Wednesday 25 June 2014

TÔN GIÁO TRONG THỜI ĐẠI KHOA HỌC.

 
869da
TÔN GIÁO TRONG THI ĐI KHOA HC
 
* * *
“Tôn giáo thiếu khoa học thì bị khập khiễng,
Khoa học mà không có tôn giáo là mù quáng”
Ngày nay chúng ta sống trong thời đại khoa học, trong đó hầu hết mọi phương diện của cuộc sống của chúng ta đều chịu sự ảnh hưởng của khoa học. Từ cuộc cách mạng khoa học suốt thế kỷ thứ XVII, khoa học đã tiếp tục tạo nên những sự ảnh hưởng lớn lao đến những gì chúng ta suy nghĩ và hành động.
Khoa học đã có sự tác động mạnh vào những niềm tin tôn giáo có tính truyền thống. Nhiều khái niệm căn bản về tôn giáo đang bị sụp đổ trước sức ép của khoa học hiện đại và không còn được tầng lớp trí thức và các nhà học giả chấp nhận nữa. Bây giờ việc xác quyết về chân lý được rút ra từ trong những nghiên cứu thần học hoặc là dựa trên uy quyền của những kinh điển tôn giáo không thể nào tách biệt khỏi sự cứu xét khoa học được nữa. Ví dụ, những phát hiện của các nhà tâm lý học hiện đại cho thấy rằng tâm con người, cũng như cơ thể vật lý, hoạt động theo những quy luật tự nhiên, những quy luật nhân quả chứ không hề liên quan đến sự hiện hữu của một linh hồn bất tử như đã được giảng dạy trong một vài tôn giáo.
0631
Một số nhà chức trách tôn giáo chọn cách làm ngơ trước những khám phá khoa học mâu thuẫn với những giáo lý của tôn giáo họ. Những thói quen tâm lý cứng nhắc ấy đúng là gây trở ngại cho sự tiến bộ của nhân loại. Từ khi con người hiện đại từ chối việc tin tưởng mọi thứ một cách mù quáng, thậm chí đối với những điều vốn đã được chấp nhận, thì những nhà chức trách tôn giáo ấy chỉ còn có thể thành công trong việc nâng cao tỷ lệ của những người không tin tưởng đối với những học thuyết sai lầm của họ mà thôi.
Mặt khác, một số nhà chức trách tôn giáo đã nhận thấy được sự cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với những học thuyết khoa học đã được mọi người chấp nhận bằng cách đưa ra những lời diễn dịch mới cho những giáo điều của tôn giáo họ. Một trường hợp minh họa cho điểm này đó là thuyết Tiến hóa của Darwin. Nhiều nhà chức trách tôn giáo vẫn cố chấp rằng con người là do chính Thượng đế tạo ra. Trong khi đó Darwin thì cho rằng con người được tiến hóa từ vượn người, học thuyết này đã đánh đổ những học thuyết về sự sáng tạo của đấng siêu nhiên và sự đọa lạc của con người. Tại vì tất cả những triết gia đã được khai sáng đều chấp nhận học thuyết của Darwin, cho nên ngày nay những nhà thần học chỉ còn một lựa chọn duy nhất là đưa ra lời diễn giải mới cho những học thuyết của họ để làm cho chúng phù hợp với học thuyết của Darwin, một học thuyết mà từ lâu họ chống đối.
Dưới ánh sáng của những khám phá của khoa học hiện đại, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng nhiều quan điểm về vũ trụ và cuộc sống được đề cập đến trong nhiều tôn giáo chỉ đơn thuần là những tư tưởng có tính ước lệ, và chúng đã được thay thế từ lâu. Không có gì sai khi cho rằng các tôn giáo đã có sự đóng góp lớn lao đến sự phát triển và tiến bộ của nhân loại. Chúng đã thiết lập những giá trị, những chuẩn mực và đưa ra những nguyên tắc để hướng dẫn cuộc sống của con người. Dù cho tất cả những điều tốt mà các tôn giáo đã làm, các tôn giáo có thể không thể nào tồn tại trong thời hiện đại, thời đại khoa học, nếu những người theo đạo vẫn khăng khăng o bế chân lý theo những hình thức và những giáo điều, vào việc cổ xúy những lễ nghi và những sự thực tập mà vốn đã không còn mang ý nghĩa chính thống của chúng nữa.
technology
Phật giáo và khoa học
Cho đến cuối thể kỷ XIX, đạo Phật vẫn chỉ giới hạn trong những quốc gia mà khoa học hiện đại chưa từng đả động đến. Tuy nhiên, ngay từ buổi đầu tiên, những lời dạy của Đức Phật vốn đã luôn cởi mở đối với tư duy khoa học.
Một lý do khiến việc giảng dạy được dễ dàng đón nhận với tinh thần khoa học là vì Đức Phật không bao giờ khuyến khích niềm tin cứng nhắc và giáo điều. Ngài đã không tuyên bố lấy lòng tin, sự trung thành, hoặc là sự mặc khải của Đức Chúa Trời làm cơ sở cho những lời dạy của Ngài, mà Ngài chấp nhận sự thay đổi và tự do suy luận.
Lý do thứ hai là vì tinh thần khoa học có thể được tìm thấy trong sự tiếp cận của Đức Phật đối với Chân lý thiêng liêng. Phương pháp khám phá và kiểm nghiệm Chân lý thiêng liêng của Đức Phật khá tương tự với những phương pháp nghiên cứu của các nhà khoa học. Một nhà khoa học quan sát thế giới bên ngoài một cách khách quan, và chỉ xây dựng học thuyết khoa học sau khi đã tiến hành nhiều thí nghiệm thực hành thành công.
Sử dụng cách tiếp cận tương tự cách đây 25 thế kỷ, Đức Phật đã quan sát thế giới nội tâm với thái độ khách quan, và khuyến khích các đệ tử của Ngài đừng vội chấp nhận những lời dạy của Ngài cho đến khi nào tự mình kiểm chứng nghiêm túc và xác nhận tính chân thực của nó. Giống như bây giờ nhà khoa học không khi nào tuyên bố rằng thí nghiệm của mình không thể nào được lặp lại bởi những nhà khoa học khác, Đức Phật đã không tuyên bố rằng kinh nghiệm giác ngộ của Ngài là độc nhất vô nhị. Cho nên, trong cách tiếp cận chân lý của Ngài, Đức Phật cũng đã phân tích như các nhà khoa học ngày nay. Ngài đã thiết lập một phương pháp thực hành một cách khoa học và thực tiễn để đạt đến chân lý tuyệt đối và sự chứng ngộ.
Mặc dù đạo Phật rất phù hợp với tinh thần khoa học, nhưng chúng ta không thể nào đồng hóa đạo Phật với khoa học. Đúng là những ứng dụng thực tiễn của khoa học đã giúp cho con người sống một cuộc sống thoải mái hơn và trải nghiệm những điều tuyệt vời mà trước đây không hề mơ tưởng đến. Khoa học đã khiến cho con người có thể bơi tốt hơn cả loài cá, bay cao hơn loài chim, và đi trên mặt trăng. Tuy nhiên, phạm vi của kiến thức có thể chấp nhận đối với tri thức khoa học và tri thức thông thường nó bị giới hạn trong phạm vi kiểm chứng thực nghiệm. Và chân lý của khoa học thì thay đổi liên tục. Khoa học không thể nào giúp con người làm chủ tâm của họ và chắc chắn nó không hỗ trợ gì trong việc tuân thủ các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức. Bên cạnh những những điều kỳ diệu của khoa học, thật sự nó còn có nhiều sự giới hạn mà trong đạo Phật không có.
Robot
Những giới hạn của khoa học
Thông thường người ta nghe nhiều về khoa học và những gì nó có thể làm được, nhưng ít khi nghe đến những điều nó không thể làm được. Tri thức khoa học bị giới hạn ở những thông tin được tiếp nhận thông qua các giác quan. Nó không thể nhận ra tính chân thực vượt lên trên những dữ liệu cảm quan. Chân lý khoa học được xây dựng trên những quan sát lô-gích của dữ liệu cảm quan thay đổi liên tục. Vì thế, chân lý khoa học là chân lý tương đối, không đứng vững qua sự kiểm nghiệm của thời gian. Và một nhà khoa học, ý thức được sự thật này, thì sẽ luôn sẵn sàng loại bỏ một học thuyết nếu nó được thay thế bởi một học thuyết khác tốt hơn.
Khoa học cố gắng để hiểu thế giới bên ngoài và chỉ đề cập qua loa đến phần nổi trong thế giới nội tâm của con người. Ngay cả tâm lý học cũng chưa thật sự hiểu được nguyên nhân căn bản của tâm lý bất an của con người. Khi một người bị tuyệt vọng và chán ghét cuộc sống, khi thế giới nội tâm của anh ta bị lấp đầy bởi những bất an và phiền muộn, khoa học ngày nay không được trang bị đầy đủ để có thể giúp anh ta. Những khoa học xã hội quan tâm đến môi trường sống của con người có thể đem đến cho anh ta một mức độ hạnh phúc nào đó. Nhưng không giống một động vật, con người đòi hỏi cao hơn những sự dễ chịu thuần túy về vật lý và cần sự giúp đỡ để đối trị những sự thất vọng và đau khổ phát sinh từ trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Ngày nay có quá nhiều người bị khổ sở vì sự lo âu, bồn chồn, bất an. Tuy nhiên, khoa học không giúp gì được cho họ. Khoa học không thể nào chỉ dạy mọi người cách thức làm chủ tâm của họ khi họ bị lôi kéo bởi thú tính đang hừng hực ở bên trong họ.
Khoa học có thể làm cho con người tốt hơn không? Nếu nó có thể thì tại sao những hành động bạo lực và những việc làm trái đạo đức lại nhan nhản ở các nước khoa học tân tiến? Không có gì bất công khi nói rằng, mặc dù tất cả những sự tiến bộ mà khoa học đã đạt được và những lợi ích nó đã đem lại cho con người, khoa học về cơ bản vẫn không làm thay đổi được nội tâm của con người. Nó chỉ làm tăng thêm những cảm giác của sự lệ thuộc và sự không đầy đủ mà thôi. Bên cạnh sự thất bại của nó trong việc mang lại an ninh và sự tự tin cho nhân loại, khoa học cũng đã làm tất cả mọi người cảm thấy không an toàn hơn bằng cách đe dọa thế giới với khả năng hủy diệt hàng loạt.
Khoa học không thể nào đem đến một mục đích đầy ý nghĩa cho cuộc sống được. Nó không thể cung cấp cho con người những lý do rõ ràng của sự sống. Thực ra bản chất của khoa học là hoàn toàn không mang màu sắc tôn giáo và không hề liên quan đến mục đích tâm linh của con người. Chủ nghĩa duy vật cố hữu ở trong tư duy khoa học từ chối những mục đích tâm lý cao hơn sự thỏa mãn vật chất. Bằng sự lý luận có tính chọn lọc và những chân lý tương đối của mình, khoa học đã không quan tâm đến những vấn đến trọng yếu nhất và để lại nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp. Chẳng hạn như khi hỏi tại sao có những sự bất bình đẳng tồn tại trong cộng đồng xã hội, không có lời giải thích khoa học nào có thể trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi như thế, những câu hỏi vượt lên trên những phạm vi hạn hẹp của khoa học.
shanghai
Sự vô minh của người có học
Tâm siêu việt đã được phát triển bởi Đức Thế Tôn không bị giới hạn trong phạm vi dữ liệu cảm quan và vượt lên trên sự lô-gích bị trói buộc trong sự giới hạn của nhận thức tương đối. Trái lại, trí tuệ của con người hoạt động dựa trên nền tảng của thông tin mà nó thu thập và chứa đựng, hoặc là về lĩnh vực tôn giáo, triết học, khoa học, hoặc là nghệ thuật. Sự hiểu biết về nội tâm được tập hợp thông qua các cảm quan là rất thiếu hụt về nhiều phương diện. Tri thức rất là giới hạn mà chúng ta học hỏi được đã khiến cho sự hiểu biết của chúng ta về thế giới bị méo mó.
Một số người cảm thấy tự hào rằng họ biết rất nhiều thứ. Thật ra, chúng ta biết càng ít thì càng chắc chắn trong những lời giải thích của mình, chúng ta càng biết nhiều thì càng nhận thấy rõ những sự giới hạn của mình.
Có một học giả thông tuệ đã từng viết một cuốn sách mà ông ta cho nó là một tác phẩm tuyệt vời. Ông ta cảm thấy rằng cuốn ấy chứa đựng tất cả những tinh hoa của văn học và triết học. Đang tự hào về thành quả của mình, ông ta đem khoe tuyệt tác của mình với một đồng nghiệp, một người cũng giỏi không kém gì ông ta, và nhờ ông ấy viết bản tóm tắt cho cuốn sách. Thay vì làm theo yêu cầu, người đồng nghiệp ấy bảo tác giả của cuốn sách viết xuống một mảnh giấy tất cả những gì ông ta đã biết và tất cả những gì ông ta chưa biết. Vị tác giả ấy ngồi xuống và tập trung suy nghĩ, nhưng sau một hồi lâu ông ta vẫn không viết được gì về những điều ông ta đã biết. Thế rồi ông ta suy nghĩ đến những điều ông ta chưa biết, và một lần nữa ông ta cũng không viết được gì về những điều mà ông ta chưa biết. Cuối cùng, khi mà lòng tự ái của ông ta đã xuống đến mức thấp nhất, ông ta đành phải bỏ cuộc, và nhận thấy rằng tất cả những gì mà ông ta đã biết là sự ngu dốt thực sự.
Về vấn đề này, Socrates, một triết gia người Athens nổi tiếng của thời cổ đại, khi được hỏi về những điều ông đã biết, ông ta đã trả lời rằng: “Tôi biết chỉ có một điều, đó là tôi không biết”.
SCIENCE AND 2
Vượt lên trên khoa học
Đạo Phật vượt lên trên cả khoa học hiện đại ở chỗ đạo Phật chấp nhận một phạm vi kiến thức rộng hơn những gì được cho phép bởi tinh thần khoa học. Đạo Phật thừa nhận kiến thức sinh khởi từ những cơ quan cảm giác cũng như từ những kinh nghiệm cá nhân có được thông qua văn hóa tinh thần. Nhờ sự huấn luyện và phát triển sự tập trung tinh thần ở mức độ cao, những chứng nghiệm tôn giáo có thể được thấu hiểu và được xác minh. Những chứng nghiệm tôn giáo không phải là những thứ có thể được hiểu thông qua việc tiến hành các thí nghiệm trong những ống nghiệm hay được kiểm tra dưới kính hiển vi.
Chân lý được khám phá bởi khoa học thì có tính tương đối và luôn thay đổi, trong khi chân lý được tìm thấy bởi Đức Thế Tôn là chân lý tuyệt đối và tối hậu: Chân lý trong giáo pháp của Đức Phật không hề thay đổi qua không gian và thời gian. Hơn nữa, trong sự đối lập với việc lập luận tương đối của khoa học, Đức Phật khuyến khích sự am hiểu không chịu sự ràng buộc bởi những học thuyết, khoa học, hay những thứ khác. Thay vì lập nên những chủ thuyết, Đức Phật đã dạy con người làm sao để sống một cuộc sống đúng đắn để khám phá những chân lý tuyệt đối. Nhờ sống một cuộc sống đúng đắn, nhờ vào việc làm dịu các giác quan, gạt bỏ những ham muốn, Đức Phật đã chỉ ra con đường mà nhờ vào đó chúng ta khám phá bản chất của cuộc sống từ nội tâm của chúng ta, và mục đích thật sự của cuộc sống có thể được tìm thấy.
Sự thực tập rất là quan trọng trong đạo Phật. Một người học nhiều mà không thực hành thì cũng giống như người có thể nhẩm đi nhẩm lại những công thức từ một cuốn sách dày cộm về nghệ thuật chế biến món ăn mà chưa hề nấu thử một món ăn nào cả. Cơn đói của anh ta không thể nào thuyên giảm bằng mớ kiến thức trong sách vở ấy. Thực tập là một điều kiện tiên quyết quan trọng cho sự giác ngộ. Chính vì vậy mà trong một số trường phái của đạo Phật, như là Thiền tông, thực hành được đề cao hơn cả kiến thức.
Phương pháp khoa học được hướng ra bên ngoài, và những nhà khoa học hiện đại khám phá thiên nhiên và những thực thể để mưu cầu sự thoải mái của bản thân họ, thường không lưu tâm đến nhu cầu cần phải hài hòa với môi trường, vì thế mà họ đang làm ô nhiễm thế giới. Ngược lại, đạo Phật thì hướng vào bên trong và đề cập đến sự phát triển nội tâm của con người. Ở một mức độ thấp hơn, đạo Phật dạy con người làm sao để điều chỉnh và đối phó với những sự kiện, những hoàn cảnh trong đời sống hàng ngày. Ở mức độ cao hơn, đạo Phật chỉ bày sự cố gắng của con người để vượt lên trên chính bản thân họ thông qua sự thực tâp về văn hóa tinh thần và sự phát triển của tâm.
Đạo Phật có một hệ thống hoàn chỉnh về văn hóa tinh thần đề cập đến việc đạt được sự thấu hiểu về bản chất của những điều dẫn đến sự tự chứng toàn vẹn về chân lý tối hậu – Niết-bàn. Hệ thống này vừa mang tính thực tiễn vừa có tính khoa học, nó bao hàm cả sự quan sát khách quan về những trạng thái tâm lý và tình cảm. Giống một nhà khoa học hơn là một người phân xử, thiền giả quán sát nội tâm với sự chánh niệm.
Composition
Khoa học mà không có tôn giáo
Không có những lý tưởng đạo đức, khoa học gây nên sự nguy hiểm cho toàn thể nhân loại. Khoa học đã chế tạo ra máy móc và máy móc đó lại trở thành vị chúa tể. Bom đạn là những món quà của khoa học dành cho một số người có quyền lực, và rồi số phận của thế giới lại tùy thuộc vào những người đó. Trong khi phần còn lại của nhân loại thì chờ đợi trong sự đau khổ và lo sợ, không biết khi nào những vũ khí nguyên tử, khí độc, vũ khí giết người – tất cả những thành quả của nghiên cứu khoa học được chế tạo để giết người một cách hiệu quả – sẽ được dùng để giết họ. Khoa học không chỉ hoàn toàn bất lực trong việc hỗ trợ sự hướng dẫn đạo đức cho nhân loại, mà còn đổ thêm nhiên liệu vào ngọn lửa khát ái của con người.
Khoa học mà không chú trọng đến đạo đức thì chỉ dẫn đến sự hủy diệt. Nó trở thành con quái vật cuồng bạo mà con người đã khám phá ra. Và thật là không may mắn, con quái vật này đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn cả chính con người. Trừ khi con người học cách hạn chế và kìm hãm con quái vật ấy thông qua việc thực tập đạo đức tôn giáo, nếu không thì nó sẽ chế ngự luôn cả con người. Không có sự hướng dẫn của tôn giáo thì khoa học sẽ đe dọa thế giới với sự hủy diệt. Ngược lại, khi khoa học kết hợp với một tôn giáo như là Phật giáo thì có thể chuyển đổi thế giới này thành một thiên đường bình an và hạnh phúc.
Giữa khoa học và tôn giáo chưa từng một lần nào có được sự kết hợp chặt chẽ đến mức cần thiết nhất để đem lại lợi ích tốt đẹp nhất cho nhân loại và để phục vụ nhân loại. Tôn giáo thiếu khoa học thì bị khập khiễng, trong khi đó khoa học mà không có tôn giáo là mù quáng.
Photograph collage, Information-and-telecommunications (blue)
Sự cảm kích đối với đạo Phật
Trí tuệ của đạo Phật được đặt trên nền tảng của lòng từ bi có một vai trò trọng yếu trong việc hiệu chỉnh đích đến nguy hiểm mà khoa học hiện đại đang hướng về. Phật giáo có thể cung ứng sự lãnh đạo tâm linh để định hướng cho những nghiên cứu và phát minh khoa học trong việc xúc tiến cho một nền văn hóa rực rỡ trong tương lai. Phật giáo có thể đưa ra những mục đích đáng giá cho sự tiến bộ khoa học khi mà khoa học hiện đang phải đối mặt với sự tuyệt vọng khó lòng vượt qua được về việc đang bị nô lệ cho những phát minh của nó.
Albert Einstein đã có lời ca ngợi đạo Phật khi ông viết trong tự truyện của mình rằng: “Nếu có một tôn giáo nào có thể đối phó với những nhu cầu của khoa học hiện đại, đó phải là Phật giáo’. Phật giáo không cần phải sửa đổi lại để cập nhật với những khám phá của khoa học hiện tại. Phật giáo không cần từ bỏ những quan điểm của mình trước khoa học vì nó bao hàm cả khoa học và thậm chí là vượt lên trên khoa học. Phật giáo là cái cầu nối giữa những tư tưởng tôn giáo và tư tưởng khoa học bằng cách khuyến khích con người khám phá những tiềm năng ẩn tàng bên trong bản thân họ và trong môi trường sống của họ. Phật giáo không hề chịu sự ảnh hưởng của thời gian”.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.26/6/2014.

No comments:

Post a Comment