BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT
Biên-Soạn:Thích-Tâm-Châu
Biên-Soạn:Thích-Tâm-Châu
“Sau khi Ta diệt-độ, phàm hết thảy pháp-tạng của Ta nói ra, các vị cần suy-nghĩ, vâng theo gìn-giữ, siêng làm tinh-tiến, không lâu tự mình sẽ được giải-thoát”.
KINH ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN
KINH ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN
VÀI LỜI…
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp?
Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ.
Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này.
Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự.
Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958)
Thích-Tâm-Châu
Thích-Tâm-Châu
PHẦN THỨ NHẤT
GIÁO-LÝ
GIÁO-LÝ
“…Khai-thị chúng-sinh ngộ-nhập Phật-tri-kiến.”
1.- MỤC-ĐÍCH PHẬT-HỌC và HỌC PHẬT
PHẬT-HỌC: thông-thường gọi là học-thuyết[1] giáo-lý[2] của Phật. Nghĩa là những lời của bậc giác-ngộ[3], kết-tinh[4] thành giáo-lý, chia thành từng môn, cho người sau tu-học, giác-ngộ.
Mục-đích[5] của Phật-học là huân-tập[6] cho con người trở thành con người có nhân-cách tương-đối, đầy-đủ ba đức tính: từ-bi, trí-tuệ, dũng-mãnh. Và, tiến lên, hướng-dẫn con người hoàn-thành nhân-cách viên-mãn; nghĩa là rèn-luyện cho con người đầy-đủ phúc-đức, trí-tuệ thành bậc giác-ngộ hoàn-toàn.
HỌC-PHẬT là nghiên-cứu, học-hỏi, tu-học Phật-pháp (giáo-pháp của Phật).
Mục-đích của sự học Phật là không cầu tư-lợi, không nghiên-cứu suông; chỉ mong phát trí hiểu biết, diệt-trừ khổ-não, đạt tới chỗ thành Phật và cứu-độ chúng-sinh.
Người Phật-tử tin-nhận học-thuyết của Phật tinh-tiến tu-học giáo-lý ấy, không nhận lẫm sự vật, tiến-triển đúng đường chân-chính, phát-sinh trí-tuệ, mở lòng rộng lớn, hiện-tại thoát khổ được vui và dần dần thành bậc Đại-giác (Phật).
2.- TAM-QUY
(Quy-y 3 ngôi báu)
(Quy-y 3 ngôi báu)
Một người được gọi là tín-đồ Phật-giáo hay được gọi là Phật-tử, phải thụ Tam-quy trước đã.
Tam-quy tức là quy-y Tam-bảo. Nghĩa là, quay về, nương-tựa và sống theo ba ngôi báu là Phật, Pháp và Tăng.
Phật (Buddha) là đấng giác-ngộ hoàn-toàn.
Pháp (Dharma) là giáo-lý, phương-pháp diệt khổ được vui.
Tăng (Samgha) là đoàn-thể hòa-hợp, cầu đạo giác-ngộ của Phật và hành-trì[7] chính-pháp của Phật.
Người Phật-tử quy-y Tam-bảo là người tránh xa sự tà-vạy, si-mê, nguyện trọn đời quay về và sống theo Tam-bảo, quyết không tin theo đạo-giáo khác.
3.- TAM-BẢO
(3 ngôi báu)
(3 ngôi báu)
Tam-bảo là ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng.
Vàng bạc, châu-báu ở đời tuy rằng quý nhưng, còn trong vòng mất, còn, thay đổi. Đối với Phật, Pháp, Tăng hàm-tàng 10 ý-nghĩa cao quý: vững bền, không nhơ, cho vui, khó gặp, phá phiền-não, uy-đức, mãn-nguyện, trang-nghiêm, rất mầu-nhiệm và không chuyển-biến…đem lại cho chúng-sinh phương-pháp thoát khổ, được vui, nên tôn xưng là “Bảo”.
Tam-bảo phân chia nhiều bậc, nhưng tóm-tắt có thể thành ba bậc như sau:
1.- Đồng-thể Tam-bảo:[8] Còn gọi là Nhất-thể Tam-bảo, Đồng-tướng Tam-bảo: a) Phật bảo: Phật và chúng-sinh đồng một lý-thể giác-chiếu (bản-thể chân-lý hiểu biết, sáng-suốt hoàn-toàn). b) Pháp-bảo: Phật và chúng-sinh đồng một pháp-tính[9] viên-mãn, thường-trụ và bình-đẳng. c) Tăng-bảo: Phật và chúng-sinh đồng một thể-tính[10] hòa-hợp thanh-tịnh.
2.- Biệt-thể Tam-bảo:[11] Còn gọi là Chân-thực Tam-bảo[12], Xuất-thế Tam-bảo:[13] a) Phật bảo: Pháp-thân, Báo-thân, Hóa-thân[14] của Phật, chỉ vào các đấng đã giác-ngộ hoàn-toàn như đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni. b) Pháp-bảo: Chính-Pháp của Phật như Tam-học, Tứ-đế, Lục-độ v.v…[15] c) Tăng-bảo: Các vị Thánh-tăng, Bồ-tát tăng…
3.- Trụ-trì Tam-bảo:[16] a) Phật-bảo: Tranh, tượng Phật. b) Pháp-bảo: Kinh, Luật, Luận: Tam-tạng thánh-giáo của Phật. c) Tăng-bảo: Các vị Tăng-sĩ.
Nếu ai quy-y Tam-bảo, nhận rõ ý-nghĩa Tam-bảo, như-thực tu-hành, thoát-ly khỏi các nơi khổ-não, được đạt tới cảnh-giới giải-thoát Niết-bàn.[17]
4.- TAM-TẠNG
(3 kho giáo-lý)
(3 kho giáo-lý)
Tam-tạng: Ba kho-tàng chứa đựng giáo-lý của Phật là: Kinh, Luật và Luận:
1.- Kinh: Tiếng Phạm (Ấn-độ) gọi là Tu-đa-la (Sutra). Tàu dịch là Kinh. Kinh gọi đủ là Khế-kinh, có nghĩa là thâu-tóm những giáo-pháp hợp-lý, hợp-cơ của Phật thành một loại, hầu hướng dẫn cho sự tu-học và đem lại lợi-ích chân-thực cho chúng-sinh. Kinh có kinh Đại-thừa và kinh Tiểu-thừa.
2.- Luật: Tiếng Phạm gọi là Tỳ ni (Vinaya). Tàu dịch là Luật. Là giới-luật của đức Phật chế cấm để dạy cho chúng đệ-tử ngăn-ngừa và diệt-trừ nghiệp ác, hầu tiến trên đường thiện-chính, làm cửa ngõ vào cảnh-giới Niết-bàn.
3.- Luận: Tiếng Phạm gọi là A-tỳ-đạt-ma (Abhidharma). Tàu dịch là “đối-pháp, vô-tỷ-pháp…” Đối-quán[18] trí-tuệ thù-thắng[19] của chân-lý là “đối-pháp”. Và, trí-tuệ thù-thắng ấy không có gì sánh kịp nên gọi là “vô-tỷ-pháp”. Theo tiếng Phạm, Luận còn có một tên riêng nữa là “Ưu-bà-đề-xá” (Upadesa), Tàu dịch là ‘Luận” và có nghĩa là hỏi, đáp, bàn-bạc về tính-tướng[20] của mọi pháp, phát-sinh trí-tuệ thù-thắng.
Tam-tạng có chỗ thêm Bát-nhã-tạng và Đà-la-ni-tạng thành Ngũ-tạng.
Người Phật-tử nhất tâm duy-trì[21] Tam-tạng làm cơ-sở tu-học: Giới, Định, Tuệ, sẽ đạt tới giác-ngộ và giải-thoát.
5.- NGŨ-GIỚI
(5 điều răn)
(5 điều răn)
Muốn con người được xứng-đáng với ý-nghĩa con người; muốn xã-hội trở thành một xã-hội an-vui, cần thực-hành năm điều răn:
1.- Không được sát-sinh: Không được giết-hại các sinh-mệnh khác mà nó cùng có sự ham sống sợ chết như mình.
2.- Không được trộm cắp: Tôn-trọng của người; vật gì không phải của mình không được lấy.
3.- Không được tà-dâm: Không được ngoại-tình.
4.- Không được nói dối: Không nói những lời sai sự thực, có hại.
5.- Không được uống rượu: Không được say-sưa rượu-chè, có hại cho tư-cách, trí-tuệ và gia-nghiệp.
Ngoài việc đối với tự-thân, xã-hội hiện-tại, năm điều răn còn là cửa ngõ sinh lên Nhân, Thiên và Niết-bàn.
6.- BÁT QUAN-TRAI
(8 pháp quan-trai)
(8 pháp quan-trai)
Nghiêm-trì giới-luật và tịnh-tâm tu-niệm là hai món tư-lương tối-yếu trên con đường giải-thoát của người Phật-tử.
Với lòng từ-bi của Phật, người Phật-tử tại-gia vì bận việc gia-đình, xã-hội, không thể thoát-ly trọn đời để tu niệm được, Ngài chế ra tám pháp quan-trai[22], thực-hành một ngày một đêm cũng được công-đức vô-lượng. Tám pháp ấy là:
1.- Không sát-sinh.
2.- Không trộm-cắp.
3.- Không dâm-dục.
4.- Không nói dối.
5.- Không uống rượu.
6.- Không trang-sức các vật quí-báu và không xoa-bôi đồ thơm vào mình.
7.- Không ca múa hát xướng, không đi xem, nghe.
8.- Không nằm giường cao, rộng.
Và một trai-pháp là không ăn phi-thì, nghĩa là không ăn quá giờ ngọ.
Việc thụ-trì 8 pháp quan-trai này hoặc phải có giới-sư truyền-thụ hay là tự mình phát-nguyện thụ-trì[23] ngay ở nhà cũng được, nhưng phải làm đúng. Làm đúng, ba nghiệp[24] được thanh-tịnh, do đó thiện-nghiệp phát-triển, gieo sâu hạt-giống vô-lậu[25] giải-thoát trong tâm-điền[26], khỏi sa đường ác và sẽ sinh về nơi An-lạc.[27]
7.- THẬP-THIỆN
(10 nghiệp lành)
(10 nghiệp lành)
Tiến xa, rộng hơn, người Phật-tử nên thụ-trì thập-thiện.
Thập-thiện là mười nghiệp lành do nơi thân, miệng, ý tạo ra:
A.- Ba nghiệp nơi thân:
1.- Không sát-sinh, hay làm việc hộ-sinh.
2.- Không trộm cắp, hay làm hạnh bố-thí.
3.- Không dâm-dục, thường giữ hạnh thanh-tịnh.
B.- Bốn nghiệp nơi miệng:
4.- Không nói dối, nói chân-thực.
5.- Không nói thêu-dệt, nói đúng nghĩa.
6.- Không nói lưỡi đôi chiều, nói hòa-hợp.
7.- Không nói thô-ác, nói dịu-dàng.
C.- Ba nghiệp về ý:
Mười nghiệp lành trên đây là cả một chương-trình vĩ-đại đối với mình và người. Nếu thực-hành đúng, kết-quả cũng vĩ-đại.
8.- TỤNG KINH
Tụng kinh là đọc lên những lời Phật dạy ghi chép trong kinh-sách bằng cách chí-thành, suy-ngẫm, và tin-tưởng.
Tụng kinh làm cho thân, miệng trong sạch, tâm-ý bình-tĩnh, phát-sinh trí-tuệ và gây nhân-quả tốt. Tụng kinh tập-trung được tư-tưởng, tạo thành một năng-lực mạnh-mẽ, diệt-trừ tội lỗi nơi mình, đem lại sự trong sạch, an-vui cho người trong tinh-thần giao-cảm.[31]
Tụng kinh là một phương-pháp hay nhất của người Phật-tử muốn tu và muốn tiến. Người Phật-tử tự coi mình có bổn-phận tụng kinh hai thời: sớm, tối trong ngày hay ít ra cũng một tháng hai kỳ.
9.- NIỆM PHẬT
Niệm Phật là nhớ-nghĩ đến Phật; nhớ-nghĩ đến đức-tính: từ-bi, tinh-tiến của Phật, tức là gợi lại cái tính Phật sẵn có tại nơi mình, hầu đem áp-dụng vào cuộc sống lợi-ích cho mình và cho người.
Niệm Phật có ba phương-pháp:
1/ Xưng-danh niệm Phật: Miệng niệm danh hiệu Phật.
2/ Quán-tưởng niệm Phật: Ngồi yên quán-sát, tưởng-niệm công-đức tướng-hảo của Phật.
3/ Thực-tướng niệm Phật: Quán-tưởng pháp-thân của Phật là lý thực-tướng trung đạo chẳng phải có, chẳng phải không.
Nhưng, phương-pháp niệm danh-hiệu Phật là dễ-dàng và thông-dụng nhất. Niệm Phật, dù niệm danh-hiệu đức Phật nào theo bản-nguyện của mình đều được, nhưng điều quan-trọng hơn hết là phải nhất-niệm. Nghĩa là chỉ nhớ-nghĩ tới Phật, đức-tính Phật, không một vọng-niệm (nhớ-nghĩ xằng) nào xen vào.
Người nhất-tâm niệm Phật, huân-tập đức-tính Phật, không tưởng-niệm mông-lung, sẽ tạo cho mình có đức-tính như Phật, cải-tạo thế-giới vẩn-đục, độc-ác, thành thế-giới trong sạch, yên-vui.
Người Phật-tử cần tinh-tiến niệm Phật.
10.- LẦN TRÀNG (chuỗi)
Lần tràng (chuỗi) là một hình-thức trợ-duyên cho chính-niệm (nhớ-nghĩ chân-chính) khỏi bị tạp-niệm (nhớ-nghĩ phức-tạp) xen vào; là tiêu-chuẩn[33] cho ý-định niệm Phật của người niệm và là biểu-tượng[34] đối-trị[35] của chính niệm diệt-trừ phiền-não.
Lần tràng gắn liền với niệm Phật. Khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, tràng mang theo mình và chí-tâm niệm Phật, không phân-tán ý-niệm, được công-đức vô-lượng.
Tràng có nhiều thứ: 1.080 hạt, 108 hạt, 54 hạt, 42 hạt, 27 hạt, 21 hạt và 14 hạt. Số mục của tràng hoặc lớn hoặc nhỏ đều có biểu-thị[36] cho các tôn-vị,[37] các quả-vị[38] để đối-trị phiền-não.
Vật-liệu làm tràng hoặc bằng vàng, bạc, châu-báu hay các thứ hạt, các thứ gỗ nhưng, nhiều phúc-báo hơn phải kể là tràng bằng hạt bồ-đề[39], hạt sen, kim cương.
Phép lần tràng tay phải sạch-sẽ, tay hữu cầm tràng để vừa trước ngực ngang trái tim; chuỗi tràng để trên ngón tay giữa, đầu ngón tay cái và đầu ngón tay chỏ cầm vào hạt tràng, mỗi niệm lần một hạt. Lần từ hạt giáp hạt giữa, lần vòng đến khi lại giáp hạt giữa, lần quay trở lại không được lần qua hạt giữa.
Lần tràng có nhiều ý-nghĩa như trên, người Phật-tử nên cố-gắng thực-hành.
11.- ĂN CHAY
Ăn chay là ăn các thức rau, trái.
Loài vật cũng là một động-vật như người, cũng biết ham sống, sợ chết, cũng biết thương-xót trước cảnh biệt-ly và đau-đớn trong khi xúc-phạm tới thân-thể, vì thế người có lòng từ-bi không nỡ giết và ăn thịt nó.
Thịt sinh-vật có nhiều chất kích-thích, làm cho người ăn nó sinh ra tính-tình hung-bạo, nhiều dục-vọng, nhiều bệnh-tật và kém phần trí-tuệ, nên nhiều nhà y-học khuyên ta không nên ăn thịt hay là nên ăn ít.
Vì hai lẽ trên, người Phật-tử giữ giới, ăn chay trường được càng quý hoặc ăn chay từng kỳ như sau:
- Mỗi năm ăn chay 3 tháng: tháng giêng, tháng năm và tháng chín.
-Mỗi tháng ăn chay 10 ngày: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu tính từ ngày 27)
- Mỗi tháng ăn chay 6 ngày: mồng 8, 14, 15, 23, 29 30.
- Mỗi tháng ăn chay 4 ngày: mồng 1, 14, 15, 30.
- Mỗi tháng ăn chay 2 ngày: mồng 1 và 15.
12.- SÁM-HỐI
Là con người, trong sự hoạt-động thường ngày chưa chắc đã tránh khỏi lỗi-lầm. Có lỗi-lầm, biết ăn-năn sửa-đổi, tu-tiến là một cử-chỉ đáng khen và nên theo. Đó là sám-hối, theo danh-từ Phật-học.
“Sám-hối” là hai chữ ghép chung tiếng Phạm (Ấn-độ) và tiếng Hán mà thành. Tiếng Phạm gọi là Sám-ma (Ksamayati) Tàu dịch là “hối-quá”, gọi chập lại là “Sám-hối” và có nghĩa là tự mình bày tỏ những lỗi mình làm trước, ăn-năn từ nay xin sửa đổi, không dám phạm nữa.
Sám-hối có ba pháp:
1/ Tác-pháp-sám: Y-pháp, hướng Phật-tiền sám-hối (hoặc lễ danh-hiệu Phật).
2/ Thủ-tướng-sám: Định-tâm vận-tưởng sám-hối, thấy Phật xoa đầu hoặc thấy hào-quang.
3/ Vô-sinh-sám: Chính-tâm, quán-lý vô-sinh (không sinh diệt).
Nơi con người từ vô-thỉ tới nay do thân, miệng, ý tạo ra biết bao nhiêu tội-lỗi. Lỗi-lầm càng che-dấu, tội báo càng tăng thêm, càng vòng quanh trong sinh-tử mãi mãi, thế nên cần phải sám-hối. Ngay như trong phẩm Phổ-Hiền kinh Hoa-Nghiêm cũng nói lên rằng: “Ngã tích sở tạo chư ác-nghiệp, giai do vô-thỉ tham, sân, si. Tòng thân, ngữ, ý chi sở sinh, nhất-thiết ngã kim giai sám-hối ”. (Xưa tôi tạo nên các nghiệp ác, đều do tâm tham, sân, si của tôi từ đời vô-thỉ và, từ nơi thân, miệng (lời nói) ý của tôi mà sinh ra. Vậy, hết thảy tội-lỗi ấy, nay tôi đều sám-hối).
Người Phật-tử cho sám-hối là phương-thức tốt-đẹp nhất trong đường tu-hành của mình. Sám-hối viên-dung (dung-hợp đầy-đủ) cả sự, lý sẽ được như kinh Nghiệp-báo sai-biệt nói: “Người gây tội nặng, thâm-tâm tự-trách, sám-hối không làm nữa sẽ nhổ hết được những tội căn-bản ”.
13.- PHÁT-NGHYỆN
Việc làm của con người muốn đạt tới mục-đích không thể không có một đề-án, một chương-trình, một sư cam-kết hay một sự hứa-hẹn. Người Phật-tử bước chân vào đạo cũng phải có sự hứa hẹn ấy, nhưng theo danh-từ Phật-học gọi là “Phát-nguyện.”
Phát nguyện có nghĩa là tự đáy lòng chân thành của mình phát-khởi ra lời thề-nguyện (lời hứa-hẹn) tự-lợi, lợi-tha rộng lớn, làm tiêu-chuẩn cho mình tu-tiến, khả-dĩ xứng đáng là Phật-tử, là vị Phật tương lai.
Lời phát-nguyện tùy theo tâm-niệm, hoàn-cảnh có nhiều, nhưng đại-để chư Phật, Bồ-tát, Thánh-tăng hay chúng ta noi theo, có thể tóm-tắt trong bốn điều chính-yếu này: “Chúng-sinh vô-biên thệ-nguyện độ. Phiền-não vô tận thệ-nguyện đoạn. Pháp-môn[40] vô-lượng thệ-nguyện học. Phật-đạo vô-thượng thệ-nguyện thành ”. (Chúng-sinh rất nhiều, thề-nguyền xin độ hết. Phiền-não rất nhiều, thề-nguyền xin bỏ hẳn. Pháp-môn rất nhiều, thề-nguyền xin học hết. Đạo Phật cao siêu, thề-nguyền quyết đạt thành).
Phát-nguyện là một việc làm quan-trọng. Nó ghi sẵn bước đường c�.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.3/6/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment