Thursday 26 June 2014

MỘT TRĂM CÂU HỎI ĐÁP.
1. Hỏi: Thế nào là chánh thuyết[5] về nghĩa pháp môn Tịnh Độ không rơi vào thiên lệch?
Đáp: Pháp môn này gồm thâu các hạng căn cơ, là phương tiện của môn đình, thấu trên triệt dưới, bao trùm năm giáo. Thấu trên thì giáo hóa thượng trí, triệt dưới thì cứu độ hạ phàm. Tín, hạnh, nguyện là tư lương; kinh, luật, luận là trợ hạnh. Những chỗ thiết yếu để gá nương thì không thể lìa ba bộ kinh Tịnh Độ[6]. Lập thuyết như vậy gọi là chánh thuyết.
2. Hỏi: Từ xưa đến nay có rất nhiều bậc đại thiện tri thức ở Trung Quốc xiển dương Tịnh Độ, trong đó vị nào là chánh thuyết?
Đáp: Chánh thuyết có hai: Một là chánh thuyết tổng quát, tức Toàn thể khởi đại dụng; hai là chánh thuyết hợp cơ, tức Nhất sự nhất lý. Xưa nay có rất nhiều thiện tri thức, không thể kể hết. Phần lớn các trứ tác của họ đã bị thất lạc, đến nay những bản còn lại, tôi lại kém hèn đọc được rất ít. Chỉ căn cứ theo những điều thấy nghe thì A-di-đà sớ sao của ngài Vân Thê bàn về Toàn thể đại dụng, tức là chánh thuyết tổng quát. Còn luận Thập nghi của đại sư Thiên Thai và Hoặc vấn của ngài Thiên Như nói về Nhất sự nhất lý, tức thuộc chánh thuyết hợp cơ. Các trứ tác này rất quan trọng và thiết yếu đối với người tu Tịnh nghiệp, vì thế cần phải xem đọc và thâm nhập.
3. Hỏi: Tác phẩm Diệu tông sao dùng Tam quán[7] để giải thích khiến người đọc khó thể hội, chẳng lẽ thuộc về thiên thuyết sao?
Đáp: Pháp quán tưởng vừa cao xa vừa sâu kín, nếu không dùng Tam quán của Thiên Thai, không thể hiển bày được chỗ vi diệu viên mãn. Cho nên thuộc chánh thuyết chứ không phải thiên thuyết. Nếu hàng độn căn khó thể hội, có thể luôn tụng đọc Quán kinh, không được tư duy một chữ ngoài Quán kinh, lại không được vọng luận bàn Quán kinh. Nếu chẳng nghe theo điều này, sợ rằng sẽ rơi vào tà ma.
4. Hỏi: Quán tưởng diệu viên và lý nhất tâm trong pháp trì niệm danh hiệu khác nhau chăng?
Đáp: Hai pháp là đồng nhất, không thể nghĩ bàn.
5. Hỏi: Hàng hạ phẩm nói trong Quán kinh tu pháp trì danh mà được vãng sanh. Vậy họ sẽ sanh đến cảnh giới nào?
Đáp: Sanh về cảnh giới Sự nhất tâm.
6. Hỏi: Nếu không đạt được sự nhất tâm, được vãng sanh chăng?
Đáp: Nếu không đạt được sự nhất tâm, thì khó được vãng sanh. Vì sao? Kinh A-di-đà ghi: “Người đạt được nhất tâm bất loạn, lúc lâm chung, Đức Phật A-di-đà và các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Lúc chết tâm không điên đảo, liền được vãng sanh cõi nước Cực Lạc của Phật A-di-đà”. Tâm không điên đảo, nhất tâm bất loạn, tuy chẳng chưa thể đạt đến lý nhất tâm, nhưng cũng là sự nhất tâm.
7. Hỏi: Lúc niệm Phật, thường bị tạp tưởng, làm thế nào để được nhất tâm?
Đáp: Nếu chịu xem mãi kinh Vô Lượng Thọ rồi ngồi yên lặng tư duy, nhất định dần dần được nhất tâm.
8. Hỏi: Quán kinh ghi: “Người muốn sanh về tây phương Cực Lạc, nên tu ba phước”. Lại ghi: “Ba nghiệp này là chánh nhân Tịnh nghiệp của các Đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại”. Đã là chánh nhân tịnh nghiệp, thì không cần phải tu quán. Như vậy được chăng?
Đáp: Yếu chỉ của kinh này đều qui về mười sáu quán môn. Nói chánh nhân Tịnh nghiệp là chánh trong thuần chánh, chẳng phải chánh của chánh trợ. Còn ba phước là nói nhân chân chánh trong Tịnh nghiệp, chẳng phải là nhân thiên tà vậy.
9. Hỏi: Câu: “Tâm này làm Phật, tâm này là Phật” trong Quán kinh có ý nghĩa gì?
Đáp: Làm là tu, tức tâm này tu Phật đạo, tâm này vốn là Phật.
10. Hỏi: Đã vốn là Phật, cần gì phải tu! Vì thế nói: Vô tâm hợp đạo, đạo tại nơi đây. Khởi tâm tu tập tăng thêm vọng tưởng.
Đáp: Nếu tu mà chẳng đạt đến cảnh giới hoàn toàn viên mãn, thì đâu thể vô tâm hợp đạo! Tu tăng vọng tưởng, nhưng khi tu thành vọng sẽ diệt. Còn chẳng tu mà vọng thì vọng tưởng nối tiếp vô cùng. Hãy suy nghĩ đi!
11. Hỏi: Quán kinh ghi: “Hiện tiền chứng đắc Niệm Phật tam-muội”. Thế nào là Niệm Phật tam-muội?
Đáp: Tam-muội là dịch âm từ tiếng Phạn samàdhi, Trung Quốc dịch là chánh thọ. Niệm Phật tam-muội, tức tư duy chuyên nhất, tâm tưởng vắng lặng, trí và lý thầm hợp. Nói dễ hiểu hơn thì niệm tức Phật, Phật tức niệm, niệm và Phật nhất như, cũng không có tướng niệm Phật, đó là Niệm Phật tam-muội.
12. Hỏi: Quán Kinh ghi: “Thân Phật Vô Lượng Thọ cao sáu mươi vạn ức na-do-tha”, vậy cách quán tưởng như thế nào?
Đáp: Tướng tự tha đều bặt, như kinh dạy mà khởi quán.
13. Hỏi: Từ đâu mà cho A-di-đà sớ sao thuộc về chánh thuyết tổng quát?
Đáp: Vì không cao không thấp, chẳng nghiêng chẳng lệch, mà trung chánh, bình hòa, lại chỉ luận về chỉ thú ấy, nên gọi là tổng quát.
14. Hỏi: Từ đâu mà cho luận Thập nghiTịnh Độ hoặc vấn thuộc Nhất sự nhất lý, chánh thuyết hợp cơ ?
Đáp: Vừa muốn khởi lòng tin, tâm vẫn còn các nghi. Vì thế luận Thập nghi đã phân tích rõ nguyên do, khiến người nghi rỗng rang không trệ ngại. Người tham thiền vừa thấy được bóng dáng, liền vội khinh chê Liên tông, bởi họ chẳng thấu suốt lý Phật, lầm rơi vào cuồng si. Do đó hòa thượng Thiên Như thống thiết gõ một tiếng kiền chùy xé toạt lưới mê, xoay chuyển cơ nghi, phát minh tâm địa, nên gọi đó là Nhất sự nhất lý, chánh thuyết hợp cơ. Hai loại chánh thuyết này rất khẩn yếu, nên đặt biệt nêu ra.
15. Hỏi: Người tu hành cần phải có khí chất như thế nào mới dễ nhập đạo?
Đáp: Cần phải cương, kiện, trung, chánh, thuần túy. Cương thì mới có thể gánh vác được A-nậu-đa-la tam-miệu Tam-bồ-đề. Kiện thì mới có thể vì pháp vì người. Trung thì không rơi vào chỗ thiên lệch. Chánh thì chẳng sanh tà tư duy. Ngày xưa, khi ngài Lâm Tế mới vào đạo, đến thân cận ngài Hoàng Bá. Mục Châu thấy Lâm Tế hành nghiệp thuần nhất, liền bảo đến ngài Hoàng Bá hỏi về đại ý Phật pháp. Lâm Tế ba lần đến hỏi, ba lần đều bị ăn gậy. Lại đến Đại Ngu thì ngay một lời liền triệt ngộ được Phật pháp của Hoàng Bá không nhiều. Nên biết lúc bấy giờ triệt ngộ, đều là do lúc bình thường hành nghiệp thuần nhất dẫn đến. Nếu hành nghiệp không thuần nhất, dù có trăm ngàn Hoàng Bá, Đại Ngu cũng đâu triệt ngộ được? Nhưng hành nghiệp của Lâm Tế thuần nhất, cũng do khí chất thuần túy tạo nên vậy. Sách Nho có ghi: “Nhan Hồi sâu kín mà thuần túy, cho nên trở thành cao đệ của Khổng Tử”. Nho gia đã như thế, huống gì là pháp khí của Phật môn, đâu thể trái với điều này?
Xưa nay những bậc được gọi là Đại thiện tri thức, trong Tông môn thì có Mã Tổ, Bá Trượng… trong Giáo môn thì có Thanh Lương, Thiên Thai… Tịnh Độ thì có chín tổ Liên tông. Tất cả đều là những bậc có khí chất cương, kiện, trung, chánh, thuần túy vậy. Nhưng đó là theo Thế đế, tạm nói như thế. Kỳ thật đã là những căn khí đại trí tuệ, tinh hoa phát xuất ra ngoài, há có thể luận bàn ư? Hàng hậu sanh kém nhỏ chúng ta, chí cầu đạo lớn, há không gắng sức sao?
16. Hỏi: Môn đình vòi vọi, cao vút chẳng thể vin, hàng khí chất tầm thường chỉ có ngóng nhìn rồi thoát lui. Vậy đâu thể nói là gồm nhiếp ba căn?
Đáp: Phàm người học đạo, trước phải hiểu chí lý. Giống như Nho gia tu đức học tập, trước tiên phải biết nguyên do Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn vương, Võ vương, Chu công, Khổng Tử là Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Võ, Chu, Khổng, rồi sau mới từng buớc học tập. Dẫu không thành thánh thì cũng thành hiền, dẫu không thành hiền thì cũng thành đại nho. Dù học lực có sâu cạn, nhưng đều chẳng mất danh đệ tử của đạo Thánh hiền. Ngày nay người tu niệm Phật, trước phải biết công đức bản nguyện của Phật A-di-đà, lại phải biết môn phong của nhiều đời Tổ sư. Sau đó mới từng bước tu hành. Nếu không được mười phần thành tựu thì cũng được bảy, tám phần, hoặc năm, sáu phần hay chỉ một, hai phần. Dù có sâu cạn, nhưng cũng gọi là thành tựu Tịnh nghiệp. Đã thành tựu thì đều được vãng sanh. Đã vãng sanh thì đều không lui sụt, đều được thẳng đến Vô thượng bồ-đề. Như thế, đâu từng không gồm nhiếp ba căn? Người ngóng nhìn rồi thối lui, không đáng gọi là người có lòng tin, có tin cũng chẳng chân thật. Dù Đức Phật ra đời cũng chẳng biết làm sao?
17. Hỏi: Thành tựu một, hai phần cũng được vãng sanh. Vì sao người nhận chân niệm Phật hai, ba mươi năm, lúc lâm chung chẳng thấy nghe điềm lành. Há tu lâu như thế mà còn chưa thành tựu được một, hai phần sao?
Đáp: Bởi chỉ mới nhận chân, chứ chẳng phải nhận chánh niệm Phật. Vì sao? Luận theo chánh pháp thiết thật cho ông rõ, bởi chẳng thuận tâm mình, thì chẳng nghe. Hoặc nghe những lời rỗng suông vô ích, bởi nó hợp lòng ta. Đến kỳ thì niệm mà chẳng có tâm cầu chánh pháp. Chỉ mặc cho tâm mình chạy theo duyên, đuổi theo cảnh, một đời loạn động. Đó gọi là người gánh lấy lá mà bỏ vàng, luống uổng thời gian. Nếu muốn thành tựu được một, hai phần Tịnh nghiệp thì ngay đây nên xét kỹ .
18. Hỏi: Có người nói niệm Phật chẳng ngại tham thiền, tham thiền chẳng ngại niệm Phật. Có người lại nói niệm Phật ngại tham thiền, tham thiền ngại niệm Phật, nên quyết định thế nào?
Đáp: Pháp thì có hai môn, lý thì chỉ là một. Đối với lý thì nói không ngại, nhưng với pháp thì nói ngại. Nhưng sau khi ngộ mới tỏ lý, còn pháp tức phương pháp, là chỗ áp dụng hiện tiền. Phương pháp thì đồng thời không thể hành hai loại, tâm cũng không có hai tác dụng trong một niệm, nên nói là ngại. Nhưng qui về tánh thì bất nhị, nên nói không ngại.
19. Hỏi: Phải chăng hàng lợi căn nên tham thiền, hàng độn căn nên niệm Phật?
Đáp: Tham thiền và niệm Phật đều phải từ ý chí mới được. Nếu phân định theo lợi độn, thì nói thế nào đây? Ý chí kiên định, dõng mãnh thì độn căn cũng ngộ thiền. Còn thể cứu niệm Phật, nếu chẳng phải là người lợi căn, chẳng thể thành tựu. Nếu nói Tông môn của Tổ sư chuyên tiếp hóa hàng thượng căn, còn hàng căn khí tầm thường thì nên niệm Phật. Đây là lời nói thiên lệch.
20. Hỏi: Tham thiền, sau khi ngộ thì đồng với Phật. Còn niệm Phật vãng sanh, chẳng thoát sanh tử, đúng chăng?
Đáp: Sau khi ngộ còn phải khởi tu, vì nghiệp thức lưu chuyển chưa được thanh tịnh. Hòa thượng Qui Sơn đã nói rõ điều này. Chỉ nghe nói sanh trong hoa sen ở thế giới Cựu Lạc, chứ chưa nghe nói chết trong hoa sen ở thế giới Cực Lạc. Đại sư Liên Trì đã nói tường tận điều này. Than ôi! Không có chánh tri kiến lại không hiểu kinh sách, mới lầm lẫn như thế. Nên cẩn thận! HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.27/6/2014.

No comments:

Post a Comment