Tuesday 24 June 2014

KINH CHUẨN ĐỀ BỔN TÔN – QUYỂN V, PHẨM CỤ TÚC PHÁ TƯỚNG THỨ CHÍN.

 
KINH CHUẨN ĐỀ BỔN TÔN
QUYỂN THỨ NĂM
 
PHẨM CỤ TÚC PHÁ TƯỚNG THỨ CHÍN
Lúc bấy giờ, tại đầm Li-A-Ha cách rừng Ô-Ta không bao xa. Phật Mẫu Chuẩn Đề vì đại chúng mười lăm nghìn vị đại A-La-Hán mà nói Kinh Bí Chú Chuẩn Đề Diệu Hạnh Đà Ra Ni. Bồ-Tát Kim Cương Mật Tích cùng với chúng Bồ-Tát sáu nghìn người sửa lại oai nghi đi nhiễu ba vòng, chiêm ngưỡng dung nhan đức  Phật rồi đồng quỳ xuống bạch rằng:
- Ngưỡng bạch đấng Thánh Huệ Thế Tôn! Sao gọi là cụ túc? Nếu có cụ túc thời lẽ ra chúng sanh cũng được cụ túc, sao lại có chỗ riêng khác? Thế giới là đại đồng không có lớn nhỏ, tại sao lại có lớn nhỏ sai khác, nếu có lớn nhỏ sao được gọi là đại đồng? Kính mong đức Thế Tôn từ bi chỉ dạy cho chúng con và chúng sanh đời sau thoát khỏi nghi lầm lớn trong đường sanh tử.
Phật Mẫu Chuẩn Đề khen ngợi Bồ-Tát Kim Cương Mật Tích, rồi vì bốn bộ chúng mà dạy rằng:
- Lành thay! Lành thay! Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Có thể hỏi Như Lai những điều khó hỏi và có thể học được những điều khó học. Như Lai vì đó mà mở bày chánh pháp.
- Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Cụ túc hay không cụ túc, chúng sanh hay phi chúng sanh. Thế giới hoặc đồng quan hay dị quan đều phải chịu chung một định luật của tạo hóa đó là vô thường. Những cái đó Như Lai đã khẳng định giữa đại chúng là pháp sanh diệt. Sao hôm nay ông lại thưa hỏi những duyên sự so sánh chấp lầm như thế !?
- Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Cụ túc hay không cụ túc, chúng sanh hay phi chúng sanh cũng đều có chung một Phật tánh. Thế giới dù có lớn nhỏ khác nhau nhưng cũng có chung một sanh thái tương tợ nhau. Các ông chớ nên phân biệt, vì phân biệt không đúng tâm sẽ rối loạn, không thảnh thơi suy nghiệm đạo lý. Người phân biệt có hai dạng:
Một là phân biệt pháp tà pháp chánh để hàng phục phiền não, có ý thức không gián đoạn về việc tu hành. Rất mong cầu được pháp Vô Thương Đại Bồ Đề, trong khoảng sát na ưa vui thiền định, tu tập pháp Bí Mật Đà Ra Ni không chán mỏi. gần gũi Thiện Hữu Tri Thức để cầu chánh pháp. Đó là hạng người ở chốn nhơn gian rất được chúng sanh tôn thờ qúi trọng.
Hai là phân biệt pháp thế gian cao thấp, có không, hơn thua, lời lỗ, đúng sai, phải trái, thuận nghịch v.v … kết quả đem đến cho họ oán thù, phiền não, chết chóc, đau thương, làm đau đầu mọi người khong có lợi ích chi cả. Hạng người này ở Thế gian rất là đông đảo không thể tính đếm thí dụ hết cho được. Lại nữa, người không có tâm phân biệt cũng có hai hạng:
Một là không phân biệt tà chánh mà thường hóa giải phiền não, tu hành đại dõng mãnh mong muốn thành tựu quả vị Tô-Tất-Địa, xa lìa chỗ ồn náo, nghiên cứu chánh pháp phổ hóa chúng sanh, kính trọng Thiện Hữu Tri Thức, tôn thờ y báo và chánh báo của Phật. Đây là bực Bồ-Tát ma ha tát thường hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Thập nhị nhơn duyên, Lục độ ba la mật, rất được trời người tôn kính cúng dường.
Hai là người không phân biệt tà chánh mà chẳng có tâm tu hành, để cho phiền não phủ đầy. Có lúc hành thiện, có khi làm ác tạo tội không ngừng say mê dục lạc, chẳng biết gì là tốt xấu, thiện ác nhân quả. Hạng người này ở chốn nhân gian rất là đông đảo, dù có nói pháp cho họ nghe cũng ví như nói cho người điếc, dường như họ đã ngủ say.
- Này ThiệnNamTử! Thiện Nữ Nhơn! Do các nguyên nhân trên, nên ta nói người có tâm phân biệt không đọa mà đọa, vì người ấy chẳng giác ngộ. người không có tâm phân biệt đọa mà cũng không đọa mà cũng không đọa do người ấy tự hiểu biết giác ngộ. Các ngươi tuy nghe ta giảng dạy đây là chánh pháp, đây là tội phước, đây là sự an lạc, đây là thiền định v.v … Các ngươi chớ vội nắm bắt có thể bị lầm pháp dễ dàng, vì pháp không phải dễ tu dễ học như các ngươi đã nghĩ tưởng, mà đòi hỏi quan trọng bực nhứt của người tu là ân cần tôn trọng chánh pháp cầu học nghĩa lý nhiệm mầu nơi Thiện Hữu Tri Thức thời mới có thể thấu hiểu được pháp của Phật mênh mông vi diệu không thể suy lường tóm gút bằng tâm thức được, phải thành kính một lòng tiến tu học Phật nghe Pháp thời có thể hiểu được mà hàng Thanh Văn, Duyên Giác cần phải chú ý. Phật Mẫu Chuẩn Đề muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
1.Ta thấy Phật mười phương
Không lường các cõi nước
Như số vi trần sát
Tu tập pháp Mật-Giáo
Tôn trọng và tán thán
Các bực trí dõng mãnh
Siêu xuất trong Tam-Giới
Qua lại khoảnh sát na
Quyền độ chúng sanh thảy
2.Bực Thuần Thiện Chánh-Giác
Thắng phục các Ma chúng
Nhổ sạch gốc phiền não
Ưa sanh vị Cam Lồ
Nhỏ giọt tưới cùng khắp
Nước pháp thanh tịnh diệu
Giúp chúng sanh thoát khổ
Trãi qua ức tăng kỳ
Dùng sức mạnh thiền định
An trú trong Mật-Tạng
Chẳng có lòng ưa vui
Hành đạo chỗ khó hành
Cương quyết thắng tà tâm
Lèo lái ý ngỗ nghịch
Chiêu dụ chúng si mê
Tu hành tập đi dứng
Nằm ngồi các cử chỉ
Oai nghi thật vững chắc
Lúc ngồi lúc kinh hành
Quan sát nơi thân thể
Mà Mật Nguyện chơn ngôn
Viên thành Bi, Trí, Dũng
3. Các trí huệ của Phật
Suy gẫm khó nghĩ bàn
Tịnh Huệ, Pháp Vương Huệ
Tiển Huệ, Vân Tập Huệ
Từ Huệ, Lối chấn Huệ
Phổ Huệ, Quang Đăng Huệ
Cự Huệ, Oai Thần Huệ
Đức Huệ, Nhân Duyên Huệ
Minh Huệ, Pháp Âm Huệ
Các trí huệ như thế
Phổ cập trong chúng sanh
Như Lai giáng mưa Pháp
Mở trói buộc ngu si
Tội lỗi cùng nghiệp chướng
Khiến chúng được giải thoát
Luân hồi nơi ba cõi
Mà tu tập chánh đạo
Nơi Mật-Định Chuẩn-Đề
Bổn-Tôn Tối Thắng chú
Diễn rộng ý nghĩa pháp
Phân biệt các tội phước
Thiện ác được phân minh
Giúp chúng sanh hiểu đạo
Thế gian nhiều đau khổ
Nẽo ác lại thêm tăng
Tạo tội vô số kể
Không có ngày ngừng nghỉ
Si mê vào cõi chết
Như ngựa không có cương
Chạy bậy tâm thất lạc
Mà sa vào đường dữ
4. Hởi Nam Tử, Nữ Nhơn!
Chư Phật thuở quá khứ
Hiện tại, vị lai thảy
Dạy chúng sanh tạo phước
Phân biệt các món hạnh
Đạo đức lòng tin chắc
Tà chánh rộng mở bày
Tuyên dương ngôi Tam Bảo
Chỉ rõ Pháp Chánh Giác
Tôn trọng Thiện Tri Thức
Bự hiếm có khó gặp
Mà học hạnh Phổ-Hiền
Tu tập cội công đức
Khiến các chúng Bồ-Tát
Ưa vui hành thiền định
Thanh tịnh tâm vắng lặng
Trần thức nhẹ thư thái
Các vọng tưởng điên đảo
Tự nhiên bị quét sạch
Nhờ phát lòng Bồ-Đề
Tinh tấn không thối chuyển
Như vách đá nghìn năm
Đứng vững không hư hoại
Khiến vào các tam muội
Như một đại lực sĩ
Sức mạnh hàng mãnh thú
Gan dạ tâm dũng cảm
Vượt thắng mọi thử thách
Bồ-Tát cũng như thế
Tâm tịnh lòng chẳng sợ
An ổn trợ Phật đạo
Mà thực hành chánh pháp
Mở bày các phương tiện
Dạy chúng sanh ngu si
Chỉ các khổ tội lỗi
Và nguyên nhân ác khổ
Bởi do nhiễm ba độc
Trãi hằng sa số kiếp
Chẳng bao giờ thoát khỏi
Kẻ ngu chẳng thấy biết
Tham chấp các tội lỗi
Mê mờ không phân biệt
Phải trái nẽo đúng sai
Mà sa vào đường dữ
5. Phật là đấng Hùng Bi
Dạy kẻ trí xét suy
Quan sát nơi bổn tánh
Suốt biết nơi sáu đường
Luân hồi chịu khổ sở
Chúng sanh quá dại dột
Nên ta mở đại pháp
Đánh trống Pháp thanh tịnh
Chuyển Mật Tạng Bí Yếu
Phá vỡ bóng vô minh
Thắp đuốc huệ soi sáng
Cắt đứt mọi phiền nảo
Giải thoát độ muôn chúng
Người nghe chẳng biết độ
Kẻ giác tự độ mình
Phát đại thanh tịnh nguyện
Thành tựu các Phật quốc
Trời, Người được lợi ích
Rãi hoa cúng dường đó
Tôn trọng Đại Pháp Sư
Đà Ra Ni Mật Tích
Tổng Trì vô lượng nghĩa
Nhứt thiết Đại Pháp Môn
Hàng Ma độ muôn chúng
Thanh Văn nghe cảm nhận
Như uống vị Cam Lồ
Nhẹ nhàng tâm thư thái
Duyên giác bỏ nhân duyên
Tiến thẳng đại Bồ-Đề
Thân tâm hành bất-Động
Noi gương đại Bồ-Tát
Chúng nhứt thiết tam muội
Đặng thành ngôi chánh giác.
Bấy giờ ngài Kim Cương Mật Tích Bồ Tát lại bạch Phật rằng:
- Thế Tôn! Như Lai đã cụ túc Pháp Đẳng Giác sao hôm nay Như Lai lại nói đó là vô thường. Nếu Pháp cụ túc là vô thường thì Như Lai cũng vô thường. Xin Thế Tôn chỉ dạy cặn kẻ để chúng con và chúng sanh đời sau tránh khỏi nghi lầm lớn, am hiểu tường tận được pháp khó tu khó học khó thực hiện nhiệm màu này?
Phật Mẫu Chuẩn Đề mở bày lý tánh tuyệt đối và tạng Bí Yếu của giáo môn Mật Tông mà dạy rằng:
- Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Pháp là thường trụ, tâm pháp của Như Lai là Tổng-Trì Đà Ra Ni chú Mật Ngữ Ngôn Tam Muội không thể nói được, không thể bàn được thì làm sao gọi đó là vô thường. Như Lai là thường trụ, pháp của Như Lai không biến đổi, vì chúng sanh ham mê theo tướng cụ túc nên ta dùng giả pháp gọi đó là cụ túc, chứ thực nó không phải là tướng cụ túc. Nếu vin theo ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẽ đẹp của Như Lai, thì đó chẳng phải là tướng cụ túc. Tướng cụ túc là Nan Thắng Đà Ra Ni là pháp tướng vô sanh diệt chẳng phải giả chẳng phải chơn, chẳng phải hư chẳng phải thiệt. Vì pháp của Như Lai là pháp vĩnh diệt, là chỗ khó thấy khó nhận diện rất sâu, nên được gọi là Pháp Giới Đà Ra Ni. Nó không đơn giản như lời nói việc làm và sự tu tập, vì pháp cụ túc ấy không có chỗ gián đoạn, và cũng chẳng có chỗ khiếm khuyết, nên gọi đó là Toái Pháp Đà Ra Ni là Vương Pháp của môn Tam Muội Bất Sanh Bất Diệt mà chư Phật mười phương đều tôn trọng. Các hàng Bồ-Tát phải tu tập cần khổ lâu xa mới có thể thấy được. Pháp cụ túc này có hai thứ:
Một là pháp pháp tức là pháp vô phân biệt. Hai là Tối Pháp tức là pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Lại có hai thứ pháp tương ứng nhau:
Một là Á-Pháp là pháp nín lặng thanh bạch. Hai là Tức-Pháp là pháp lay động khó thuần phục.
Lại có hai thứ pháp so sánh nhau:
Một là hữu vi pháp là pháp có sự phân biệt. Hai là vô vi pháp tức là pháp vô phân biệt.
Lại có hai pháp phân biệt môn:
Một là Đại Đà Ra Ni pháp là pháp giới rộng lớn. Hai là Tiểu Mạn pháp là pháp giới nhỏ hẹp.
- Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Các pháp mà ta đã nói đó là pháp so sánh, cũng là pháp tương ứng, cũng là pháp tùy cụ túc, cũng là pháp hành, cũng là pháp bất khã thuyết, cũng là pháp Án Ma, cũng là pháp khó thấy cũng là pháp tịnh, cũng là pháp động, cũng là pháp giác ngộ, cũng là pháp phá mê, cũng là pháp trừ tà, cũng là pháp tam muội, cũng là pháp Văn, Tư, Tu v.v… Ở trong tất cả pháp như thế, người tu quên thấy tướng giải thoát tức là được cụ túc, quên thấy tướng sở hành tức là đạt được pháp hành, quên thấy tướng giử giới tức là nhập pháp giới, quên thấy tướng tịnh tức là dược pháp thanh tịnh, quên thấy tướng chơn như tức là được pháp chơn như, quên thấy tướng tà tức được pháp phá tà, quên thấy tướng tam muội, tức là được pháp tam muội, quên thấy tướng viễn ly tức được pháp viễn ly, quên thấy tướng tham, sân, si tức được pháp giới, định, huệ v.v… những tướng môn như thế rất khó học khó hành mà hàng Thanh Văn, Duyên Giác cần phải tu cần phải học. Ta nay nói kệ rằng:
1. Vô thượng chú Đà La
Tạng báu thật sâu xa
Mật Môn Thần-Bí chú
Tịnh chú Tỳ Lô Môn
Tam muội Nhứt Nghĩa Môn
Pháp trụ, pháp vô trụ
Pháp Án, Án vô pháp
Pháp tịnh, vô tịnh pháp
Pháp thiện, vô thiện pháp
Pháp giới, vô giới pháp
Pháp Mật, vô Mật pháp
Pháp Từ, vô Từ pháp
Pháp Đẳng, vô Đẳng pháp
Pháp môn, vô môn pháp
Pháp ngữ, vô ngữ pháp
Pháp động, vô động pháp
Pháp chứng, vô chứng pháp
Pháp Lý, vô Lý pháp
Pháp sự, vô sự pháp
Pháp chánh, vô chánh pháp
Pháp tà, vô tà pháp
Các nghĩa lý như thế
Diệu dụng không cùng tận
Trong các thế giới ác
Phật vì các chúng sanh
Đến đi và nhập diệt
Nhanh chóng nhờ phương tiện
Mở bày nghĩa Mật-Giáo
Rồi thu xếp thân tâm
Trở về cõi tịch tịnh
Chúng sanh lòng hối tiếc
Mà nghĩ Phật vô thường
Sanh tử như thế tục
Chẳng biết gì chánh pháp
Là con thuyền Bát Nhã
Chuyên chở cả chúng sanh
2. Bồ-Tát vâng lời Phật
Giử gìn pháp Bí-Mật
Cố gắng tu chơn pháp
Thành tựu nghĩa Bồ-Đề
Thực hành đạo vô thượng
Phương tiện tu cội phúc
Thủ trì đại thần chú
Nhập vô lượng pháp môn
Xuất sanh các cú nghĩa
So sánh các nhơn duyên
Rộng tuyên bày chánh pháp
Lời nói rất sâu mầu
Đại chúng nghe tin hiểu
Ưa tu tập hoan hỷ
Viễn ly thế gian pháp
Nhàm chán các phiền nảo
Tịnh tu pháp ly dục
Món ăn vừa biết đủ
Đi đứng nằm ngồi thảy
Các móng động cử chỉ
Nói năng các ý tứ
Đều giữ gìn giới luật
Xa lìa các nghi lầm
Các kiến chấp độc hại
Tay trắng chẳng suy nghĩ
Như trẻ nhỏ vô tư
Tinh thần nhẹ phóng đạt
Mà suy nghiệm đạo mầu
Ngủ nghĩ có tiết lượng
Nghiêm trang tịnh quốc độ
Nhập vào đại tam muội
Các cản trở quấy nhiễu
Như khói như bọt bóng
Do tin hiểu sâu chắc
Bồ-Tát hành như thế
Tuy là đạo phải hành
Mà chẳng hành rốt ráo
Chư Thiên, Nhơn chẳng hiểu
Phàm Thánh đều ngơ ngác
Việc tu tập quí báu
Hiếm có khó nghĩ bàn
Lần đến đạo vô thượng.
Khi ấy ngài Kim Cang Mật Tích Bồ-Tát lại bạch Phật rằng:
- Thế Tôn! Trong pháp cụ túc này chúng con và chúng sanh rất là đa nghi, vậy làm sao để phá trừ được. Ngưỡng mong Thế Tôn vì chúng con và chúng sanh đời sau mà giải nổi nghi ngờ trọng trược này?
Phật Mẫu Chuẩn-Đề ở nơi Tam Muội Ly Cấu Hoa Quang Vô Yểm Túc Đà Ra Ni, vì ngài Kim Cang Mật Tích Bồ-Tát và hàng bốn chúng mà dạy rằng:
- Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Ở nơi pháp cụ túc rất đa hình, đa dạng, đa tâm thức. Các ông chớ nên nói là đa nghi. Bởi vì pháp là pháp, tâm là tâm, tướng là tướng. Ở chỗ sai lầm chính là sự thật chơn lý khi các ông một lần biết xoay chiều hướng thiện. Nếu tâm pháp và tướng pháp đã đạt đến mức thuần học thì sự nghi ngờ của các ông liền biến mất. Dù các ông đã được cụ túc mà các ông chẳng thấy tướng cụ túc, tâm cụ túc nữa. Vì sao? Giả sử các ông thấy được tướng cụ túc thì tướng ấy cũng không tồn tại vĩnh viễn, tâm cụ túc cũng lại như vậy. Nay ta lấy một ví dụ ông Trưởng Giả có nhiều của báu riêng lạ khác nhau. Duy nhứt ông chỉ có một người con trai tuổi đã mười tám, thấy cha tiền của dồi dào, nó muốn thấy các kho báu. Biết được tâm niệm của con, ông Trưởng Giả suy nghĩ rằng:
- Tuổi nó còn trẻ chưa đủ sức kham nhuận các kho báu lớn và nó chẳng biết giá trị của các vật báu như thế nào. Nay ta phải khéo phương tiện để dạy cho nó giữ gìn các kho báu ấy.
Nghĩ xong ông Trưởng Giả đem con đến tiệm Kim Hoàn bắt làm công nô dịch. Nó rất bực bội mà nghĩ rằng:
Ta đã nhiều lần muốn thấy kho báu và đã nói cho cha nghe, nay chắc cha sợ ta chiếm đoạt kho báu nên đem ta đày làm nô dịch cho tiệm Kim Hoàn để rảnh nợ!!!
Tuy nó nghĩ như vậy, nhưng vì thế lực của ông Trưởng Giả rất lớn mọi người đều nể sợ, nên nó không dám chống cãi, một ngày ra công bị đày đọa làm các công cụ vật báu thật là vất vã, trãi qua năm năm lần quen công việc. Ông Trưởng Giả liền đến nói với chủ tiệm Kim Hoàn tạ ơn rất hậu, rồi dẫn con về, mở bày các kho báu cho nó nhìn thấy. Bấy giờ người con đã trưởng thành trong vất vã và kinh nghiệm của cuộc sống, nó rất kinh ngạc khi thấy ông Trưởng Giả đổi ý và tất cả sự nghi ngờ hôm nay bỗng nhiên biến mất. Ông Trưởng Giả nhìn con rồi dạy rằng:
- Những của báu cha đã làm ra rất là vất vã. Nay nó thuộc về của con mà cha nhận thấy rất là xứng đáng và hợp lý.
Lúc ấy người con mới nhận được lỗi lầm hư vọng đa nghi của mình và sám hối với ông Trưởng Giả, thì ông cũng vừa qua đời.
-  Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Như Lai dù biết các ngươi có nhiều sự đa nghi như thế, nhưng Như Lai không hề chống cản, Như Lai chỉ âm thầm dạy cho pháp phương tiện cứu cánh, để đạt được mục đích cao thượng đó là dứt bệnh nghi lầm phiền nảo khổ đau, rồi bất ngờ thọ ký cho các ông. Ví như ông Trưởng Giả vì thương con khờ, nên bày ra phương tiện, rồi chỉ kho báu và nói cho nó biết “Đây là của con”, Như Lai cũng lại như thế.
Bấy giờ Phật Mẫu Chuẩn-Đề hỏi ngài Kim Cang Mật Tích Bồ-Tát rằng:
- Này Thiện Nam Tử! Ông Trưởng Giả đối với con như thế có lỗi hư vọng chăng?
Ngài Kim Cang Mật Tích Bồ-Tát thưa rằng:
- Không! Vì ông Trưởng Giả muốn cho người con thấy sự fia1 trị của các kho báu mà ông đã tích lủy từ bấy lâu nay.
Phật dạy:
- Như Lai cũng lại như vậy, ta chẳng tiếc gì đối với pháp bảo rộng lớn vô bờ bến mà không thọ ký cho các ông, chỉ vì các ông chưa biết được sự giá trị của nó, nên các ông phải lo tu tập pháp phương tiện mà Như Lai hằng chỉ dạy, thời các ông sẽ được dứt trừ các nghi lầm trong tâm tư, và thấy rõ được các món pháp bảo giá trị không có gì so sánh được.
Nói xong Phật Mẫu Chuẩn Đề im lặng vào định Tổng Trì Bổn-Tôn. Ngài Kim Cang Mật Tích Bồ-Tát khen gợi tán thán công đức Phật rằng:
- Thế Tôn! Vì thương xót chúng con và chúng sanh đời sau mà dứt trừ những nghi lầm đang quấn lấy chúng con. Thế Tôn là đấng Đại Diệu Dụng hùng mãnh vượt qua tất cả phiền nảo và sự mê mờ, là đấng Siêu Thiện Huệ sáng suốt soi gọi vào tâm chúng con, là đấng Đạo-Sư Đại-Hải-Chúng hay giúp đỡ chúng sanh vượt qua dòng sanh tử đến bờ giác ngạn bên kia. Chúng con xin quy-y Phật Mẫu Chuẩn Đề. Chúng con xin quy-y Phật Mẫu Chuẩn Đề. Bồ-Tát tán thán vừa xong, rồi muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
1. Đấng Hùng Mãnh đại từ
Khắp hiện vô biên Thân
Một thân trong ức cõi
Dùng vô số phương tiện
Mở bày pháp chánh giác
Trí sáng như nhựt, nguyệt
Bực siêu huệ siêu thánh
Cụ túc mão Tỳ-lô
Bí Mật chơn ngôn chú
Thành tựu Tô Tất Địa
Khó sánh khó bì kịp
2. Như Lai Tối Chánh Giác
Bực Tịnh Diệu bất động
Phương tiện bày Mật Pháp
Thuyết môn đại Cam Lộ
Chuyển pháp chơn Bí-Yếu
Độ vô lượng chúng sanh
Dứt sạch các món chấp
Nghi ngờ, tà kiến thảy
Phá hư các phiền nảo
Mà chỉ đường chơn lý
Giúp tối được chỗ sáng
An trụ đại tam muội
Tổng Trì diệu pháp lớn
Nhờ tu tập thần chú
Chuẩn-Đề Đại Bổn-Tôn
3. Phật bỏ ác tu thiện
Trải qua ức tăng kỳ
Hằng độ kẻ đại ác
Ít thấy khó nghĩ bàn
Kẻ trần gian mê muội
Ngu si vào đất chết
Nghiệp chướng làm mê ám
Phá hoại cả thân tâm
Các tai nạn kinh sợ
Quấn lấy không ra khỏi
Thế lực và ham mê
Sắc đẹp và quyền quý
Vàng bạc, châu báu thảy
Khiến chúng sanh chẳng thấy
Các tai nạn nguy hiểm
Hầm hố và vực thẳm
Ngục tù và hình phạt
4. Do đó Phật phương tiện
Phá ác độ tối tăm
Giải thoát những trói buộc
Rồi chỉ đường chánh giác
Dạy rõ các nhân quả
Tội báo và ác báo
Nghiệp báo không định hướng
Bởi loạn tâm mê chấp
Không thấy được chơn lý
Rong ruổi chốn trần nhơ
Như kẻ thất lạc cha
Đói no và ấm lạnh
Thiếu thốn tình thân thương
5. Phật an tịnh Mật-Chú
Trụ vững nơi các pháp
Thiền định rất sâu mầu
Oai nghi thắng phục chúng
Lời nói nghe êm dịu
Mở bày các tịnh-độ
Tuyên dương pháp Mật-Giáo
Đánh trồng pháp vũ lớn
Diễn pháp nghĩa rộng lớn
Chiêu mộ bực đại trí
Khiến đó vào Mật-Định
6. Như Lai vô lượng giác
Tổng Trì chơn thiện pháp
Giữ vững Phật pháp tạng
Truyền thừa Bồ-Tát tăng
Chỗ sâu mầu khó hiểu
Việc làm cũng như thế
Trãi qua vô lượng kiếp
Dường như thoáng mau qua
Nay kinh tạng Mật-Giáo
Xuất thế độ muôn chúng
Khiến kẻ trí hiểu biết
Chẳng lầm pháp ngoại đạo
Mà xa lìa tội khổ
Giác ngộ cho chúng sanh
Giữ gìn ấn pháp Phật
Vì Phật vốn phi Phật
Vì Pháp vốn phi Pháp
Vì Tăng vốn phi Tăng
Ngoại Đạo phi Ngoại Đạo
Giác ngộ phi giác ngộ
Mê mờ phi mê mờ
Thuận nghịch có biến đổi
Chánh tà có qua lại
Khác nhau tâm trong sạch
7. Do đó Phật phương tiện
Mở bày nghĩa Kinh này
Diễn Pháp Mật-Giáo môn
Cú pháp ly tự pháp
Không có chỗ đến được
Khen chê đều dứt bặt
Tịnh chú lặng hư không
Giả sử bị hủy báng
Hoặc dâm, trói, chém giết
Cũng không hoại được pháp
Hoặc kinh điển Chuẩn-Đề
Bị xé rách đốt mất
Cũng không hoại được pháp
Giả sử có kẻ ác
Đập phá các tôn tượng
Mắng nhiếc nhẫn nhục đó
Chánh Pháp Tạng Mật Giáo
Do lẽ đó hưng thạnh
Như ngài Khổng Tước Vương
Phá Phật hại chư Tăng
Nhờ đó có tiếng Phật
Danh hiệu Đại Chuẩn Đề
Tiếng đồn khắp mười phương
8. Nếu có người cung kính
Chuẩn Đề tôn tượng lễ
Vì để cầu đắc pháp
Thành tựu đại chơn ngôn
Thân tâm phải trong sạch
Các niệm tưởng bất động
Sức cảm ứng mầu nhiệm
Lòng thành được chứng biết
Bảy mươi ức đức Phật
Phân thân hộ niệm đó
Nhờ tụng chú Chuẩn-Đề
Đắc pháp chẳng đắc pháp
Vì pháp chẳng đắc được
Muốn đắc được Phật pháp
Phải nhờ tâm chơn chính
Cho nên chỗ mong cầu
Lâu xa khó đến được
Tâm bến, chí giữ vững
Vượt các chướng phiền nảo
Các vấp ngã vướng vít
Thuần tiện niệm chơn ngôn:
Án Chiết Lệ Chủ Lệ
Chuẩn-Đề ta bà ha
Sức mạnh đại thần chú
Chuyên chở các Mật Pháp
Tích tụ vào tạng báu
Khiến đó được thành tựu
Vào ngôi Tối Chánh Giác
9. Như ông Trưởng Giả kia
Của báu đầy vô lượng
Không vội truyền cho con
Dùng trí huệ phương tiện
Dạy cho nó hiểu rõ
Các kho báu làm ra
Rất vất vã cực khổ
Trước chẳng phải hiếu tử
Vì nghi lầm nơi cha
Sau hiểu được lời dạy
Hành động rất đúng đắn
Lại được cha chu cấp
Tất cả các của báu
Nổi mừng vui vô lượng
Khó nói khó nghĩ bàn
Tâm nghi ngờ biến mất
Lòng cung kính dâng trào
Nhờ người cha phương tiện
10. Đức Phật cũng như thế
Thương xót các chúng sinh
Tánh dục chưa Gội rửa
Mê muội nhiều tham chấp
Cùng phiền nảo trọng trược
Nên nói pháp giáo hóa
Niết Bàn chơn thị tịch
Chỉ bày các cảnh giới
Bằng sức Diệu Phương Tiện
Rồi xóa bỏ kiến chấp
Khiến chúng mau giác ngộ
Thành vô thượng Bồ-Đề.
Nam mô Chuẩn Đề Hội Thượng Phật Bồ-Tát (3 lần).HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.24/6/2014.

No comments:

Post a Comment