ngày bạn quy
y như là ngày sinh nhật của mình. Xem quãng đời tu hành của mình bắt đầu từ ngày
này.
Kinh Lăng Nghiêm là cốt
tủy của đạo Phật. Người không có xương cốt thì hẳn phải chết. Ðạo Phật mà thiếu
Kinh Lăng Nghiêm thì có thể nói rằng không có Phật pháp.
Bạn ăn chúng sinh nào
nhiều thì bạn có nhiều chủng tử của chúng sinh đó trong người mình. Tức là bạn
thành bà con với chúng. Khi nhân duyên với chúng quá sâu thì sự gắn bó sẽ không
thể nào tách rời được.
Ăn thịt heo nhiều thì
bạn có cơ hội rất lớn sẽ làm heo. Ăn thịt bò nhiều thì bạn cũng sẽ có nhiều cơ
hội làm bò. Ăn nhiều cơm, phải chăng biến thành gạo? Gạo là loài vô tình, còn
chúng sinh là loài hữu tình. Nếu ăn chúng sinh hữu tình thì mình sẽ sinh làm
loài chúng sinh hữu tình ấy. Ăn thứ vô tình, chẳng những mình không biến thành
gạo, thành rau, thành cỏ, mà thật sự nuôi dưỡng pháp thân huệ mạng đúng đắn
nhất.
Kinh Lăng Nghiêm là bảo
giám của người tham thiền. Ai tu đạo cũng nên nghiên cứu sâu xa kinh này.
Không nên xía vào chuyện
người khác. Cứ nói: Cô ta không tốt, anh ta ác lắm! Ðừng tìm lỗi lầm của người
khác, mà nên trừ vọng tưởng thành kiến trong đầu mình. Dù là chuyện xứng tâm
duyệt ý đi nữa, nó cũng chỉ là một vọng tưởng vui sướng trong đầu. Do đó phải
nhìn cho thủng, buông xả nó, để chứng đắc trung đạo liễu nghĩa.
Ðời mạt Pháp, căn tánh
của chúng sinh rất thấp kém, không thích hợp với nhiều pháp môn. Chỉ có pháp
Niệm Phật là thích hợp với hết thảy căn cơ. Ba hạng căn cơ (cao, vừa, thấp) đều
hợp, kẻ ngu người trí đều được.
Ðôi khi chúng ta cho
mình là làm việc tốt, nhưng kỳ thật thì không phải như vậy. Ðó là vì sao? Vì
chủng tử (của việc mình làm) là bất tịnh.
Vì sao có sinh tử? Vì có
vọng tưởng.
Khi bạn lạy đức Quan Âm,
Niệm danh đức Quan Âm, bạn hãy phản tỉnh xem mình có tánh nóng giận không? Phải
chăng thói hư tật xấu của mình chưa trừ? Nếu như vậy thì dù mình lạy tới kiếp vị
lai, niệm danh hiệu đến hết kiếp thì cũng không sao gặp đức Quan Âm đâu.
Nếu bạn hiểu giới luật
thì sẽ thâm nhập vào mọi pháp Phật. Nếu bạn không hiểu giới luật thì bạn cũng
giống như mây phiêu dạt trên trời, chẳng chút nền tảng cơ bản gì hết.
Vì sao bây giờ thế giới
vấn đề của em trẻ rắc rối tràn lan như vậy? Vì cha mẹ sinh con mà không biết dạy
con.
Nếu bạn có đầy lòng
nhân, nghĩa, lễ, trí thì mặt bạn sẽ hiện ra một thứ đức tướng, một thứ công đức.
Trí huệ bát nhã của
người ngu và kẻ trí thì chẳng khác nhau. Cái khác là một người thì biết dùng,
một người thì chẳng biết dùng (trí bát nhã).
Nếu bạn thường hồi quang
phản chiếu, thấy tự tánh, thường sinh trí bát nhã thì đó là công.
Bạn dùng trí bát nhã ấy ứng dụng khắp nơi, biến hóa vô cùng, nhưng không bị
nhiễm trước, không làm việc bất tịnh, thì đó là đức.
Phải nhận biết cảnh
giới, chớ chấp trước vào cảnh giới. Vô luận là cảnh thiệt hay giả, bạn không thể
chấp trước. Nếu bạn chấp trước thì cảnh thiệt cũng biến thành giả. Nếu không
chấp trước, cảnh giả cũng biến thành thiệt.
Chú Lăng Nghiêm là vua
của các chú, cũng là chú dài nhất. Chú này có quan hệ đến sự hưng suy của Phật
giáo. Trên thế giới nếu còn có người trì tụng chú Lăng Nghiêm thì còn tồn tại
chánh pháp. Không ai trì tụng chú Lăng Nghiêm thì chánh pháp diệt mất. Chú Lăng
Nghiêm là do hóa Phật trong quang minh phóng ra từ đỉnh đầu của đức Thích Ca. Do
đó chú này kỳ diệu không thể tả xiết. Mỗi chữ mỗi chữ đều áo diệu khôn lường.
Tham cầu danh thì bị lửa
đốt chết. Tham cầu lợi thì bị nước dìm chết. Tham cầu vinh hoa phú quý thì bị
gió thổi chết.
Bất luận là sám hối với
ai, bạn cũng phải nói cho rõ ràng, không được nói mơ hồ, khiến người nghe diễn
dịch đàng nào cũng được.
Không ai tránh đặng
sinh, lão, bịnh, tử. Sinh là do đâu? Từ trời sinh ra? Ðất sinh ra? Người sinh
ra? Tự nhiên sinh ra? Sinh ra rồi thì ta là gì? Trách nhiệm của ta là gì? Nghĩa
vụ ta phải làm là gì? Thiên chức của ta là gì? Những việc trên mình phải nghĩ
cho rõ, đừng uổng phí kiếp làm người.
Bạn phải nhất định học
thuộc chú Lăng Nghiêm. Không những bạn có thể liễu thoát sinh tử, mà còn tránh
được ma nạn, tai họa và cứu độ chúng sinh.
Ðồng tính luyến ái là
yêu nghiệt, đi ngược lại với thiên tánh, ngược lại luân lý, ngược lại sinh lý.
Muốn thành Phật thì phải
học Phật pháp.
Thứ mình xứng đáng có,
thì mình sẽ được nó. Thứ mà mình không xứng đáng có thì mình chớ vọng tham cầu.
Mình phải giữ khoảng cách, trách nhiệm. Không nên ích kỷ, không nên tự lợi hay
nói dối. Làm vậy thì thế giới mới hòa bình. Bạn không muốn nó thái bình, nó cũng
thái bình. Không muốn nó bình an, nó cũng bình an. Vì sao bây giờ không bình an?
Vì ai cũng hướng ngoại truy cầu, không biết hồi quang phản chiếu, tìm đáp án nơi
chính mình.
Lúc nào mình cũng phải
có tâm trong sạch như trẻ thơ. Giữ như em trẻ, lúc nào cũng không già, thì mình
sẽ không bao giờ chết. Do vậy muốn mạnh khỏe, trường thọ, thì chỉ cần bạn buông
bỏ tài sắc danh thực thùy, thì cái chân thật sẽ hiện bày ngay.
Bất luận là tiểu thừa,
đại thừa hay Phật thừa, thừa nào cũng dạy mình đầu tiên phải trừ bỏ thói hư tật
xấu, vô minh phiền não, tham sân si. Nếu bạn bỏ những thứ thói xấu ấy đi thì tự
nhiên sẽ tương ưng với ý nghĩa trong kinh. Nếu tật xấu không trừ thì sẽ không
hiểu được nghĩa kinh đâu.
Bạn nhìn xem: Bạn là bậc
nhất rồi đó, nhưng có làm sao đâu? Bạn phát tài rồi đấy, nhưng có ích gì?
Khi quan sát người tu
đạo, bạn nhìn chỗ nào? Bạn xem y có giữ giới luật hay không. Nếu y không giữ
giới luật, y nhất định là ma. Nếu y giữ giới, đặc biệt nghiêm minh, thì y đúng
là tín đồ của Phật.
Rắc rối ở trên đời do
đâu mà ra? Do người ta ai cũng ích kỷ. Ích kỷ bắt nguồn từ đâu? Bắt đầu từ nơi
dục Niệm.
Tu đạo, bất kỳ thứ gì
cũng đừng tham. Tốt không tham, xấu càng không tham. Lấy tâm bình thường làm đạo
tràng. Lúc nào cũng bình thường, chẳng tham muốn gì cả. Hễ tham là sai lầm.
Nếu nhận thức của bạn về
nóng và lạnh không khác biệt thì nóng lạnh không tồn tại. Nếu nóng lạnh không
tồn tại thì có ai đó để cảm giác về nó? Các cặp đối tượng khác thì đạo lý cũng
như vậy. Nếu mình chẳng khởi tâm phân biệt sự vật thì sự an tĩnh vốn có của tự
tâm sẽ không bị quấy nhiễu.
Hậu quả của nghiệp sát
nặng nề là sẽ hình thành thiên tai nhân họa. Hoặc là động đất, hoặc là sóng
thần, hoặc là thời tiết thất thường, quá nóng, quá lạnh, cho tới mưa gió bất
định, đủ hiện tượng mà đất nước, nhân dân không chút thanh bình an lạc.
Trẻ em thì giống như cây
non lớn lên. Cành nhánh mọc lộn xộn thì phải tém cho gọn để nó có thể mọc cao
lớn, sau này gỗ có thể dùng làm rường cột.
Con người nằm mộng thì
không biết mình đang mộng. Tỉnh dậy mới biết là mộng. Lúc nào thì tỉnh mộng? Khi
khai ngộ. Tu làm sao? Thì tu học Phật pháp. Phật pháp là gì? Nói gọn là cái chìa
khóa. Ngày ngày mình chạy đi tìm cái chìa khóa này. Chìa khóa này là gì? Là trí
huệ bát nhã. Tìm ra chìa khóa trí huệ thì mình có thể mở tung ổ khóa vô minh.
Lúc ấy mình sẽ giải thoát, tức là tỉnh dậy từ cơn mộng giả huyễn.
Ðồ còn dùng được mà mình
vất đi thì tức là lãng phí vật chất. Trên thế giới này vật chất dùng đã hao tổn
gần hết. Nếu mình không biết tiết kiệm thì tương lai thật nguy hiểm.
Ở đời bất luận là việc
tốt hay xấu đều dạy mình giác ngộ. Việc tốt thì dạy mình chuyện tốt. Việc xấu
thì dạy mình chỗ sai lầm của nó.
Hãy đặc biệt chú ý đến
mỗi câu chú Lăng Nghiêm. Ðừng khinh thường nó. Ðây là diệu pháp tất khó gặp
trong trăm ngàn vạn ức kiếp đó. Các bạn cho rằng trên thế giới có rất nhiều
người thuyết giảng về chú Lăng Nghiêm ư? Chẳng có ai.
Vọng niệm là ý tưởng
không chân thật, hư vọng không tự tánh. Kẻ điên đảo thì biết việc này không đúng
mà cứ cố ý làm, lại còn biện hộ, nói việc này là đúng.
Người đời ai cũng bận
rộn, lăng xăng hoài. Xuất phát điểm của họ không ngoài lòng ích kỷ, rằng phải
bảo vệ sinh mạng và tài sản của mình. Phật pháp thì đại công, không riêng tư,
chỉ nhắm vào lợi ích kẻ khác thôi.
Nghe giảng kinh thì bạn
sẽ có cái kính chiếu yêu. Yêu ma quỷ quái hiện hình là bạn biết ngay.
Người tu phải phát
nguyện cho chân chánh. Phát nguyện từ lòng thành, rồi theo nguyện ấy mà nỗ lực
thật hành.
Nếu bạn chỉ còn một tâm
thái đại công vô tư, không ham mau, không muốn hơn kẻ khác, chỉ chuyên tâm nhất
chí, thì ma gì cũng không thể hại bạn.
Người tu phải thanh tịnh
như tròng mắt của mình, không thể để dính bụi. Nếu mắt có bụi thì chắc hẳn sẽ
khó chịu, phải tìm cách rửa cho sạch. Nếu không thì thâm tâm không an. Tu đạo
thì cũng tương tợ. Bụi là gì? Là lòng tham. Có lòng tham thì mọi chuyện sẽ dấy
khởi biến động. Mình vốn thanh tịnh, nhưng vì ý niệm tham lam, nên phản ứng hóa
học phát sinh, khiến nước trong biến đục, tâm thanh thành trược. Lúc ấy mình
chẳng thể giúp ai, mà ngược lại còn tự hại. Mục đích chủ yếu của người tu là
liễu sinh thoát tử, không phải vì cầu có cảm ứng mới tu hành. Bạn nên nhớ: Chẳng
thể có mưu đồ lúc tu hành. Vì mong cầu thành tựu, mong cầu cảm ứng mà tu: Ðó là
sai lầm to lớn lắm.
Nếu có trí thì bạn như
mặt trời. Có huệ thì bạn như mặt trăng.
Nếu nói động vật là để
người ta ăn. Vậy loài người thì để loài gì ăn?
Mỗi lời nói mỗi hành
động của chúng sinh trong cõi Ta Bà này đều là tham, sân si. Trong phạm vi pháp
thế gian, họ dùng tham sân si mà hành sự. Ðến khi tu pháp xuất thế gian, họ cũng
dựa vào tham sân si mà tu hành. Nào là họ tham khai ngộ; ngồi thiền hai ngày
rưỡi là đã muốn khai ngộ. Tu chút xíu là muốn thần thông. Niệm Phật mới mấy ngày
là muốn đắc niệm Phật tam muội. Bạn xem tâm tham lam lớn như vậy, đều là do con
quỷ tham lam biểu hiện đó.
Tu thì như trèo cây sào
trăm trượng: Tuột xuống thì dễ, trèo lên thì khó như lên trời. Bất luận gặp cảnh
giới gì, nếu bạn không xuyên thủng được nó thì rất dễ gặp ma chướng. Sơ hở chỉ
tại một niệm mà thôi. Một niệm sai là một niệm tà, thiên ma ngoại đạo liền vào
tâm phủ của bạn. Nếu có chánh niệm thì Phật sẽ hợp nhất với bạn. Lục Tổ Ðàn kinh
dạy: Lúc chánh niệm thì Phật trong phòng; Lúc tà niệm thì ma tại nhà.
Chính là đạo lý như thế.
Thích ăn ngon cũng là do
có một cái oan nghiệp dắt dẫn. Nó khiến bạn vui thích hy sinh tánh mạng của vật
khác để bồi bổ cho tánh mạng của chính mình.
Ðịa ngục không phải tự
nhiên có sẵn, chuẩn bị sẵn sàng để mình rớt xuống đó đâu. Làm sao có nó? Do
nghiệp của mình hiện ra. Nếu bạn tạo nghiệp địa ngục thì có địa ngục hiện ra.
Nếu bạn chân thành đọc
tụng kinh điển thì thường có chư thiên tán hoa, mùi hương thơm lạ tỏa khắp, quỷ
thần cung kính cúng dường.
Bạn muốn biết cảnh giới
ấy thật hay giả, người đó là Bồ Tát hay là ma. Bạn có thể từ chỗ này mà nhìn:
Thứ nhất, y có lòng dâm dục hay không? Thứ hai y có lòng tham lam hay không?
Tham lam tức là tham tài, tham sắc. Nếu có y chẳng phải là của thật.
Tết năm nay tôi cho các
bạn thấy tờ giấy lau miệng của tôi đã dùng bốn lần rồi mà vẫn còn xài. Bạn nghĩ
xem trên đời còn ai hà tiện như tôi chăng? Không phải chỉ có giấy, bất kỳ thứ gì
tôi cũng không lãng phí. Tuy việc này nhỏ, song hy vọng các bạn chú ý, đừng nên
lãng phí tài nguyên của thế giới.
Chữ nhục gồm có hình một
người bị ăn và một người ăn thịt. Người ăn thịt thì ở bên ngoài, và vẫn còn là
người. Người bị ăn thì ở bên trong, nhưng đã biến thành con vật. Người ăn thịt
và kẻ bị ăn thì có một mối quan hệ mật thiết, một mối oan kết không thể giải
trừ, ràng buộc lẫn nhau.
Trí huệ và ngu si không
phải là hai thứ. Chúng như hai mặt của bàn tay. Lật bên này: Trí huệ; trở qua
bên kia: Ngu si.
Mê tín phật pháp thì tuy
là mê tín, không hiểu biết gì, nhưng ít ra vẫn còn có lòng tin. Nếu bạn tin mê
thì tuy có lòng tin nhưng bạn tin vào thứ tà đạo, thứ đạo mê hoặc lòng người,
thứ đạo không chân chính. Lòng tin ấy mới là nguy tai.
Nhà cần nhỏ một chút,
tiền cần ít một chút, người cần tốt một chút, nghiệp cần sạch một chút.
Kinh Hoa Nghiêm là kinh
của Pháp Giới, của hư không. Tận cùng hư không trùm phủ khắp pháp giới, không
chỗ nào mà chẳng có Kinh Hoa Nghiêm. Kinh này ở đâu thì Phật ở đó, pháp cũng ở
đó và chư Thánh hiền tăng cũng ở đó.
Nếu trên thế giới còn
một người niệm chú Lăng Nghiêm thì thế giới sẽ không bị hủy diệt. Pháp cũng
không bị hủy diệt. Chừng nào trên đời chẳng còn ai trì tụng chú Lăng Nghiêm nữa
thì khi đó Phật pháp sẽ phải tận diệt.
Tôi thường nói với các
bạn: Chết cho mau! Ý là nói bạn phải làm chết vọng tưởng đi, chớ nên ngày ngày
khởi vọng tưởng. Khởi vọng tưởng thì làm sao tu hành? Tâm vọng tưởng chết rồi
thì tâm từ bi sẽ lớn mạnh, trí huệ và nguyện lực cũng lớn mạnh.
Tu thì cũng như bơi lội.
Nếu bạn có sức lực, kỷ thuật bơi giỏi, thì có thể bơi ngược giòng, tới bờ bên
kia an toàn. Nếu bạn sức yếu, bơi không giỏi, thì sẽ bị giòng nước nghịch đẩy
lùi. Chẳng những không tới được bờ, có khi còn chết chìm.
Người tốt thì không oán
ghét ai. Kẻ xấu mới oán ghét người khác.
Nghe giảng kinh thì phải
kiên nhẫn. Dù hiểu hay không cũng phải kiên nhẫn ngồi nghe. Bạn ở trong pháp
hội, sáng tối nghe giảng thì tựa như sáng tối được huân hương, chân lý huân tập
vào tâm thức. Kết cuộc sẽ có ngày bạn sẽ khai trí huệ hiểu thấu mọi pháp.
Thế giới là do tâm người
tạo thành. Tâm người háo sát thì tạo thành thế giới chiến tranh. Nếu tâm người
háo sinh thì thế giới sẽ hòa bình. Tôi hy vọng trong tương lai người phương Ðông
và phương Tây đều sửa đổi hiếu chiến thành tâm từ bi.
Làm thiện mà mong người
ta biết thì không phải là chân thiện.
Làm ác mà sợ người ta
hay mới là đại ác.
Bởi vì có lòng yêu đương
nên cái khổ lớn nhất của con người là cái khổ sinh ly tử biệt (sống thì phải xa
nhau, chết thì vĩnh viễn chia tay). Yêu đương, tình ái là cái nguồn cội tạo
nghiệp. Nếu đoạn được lòng dục vọng, trừ sạch lòng yêu đương thì nghiệp sẽ nhẹ.
Khi tình yêu sâu đậm, nghiệp cũng rất nặng. Nên có câu: Nghiệp hết, tình
không là chân Phật. Nghiệp nặng, tình mê là phàm phu.
Tất cả mọi sự mọi vật
trên đời đều thuyết pháp. Người thiện nói pháp lành. Người ác nói pháp xấu. Ngựa
nói pháp làm ngựa. Bò nói pháp làm bò. Chúng khiến mình hiểu nhân duyên chúng
làm ngựa làm bò.
Lòng người có thể thiện,
có thể ác. Nó có thể bao trùm thái hư, rộng bằng vũ trụ. Nó cũng có thể làm ta
đắp lông đội sừng, nó cũng có thể khiến ta thành Phật, làm Tổ.
Ðiều tôi nói với các bạn
là những đạo lý rất thông thường. Hệt như nước trắng rau luộc, thật rất lạt lẽo
vô vị. Tuy chẳng có mùi vị gì, nhưng các bạn ăn những thứ cơm lạt canh lạt ấy
bạn có thể trừ khử được rất nhiều độc khí.
Bởi vì có lòng dâm dục
nên mới phát sinh ra những chuyện ác trên đời. Nếu bạn có thể làm những việc
lành, tự mình thanh tịnh, không có hành vi dâm loạn thì đó tức là chúng thiện
phụng hành.
Phật là chính khí của
thế giới. Ma là tà khí, làm không khí ô nhiễm. Chính khí là bầu trời trong sáng,
ngàn dặm xanh thẳm, chẳng chút mây mờ. Bị ma trước thì bầu trời u ám liền. Có
phiền não bầu trời cũng tối sầm lại. Khi không dính vào ma, không sinh phiền não
thì bầu trời trong xanh. Mọi vật trên đời đều có ý nghĩa tượng trưng.
Phần lớn nền giáo dục
bây giờ tuy dạy học trò, nhưng thật ra lại chú trọng đến việc bán sách (thâu học
phí) kiếm lời. Họ dạy làm sao để kiếm được chức vị cho cao, kiếm thật nhiều
tiền, thành bậc danh nhân hay bậc nhất trên thế giới. Ðó là họ đã chẳng dạy con
em căn bản đạo đức làm người. Mà cứ dạy con em tranh danh đoạt lợi. Ðó chính là
bỏ gốc theo ngọn, đi ngược lại với đạo. Làm việc ngược lại với đạo thì thật là
sai lầm lớn lao vô cùng.
Làm việc gì thì cũng chỉ
một tâm, một lòng. Làm xong rồi liền buông tay. Việc tới, thì ứng biến. Việc qua
rồi, lòng lại yên tĩnh.
Không nên tham tiền tài
vật chất. Hợp với đạo nghĩa thì mới lấy. Rằng: Tiền tài phải hợp với đạo thì
người quân tử mới nhận.
Chú Lăng Nghiêm thì mầu
nhiệm không thể tả. Ai niệm thì người đó có cảm ứng. Ai trì tụng thì người đó có
Bồ Tát Kim Cang Tạng bảo vệ. Do đó tu hành chú này đòi hỏi bạn phải hiểu thấu
đáo chân lý, thành khẩn, chính lòng tu thân. Vậy thì bạn mới có cảm ứng lớn lao.
Có vọng tưởng thì sẽ
không tự tại. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.2/4/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment