Monday 23 June 2014

KINH CHUẨN ĐỀ BỔN TÔN – QUYỂN VII, PHẨM Y BÁO VÀ CHÁNH BÁO THỨ MƯỜI LĂM.

 
KINH CHUẨN ĐỀ BỔN TÔN
QUYỂN THỨ VII
MẬT SƯ: THÍCH GIÁC TIẾN – THIỀN NHÂN
PHẨM Y BÁO VÀ CHÁNH BÁO THỨ MƯỜI LĂM
Lúc bấy giờ ngài Sư Tử Hẩu Kim Cang đại Bồ-Tát Ma Ha Tát suy nghĩ rằng: – Nếu chúng sanh có thể nương nhờ vào sức mạnh của đại thần chú Chuẩn-Đề mà tu tập, tức là còn niệm tưởng và ghi nhớ phân biệt. Như vậy các chúng sanh do lẽ nào mà được chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác?
Phật Mẫu Chuẩn Đề biết được tâm niệm của Bồ-Tát, ngài im lặng vào Mật Định Tổng Trì môn tam muội, phát ra ánh kim quang trên đảnh Tỳ Lô như một mũi kim màu vàng phóng thẳng vào hư không làm cho đại địa, phong địa, thủy địa, hỏa địa, kim địa, thành quách lâu đài trong Tam-Giới đều bị chấn động mạnh. Như một người lực sĩ đang chuyển động các cơ bắp phát ra những tiếng kêu cóc cách. Ánh hào quang ấy lưu thông các quốc độ nhanh như ánh chớp đến các cõi Phật rồi trở về trạng thái ban đầu. Ngài Sư Tử Hẩu Kim Cang Bồ-Tát thấy điềm lành bèn hiệp chưởng hướng Phật mà bạch rằng:
Thế Tôn! Chúng con bị màn vô minh tăm tối che đậy không có lối thoát ra. Hôm nay nếu chúng con lọt vào màn vô minh tăm tối thứ hai thì chúng con lại càng lún sâu và không có chỗ giải thoát. Vậy xin Thế Tôn vì chúng sanh đời nay và đời sau dạy rõ pháp tu của giáo môn Mật Tông, mà chỗ niệm tưởng phân biệt có chứng đắc. Như vậy chúng con phải tu cách nào? hành cách nào? Dể đạt đến chỗ vô chứng vô đắc.
Khi ấy phân thân của Phật Mẫu Chuẩn Đề từ nơi thế giới Diệu Bí Ấn của Phật Tỳ Lô Kim Cương Như Lai cách nhau hằng hà sa số vi trần thế giới, quốc độ tên Thông Quán, ngự ở trung tâm vũ trụ. Từ nơi Mật Định Đà Ra Ni Bổn Tôn đức Phật nhiếp các phân thân ở các quốc độ của chư Phật trở về trên đảnh Tỳ Lô, dậy an lành mà bảo với ngài Kim Cang Sư Tử Hẩu Bồ-Tát rằng:
- Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Ông có thể vì tất cả chúng sanh đời nay và đời sau khai mở tạng Bí Mật của giáo môn Mật Tông mà thưa hỏi Như Lai những lời thần bí vi diệu bực nhứt này. Vậy các ông hãy chú ý lắng nghe. Ta sẽ vì các ông mà giảng nói pháp mầu thanh tịnh Đà Ra Ni này.
- Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Pháp có hữu tức có vô, niệm có hữu tức có vô. Nếu pháp không hữu tức không vô, niệm niệm cũng lại như thế. Các ông quan niệm rằng thần chú Chuẩn-Đề này là có niệm thời không đúng, mà nghĩ rằng nó là vô niệm thì sai lầm. Pháp của Phật chẳng phải là niệm, chẳng phải là vô niệm, chẳng phải chơn chẳng phải phi chơn, chẳng phải phân biệt cũng chẳng phải vô phân biệt, chẳng phải hư chẳng phải vọng, chẳng phải tà chẳng phải chánh, chẳng phải ác chẳng phải thiện, chẳng phải thế gian hay xuất thế gian, chẳng phải Niết Bàn hay phi Niết Bàn. Vì sao? Vì pháp của Phật vượt qua tầm hiểu biết của Trời, Người, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-Tát, La Hán, Pháp của Phật khó có thể đến được, vì pháp ấy là Y-Báo Chánh-Báo khó giữ gìn, khó tu hành, khó đạt thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
- Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Pháp của Phật là phi phàm phi thánh. Phàm phu không thể học được và Thánh Nhơn chẳng thể hiểu được. Pháp của Phật phi Thanh Văn, Duyên Giác và A La Hán, vì Thanh Văn không thể đến được, Duyên Giác không thể đạt được và A La Hán tuy dứt sanh tử nhưng chưa đầy đủ bổn nguyện độ sanh. Phật là vô độ mà độ tất cả, ở nơi chư Phật chẳng thấy có độ và không độ, hằng ở nơi Mật-Định an trụ vững chắc, chẳng theo sáu căn, sáu trần và sáu cảnh. Nội pháp đều xa lìa mà chẳng bị mất. Ở nơi pháp chẳng xa lìa mà xa lìa viên thành Mật Pháp Tâm Ấn Đà Ra Ni biến pháp giới thường trụ Tam-Bảo.
- Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Lúc Như Lai đang thọ bát tại rừng Ô-Ta, bấy giờ chư Thiên cõi Trời Đao Lợi tên là Đại Hạnh đến nhiễu quanh Như Lai ba vòng rồi hỏi ta rằng:
- Thế Tôn! Hiện nay chúng con ở cõi Trời an hưởng khoái lạc chẳng nghĩ gì đến đạo đức tu hành, thân tâm lắm nỗi tham đắm ngu si. Chúng con có nhân duyên lành đến đây gặp lúc Phật thọ bát, chúng con có dịp cúng dường món ăn của cõi Trời và Phật đã thọ thí xong. Vậy chúng con xin hỏi Phật, ngài có thọ bát hay không thọ bát? Nếu có thọ bát là đồng với chúng sanh. Nếu không có thọ bát là đồng với gỗ đá. Chúng con là kẻ mê mờ trong Tam-Giới, xin Phật mở lòng từ bi thương xót chỉ dạy cho chúng con hiểu được chân lý mầu nhiệm của Phật.
Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề mỉm cười nhìn ngài Đại Hạnh Chư Thiên rồi mở lời dạy rằng:
- Này Thiên Đế! Các ngươi chớ nên nói rằng Như Lai đang thọ bát, có thọ bát và không thọ bát. Như Lai là bực ứng cúng Chánh Đẳng Chánh Giác an trụ và xuất nhập nơi Mật Định Đà Ra Ni không động không niệm. Như Lai đã xa lìa phiền nảo đến tận gốc rễ, không còn có dư nghiệp, biệt nghiệp, định nghiệp, ác nghiệp, cộng nghiệp, tiền nghiệp, trung nghiệp, hậu nghiệp, ngữ nghiệp, oán nghiệp, hiện tại nghiệp, quá khứ nghiệp, vị lai nghiệp, đẳng đẳng nghiệp v.v… các nghiệp như thế tính số lượng. Như Lai đã nhiều lần nhập diệt không muốn ở lại nhân gian. Các ngươi đã nhiều lần thỉnh cầu Như Lai, làm cho ta động mối từ tâm. Sao hôm nay các ông lại gạn hỏi Như Lai có thọ bát hay không thọ bát? Thân tướng của Như Lai mà các ông trông thấy đó chỉ là ảo ảnh. Ví như nhà đại Ảo-Sư làm ra pháp hội rộng lớn của chư Phật và xóa đi một cách dễ dàng không ai ngờ được thuật biến hóa thần bí ấy. Như Lai cũng lại như vậy, dù các ông có thấy thân tướng và hình bóng của Như Lai, nhưng trọn không thấy được chơn hạnh thật sự của Như Lai, trừ Phật với Phật mới hiểu biết nhau mà thôi.
- Này Thiên Đế! Mười phương chư Phật chế ra pháp tam y nhứt bát tùy thân là khác hẳn với thế gian, và chế ra pháp tu hành giải thoát là thoát khỏi thế gian. Cách ăn uống, đi đứng nằm ngồi cũng không giống với phàm tục, các oai nghi khép kín gọn gàng. Khi ăn đều có tụng kinh chú nguyện, cầu nguyện và hồi hướng công đức cho khắp pháp giới chúng sanh hưởng sự lợi ích lớn, thì làm sao gọi là giống gỗ đá và giống chúng sanh được?
- Này Thiên Đế! Như Lai là vô thọ, vì tất cả chúng sanh cầu khẩn pháp tu hành giải thoát khi ta sắp nhập Niết Bàn. Như Lai vì thương xót chúng sanh mà chẳng nhập diệt. Các ông thấy Như Lai đang thọ mà chẳng thấy chỗ vô thọ của Như Lai, nhưng các ông chẳng thấy chỗ vô thọ của Như Lai. Giả sử các ông thấy chỗ vô thọ của Như Lai, nhưng các ông chẳng thấy chỗ thọ của Như Lai. Ví như các ông dùng ngọn đèn đốt sáng lên trong đêm tăm tối, khi đèn còn cháy thời thấy cảnh vật rõ ràng, nhưng khi tắt đèn thời các ông không thấy cảnh vật nữa. Cũng vậy Pháp của Như Lai là tạng Bí Mật Đà Ra Ni thậm thâm vi diệu, là Y-Báo chánh báo không ai so bì được. Các ông không thể lấy vọng mà so với định, không thể lấy mê mà so với giác, không thể lấy ác mà so với thiện, không thể lấy cát mà so với vàng rồng, không thể lấy xích sắt mà so với trân châu, mã nảo v.v… Do lẽ này mà biết rằng chỗ thọ của Như Lai các ông còn chưa hiểu biết rõ ràng hà huống là chỗ vô thọ.
- Này Thiên Đế! Như Lai chẳng phải vì vọng chấp mà nhiều lời giảng nói như thế. Như Lai thích im lặng nhẹ nhàng rãnh không giải thoát đại tự tại. Như Lai là đấng Thành Tựu Viên-Tịch là đấng Siêu Thiện Huệ, không tích chứa hữu hình và vô hình, chẳng tích chứa thiện ác, sanh tử thì làm gì có thọ và không thọ!? Như Lai thị tịch gọn gàng chẳng có chỗ chướng ngại. Như Lai đã từ lâu tu tập chơn hạnh Phật đà của giáo môn Mật-Tông không hề có niệm thối chuyển, chỗ tu tập ấy chẳng phải thiệt chẳng phải giả, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải đúng chẳng phải sai, chẳng phải nhất vị, chẳng phải hai tướng, chẳng phải tam thừa, chẳng phải tứ thiền cho đến cửu thứ đại định, chẳng phải tứ diệu đế hay bát thánh đạo phần, chẳng phải lục bộ Ba La Mật, chẳng phải thập nhị nhân duyên hay tứ hoằng thệ nguyện, chẳng phải lìa ba độc bỏ sáu căn ly Tam-Giới, chẳng phài theo chánh bỏ tà, chẳng phải mười tám cộng pháp hay sáu mươi hai pháp ngoại đạo v.v… Như Lai chẳng bị các món pháp này làm chướng ngại phân tâm. Như Lai chỉ phương tiện thực hành các pháp ấy cho đến khi thành tựu  rồi xã bỏ nhẹ nhàng không luyến tiếc. Như Lai đã tu tập công hạnh Tối Chánh Giác như thế khó ai bì kịp chỗ vi mật nhiệm mầu lạ lùng như thế. Bấy giờ đức Phật muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
1. Nơi cõi Phật hằng sa
Mười phương rộng bao la
Chỗ Viễn-Tịnh bậc nhất
Chư Phật vì thương xót
Ở nơi nguyện Mật-Pháp
Trí lực vạn năng thắng
Mà thành tựu Phật quốc
Vô lượng ức Câu chi
Tán thán diệu công hạnh
Đồng tiếng niệm thần chú
Án sĩ lâm Bộ lâm
Phật đảnh đại tâm ấn
Xuyên suốt các Phật địa
Âm thanh vượt hư không
Các cõi trong Tam-Giới
Đều rúng động êm dịu
Chúng sanh cảm ứng được
Khoan thay sức nhiệm mầu
Cõi A-Tỳ, Địa Ngục
Tự nhiên được siêu thoát
Sức mạnh oai thần lực
Nhập pháp giới thanh tịnh
Ly cấu ly khổ hải
Lìa thiện ác tham sân
Thấy ly mà chẳng ly
Thấy lìa mà chẳng lìa
Vì đó là thật tướng
Các tướng pháp như thế
Chẳng ai phá hoại được
Mười phương ba đời Phật
Ở nơi Pháp tướng ấy
Như lấy mắt nhìn ngang
Mà chẳng cần nhìn lại
Tự Tại thâm Mật-Pháp
2. Ta nay lược thuật nói
Nghĩa giáo môn đệ nhất
Các Bồ-Tát thượng thủ
Giữ gìn bổn kinh này
Y theo pháp tu tập
Thuần thục đạo vô thượng
Dùng gỗ hoặc chiên đàn
Khắc tượng và trạm trỗ
Khen ngợi cúng dường Phật
Đèn, nến, hương hoa thảy
Bông Mạn cùng Chiêm Bặt
Đa La hoặc Khiết La
Các loài hoa bực nhứt
Mà cúng dường thân Phật
Chiêm ngưỡng không chán mỏi
Niệm niệm chí bền vững
Vượt qua đường sanh tử
Các ác Ma chận đánh
Bồ-Tát chẳng nao núng
Các cung tên giáo mác
Xe ngựa cùng xe pháo
Voi dữ rất hùng mạnh
Lòng ác tánh tham ác
Tâm giận lộ sân si
Ganh ghét đạo Chánh Giác
Quyết hại thân Bồ-Tát
3. Vì nghe lời Phật dạy
Ta tu tập nhẫn nhục
Mở rộng tâm từ lớn
Nhiếp độ chúng cang cường
Hàng phục đại hung dữ
Mà tụng chú Chuẩn-Đề
Thu phục tâm đại ác
Các quân Ma hoảng sợ
Tâm ác liền biến mất
Sức mạnh Đại Pháp Vương
Không lường muôn ức cõi
Ta là cha muôn loại
Biết được lòng đại chúng
Kinh sợ tâm nhút nhát
Nên diển nói kinh này
Toái trừ đại ác nhơn
Khiến đó được an ổn
Tuy độ được chúng sanh
Mà chẳng thấy thiệt độ
Nếu độ tức hữu vi
Trong cả hai điều đó
Ta siêu vượt chánh định
Mật-Tạng Đại Bí Pháp
Vào các môn tam muội
Vượt qua hàng đại thánh
Thành bực Siêu-Thánh-Vương
4. Các Bồ-Tát chẳng biết
Ta tu tập những gì?
Thành tựu chỗ không thành
Pháp không Nhất-Mật-Nghĩa
Không thể luận không pháp
Mà hiểu được chơn lý
Hoặc dùng pháp không chấp
Biểu lộ ý chơn như
Cũng chưa hiểu được Phật
5. Chỗ chư Phật an trụ
Thâm diệu và huyền bí
Không thể suy diễn được
Lúc ta làm Bồ-Tát
Sức tinh tấn siêng tu
Ngày đêm ít ngủ nghĩ
An trụ nơi rừng vắng
Tu hành pháp Mật Định
Lặng lẽ cùng hư không
Dạo chơi chỗ im lặng
Ăn uống pháp hỉ thực
Chẳng móng động theo trần
Lướt mình vào vũ trụ
Bỏ cuộc sống đáng yêu
Tiêu diêu nơi thế giới
Tự tại vào Niết Bàn
Chơn thị tịch là vui
6. Chư Thiên Đại Tự Tại
Thấy ta ngồi tu tập
Sức mòn mỏi yếu đuối
Y áo đều rách nát
Thân thể như rũ liệt
Ốm yếu xương lòi lên
Hơi thở càng yếu dần
Mà tưởng ta sẽ chết
Dù thân thể yếu đuối
Mạch máu như ngừng chảy
Nhưng chẳng thể chết được
Bởi sức mạnh Tổng-Trì
Tối-Thắng đại thần chú
Án ngữ Đà La Môn
Bế quan các huyết mạch
Dập tắt lửa địa ngục
Thu phục đại tà tâm
Dọn sạch các hình cụ
Như vào chỗ không người
Phiền nảo không chỗ trụ
Lui tán ẩn núp hết
Thân tâm vô động chuyển
Bế huyệt, huyệt trống không
Bế khí, khí chẳng tuyệt
Bế thần, thần kinh phục
Bế Quỉ, Quỉ lánh tà
Bế Ma, Ma biến mất
Các tam muội như thế
Thuận nghịch khó lường được
Trong mỗi một sát-na
Trãi qua như số kiếp
Hàng phục chư Ngoại-Đạo
Nhẹ nhàng như mãi lông
Chúng sanh quá nặng nghiệp
Cang cường chẳng chịu tu
Nên ta vào Niết Bàn
Lòng chẳng chút do dự
Bỏ lại thân củ mục
Rời xa cuộc trần thế
7. Khổng Tước đến hại ta
Mà cũng lại cầu ta
Vì chúng sanh ngủ dục
Độ tận không còn thừa
Ta nhớ thuở quá khứ
Chư Phật đại phương tiện
Ngự trên đài Phật quốc
Ẩn hiện đảnh Tỳ Lô
Phát huy ánh sáng lớn
Hiện vô số ức thân
Sanh vào các thế giới
Nhơ bẩn hoặc trang nghiêm
Tùy theo lời bổn nguyện
Hoặc già, trẻ, nam, nữ
Hoặc chủ, tớ, quân, tôi
Vua chúa cùng mỹ nữ
Hoàng Hậu trong cung cấm
Thị hiện các cõi Trời
Đế Thiên cùng Đế Thích
Đao Lợi, Tu Diệm Ma
Tứ Thiên Vương, Phạm Chúng
Phạm Phụ, Đại Phạm Phụ
Mà trì tụng kinh này
Tu tập đại Mật-Tạng
Lưu bố giữa thế gian
Tuyên thuyết nghĩa giải thoát
Như tiếng rống Sư Tử
Chúa tể của muôn loài
Tất cả đều quy phục
8. Hỡi Nam Tử! Nữ Nhơn
Như Lai Tịnh Vương Pháp
Không ai so bì kịp
Bực xuất thế Đạo sư
Diệu tịch đại pháp mầu
Chơn Tịch vô vi Pháp
Huệ Tịch đại thánh thiện
An định không nhàm mỏi
Vững chắc như Tu Di
Trong tất cả Mật-Định
Thanh Văn cùng Duyên Giác
Bồ-Tát, Đại Bồ-Tát
Ngoại Đạo Thánh Chúng Tánh
Thần Thánh chư Thiên Ma
Dạ Xoa, Quỉ Bàn Trà
Rắn độc cùng Bò Cạp
Như Lai nơi chánh định
An vui đại hỷ xã
Rõ biết việc đời trước
Như thấy cảnh hôm nay
Y-Báo và Chánh Báo
Đều ở nơi kinh này
9. Quang Minh bậc Tối-Phạm
Soi rõ chốn trần nhơ
Trí huệ đại Thiện Tịch
Phá mờ chư ám chướng
Cõi Phật tịnh vi diệu
Soi sáng suốt đêm đen
Sa số các Phật quốc
Đồng danh hiệu Chuẩn-Đề
Trong thế giới vi trần
Siễng nhập hội thượng Phật
Các tướng tốt chánh phụ
Ẩn hiện ánh hào quang
Bay thẳng vào hư không
Hóa thành ngôi thất bảo
Đài cao vững rộng lớn
Đón mừng Phật Đại Nhựt
Giáo chủ tạng Bí-mật
Chủ trì nơi pháp hội
Tuyên thuyết pháp Mật-Giáo
Chuyển mạnh bánh xe pháp
Mưa pháp vũ rộng lớn
Đánh trống pháp cổ lớn
Uy vũ rộng bốn phương
Chúng sanh nghe vui mát
Thân tâm được an ổn
Xuất gia cầu giải thoát
Bồ-Tát vâng pháp chỉ
Mà lưu bố kinh nàygiới
Khắp hằng sa thế giới
10. Bấy giờ nơi đảnh Phật
Thu nhiếp các phân thân
Rồi trở về bổn quốc
Trong đại chúng Bồ-Tát
Thanh Văn cùng Duyên Giác
Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di
Bát bộ Kim Cang Thần
Thấy việc chưa từng có
Tán thán Đại Chuẩn-Đề
Thành tựu chơn Mật Pháp
Diễn rộng nghĩa đại thừa
Lật ngược tâm nghi kỵ
Chủ động diệu pháp môn
Phá hoại những tà kiến
Kiến chấp hoặc mê chấp
Nội chấp, ngoại chấp thảy
Ngoại đạo đều kinh sợ
Khiến tất cả đại chúng
Ngưỡng mộ nơi kinh này
Oai đức vô cùng cực
Không lấy gì so sánh
Sức trang nghiêm đại độ
Duyên theo các căn tánh
Hóa độ chư chúng sanh
Thành Vô Thượng Bồ-Đề.
Nam mô Chuẩn-Đề Hội thượng Phật Bồ-Tát (3 lần)
KINH CHUẨN ĐỀ BỔN TÔN
Quyển thứ VII
Phật Chuẩn-Đề vì Bồ-Tát Kim Cang, chỉ nguồn gốc loài người ai Thủy Tổ? Nói Mật Nghĩa bày phô đường chơn lý, dạy đạo mầu phá hoại cả hai bên. Trong đại chúng nghi ngờ câu thần chú. Phật vì đó nói chỗ thọ cùng không thọ.
Nam mô Thường Trú Thập Phương Phật
Nam mô Thường Trú Thập Phương Pháp
Nam mô Thường Trú Thập Phương Tăng
Nam mô Chuẩn-Đề Vương Phật (3 lần)
(Hết phẩm thứ mười lăm)
—————————————–
(Xin xem tiếp)
KINH CHUẨN ĐỀ BỔN TÔN
QUYỂN VIII
 
PHẨM THIÊN NỮ CẬT VẤN THỨ MƯỜI SÁU
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.24/6/2014.

No comments:

Post a Comment