Wednesday 25 June 2014

LỢI ÍCH CỦA SỰ THỌ LÃNH VÀ HÀNH TRÌ GIỚI LUẬT.

 
1184

LỢI ÍCH CỦA SỰ THỌ LÃNH VÀ HÀNH TRÌ GIỚI LUẬT 

 
* * *
Theo lời Phật Tổ dạy, thế đạo nhân tâm thời Mạt pháp bị suy hãm đến cùng cực, pháp nhược ma cường, muốn hộ trì Phật pháp, ở thế nhân tương đối dễ, nhưng xuất gia làm Tăng không phải việc đơn giản, dễ làm. Nếu không gặp được minh sư, thiếu người đồng hạnh nâng đỡ, rèn giũa mình tinh tiến học đạo thì chí hướng thượng của chúng ta có thể bị suy giảm, chẳng còn nổ lực tinh tấn, dễ xuôi theo biếng nhác, trễ lười, uổng phí một đời xuất gia làm con Phật, cô phụ ân thầy Tổ, không báo hiếu được mẹ cha, phá hủy ân tín chủ. Tổ sư Ấn Quang dạy: “Người xuất gia nếu chẳng phải là chân tu thì tập khí đầu đường xó chợ còn quá hơn kẻ tục,” vì thế, người xuất gia, nếu muốn thuần phục được bản chất xấu xa của mình thì việc quan trọng đầu tiên là phải nghiêm trì Giới luật hòng đạt tới thân tâm thanh tịnh.
Giới luật là điều cần thiết nhất cho người xuất gia vì “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp. Giới luật còn thì Phật pháp còn”, Giới luật là những điều ngăn cấm từ kim khẩu của Phật thuyết chế ra thành giới pháp, giới tướng, để các chúng đệ tử Phật thực hành giới hạnh, nghiêm trì giới đức, nhằm ngăn ngừa tất cả tội lỗi và giữ gìn nhân phẩm thân, khẩu, ý được thanh tịnh. Nhờ giữ giới mà được định tâm, nhờ định tâm mà phát sinh trí tuệ giác ngộ. Cho nên người xuất gia cần phải tôn nghiêm Giới luật như là vị đạo sư của mình để ứng dụng xây dựng đạo pháp dân tộc.
Buddha3
Như chúng ta đã biết, trên lộ trình tu tập giải thoát, người xuất gia phải trải qua ba môn vô lậu học: Giới Vô lậu học – Định Vô lậu học – Tuệ Vô lậu học, vì đây là con đường duy nhất đưa đến Niết- bàn an lạc. Trong đó, Giới vô lậu học đóng vai trò quan trọng nhất đối với người xuất gia, vì Giới chính là nền tảng cho người xuất gia, là yếu tố quyết định để sanh định và phát tuệ. Như thế, người xuất gia trước tiên cần phải nghiêm trì Giới luật.
Kinh Phương Đẳng đức Phật nói: “Giới là cội gốc hết thảy các điều lành”, vì người giữ giới là khuôn khổ làm cho thân, khẩu, ý được trong sạch, ngăn chặn tội lỗi phát sinh, diệt trừ thói quen làm việc ác và nhờ giữ giới trong sạch, mới có thể duy trì các thiện pháp. Bởi thế, người tu học Phật không thể không am tường Giới luật, vì Giới luật là mạng mạch của Tăng đoàn.
Thật vậy, nếu trong sinh hoạt cộng đồng Tăng lữ không có giới luật làm cương lĩnh thống nhiếp, thì Tăng đoàn sẽ tiêu vong. Một quốc gia muốn cường thịnh không thể thiếu pháp luật. Nếu hạnh phúc cần thiết cho cuộc sống như thế nào thì Giới luật Phật giáo cũng quan trọng như thế ấy. Như đức Thế Tôn đã dạy :
Tỳ ni tạng trụ Phật pháp cửu trụ
Tỳ ni tạng diệt Phật pháp diệt diệt”.
Qua đó, chúng ta thấy rằng Giới là nền tảng, là đạo lộ đưa đến một ý hướng phát triển tâm thức, nâng cao phẩm chất đạo đức nơi mỗi cá nhân để làm chất liệu bồi dưỡng cho trí tuệ. Vì bản chất của Giới luật là phòng hộ, là bờ đê ngăn cản những dòng nước đục, từ bên ngoài qua các ngõ nghách của thân và ngữ rồi tràn vào tâm làm cho tâm tư va6n4 đục. Song song đó, giới là suối nguồn thanh tịnh, nấc thang đầu tiên để bước đi những bước kế tiếp. Ví như một căn nhà được xây dựng bằng nền móng vững chắc, căn nhà ấy sẽ tồn tại lâu dài. Cũng vậy, nếu hiện tại chúng ta sống đúng với Giới luật, đó là biểu tượng cho chánh pháp được trường tồn, đồng thời nói lên được tinh thần chấn hưng Phật giáo một cách rõ rệt.
seokguram_buddha
Lại nữa, Giới là tâm thanh tịnh, cho nên chữ Giới được định nghĩa là thanh lương, làm cho ta nhẹ nhàng thoải mái, không phải là sự gán ép, bắt buộc khi hành giả muốn có được tâm thanh tịnh cần phải lắng đọng những vọng tưởng chấp trước. Cũng như ánh sáng tràn đến thì bóng tối tự tan đi, cho nên hàng ngày, hàng giờ, chúng ta phải cấp tốc hành trì giới pháp của đức Như Lai, đừng để thời gian qua mau rồi uổng phí, thật chí lý thay khi đọc đến 4 câu kệ:
Ngày đã tận cần tu gấp rút
Giới giữ sao trong sạch như xưa
Định huệ không thiếu không thừa
Lợi ích dân chúng đúng vừa khả năng”.
 Chúng ta có thể kém tài, nhưng đối với Giới luật mà ta đã lãnh thọ phải “tịnh như băng tuyết”. Kinh Đại thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán, Phật dạy: “Vào biển Phật Pháp lấy đức tin làm căn bản, vượt dòng sanh tử lấy giới luật làm thuyền bè. Nếu người xuất gia mà không giữ giới cấm, lại tham đắm, vướng mắc những thú vui thế tục, hủy báng giới pháp của chư Phật, hạng Tỷ- kheo như thế không còn được gọi là người xuất gia”. Chúng ta là những trưởng tử Như Lai, giữ gìn mạng mạch Phật Pháp để lưu truyền nơi thế gian, lãnh trách nhiệm “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”, muốn cho chánh pháp trường tồn phải lấy giới làm Thầy. Ba đời chư Phật đều nương vào Giới luật mà tu tập cho đến khi thành tựu đạo quả. Như vậy, khi nào không còn người giữ giới nữa thì Phật Pháp cũng từ đó hoại diệt, vì không còn người đủ tư cách, đức hạnh để tuyên dương chánh pháp của Như Lai.
buddha1
Tuy nhiên người xưa xuất gia thọ giới vì phát tâm giải thoát sinh tử luân hồi, còn người đời nay thọ giới đa phần chỉ vì để được làm đại Tăng cho thỏa thể diện, chuyện đắc giới chưa hề thực hiện hay nghĩ tưởng đến. Vì vậy, trong Tăng đoàn đã xảy ra nhiều vấn đề phức tạp, rối loạn kỹ cương, vàng thau lẫn lộn, nhất là sau này tệ nạn thâu nhận đồ đệ hời hợt, chỉ muốn có chúng đệ tử đông nhiều mà không quan tâm đến phẩm hạnh tư cách, và lơi lỏng dễ dàng quá mức cho vấn đề thọ lãnh giới pháp, lắm khi đưa đến tình trạng phi pháp trái luật, cho nên nhiều kẻ cang cường, phường hạ lưu cũng đã chen chân vào được trong Tăng đoàn, dự vào hàng Thích tử, nghênh ngang xem thường giới pháp đã lãnh thọ, mê trái bản tâm, phóng túng làm chuyện thương tổn luân lý, phong tục . . .Vì tính cách quan trọng thiết yếu của Giới luật trong giềng mối giữ vững mạng mạch Phật pháp đó, dấu ấn quan trọng nhất trong đời tu của người đệ tử Phật, nhất là người xuất gia, chính là ngày được đăng đàn thọ lãnh giới pháp.
Trong không khí trang nghiêm hào hùng của Giới đàn, vào giờ phút long trọng linh thiêng, dưới sự chứng minh của những bậc cao Tăng thạc đức Tam sư thất chứng. Lời thệ nguyện lãnh thọ phụng trì giới pháp của vị Tăng sĩ, đệ tử xuất gia của Phật, xuất phát từ lòng thâm tín chư Phật, dũng mãnh quyết tâm đi theo bước chân hoằng pháp của đức Như Lai, dâng hiến trọn đời mình cho hạnh phúc và an lạc của chúng sinh. Đã trở thành ấn tượng khó (lạt) phai trong tâm tưởng người thọ giới, cũng chính nhờ vào dấu ấn ‘vô biểu sắc’ này mà vị Tăng sĩ đó có thể vượt qua được nghịch cảnh thăng trầm của dòng đời và những biến đổi não loạn của nội tâm. Từ đó, có thể vững mạnh thực hiện lý tưởng “thượng hoằng Phật đạo, hạ hóa quần sinh”, khỏi cô phụ ân đức của thầy Tổ, mẹ cha, và đàn na tín thí.
Cũng chính nhờ vào sự trân trọng lãnh thọ giới pháp đó mà hàng Tăng sĩ chúng ta, dần dần chuyển hóa được những tập khí xấu ác từ vô lượng kiếp trước, thăng hoa tâm trí, phát triển được tánh linh, để xứng đáng là bậc trượng phu lỗi lạc, là đứa con thực thụ của đức Thế Tôn. Nếu không y giáo phụng hành như thế, dưới lớp Ca sa này hiện thân hình súc sanh sẽ khó tránh, thân người cũng mất luôn, nỗi khổ tam đồ ác đạo dẫu hết cả kiếp vẫn chưa thể nói hết được.
Xưa kia, khi còn sinh tiền, Hòa thượng Tuyên Hóa có dạy môn đồ viết đối liễn, trong đó có câu “Phật giáo đồ nhược bất trì giới tức Mạt pháp” nghĩa là nếu tín đồ Phật giáo không trì giới tức là Mạt pháp. “Phật Giáo đồ” có nghĩa là hàng Tăng sĩ, đệ tử xuất gia của Phật. Phật giảng Pháp, Tăng theo Pháp tu hành rồi truyền cho người khác. Tăng nhất định phải trì Giới, không trì Giới thì đó là Mạt pháp, nên nói: “Nếu Phật Giáo đồ không trì giới tức là Mạt pháp”.
Phật pháp hưng thạnh hay không đều nhờ vào Tăng mà truyền đạt, song Tăng sĩ phải cần lấy Giới làm gốc. Giới là nền tảng để thành Phật. Nền tảng này cũng giống như móng khi xây nhà. Bây giờ ta xây móng để dựng nhà Phật pháp, chắc chắn phải lấy sự hành trì Giới làm bước khởi đầu. Kinh Thư có câu: “Thánh mất niệm nên thành cuồng, cuồng khắc chế được ý niệm bèn thành Thánh.”  Do vậy, nếu điều phục, khắc chế được vọng niệm, tà tâm mới phát huy được đức tướng, trí huệ để thành thượng nhân, thành thánh, và phương pháp duy nhất hữu hiệu để chế ngự được vọng tâm, chỉ có Giới luật mới có đủ công năng giúp hành giả bối trần hiệp giác, không bị xuôi thuận theo nhiễm duyên phiền não khiến cho sóng thức tuôn trào, biển nghiệp dập dồn tơi tả.
DSCN0630
Cách đây hơn 2550 năm, khi sự nghiệp một đời giáo hóa xong xuôi, sắp nhập Niết- bàn, đức Phật đã thiết tha dặn dò hàng đệ tử và tất cả chúng sinh: “Này các Tỷ- khưu, sau khi Ta diệt độ, các vị cần phải tôn trọng kính ngưỡng Ba- la- đề- mộc- xoa (giới luật), như kẻ mù tối được sáng mắt, kẻ nghèo hèn được vàng ngọc. Phải biết Giới luật là bậc Thầy cao cả của các vị, dù Ta ở đời cũng không khác gì Giới luật ấy.(Kinh Di Giáo)
Tiếp đó, Phật dạy về lợi ích trì giới, về những pháp chế tâm nhất xứ, về cách sống, cách uống ăn điều độ, v.v.  Ngài dặn đi dặn lại nhiều lượt, từ những điều nhỏ nhặt, vi tế cho đến những sự việc lớn lao, còn quá chi li, tỉ mỉ, đượm đầy từ bi hơn cả mẹ hiền dạy bảo con trẻ. Thật không thể dùng bút mực nào để diễn tả được hết lòng từ bi của Phật thương chúng sinh, như trong kinh Lăng Nghiêm, Bồ-tát Đại Thế Chí niệm Phật chương, có đoạn: “Thập phương Như Lai, lân niệm chúng sanh như mẫu ức tử. Nhược tử đào thệ, tuy ức hà vi? Tử nhược ức mẫu, như mẫu ức thời. Mẫu tử lịch sanh, bất tương vi viễn” (Mười phương Như Lai thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ trốn dẫu nhớ cũng chẳng làm gì được! Nếu con nhớ mẹ như khi mẹ nhớ con thì mẹ con trải qua nhiều đời chẳng xa cách nhau).
Do đó, muốn báo đáp ân đức của Phật Tổ và đàn na tín thí, muốn báo hiếu cha mẹ hiện đời, muốn hoàn thành tuệ nghiệp và lý tưởng xuất trần độ thế của người đệ tử xuất gia của đấng Thế Tôn đại hùng đại giác, chúng ta phải thành tâm lãnh thọ, nghiên cứu thấu triệt tinh thần, ý nghĩa giới luật; một khi hiểu rõ giới luật rồi, chúng ta sẽ biết cách làm người như thế nào và một khi hiểu rõ bổn phận làm người, chúng ta sẽ biết rõ bổn phận làm bậc Thánh nhân.  Hành trì được như thế, chúng ta mới không khỏi hổ thẹn “thân khoác ca sa, tâm vương trần lụy”, (để) rồi cả một đời chuốc hận khổ đau, vì vậy chớ để đường giải thoát mịt mờ xa thẳm!!!
 
the_buddha
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.25/6/2014.

No comments:

Post a Comment