Friday 28 September 2012

BÀI THUYẾT PHÁP
Của TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA Cho Vua LƯƠNG VÕ ĐẾ

Phần thứ nhất: Bản Chất Của Tâm
Cả thế giới được nghĩ trong tâm. Tất cả chư Phật - quá khứ và vị lai - đã và sẽ được tạo thành trong tâm. Sự hiểu biết được truyền từ tâm sang tâm qua ngôn từ nên tất cả những kinh sách chẳng có ích lợi gì. Tâm của mỗi người đồng điệu và tương ứng với thực tại muôn đời, với thực tại muôn nơi. Tâm là Phật không có Phật ngoài tâm. Coi giác ngộ và niết bàn là những sự vật ở ngoài tâm là một điều sai lầm. Không có giác ngộ ở ngoài tâm linh động. Không có chỗ nào gọi là nơi chốn của những người đến niết bàn. Ngoài thực tại của tâm, tất cả đều là huyễn tượng. Chẳng có nhân, chẳng có duyên. Chẳng có lý do, chẳng có kết quả. Chỉ có một thực tại duy nhất. Ðó là: Tư tưởng của tâm và sự an nghỉ của tâm chính là niết bàn. Ði tìm một sự vật ngoài tâm là đi tìm bắt hư không. Tâm là Phật và Phật chính là tâm. Tưởng tượng Phật ở ngoài tâm hay hình dung Phật ở ngoài tâm là mê sảng.
Phần Thứ Hai: Phương thức
Vậy phải nhìn vào trong chứ không nhìn ra ngoài. Phải tự lắng vào chính mình để thấy Phật tánh trong chính mình. Tất cả chúng sanh đều là Phật như mình nên mình chẳng cứu ai cả. Không có vị Phật nào hơn mình nên không phải van xin, cầu nguyện ai cả. Không có Phật nào hiểu mình hơn chính mình nên không phải học hỏi trong những kinh sách của các vị ấy. Không có luật pháp nào kiềm hãm được Phật. Một vị Phật không thể sa ngã nên ta không sợ phạm tội. Không có thiện, không có ác. Chỉ có những động tác của tâm. Mà tâm là Phật nên tự tánh không thể lầm lỗi được. Cúng kiến, hoằng pháp, nhiệt thành giữ giới, bố thí cầu kinh và tất cả những thứ khác đều không có ích lợi gì cả. Chỉ cần một điều duy nhất là nhìn thấy Phật nơi mình. Sự nhìn thấy Phật ở nơi mình đưa đến giải thoát, đến niết bàn.
Phần Thứ Ba: Phật Tánh
Không có bất cứ một cuốn kinh nào, không có bất cứ sự tu khổ hạnh nào có thể đưa ta ra khỏi luân hồi. Học kinh và tu khổ hạnh hoàn toàn vô ích, phù phiếm. Không có quyển sách nào đáng cho ta mở ra đọc. Trong sự an tĩnh, vô vi hoàn toàn hãy kiến tánh ở nơi mình, nơi chính tâm mình. Ðó mới đúng là Phật. Chỉ học nhìn thấy Phật tánh thôi vì đó là điều duy nhất đáng học. Tất cả những hình tượng khác đều là sương mù, ảo ảnh. Hãy nhìn Phật nơi mình. Ðó mới là cái nhìn trung thực duy nhất. Phật tánh ở trong mỗi người và trong tất cả mọi người, Phật tánh đều giống nhau. Khi quên tất cả mọi sự và chỉ giữ lại thực tại duy nhất đó là thoát khỏi vòng luân hồi và tới niết bàn. Tất cả những kẻ thuyết lý đều là trợ thủ của Mara và đưa con người đến chỗ huyễn tưởng. Mọi hệ thống triết học đều hoàn toàn sai lầm và có tính cách lường gạt. Nói đến sự tẩy uế, thiện nghiệp, chuyên tâm và tiến bộ là phỉnh lừa thiên hạ. Mỗi người là Vị Phật của chính mình và của tất cả. Ðiều ta phải làm cho tới cùng là nhận thức rằng thực tại và chân lý duy nhất ấy tiềm tàng trong mỗi người chúng ta. Không có tội hay đúng hơn chỉ có một tội duy nhất: Ðó là tội vô minh, tội không nhận được ra Phật tánh ở chính nơi mình. Tội này rất nặng vì nó giam ta trong cõi vô thường. Thân xác là phù du. Cuộc đi trôi nhanh như một giấc mộng. Trong thời gian ngắn ngủi của cuộc đời ta phải tự giải thoát bằng cách tự khám phá chính hình bóng của mình. Trong giấc mộng đời, ta có thể thấy được thực chất của mình. Trong giấc mộng đời, chính Pháp thân tự hé mở trong bản thể. Ðó là thực thể.
Phần Thứ Tư: Pháp Thân.
Pháp thân này vĩnh cửu. Trải qua vòng luân hồi, thăng trầm qua vô lượng kiếp, pháp thân vẫn không sinh, không diệt, không thêm, không bớt, không nhơ nhớp, không bị tẩy sạch, không yêu, không ghét, không đến, không đi, không đàn ông, không đàn bà, không già, không trẻ, không tu, không tục, không có, không không. Pháp thân không một mà cũng không nhiều, không thánh mà cũng không phàm. Pháp thân đi vào tất cả không bị trở ngại và không gì ngăn cản được. Pháp thân ung dung trong những kiếp liên tiếp, trong giòng sinh tử.
Chúng sanh và vận mạng của chúng sanh đều qui về pháp thân. Ta thấy pháp thân này ngay trong ta. Ta phải di động và hành động trong ánh sáng của tâm. Pháp thân bao trùm tất cả chúng sanh như sông Hằng giữ nước của nó hằng hà sa số những phân tử phù sa. Ta không thể diễn tả pháp thân được, mà cũng không thể giải thích pháp thân bằng ngôn từ. Mỗi người hãy tự chiêm ngưỡng, lãnh hội pháp thân cho chính mình. Lãnh hội được pháp thân là giải thoát, là giác ngộ. Lãnh hội được pháp thân là ra khỏi sự giao động của thế lực mà đức Thích Ca Mâu Ni gọi là cuồng loạn vĩ đại. Giác ngộ đưa ta vào trong tỉnh lặng hoàn toàn. Người ta phải khám phá chính bản thân mình, khám phá Phật tánh ở mức độ ngoài khả năng diễn đạt của ngôn từ và tư tưởng. Pháp thân vô hình, bất biến và không thể bị hủy diệt. Chẳng có Phật nào khác ngoài pháp thân vì pháp thân ở trong chư Phật. Pháp thân cũng ở trong tất cả mọi người.
Phần Thứ Năm: Tỉnh Tâm.
Xin nhắc lại rằng vì tánh chất của pháp thân, ta chẳng cần kinh kệ, chẳng cần cúng tế, thờ phụng mà cũng chẳng tìm cái gì ở ngoài bởi lẽ trong mình ta có tất cả. Tất cả những sự vật bên ngoài đều là hư ảo giả tạm. Chẳng có gì thật ngoài pháp thân. Nguyện cầu những gì sùng bái chính là mình, sùng bái những gì chính là mình là một việc phi lý và vô ích. Ðiều cốt yếu là làm sao có yên lặng và tĩnh tâm; vì yên lặng, tĩnh tâm giúp ta thấy pháp thân chính nơi ta tức là thấy Phật. Tất cả những biểu tượng giả tưởng, tất cả những biểu tượng vật chất đều sai lầm. Chính sự sai lầm ấy giữ ta lại hoặc đưa ta vào trong vòng luân hồi tái sinh. Không nên sùng bái những hình tượng thoát thai từ nơi mình bởi vì những hình tượng ấy không thuộc pháp thân. Chỉ nên sùng bái những ý tưởng phát ra từ Phật tánh. Phải bỏ tất cả những giả tưởng về thần thánh linh thiêng vì đó chính là những ảo tưởng phù phiếm. Không nên thờ kính những vật giả tưởng đó mà cũng chẳng phải sợ hãi những thứ đó. Cũng nên quẳng bỏ tất cả những ảo ảnh về chư Phật. Ảo ảnh chỉ là những ảo tưởng phù phiếm.
Phần Thứ Sáu: Thiền Luận
Không có gì quí hơn những ý tưởng vô hình của tâm phát ra từ Phật tánh. Chỉ có một điều ta thấy thật sự là: Pháp thân ở nơi Ta. Phật là một tiếng Ấn Ðộ, không phải tên người và có nghĩa là giác ngộ, linh giác mà mọi người có thể đạt tới được. Sự giác ngộ này chính là thiền. Những kẻ đối nghịch với chúng ta không thể hiểu được giá trị mà chúng ta đem vào danh từ thiền. Thiền không có nghĩa là tham thiền, suy tưởng. Ta chỉ đạt đến thiền khi ta thấy được Phật tánh ở chính mình. Một người đọc vô số kinh luận mà không kiến tánh thì chỉ là kẻ phàm tục tầm thường. Ðạo lý ta khó hiểu đối với mọi người vì ngôn từ không đủ khả năng diễn tả được đạo. Chỉ có kẻ nào đạt được mới hiểu. Ta có thể nói với những môn đồ ta như vầy: Các ngươi phải đạt đến Phật tánh nơi các ngươi tức là pháp thân nơi các ngươi. Làm thế nào diễn tả được... và bởi vì không thể nói ra được nên tất cả những kinh luận đều vô ích. Kinh luận chỉ là những câu chuyện phù phiếm, đi quanh vấn đề. Kiến tánh là một hành động giản dị. Kiến tánh không thể chia ra thành từng phần nên ta không thể tri và hành từng phần một. Kiến tánh cũng giống như nuốt một thứ đồ ăn, cũng giản dị và lập tức như thế. Người ta không bao giờ thuyết lý viễn vông chung quanh sự nuốt đồ ăn. Ta biết nuốt hay không biết nuốt. Chỉ có thế thôi! Kẻ nào tưởng tượng một thực tại ngoài Phật tánh bên trong và tìm cách xác định thực tại ấy, kẻ ấy rơi vào sai lầm nghiêm trọng. Tất cả những ý tưởng ngoài ý tưởng về Phật tánh nội tại chỉ là những bóng ma phù phiếm. Chính những ý tưởng đó sinh ra bóng ma, những sai lầm và giữ con người triền miên trong vòng luân hồi. Con người sẽ được giải thoát khi đã phủ nhận tất cả những bóng ma và những sai lầm ấy, đồng thì gắn liền với Phật tánh ở trong nội tại. Giây phút giác ngộ này, giây phút giải thoát này, mỗi người hãy tự mình đi đến. Giáo lý chỉ có thể giúp người ta chuẩn bị. Giáo lý không thể tạo ra giác ngộ. Mộng không thể học được. Chết không thể học được. Lãnh hội Phật tánh nơi chính mình cũng không thể học được. Pháp thân rất giản dị. Ta không thể tạo ra được mà chỉ lãnh hội được. Kẻ nào đã lãnh hội được pháp thân thì không cần thiên đàng, không còn địa ngục, không còn mình, không còn kẻ khác, không còn gì bên ngoài. Vậy việc lãnh hội pháp thân là việc của đức tin tuyệt đối, không mảy may pha lẫn bóng tối ngờ vực. Khi người ta mộng, người ta không bao giờ nghi ngờ bởi vì người ta thấy thực tánh của mình. Trong khi thức, ta cũng phải tin tưởng vững chắc như vậy dù có bị những ảo tưởng của giác quan và những sai lầm của trí tưởng tượng ràng buộc.
Phần thứ bảy: Vô Minh
Ðối với những người đã khám phá được bóng hình của mình và không còn bị bất cứ một hệ lụy nào ràng buộc, thì bất cứ một hành động nào của thể xác vật chất cũng không có thể ảnh hưởng đến pháp thân. Một kẻ phàm tục làm nghề đồ tể cũng có thể là một vị Phật. Kẻ nào đã lãnh hội được Phật tánh thì không tạo nghiệp nữa dù làm bất cứ một hành động nào bởi vì kẻ ấy đã giác ngộ. Nghiệp chỉ đeo đuổi những người chưa giác ngộ vì những người đó còn trong vòng u tối vô minh. Chính sự ngu muội này đã tạo ra giòng đầu thai, luân hồi ở địa ngục, làm thú và làm người. Tất cả nợ tinh thần chấm dứt ngay khi giác ngộ phá hủy vô minh. Bậc giác ngộ không làm nên tội lỗi và cũng không phạm tội nữa.
Phần thứ tám: Giác Ngộ
Ta phải giảm dần những ấn tượng, bớt dần tham vọng, bớt dần tập trung và an trí. Ðó là chuẩn bị. Kinh kệ, tu khổ hạnh, công trình nghiên cứu học hành đều chẳng có lợi ích gì cả. Kiến tánh không thể học được. Tại sao có những người đã chuẩn bị cẩn thận và có thành tâm đứng đắn mà vẫn không kiến được tánh?
- Bởi vì nghiệp của họ chống đối lại. Sự hôn mê mù quáng của họ, sự sai lầm chai cứng của họ, sự bất lực của họ là những hình phạt về những tội lỗi của họ trong quá khứ. Họ chưa trả hết nợ. Họ chưa đủ trong sạch để đạt được giác ngộ. Ðây là nợ tinh thần và nỗ lực cá nhân chứ không phải do địa vị xã hội.
Phần thứ chín: Phật là gì?
Ta đến Trung Hoa để truyền bá tâm ấn, đạo lý mới lạ ở đây chưa ai biết. Phật ở trong tâm mỗi người. Giữ giới luật, tu khổ hạnh, cầu kinh, nghiên cứu nghĩa lý, tất cả những thứ này chẳng dùng được việc gì cả. Mục đích duy nhất mà mọi người phải đạt được là giác ngộ. Khi nào đạt được giác ngộ là thành Phật, một vị Phật như tất cả chư Phật dù cho kẻ ấy không đọc được một chữ nào cả. Thành Phật nghĩa là thấy Phật tánh nơi mình, nơi tâm mình, nơi tâm của tâm mình. Phật tánh vô hình, không thể rờ mó được, bản thể của nó mong manh như hư không. Tâm ấy mọi người đều mang trong mình.
Tâm hỡi, tâm ơi!
Mi lớn đến nỗi bao trùm cả vũ trụ.
Mi nhỏ đến nỗi mũi kim không thể xuyên qua được.
Hỡi tâm của ta! Mi là Phật.
Chính vì mi mà ta phải qua Trung Hoa để giảng truyền đạo lý.
************
Bài thuyết pháp của Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma

I. Vài nét về hành trạng của Đạt Ma Tổ Sư
Đức Bồ Đề Đạt Ma 菩提達 (Bodhidharma, đầu thế kỷ 6 Công nguyên), người Ấn Độ, là tổ thứ 28 của Thiền Ấn Độ. Tổ sang Trung Hoa để truyền Phật pháp của Thiền tông và trở thành Đệ Nhứt Tổ Thiền Trung Hoa. Ngài đến Trung Hoa vào năm 520, gặp Lương Võ Đế 梁武帝 hỏi đạo. Rất tiếc Ngài không có duyên với vua Lương nên không thuyết phục được vua vì hai vị quan điểm bất đồng, Vũ Đế quá thiên về thinh âm sắc tướng, xây cất chùa chiền, in kinh độ tăng, còn Tổ lại chuyên về Tâm.
Vì thấy không hóa độ được Lương Võ Đế và khó truyền Phật pháp đắc lực ở phương Nam nên Đức Đạt Ma Tổ Sư vượt sông Dương Tử, đi lên phương Bắc. Dừng chân tại Thiếu Lâm Tự, ngài ngồi xoay mặt ngó vào vách, tham thiền chín năm (cửu niên diện bích 九年面壁). Tương truyền Ngài bỏ thế gian năm 529, để lại rất nhiều huyền thoại, như: Đạt Ma cỡi nhánh lau vượt sông Dương Tử, Đạt Ma quảy chiếc giày phi hành trên dãy núi Thống Lãnh, v.v.

II. Bất đồng quan điểm giữa Đạt Ma Tổ Sư và Lương Võ Đế
Chỗ bất đồng quan điểm giữa vua Lương và Tổ được Đức Lục Tổ Huệ Năng 六祖慧能 (638-713) giải thích trong Pháp Bửu Đàn Kinh 法寶壇經, phẩm Quyết Nghi.
Lương Võ Đế hỏi suốt đời nhà vua làm những việc cất chùa, cúng tăng, bố thí, v.v. như vậy có công đức chi không.
Tổ sư nói: Thật không có công đức.
Theo tôn ý của Tổ, vua Lương Võ Đế thực hành hạnh bố thí 布施, hạnh đứng đầu của sáu phép Ba La Mật 波羅蜜, là tạo nhân phước để hưởng quả phước ở thiên nhân mà thôi, tuyệt nhiên không phải là chơn công đức vô lậu giải thoát.
Theo Kim Cang Kinh 剛經, bố thí trụ tướng chẳng khác chi vào chỗ tối, không trông thấy chi cả. Trái lại bố thí ly tướng ví như có được mắt sáng lại còn nhờ thêm ánh mặt trời chiếu soi tỏ rạng, trông thấy rõ rệt các vật. Vua Lương Võ Đế bố thí nhưng còn vọng tâm trụ tướng, không khế hợp với pháp “tam luận thể không” của Phật. Pháp tam luận thể không gồm có ba điều dưới đây :
1. Không nghĩ mình là người năng thí.
2. Không nghĩ người nhận là kẻ thọ thí.
3. Không nghĩ vật đưa ra là vật sở thí.
Vua Lương Võ Đế hành bố thí như vậy là việc tạo nhân phước để hưởng quả phước ở thiên nhân mà thôi. Bậc bồ tát bố thí không bao giờ trụ trước nơi sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, tức là lìa tất cả tướng và hành đúng theo “Tam luận thể không” nên phước báu cao cả không thể suy lường được.
Đạo Đức Kinh 道德經 của Đức Lão Tử cũng dạy (chương 38: Thiên hạ): “Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức; hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức.” 上德不德, 是以有德; 下德不失德, 是以無德. Có nghĩa là người đức cao không có ý cầu cái đức cho nên có đức; người đức thấp thì chấp cái đức của mình tạo ra, nên không có công đức. Như vậy lời nói của Đức Lão Tử không khác “tam luật thể không” của Đức Phật.
III. Đạt Ma Huyết Mạch Luận
Tổ Sư rời bỏ vua Lương ra đi sau khi đã thuyết pháp tại triều đình mười chín ngày. Bài pháp này rất danh tiếng, ngày nay còn lưu truyền với tên gọi là Đạt Ma Huyết Mạch Luận 達磨血脈論. Về cơ bản, bài pháp gồm chín mục như sau: (1) Bản chất của tâm; (2) Phương thức; (3) Phật Tánh; (4) Pháp Thân; (5) Tĩnh tâm; (6) Thiền luận; (7) Vô minh; (8) Giác ngộ; (9) Phật là gì?
1. Bản chất của tâm
Tâm là Phật, không có Phật ở ngoài tâm. Tâm của mỗi người đồng điệu, tương ứng với thực tại muôn đời, với thực tại muôn nơi. Ngoài thực tại của tâm thì tất cả chỉ là huyễn tượng, chẳng có nhơn, chẳng có duyên, chẳng có lý do, chẳng có kết quả, chỉ có hành duy nhứt, đó là tư tưởng của tâm và sự an nghỉ của tâm, chính là niết bàn.
Tâm là Phật, Phật chính là tâm. Đi tìm một sự vật ngoài tâm mình là muôn bắt sự trống không. Tưởng tượng Phật lấy ở ngoài tâm, hình dung Phật ở bên ngoài chính là mê sảng.
2. Phương thức
Vậy thì phải tìm vào trong chứ không nhìn bên ngoài. Phải tự lắng mình vào mình và tự nhìn thấy Phật Tánh ở nơi chính mình. Tất cả chúng sanh đều là Phật như mình, không có thiện, không có ác, mà chỉ có động tác của tâm. Mà tâm là Phật. Không có ích gì sự cúng kiến, sự hoằng pháp nhiệt thành, giữ giới bố thí, cầu kinh và tất cả những thứ khác chỉ cần một điều duy nhứt: nhìn thấy Phật ở nơi mình. Sự nhìn thấy ấy sẽ đưa đến giải thoát và là niết bàn.
3. Phật Tánh
Không có bất cứ một cuốn kinh nào, hay bất cứ một sự tu khổ hạnh nào có thể đưa ta ra khỏi luân hồi. Sự học kinh và tu khổ hạnh hoàn toàn vô ích, phù phiếm. Không có một quyển sách nào đáng cho ta mở ra đọc. trong sự an tĩnh vô vi hoàn toàn hãy kiếm ở nơi mình, nơi chính mình. Đó mới đúng là Phật. Hãy nhìn Phật nơi mình, đó mới là sự nhìn thấy chơn thật duy nhứt mà thôi. Tất cả những hình tượng khác đều là sương mù ảo ảnh. Chỉ có một tội duy nhứt, là tội vô minh, tội không nhận được thấy ra được Phật Tánh ở nơi chính mình. Tội lỗi này rất nặng vì nó giữ ta trong cõi vô thường phù du. Ta phải tự giải thoát bằng cách tự khám phá lại hình bóng của mình.
4. Pháp Thân
Pháp Thân nầy đã có vĩnh cửu. Trải qua những luân hồi thăng trầm của những kiếp, Pháp Thân vẫn vô sinh, không diệt, không thêm, không bớt, không nhơ nhớp, không bị tẩy sạch, không yêu, không ghét, không đến, không đi, không đàn ông, không đàn bà, không già, không trẻ, không tu, không tục, không ừ, không không, v.v.
Pháp Thân không một, mà cũng không nhiều, không thánh mà cũng không phàm. Pháp Thân thung dung trong những kiếp liên tiếp, trong dòng sinh tử. Chính Pháp Thân nầy mà ta phải nhìn lại nơi chính mình ta phải di động và hành động. Pháp Thân chính là thần năng nhập thạch, thần năng phi hình, nhập thủy bất nịch, nhập hỏa bất phần [xuống nước không chìm, vào lửa không cháy] trong ánh sáng của tâm. Ta không thể diễn tả Pháp Thân nầy bằng lời nói. Ngoài những tên khác, ta còn gọi Pháp Thân là thánh thể (Phật Tánh, Chơn Tâm).
5. Tĩnh tâm
Tất cả những sự vật bên ngoài chỉ là hư ảo, giả tạm chẳng có gì thật ngoài ra Pháp Thân. Vô ích nguyện cầu, vô ích sùng bái những gì mà chính là mình, chỉ nên làm sao cho sự yên lặng, sự tĩnh tâm mà thôi. Chính những cái ấy giúp ta thấy Pháp Thân nơi mình, tức là Phật chính những biểu tượng vật chất là sai lầm. chính sự sai lầm ấy sẽ giữ ta lại, hoặc đưa ta vào vòng luân hồi tái sanh. Hãy bỏ đi những giả tưởng về thần thánh linh thiêng vì đó chính là ảo tưởng phù phiếm.
6. Thiền luận
Không có những gì hơn những ý tưởng vô hình của tâm thoát ra từ Phật Tánh. Chỉ có một điều ta thấy thật sự là Pháp Thân ở nơi ta. Phật có ý nghĩa là giác ngộ hay linh giác mà mọi người có thể đạt được. Sự giác ngộ chính là Thiền. Thiền không có nghĩa là tham thiền, suy tưởng gì cả. Đối với ta chỉ đạt đến Thiền là khi ta thấy được Phật Tánh, mà không kiến tánh thì chỉ là một kẻ phàm tục tầm thường.
Ta có thể nói với những môn đồ của ta như vầy: Các ngươi phải đạt đến Phật Tánh nơi các ngươi, tức là Pháp Thân, là thánh thể ở nơi chính các ngươi.
Không thể nào diễn tả được bởi vì không thể nói ra được, cho nên tất cả kinh luận đều vô ích.
Con người sẽ được giải thoát khi nào họ đã phủ nhận tất cả những bóng ma và những sai lầm ấy, khi họ chỉ gắn liền với Phật Tánh của họ. Giây phút giác ngộ nầy, giải thoát nầy, mỗi người hãy tự đi đến với chính mình, giáo lý chỉ có thể giúp đỡ khi người ta chuẩn bị. Giáo lý không thể tạo ra sự giác ngộ. Lãnh hội được Phật Tánh nơi chính mình, lại không thể học được Pháp Thân rất giản dị, ta không thể tạo ra được,ta chỉ lãnh hội được.
Đối với kẻ nào lãnh hội được Phật Tánh, thì không cần đến thiên đàng hay cũng không còn sợ vào địa ngục, không còn có mình, không còn có kẻ khác, không còn gì cả ở bên ngoài.
Vậy thì, việc lãnh hội Pháp Thân là một việc của đức tin tuyệt đối, không còn bị pha lẫn bóng tối của ngờ vực.
7. Vô minh
Kẻ nào lãnh hội được Phật Tánh thì không còn tạo nghiệp nữa dù làm bất cứ một hành động nào, bởi vì kẻ ấy đã được giác ngộ. Nghiệp chỉ đeo đuổi những kẻ nào chưa giác ngộ vì kẻ ấy đang còn ở trong vòng ngu tối vô minh. Chính sự ngu muội này đã tạo ra vòng đầu thai luân hồi ở địa ngục, làm thú và làm người. Bực giác ngộ không làm nên tội lỗi nữa và cũng không phạm tội nữa.
8. Giác ngộ
Những kinh kệ, những sự tu khổ hạnh, những công trình nghiên cứu, học hành chẳng có lợi ích gì cả, còn việc kiến tánh ta không thể nào học được. Tại sao có người đã chuẩn bị đàng hoàng và có thành tâm đứng đắn, thế mà vẫn không đạt đến được? Bởi vì nghiệp của họ chống đối lại, vì họ chưa trả hết nợ, họ chưa đủ trong sạch để đến giác ngộ. Sự hôn mê mù quáng, sự sai lầm, sự chai cứng, sự bất lực của họ là những hình phạt về những tội lỗi của họ trong quá khứ.
9. Phật là gì?
Phật ở trong tâm của mỗi người, giữ giới luật tu khổ hạnh, cầu kinh, học vấn, nghĩa lý, tất cả những việc này chẳng dùng được việc gì cả. Mục đích duy nhứt mà mỗi người cần phải đạt đến là sự giác ngộ. Khi nào đã đến sự giác ngộ là một vị Phật. Một vị Phật với tất cả chư Phật, dù cho kẻ ấy không đọc được một chữ nào hết.
Là Phật, nghĩa là thấy được Phật Tánh nơi chính mình, nơi tâm mình, bản thể vô hình và không rờ mó được mong manh như hư không. Tâm ấy mỗi người đều mang trong mình.
Tâm ơi hỡi tâm! Mi lớn đến nỗi bao trùm cả thế giới, mi nhỏ đến nỗi mũi kim không thể xuyên qua được. Hỡi tâm của ta, mi là Phật, mi chính là mi, ta phải qua Trung Hoa để truyền đạo lý.
IV. Góp ý của người sưu tập
Đức Đạt Ma Tổ Sư, do theo truyền thống của Tổ Sư Thích Ca Mâu Ni, truyền dạy giáo lý Phật giáo cho chư môn đồ các Ngài là không nên ỷ lại nơi tha lực với sự hộ trì của các đấng thiêng liêng vô hình trong việc tìm kiếm sự giác ngộ để cầu giải thoát cho chính mình, mà phải tự lực tìm kiếm lấy. Đó thuộc về Nhị Kỳ Phổ Độ với Đức Phật Thích Ca.
Ngày nay, chúng ta ở vào thời kỳ mạt kiếp, nhơn loại vì nhiễm văn minh vật chất thậm đa nên còn đọa lạc trầm luân rất nhiều ở trần gian. Vì từ bi thương xót chúng sanh, Đức Chí Tôn Thượng Đế mở Tam Kỳ Phổ Độ, ban đại ân xá cho nhơn loại. Nếu quyết tâm tu hành chánh đạo, sẽ dễ dàng giải thoát luân hồi vì chính Đức Chí Tôn giáng trần bằng huyền linh diệu điển, đổ thần để dìu dắt nhơn loại tỉnh giấc mê để phản bổn huờn nguyên phục hồi vị cũ ngôi xưa ở Thiên Đình. Đó là tu nhứt kiếp thì ngộ nhứt thời.
Tín đồ của Tam Kỳ Phổ Độ rất tin tưởng sự trợ lực hộ trì của các đấng thiêng liêng vô hình, vì chủ trương của Cao Đài là Thiên Nhân Hiệp Nhứt, hai cõi hữu vô đều trợ lực lẫn nhau, có thiêng linh diệu điển qua cơ bút, do các đấng giáng lâm chỉ dạy môn sanh tu học và hành đạo. Ơn Trên thường bảo rằng Đạo vô vi, sư vô vi là vậy. Đó là đặc ân của Cao Đài Đại Đạo.
Đức Đạt Ma Tổ Sư dạy phải tự mình kiếm cho được Pháp Thân (hay Phật Tánh, Chơn Tâm) nơi chính mình thì mới giác ngộ, nhập niết bàn được. Đây là một việc làm cốt yếu, dầu ở bất kỳ thời kỳ nào. Đức Chí Tôn Thượng Đế dạy “Các con hãy tìm Thầy trong các con và các con trong Thầy” cũng cùng một lý đạo.
Đức Quan Thế Âm có dạy (15-6 Giáp Dần, 02-8-1974): “Người tu hành học đạo là tìm cái tâm minh linh đã ẩn tàng hằng tính của Thượng Đế giáng trung. Người muốn tìm lại, trước phải yên lặng để trau dồi gột rửa những lớp tham sân si dục đang dầy đặc theo những bức vô minh để thấy được đạo tài thành của thiên địa. Người noi theo đạo ấy tức là hòa hợp theo thiên lý phục hồi bổn thể chơn như vậy.”
Chí Tín






Bài Thuyết Pháp của Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma - ĐT Chí Tín sưu tập & góp ý .......


Bài thuyết pháp của Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma
<!--[if !vml]--><!--[endif]-->
I. Vài nét về hành trạng của Đạt Ma Tổ Sư
Đức Bồ Đề Đạt Ma 菩提 達磨 (Bodhidharma, đầu thế kỷ 6 Công nguyên), người Ấn Độ, là tổ thứ 28 của Thiền Ấn Độ. Tổ sang Trung Hoa để truyền Phật pháp của Thiền tông và trở thành Đệ Nhứt Tổ Thiền Trung Hoa. Ngài đến Trung Hoa vào năm 520, gặp Lương Võ Đế 武帝 hỏi đạo. Rất tiếc Ngài không có duyên với vua Lương nên không thuyết phục được vua vì hai vị quan điểm bất đồng, Vũ Đế quá thiên về thinh âm sắc tướng, xây cất chùa chiền, in kinh độ tăng, còn Tổ lại chuyên về Tâm.
Vì thấy không hóa độ được Lương Võ Đế và khó truyền Phật pháp đắc lực ở phương Nam nên Đức Đạt Ma Tổ Sư vượt sông Dương Tử, đi lên phương Bắc. Dừng chân tại Thiếu Lâm Tự, ngài ngồi xoay mặt ngó vào vách, tham thiền chín năm (cửu niên diện bích 九年 面壁). Tương truyền Ngài bỏ thế gian năm 529, để lại rất nhiều huyền thoại, như: Đạt Ma cỡi nhánh lau vượt sông Dương Tử, Đạt Ma quảy chiếc giày phi hành trên dãy núi Thống Lãnh, v.v.

II. Bất đồng quan điểm giữa Đạt Ma Tổ Sư và Lương Võ Đế
Chỗ bất đồng quan điểm giữa vua Lương và Tổ được Đức Lục Tổ Huệ Năng 六祖慧能 (638-713) giải thích trong Pháp Bửu Đàn Kinh 法寶壇經, phẩm Quyết Nghi.
Lương Võ Đế hỏi suốt đời nhà vua làm những việc cất chùa, cúng tăng, bố thí, v.v. như vậy có công đức chi không.
Tổ sư nói: Thật không có công đức.
Theo tôn ý của Tổ, vua Lương Võ Đế thực hành hạnh bố thí 布施, hạnh đứng đầu của sáu phép Ba La Mật 波羅蜜, là tạo nhân phước để hưởng quả phước ở thiên nhân mà thôi, tuyệt nhiên không phải là chơn công đức vô lậu giải thoát.
Theo Kim Cang Kinh 金剛 , bố thí trụ tướng chẳng khác chi vào chỗ tối, không trông thấy chi cả. Trái lại bố thí ly tướng ví như có được mắt sáng lại còn nhờ thêm ánh mặt trời chiếu soi tỏ rạng, trông thấy rõ rệt các vật. Vua Lương Võ Đế bố thí nhưng còn vọng tâm trụ tướng, không khế hợp với pháp “tam luận thể không” của Phật. Pháp tam luận thể không gồm có ba điều dưới đây :
1. Không nghĩ mình là người năng thí.
2. Không nghĩ người nhận là kẻ thọ thí.
3. Không nghĩ vật đưa ra là vật sở thí.
Vua Lương Võ Đế hành bố thí như vậy là việc tạo nhân phước để hưởng quả phước ở thiên nhân mà thôi. Bậc bồ tát bố thí không bao giờ trụ trước nơi sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, tức là lìa tất cả tướng và hành đúng theo “Tam luận thể không” nên phước báu cao cả không thể suy lường được.
Đạo Đức Kinh 道德經 của Đức Lão Tử cũng dạy (chương 38: Thiên hạ): “Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức; hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức.” 上德不德, 是以有德; 下德不失德, 是以無德. Có nghĩa là người đức cao không có ý cầu cái đức cho nên có đức; người đức thấp thì chấp cái đức của mình tạo ra, nên không có công đức. Như vậy lời nói của Đức Lão Tử không khác “tam luật thể không” của Đức Phật.
III. Đạt Ma Huyết Mạch Luận
Tổ Sư rời bỏ vua Lương ra đi sau khi đã thuyết pháp tại triều đình mười chín ngày. Bài pháp này rất danh tiếng, ngày nay còn lưu truyền với tên gọi là Đạt Ma Huyết Mạch Luận 達磨血脈論. Về cơ bản, bài pháp gồm chín mục như sau: (1) Bản chất của tâm; (2) Phương thức; (3) Phật Tánh; (4) Pháp Thân; (5) Tĩnh tâm; (6) Thiền luận; (7) Vô minh; (8) Giác ngộ; (9) Phật là gì?
1. Bản chất của tâm
Tâm là Phật, không có Phật ở ngoài tâm. Tâm của mỗi người đồng điệu, tương ứng với thực tại muôn đời, với thực tại muôn nơi. Ngoài thực tại của tâm thì tất cả chỉ là huyễn tượng, chẳng có nhơn, chẳng có duyên, chẳng có lý do, chẳng có kết quả, chỉ có hành duy nhứt, đó là tư tưởng của tâm và sự an nghỉ của tâm, chính là niết bàn.
Tâm là Phật, Phật chính là tâm. Đi tìm một sự vật ngoài tâm mình là muôn bắt sự trống không. Tưởng tượng Phật lấy ở ngoài tâm, hình dung Phật ở bên ngoài chính là mê sảng.
2. Phương thức
Vậy thì phải tìm vào trong chứ không nhìn bên ngoài. Phải tự lắng mình vào mình và tự nhìn thấy Phật Tánh ở nơi chính mình. Tất cả chúng sanh đều là Phật như mình, không có thiện, không có ác, mà chỉ có động tác của tâm. Mà tâm là Phật. Không có ích gì sự cúng kiến, sự hoằng pháp nhiệt thành, giữ giới bố thí, cầu kinh và tất cả những thứ khác chỉ cần một điều duy nhứt: nhìn thấy Phật ở nơi mình. Sự nhìn thấy ấy sẽ đưa đến giải thoát và là niết bàn.
3. Phật Tánh
Không có bất cứ một cuốn kinh nào, hay bất cứ một sự tu khổ hạnh nào có thể đưa ta ra khỏi luân hồi. Sự học kinh và tu khổ hạnh hoàn toàn vô ích, phù phiếm. Không có một quyển sách nào đáng cho ta mở ra đọc. trong sự an tĩnh vô vi hoàn toàn hãy kiếm ở nơi mình, nơi chính mình. Đó mới đúng là Phật. Hãy nhìn Phật nơi mình, đó mới là sự nhìn thấy chơn thật duy nhứt mà thôi. Tất cả những hình tượng khác đều là sương mù ảo ảnh. Chỉ có một tội duy nhứt, là tội vô minh, tội không nhận được thấy ra được Phật Tánh ở nơi chính mình. Tội lỗi này rất nặng vì nó giữ ta trong cõi vô thường phù du. Ta phải tự giải thoát bằng cách tự khám phá lại hình bóng của mình.
4. Pháp Thân
Pháp Thân nầy đã có vĩnh cửu. Trải qua những luân hồi thăng trầm của những kiếp, Pháp Thân vẫn vô sinh, không diệt, không thêm, không bớt, không nhơ nhớp, không bị tẩy sạch, không yêu, không ghét, không đến, không đi, không đàn ông, không đàn bà, không già, không trẻ, không tu, không tục, không ừ, không không, v.v.
Pháp Thân không một, mà cũng không nhiều, không thánh mà cũng không phàm. Pháp Thân thung dung trong những kiếp liên tiếp, trong dòng sinh tử. Chính Pháp Thân nầy mà ta phải nhìn lại nơi chính mình ta phải di động và hành động. Pháp Thân chính là thần năng nhập thạch, thần năng phi hình, nhập thủy bất nịch, nhập hỏa bất phần [xuống nước không chìm, vào lửa không cháy] trong ánh sáng của tâm. Ta không thể diễn tả Pháp Thân nầy bằng lời nói. Ngoài những tên khác, ta còn gọi Pháp Thân là thánh thể (Phật Tánh, Chơn Tâm).
5. Tĩnh tâm
Tất cả những sự vật bên ngoài chỉ là hư ảo, giả tạm chẳng có gì thật ngoài ra Pháp Thân. Vô ích nguyện cầu, vô ích sùng bái những gì mà chính là mình, chỉ nên làm sao cho sự yên lặng, sự tĩnh tâm mà thôi. Chính những cái ấy giúp ta thấy Pháp Thân nơi mình, tức là Phật chính những biểu tượng vật chất là sai lầm. chính sự sai lầm ấy sẽ giữ ta lại, hoặc đưa ta vào vòng luân hồi tái sanh. Hãy bỏ đi những giả tưởng về thần thánh linh thiêng vì đó chính là ảo tưởng phù phiếm.
6. Thiền luận
Không có những gì hơn những ý tưởng vô hình của tâm thoát ra từ Phật Tánh. Chỉ có một điều ta thấy thật sự là Pháp Thân ở nơi ta. Phật có ý nghĩa là giác ngộ hay linh giác mà mọi người có thể đạt được. Sự giác ngộ chính là Thiền. Thiền không có nghĩa là tham thiền, suy tưởng gì cả. Đối với ta chỉ đạt đến Thiền là khi ta thấy được Phật Tánh, mà không kiến tánh thì chỉ là một kẻ phàm tục tầm thường.
Ta có thể nói với những môn đồ của ta như vầy: Các ngươi phải đạt đến Phật Tánh nơi các ngươi, tức là Pháp Thân, là thánh thể ở nơi chính các ngươi.
Không thể nào diễn tả được bởi vì không thể nói ra được, cho nên tất cả kinh luận đều vô ích.
Con người sẽ được giải thoát khi nào họ đã phủ nhận tất cả những bóng ma và những sai lầm ấy, khi họ chỉ gắn liền với Phật Tánh của họ. Giây phút giác ngộ nầy, giải thoát nầy, mỗi người hãy tự đi đến với chính mình, giáo lý chỉ có thể giúp đỡ khi người ta chuẩn bị. Giáo lý không thể tạo ra sự giác ngộ. Lãnh hội được Phật Tánh nơi chính mình, lại không thể học được Pháp Thân rất giản dị, ta không thể tạo ra được,ta chỉ lãnh hội được.
Đối với kẻ nào lãnh hội được Phật Tánh, thì không cần đến thiên đàng hay cũng không còn sợ vào địa ngục, không còn có mình, không còn có kẻ khác, không còn gì cả ở bên ngoài.
Vậy thì, việc lãnh hội Pháp Thân là một việc của đức tin tuyệt đối, không còn bị pha lẫn bóng tối của ngờ vực.
7. Vô minh
Kẻ nào lãnh hội được Phật Tánh thì không còn tạo nghiệp nữa dù làm bất cứ một hành động nào, bởi vì kẻ ấy đã được giác ngộ. Nghiệp chỉ đeo đuổi những kẻ nào chưa giác ngộ vì kẻ ấy đang còn ở trong vòng ngu tối vô minh. Chính sự ngu muội này đã tạo ra vòng đầu thai luân hồi ở địa ngục, làm thú và làm người. Bực giác ngộ không làm nên tội lỗi nữa và cũng không phạm tội nữa.
8. Giác ngộ
Những kinh kệ, những sự tu khổ hạnh, những công trình nghiên cứu, học hành chẳng có lợi ích gì cả, còn việc kiến tánh ta không thể nào học được. Tại sao có người đã chuẩn bị đàng hoàng và có thành tâm đứng đắn, thế mà vẫn không đạt đến được? Bởi vì nghiệp của họ chống đối lại, vì họ chưa trả hết nợ, họ chưa đủ trong sạch để đến giác ngộ. Sự hôn mê mù quáng, sự sai lầm, sự chai cứng, sự bất lực của họ là những hình phạt về những tội lỗi của họ trong quá khứ.
9. Phật là gì?
Phật ở trong tâm của mỗi người, giữ giới luật tu khổ hạnh, cầu kinh, học vấn, nghĩa lý, tất cả những việc này chẳng dùng được việc gì cả. Mục đích duy nhứt mà mỗi người cần phải đạt đến là sự giác ngộ. Khi nào đã đến sự giác ngộ là một vị Phật. Một vị Phật với tất cả chư Phật, dù cho kẻ ấy không đọc được một chữ nào hết.
Là Phật, nghĩa là thấy được Phật Tánh nơi chính mình, nơi tâm mình, bản thể vô hình và không rờ mó được mong manh như hư không. Tâm ấy mỗi người đều mang trong mình.
Tâm ơi hỡi tâm! Mi lớn đến nỗi bao trùm cả thế giới, mi nhỏ đến nỗi mũi kim không thể xuyên qua được. Hỡi tâm của ta, mi là Phật, mi chính là mi, ta phải qua Trung Hoa để truyền đạo lý.
IV. Góp ý của người sưu tập
Đức Đạt Ma Tổ Sư, do theo truyền thống của Tổ Sư Thích Ca Mâu Ni, truyền dạy giáo lý Phật giáo cho chư môn đồ các Ngài là không nên ỷ lại nơi tha lực với sự hộ trì của các đấng thiêng liêng vô hình trong việc tìm kiếm sự giác ngộ để cầu giải thoát cho chính mình, mà phải tự lực tìm kiếm lấy. Đó thuộc về Nhị Kỳ Phổ Độ với Đức Phật Thích Ca.
Ngày nay, chúng ta ở vào thời kỳ mạt kiếp, nhơn loại vì nhiễm văn minh vật chất thậm đa nên còn đọa lạc trầm luân rất nhiều ở trần gian. Vì từ bi thương xót chúng sanh, Đức Chí Tôn Thượng Đế mở Tam Kỳ Phổ Độ, ban đại ân xá cho nhơn loại. Nếu quyết tâm tu hành chánh đạo, sẽ dễ dàng giải thoát luân hồi vì chính Đức Chí Tôn giáng trần bằng huyền linh diệu điển, đổ thần để dìu dắt nhơn loại tỉnh giấc mê để phản bổn huờn nguyên phục hồi vị cũ ngôi xưa ở Thiên Đình. Đó là tu nhứt kiếp thì ngộ nhứt thời.
Tín đồ của Tam Kỳ Phổ Độ rất tin tưởng sự trợ lực hộ trì của các đấng thiêng liêng vô hình, vì chủ trương của Cao Đài là Thiên Nhân Hiệp Nhứt, hai cõi hữu vô đều trợ lực lẫn nhau, có thiêng linh diệu điển qua cơ bút, do các đấng giáng lâm chỉ dạy môn sanh tu học và hành đạo. Ơn Trên thường bảo rằng Đạo vô vi, sư vô vi là vậy. Đó là đặc ân của Cao Đài Đại Đạo.
Đức Đạt Ma Tổ Sư dạy phải tự mình kiếm cho được Pháp Thân (hay Phật Tánh, Chơn Tâm) nơi chính mình thì mới giác ngộ, nhập niết bàn được. Đây là một việc làm cốt yếu, dầu ở bất kỳ thời kỳ nào. Đức Chí Tôn Thượng Đế dạy “Các con hãy tìm Thầy trong các con và các con trong Thầy” cũng cùng một lý đạo.
Đức Quan Thế Âm có dạy (15-6 Giáp Dần, 02-8-1974): “Người tu hành học đạo là tìm cái tâm minh linh đã ẩn tàng hằng tính của Thượng Đế giáng trung. Người muốn tìm lại, trước phải yên lặng để trau dồi gột rửa những lớp tham sân si dục đang dầy đặc theo những bức vô minh để thấy được đạo tài thành của thiên địa. Người noi theo đạo ấy tức là hòa hợp theo thiên lý phục hồi bổn thể chơn như vậy.” HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.29/9/2012.)



BÀI THUYẾT PHÁP CỦA TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA


BÀI THUYẾT PHÁP CỦA TỔ  BỒ  ĐỀ  ĐẠT  MA
BÀI THUYẾT PHÁP CỦA TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA

Phần thứ nhất: Bản Chất Của Tâm
Cả thế giới được nghĩ trong tâm. Tất cả chư Phật - quá khứ và vị lai - đã và sẽ được tạo thành trong tâm. Sự hiểu biết được truyền từ tâm sang tâm qua ngôn từ nên tất cả những kinh sách chẳng có ích lợi gì. Tâm của mỗi người đồng điệu và tương ứng với thực tại muôn đời, với thực tại muôn nơị. Tâm là Phật, không có Phật ngoài tâm. Coi giác ngộ và niết bàn là những sự vật ở ngoài tâm là một điều sai lầm.
Không có giác ngộ ở ngoài tâm linh động.
Không có chỗ nào gọi là nơi chốn của những người đến niết bàn.
Ngoài thực tại của tâm, tất cả đều là huyễn tượng.
Chẳng có nhân, chẳng có duyên. Chẳng có lý do, chẳng có kết quả.
Chỉ có một thực tại duy nhất. Ðó là: Tư tưởng của tâm và sự an nghĩ của tâm chính là niết bàn.
Ði tìm một sự vật ngoài tâm là đi tìm bắt hư không. Tâm là Phật và Phật chính là tâm. Tưởng tượng Phật ở ngoài tâm hay hình dung Phật ở ngoài tâm là mê sảng.
Phần Thứ Hai: Phương thức
Vậy phải nhìn vào trong chứ không nhìn ra ngoài.
Phải tự lắng vào chính mình để thấy Phật tánh trong chính mình.
Tất cả chúng sanh đều là Phật như mình nên mình chẳng cứu ai cả.
Không có Phật nào hơn mình nên không phải van xin, cầu nguyện ai cả.
Không có Phật nào hiểu mình hơn chính mình nên không phải học hỏi trong những kinh sách của các vị ấy.
Không có luật pháp nào kiềm hãm được Phật.
Một vị Phật không thể sa ngã nên ta không sợ phạm tộị.
Không có thiện, không có ác. Chỉ có những động tác của tâm.
Mà tâm là Phật nên tự tánh không thể lầm lỗi được.
Cúng kiến, hoằng pháp, nhiệt thành giữ giới, bố thí cầu kinh và tất cả những thứ khác đều không có ích lợi gì cả. Chỉ cần một điều duy nhất là nhìn thấy Phật nơi mình. Sự nhìn thấy Phật ở nơi mình đưa đến giải thoát, đến niết bàn.
Phần Thứ Ba: Phật Tánh
Không có bất cứ một cuốn kinh nào, không có bất cứ sự tu khổ hạnh nào có thể đưa ta ra khỏi luân hồi. Học kinh và tu khổ hạnh hoàn toàn vô ích, phù phiếm. Không có quyển sách nào đáng cho ta mở ra đọc. Trong sự an tĩnh, vô vi hoàn toàn hãy kiến tánh ở nơi mình, nơi chính tâm mình. Ðó mới đúng là Phật. Chỉ học nhìn thấy Phật tánh thôi vì đó là điều duy nhất đáng học. Tất cả những hình tượng khác đều là sương mù, ảo ảnh.
Hãy nhìn Phật nơi mình. Ðó mới là cái nhìn trung thực duy nhất.
Phật tánh ở trong mỗi người và trong tất cả mọi người, Phật tánh đều giống nhau.
Khi quên tất cả mọi sự và chỉ giữ lại thực tại duy nhất đó là thoát khỏi vòng luân hồi và tới niết bàn.
Tất cả những kẻ thuyết lý đều là trợ thủ của Mara và đưa con người đến chỗ huyễn tưởng. Mọi hệ thống triết học đều hoàn toàn sai lầm và có tính cách lường gạt. Nói đến sự tẩy uế, thiện nghiệp, chuyên tâm và tiến bộ là phỉnh lừa thiên hạ. Mỗi người là Vị Phật của chính mình và của tất cả. Ðiều ta phải làm cho tới cùng là nhận thức rằng thực tại và chân lý duy nhất ấy tiềm tàng trong mỗi người chúng ta. Không có tội hay đúng hơn chỉ có một tội duy nhất. Ðó là tội vô minh, tội không nhận được ra Phật tánh ở chính nơi mình. Tội này rất nặng vì nó giam ta trong cõi vô thường. Thân xác là phù du. Cuộc đời trôi nhanh như một giấc mộng.
Trong thời gian ngắn ngủi của cuộc đời ta phải tự giải thoát bằng cách tự khám phá chính hình bóng của mình.
Trong giấc mộng đời, ta có thể thấy được thực chất của mình.
Trong giấc mộng đời, chính Pháp thân tự hé mở trong bản thể. Ðó là thực thể.
Phần Thứ Tư : Pháp Thân.
Pháp thân này vĩnh cửu. Trải qua vòng luân hồi, thăng trầm qua vô lượng kiếp, pháp thân vẫn không sinh, không diệt, không thêm, không bớt, không nhơ nhớp, không bị tẩy sạch, không yêu, không ghét, không đến, không đi, không đàn ông, không đàn bà, không già, không trẻ, không tu, không tục, không có, không không. Pháp thân không một mà cũng không nhiều, không thánh mà cũng không phàm. Pháp thân đi vào tất cả không bị trở ngại và không gì ngăn cản được. Pháp thân ung dung trong những kiếp liên tiếp, trong giòng sinh tử.
Chúng sanh và vận mạng của chúng sanh đều qui về pháp thân. Ta thấy pháp thân này ngay trong ta. Ta phải di động và hành động trong ánh sáng của tâm. Pháp thân bao trùm tất cả chúng sanh như sông Hằng giữ nước của nó hằng ha sa số những phân tử phù sa. Ta không thể diễn tả pháp thân được, mà cũng không thể giải thích pháp thân bằng ngôn từ.
Mỗi người hãy tự chiêm ngưỡng, lãnh hội pháp thân cho chính mình.
Lãnh hội được pháp thân là giải thoát, là giác ngộ.
Lãnh hội được pháp thân là ra khỏi sự giao động của thế lực mà đức Thích Ca Mâu Ni gọi là cuồng loạn vĩ đại.
Giác ngộ đưa ta vào trong tỉnh lặng hoàn toàn.
Người ta phải khám phá chính bản thân mình, khám phá Phật tánh ở mức độ ngoài khả năng diễn đạt của ngôn từ và tư tưởng.
Pháp thân vô hình, bất biến và không thể bị huỷ diệt.
Chẳng có Phật nào khác ngoài pháp thân vì pháp thân ở trong chư Phật. Pháp thân cũng ở trong tất cả mọi người.
Phần Thứ Năm: Tỉnh Tâm.
Xin nhắc lại rằng vì tánh chất của pháp thân, ta chẳng cần kinh kệ, chẳng cần cúng tế, thờ phụng mà cũng chẳng tìm cái gì ở ngoài bởi lẽ trong mình ta có tất cả. Tất cả những sự vật bên ngoài đều là hư ảo giả tạm. Chẳng có gì thật ngoài pháp thân. Nguyện cầu những gì sùng bái chính là mình, sùng bái những gì chính là mình là một việc phi lý và vô ích. Ðiều cốt yếu là làm sao có yên lặng và tĩnh tâm; vì yên lặng, tĩnh tâm giúp ta thấy pháp thân chính nơi ta tức là thấy Phật. Tất cả những biểu tượng giả tưởng, tất cả những biểu tượng vật chất đều sai lầm. Chính sự sai lầm ấy giữ ta lại hoặc đưa ta vào trong vòng luân hồi tái sinh. Không nên sùng bái những hình tượng thoát thai từ nơi mình bởi vì những hình tượng ấy không thuộc pháp thân. Chỉ nên sùng bái những ý tưởng phát ra từ Phật tánh. Phải bỏ tất cả những giả tưởng về thần thánh linh thiêng vì đó chính là những ảo tưởng phù phiếm. Không nên thờ kính những vật giả tưởng đó mà cũng chẳng phải sợ hãi những thứ đó. Cũng nên quẳng bỏ tất cả những ảo ảnh về chư Phật. Ảo ảnh chỉ là những ảo tưởng phù phiếm.
Phần Thứ Sáu : Thiền Luận
Không có gì quí hơn những ý tưởng vô hình của tâm phát ra từ Phật tánh. Chỉ có một điều ta thấy thật sự là: Pháp thân ở nơi Ta . Phật là một tiếng Ấn Ðộ, không phải tên người và có nghĩa là giác ngộ, linh giác mà mọi người có thể đạt tới được. Sự giác ngộ này chính là thiền. Những kẻ đối nghịch với chúng ta không thể hiểu được giá trị mà chúng ta đem vào danh từ thiền. Thiền không có nghĩa là tham thiền, suy tưởng. Ta chỉ đạt đến thiền khi ta thấy được Phật tánh ở chính mình. Một người đọc vô số kinh luận mà không kiến tánh thì chỉ là kẻ phàm tục tầm thường. Ðạo lý ta khó hiểu đối với mọi người vì ngôn từ không đủ khả năng diễn tả được đạo. Chỉ có kẻ nào đạt được mới hiểụ. Ta có thể nói với những môn đồ ta như vầy: Các ngươi phải đạt đến Phật tánh nơi các ngươi tức là pháp thân nơi các ngươi. Làm thế nào diễn tả được ... và bởi vì không thể nói ra được nên tất cả những kinh luận đều vô ích. Kinh luận chỉ là những câu chuyện phù phiếm, đi quanh vấn đề.
Kiến tánh là một hành động giản dị.
Kiến tánh không thể chia ra thành từng phần nên ta không thể tri và hành từng phần một.
Kiến tánh cũng giống như nuốt một thứ đồ ăn, cũng giản dị và lập tức như thế.Người ta không bao giờ thuyết lý viễn vông chung quanh sự nuốt đồ ăn. Ta biết nuốt hay không biết nuốt. Chỉ có thế thôi! Kẻ nào tưởng tượng một thực tại ngoài Phật tánh bên trong và tìm cách xác định thực tại ấy, kẻ ấy rơi vào sai lầm nghiêm trọng. Tất cả những ý tưởng ngoài ý tưởng về Phật tánh nội tại chỉ là những bóng ma phù phiếm. Chính những ý tưởng đó sinh ra bóng ma, những sai lầm và giữ con người triền miên trong vòng luân hồi. Con người sẽ được giải thoát khi đã phủ nhận tất cả những bóng ma và những sai lầm ấy, đồng thời gắn liền với Phật tánh ở trong nội tại. Giây phút giác ngộ này, giây phút giải thoát này, mỗi người hãy tự mình đi đến. Giáo lý chỉ có thể giúp người ta chuẩn bị. Giáo lý không thể tạo ra giác ngộ. Mộng không thể học được. Chết không thể học được. Lãnh hội Phật tánh nơi chính mình cũng không thể học được. Pháp thân rất giản dị. Ta không thể tạo ra được mà chỉ lãnh hội được. Kẻ nào đã lãnh hội được pháp thân thì không cần thiên đàng, không còn địa ngục, không còn mình, không còn kẻ khác, không còn gì bên ngoài. Vậy việc lãnh hội pháp thân là việc của đức tin tuyệt đối, không mảy may pha lẫn bóng tối ngờ vực. Khi người ta mộng, người ta không bao giờ nghi ngờ bởi vì người ta thấy thực tánh của mình. Trong khi thức, ta cũng phải tin tưởng vững chắc như vậy dù có bị những ảo tưởng của giác quan và những sai lầm của trí tưởng tượng ràng buộc.
Phần thứ bảy: Vô Minh
Ðối với những người đã khám phá được bóng hình của mình và không còn bị bất cứ một hệ lụy nào ràng buộc, thì bất cứ một hành động nào của thể xác vật chất cũng không có thể ảnh hưởng đến pháp thân. Một kẻ phàm tục làm nghề đồ tể cũng có thể là một vị Phật. Kẻ nào đã lãnh hội được Phật tánh thì không tạo nghiệp nữa dù làm bất cứ một hành động nào bởi vì kẻ ấy đã giác ngộ. Nghiệp chỉ đeo đuổi những người chưa giác ngộ vì những người đó còn trong vòng u tối vô minh. Chính sự ngu muội này đã tạo ra giòng đầu thai, luân hồi ở địa ngục, làm thú và làm ngườị Tất cả nợ tinh thần chấm dứt ngay khi giác ngộ phá hủy vô minh. Bậc giác ngộ không làm nên tội lỗi và cũng không phạm tội nữa.
Phần thứ tám: Giác Ngộ
Ta phải giảm dần những ấn tượng, bớt dần tham vọng, bớt dần tập trung và an trí. Ðó là chuẩn bị. Kinh kệ, tu khổ hạnh, công trình nghiên cứu học hành đều chẳng có lợi ích gì cả. Kiến tánh không thể học được.Tại sao có những người đã chuẩn bị cẩn thận và có thành tâm đứng đắn mà vẫn không kiến được tánh?
- Bởi vì nghiệp của họ chống đối lạị Sự hôn mê mù quáng của họ, sự sai lầm chai cứng của họ, sự bất lực của họ là những hình phạt về những tội lỗi của họ trong quá khứ. Họ chưa trả hết nợ. Họ chưa đủ trong sạch để đạt được giác ngộ. Ðây là nợ tinh thần và nỗ lực cá nhân chứ không phải do địa vị xã hộị
Phần thứ chín: Phật là gì?
Ta đến Trung Hoa để truyền bá tâm ấn, đạo lý mới lạ ở đây chưa ai biết. Phật ở trong tâm mỗi người.Giữ giới luật, tu khổ hạnh, cầu kinh, nghiên cứu nghĩa lý, tất cả những thứ này chẳng dùng được việc gì cả. Mục đích duy nhất mà mọi người phải đạt được là giác ngộ.
Khi nào đạt được giác ngộ là thành Phật, một vị Phật như tất cả chư Phật dù cho kẻ ấy không đọc được một chữ nào cả.
Thành Phật nghĩa là thấy Phật tánh nơi mình, nơi tâm mình, nơi tâm của tâm mình.
Phật tánh vô hình, không thể rờ mó được, bản thể của nó mong manh như hư không. Tâm ấy mọi người đều mang trong mình.
Tâm hỡi, tâm ơi!
Mi lớn đến nỗi bao trùm cả vũ trụ.
Mi nhỏ đến nỗi mũi kim không thể xuyên qua được.
Hỡi tâm của ta! Mi là Phật.
Chính vì mi mà ta phải qua Trung Hoa để giảng truyền đạo lý.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.29/9/2012.)

No comments:

Post a Comment