Tuesday, 2 April 2013


Của Hòa Thượng Tuyên Hóa.

Phật không có lòng sân giận. Ma mới có.

Ma do đâu mà thành? Do có năm thứ độc: Hận thù, oán ghét, phiền não, tức giận, phiền muộn tạo thành.

Bạn cần lập đại chí, làm đại sự. Ðừng nên nghĩ chuyện làm quan, kiếm nhiều tiền. Ðó chỉ là để mình hưởng thụ, không có cống hiến gì đến nhân loại.

Có người tới chùa cho rằng thắp càng nhiều nhang thì càng được nhiều công đức. Ðây là quan niệm sai lầm. Thắp nhang cúng Phật là biểu lộ lòng thành, nên một nén là đủ. Sao cần dùng cho nhiều? Nếu tâm không thành khẩn thì thắp nhiều cũng chẳng cảm ứng. Phật không đến để ngửi mùi hương đâu.

Ðạo Phật không chủ trương đốt tiền giấy, (giấy vàng mạ, hình nộm xe cộ, tàu bè; áo quần giấy, dày dép vật dụng bằng giấy).

Các bạn xem xét, chỉnh đốn lại những kinh điển mà mình đã phiên dịch trước kia. Cần chính xác, trung thật, khế hợp với ý Phật. Ðó là nguyện vọng của tôi, hy vọng các bạn cùng nhau nỗ lực hoàn thành sứ mạng này.

Sân giận thì như nước bị đông cứng thành băng. Mình cần đem băng làm tan thành nước, vì nước thì lợi ích vạn vật.

Người xuất gia thì phải nghiêm trang trong bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi. Rằng: Ði nhẹ như gió thoảng, ngồi yên như chuông đồng, đứng thẳng như cây tùng, nằm gọn như cây cung.

Tu hành thì phải tu trung đạo. Quá lố: Không phải trung đạo. Quá ít: Cũng không là trung đạo. Ðức Phật dạy nghĩa rốt ráo của trung đạo thì không rơi vào không cũng chẳng nghiêng về.

Không có giới lực thì sẽ chẳng có định lực. Thiếu định lực thì chẳng thể sinh huệ lực. Khi nền móng không vững thì cột trụ dựng lên không thể chắc chắn, tường vách sẽ xiêu vẹo gãy đổ. Giới định huệ, là ba môn học vô lậu, thiếu một, không xong. Các bạn hãy chú ý điểm này.

Niệm Nam mô A Di Ðà Phật! Nam mô A Di Ðà Phật! Chỉ một tiếng Nam mô A Di Ðà Phật, đừng có vọng tưởng gì khác: Ðó gọi là dùng độc để trị độc. Nếu bạn có quá nhiều vọng tưởng thì tức là có quá nhiều độc. Nhất định phải chết thôi!

Mình phải dưỡng khí, không nên sinh khí (nổi giận)!

Các bạn cho rằng xem truyền hình, nghe điện thoại, nghe radio, chơi computer là tốt lắm, nhưng các bạn nào biết rằng chúng làm tổn thương tâm can tỳ phế thận của mình. Tương lai chúng sẽ làm mình, người không ra người, quỷ không ra quỷ. Nếu đến độ như vậy thì thế giới này hủy hoại mất. Do vậy, chúng ta sinh vào thời đại mà chúng sinh vô phước, khó điều phục này thì thật không dễ gì giáo hóa.

Ngũ ấm chỉ là một thứ âm khí. Âm khí này có thể biến thành dương khí. Âm quỷ cũng có thể biến thành dương quỷ. Xem thử bạn có biết biến đổi hay không.

Nhất định mình phải giữ giới luật cho thật tinh nghiêm. Ðây là điều vô cùng trọng yếu, hết sức quan trọng.

Giảng kinh thì phải giảng điều cốt yếu, không nên rườm rà. Phải giảng điều quan hệ tới kinh văn.

Bây giờ trên toàn cầu, ai cũng nói về khí công. Ðúng là một thứ phong trào. Trong khí công cũng có nhiều loại khác nhau: có thật, có giả, có chính, có tà. Nếu gặp tà thì bạn có thể bị điên loạn; điên đến độ bác sĩ tâm thần cũng bó tay không thể chữa.

Ðừng lầm rằng ai học khí công thì cũng là kẻ chính phái. Ai học khí công vì muốn kiếm tiền, muốn phát tài, thì đều là tà. Họ chẳng khác gì những kẻ đầu óc tràn ngập lợi dục.

Chữ khí công: tên và sự thật không phù hợp. Vì khí thì chẳng có tri giác, nên căn bản nó không thể có công. Phải nói là thần công, quỷ công, ma công, yêu công mới đúng.

Thần công: thần nhi minh chi, tồn hồ kỳ nhân, (nghĩa là sự linh thông và sáng suốt được chân lý thì kết tụ nơi con người, câu này trích trong Hệ Từ Thượng Truyện). Dùng sức mạnh do giữ vững một chính niệm để khiến thần chế ngự cái khí, thì đó gọi là khí công. Thần công cũng do dụng công ở tâm ý. Song, vì chưa đạt tới cứu cánh nên môn này vẫn còn dính mắc vào hình tướng. Thần công là do có vị thần bên ngoài tới chi phối, không phải dùng khí lực chi phối tinh thần. Vì thần công thì văn nhã, nên khi vị thần tới nhập, người ấy không có nhảy nhót múa máy, cũng không nói lăng nhăng gì cả.

Quỷ công thì khác: Khi quỷ tới nhập thì người ấy sẽ nhảy nhót múa máy, cười khóc, hớt hãi bất định. Ðây là một trong năm pháp điều động tụi quỷ. Pháp này phóng tụi quỷ vào thân người ta, gọi là phi tinh phú nhân, khiến kẻ ấy ăn nói bậy bạ tạp loạn. Ðó là do tụi quỷ vốn chẳng có tánh an định và định lực.

Ma côngYêu công thì không để ý gì tới đạo lý; chúng kiêu mạn, hại người, chuyên môn làm việc dâm dục. Tất cả khí công đều là biểu hiện của yêu ma quỷ quái.

Những loại khí công ngày nay đều có thứ tà khí. Bản lai nó phải là thứ chính khí, lấy thiền làm thức ăn, sung mãn pháp hỉ, vì nó là một thứ công phu thiền định. Song, giờ đây nơi nào có khí công nơi đó khí thật cuồng loạn. Bạn run lẫy bẫy, tôi cũng run lẫy bẫy. Rồi nói luông tuồng lăng nhăng toàn thứ tà khí. Chẳng có chút định lực, những thứ khí (do vị thầy khí công) phóng ra là từ tâm tán loạn, nhưng y cứ cho là tự mình đã phát công, rồi có linh cảm như thế. Kỳ thật y đã điên cuồng! Chỉ có kẻ bịnh tâm thần mới nói lăng nhăng như vậy.

Hai câu để phê bình khí công: Người chính tu tà pháp, tà pháp cũng thành chính. Người tà tu chánh pháp, chánh pháp cũng thành tà. Không chính thì là tà. Không tà tức là chính.

Răng cứng, lưỡi mềm: răng rụng nhưng lưỡi chẳng rụng.

Ngày nay nhiều người làm nô lệ cho cái thân: cho nó ở nhà tốt, ngồi xe sang. Họ bị vật chất chi phối như vậy thì tự tâm có thật sung sướng chăng?

Ðối với người già, họ càng lớn tuổi, tôi càng chiếu cố chăm sóc.

Bạn đuổi được bọn quỷ tham ăn, quỷ làm biếng, quỷ ham ngủ thì đó là công phu tọa thiền sơ bộ nhất.

Chỉ biết người khác, quên mất mình đi: tới trình độ này thì mới đáng là hiểu biết Phật pháp.

Phải niệm Quán Âm Bồ Tát ở mọi thời mọi chốn. Ði đứng nằm ngồi đều phải niệm. Lòng mặc niệm hay miệng niệm đều có công đức như nhau. Do vậy đừng khởi tâm so sánh (công đức của tâm niệm và miệng niệm), mà phải tùy duyên niệm.

Chờ chết mới niệm danh hiệu đức Quán Âm thì không còn cơ hội nữa. Nên nói rằng: Hãy nhớ tới lẽ vô thường, nên chớ có buông lung.

Mình gặp người nào thì người ấy hẳn phải có duyên với mình. Hà tất ta phải tranh chấp cải vả. Thật chẳng có nghĩa lý gì.

Người chân chính tham thiền thì cũng là chân chính niệm Phật. Người chân chính niệm Phật, cũng là người chân chính tham thiền.

Người có tánh nóng, dễ giận dữ, thì từ sáng tới tối đầu như bốc khói, nộ khí xung thiên. Ðó cũng là biểu hiện của sự thiếu đức hạnh.

Thiện và ác hai con đường: Tu thì cứ tu, mà tạo tội thì vẫn tạo tội. Nếu là đạo thì hãy tiến bước, nếu không phải là đạo thì hãy lùi lại. Hãy chọn nẻo lành mà theo. Trong nồi lửa bỏng mà rèn luyện thành thân kim cang bất hoại.

Nếu bạn muốn lập công, lập đức, lập ngôn thì bạn phải dựa vào lục độ. Lục độ tức là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ bát nhã.

Thế giới này là thế giới của tiền giấy: Chỉ vì tham tờ giấy lộn này mà người ta quên lãng mất nhân nghĩa đạo đức rồi. Cho rằng đồng tiền là thật: bạn nghĩ như vậy có ngu si chăng?

Tọa thiền tức là thu hồi cái tâm hướng ngoại, tán loạn. Tức là tâm này chạy đi đâu mất, bây giờ mình tìm nó về lại.

Người tu nào chú trọng đến thần thông, người ấy là kẻ không có tri thức.

Nếu người ta không sinh phiền não thì họ sẽ thu hoạch được bảo bối.

Bạn phải canh chừng lửa vô minh trong lòng. Lửa vô minh này cũng như con cọp khi nổi giận, cũng chính là gốc tội nghiệp của đời trước.

Ðề phòng lửa vô minh bên trong: trong không có lửa thì ngoài không lửa gì đốt được bạn.

Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý gọi là sáu tên giặc. Không biết xử dụng sáu căn thì chúng biến thành sáu tên giặc. Biết xử dụng chúng thì chúng biến thành hộ pháp.

Có người nuôi gà nuôi chó. Khi gà, chó chạy ra ngoài, họ liền chạy đuổi theo bắt về. Song khi tâm chạy ra ngoài, chẳng ai chạy theo bắt về lại! Ðó là xả gốc theo ngọn: quên mất gốc (là tâm), thu nhặt ngọn (là phiền não).

Tôi truyền thọ một yếu quyết cho các bạn. Yếu quyết gì? Khi gặp chuyện cấp bách nguy nan, bạn hãy bình tỉnh, không nên khẩn trương cấp bách, phải gác chuyện sống chết ra ngoài, nhất tâm niệm Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhất định chuyện nguy hiểm sẽ biến thành bình an, thoát khỏi nguy nan.

Người chân tu thì chuyên tâm niệm đức Quan Âm cũng sẽ đắc tam muội. Trong cảnh tam muội, lạnh tới đâu cũng chẳng thấy lạnh, nóng cách mấy cũng không thấy nóng, đói khát cở nào cũng không cảm thấy đói khát. Nó kỳ diệu không thể diễn tả được.

Ðừng sinh phiền não, chớ nghi ngờ,

Kiểm soát chính mình, đừng đụng người.

Nhận mình sai nhiều, bớt cải lý,

An nhiên, thanh tịnh, trí huệ sinh.

Minh tâm: chẳng ngại việc gì khó,

Thấy tánh: đâu còn có lo buồn,

Phật quang nào phải không chiếu sáng,

Lo, nghĩ, hận, oán khiến nhiễu nhương.

Nếu bạn y theo lý bài thơ trên tu hành, thì hẳn sẽ có cảm ứng đặc biệt.

Niệm danh hiệu đức Quan Âm, bạn nên học lòng đại từ đại bi, đại hỷ đại xả, đại nguyện đại lực của ngài Quan Âm.  HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.3/4/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment