Chuỗi hạt, nguồn gốc và biến tấu trong đời sống hiện đại.
Là một pháp khí, phương tiện hết sức quen thuộc với người tu pháp môn Tịnh độ, ngày nay chuỗi hạt đã trở nên phổ biến đối với tất cả mọi người không chỉ riêng Phật tử. Tuy vậy, dù với dụng ý nào, chuỗi hạt mỗi khi hiện diện đều chất chứa giá trị tâm linh sâu sắc, có giá trị nhắc nhở người sử dụng về biểu tượng cho tinh thần thiện lành...
Khởi nguyên của chuỗi hạt
Không có mốc thời gian cụ thể, có tài liệu cho rằng chuỗi hạt trong Phật giáo xuất hiện từ thời Đức Phật còn tại thế, thể hiện qua hai sự kiện. Sự kiện thứ nhất chính là việc Ngài Vô Tận Ý dùng chuỗi Anh lạc dâng lên cúng dường Đức Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo trong bảo tháp sau khi hoan hỷ tiếp nhận lời dạy về công hạnh của Ngài Quan Thế Âm Bồ tát. Sự kiện này được ghi chép khá tỉ mỉ trong kinh Pháp Hoa, ở phẩm Phổ môn.
Sự kiện thứ hai nhắc đến chuỗi hạt khi vua Ấn Độ Tỳ Lưu Ly thỉnh Đức Phật Thích Ca dạy cho pháp môn diệt trừ phiền não, Phật dạy nhà vua dùng hạt một loại cây gọi là “Vô Hoạn tử” hay còn gọi là “Bồ Đề tử” xâu thành chuỗi để niệm danh hiệu Phật thì sẽ tiêu trừ mọi phiền não. Nguyên văn lời dạy của Đức Phật được chép trong kinh như sau: “Nếu nhà vua muốn diệt phiền não chướng, thì phải xâu 108 ¬¬¬hột Mộc Hoạn tử, thường mang theo mình, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, luôn luôn phải hết lòng xưng niệm danh hiệu Phật đạo (Phật) Đạt ma (Pháp), Tăng già (Tăng) không để cho tâm ý phân tán” (Đại Chính Tân Tu Đại Tạng kinh, tập 17, trang 726).
Ngoài ra, theo Tục Cao tăng truyện (Đại Tạng Kinh, tập 50, quyển thứ 20, truyện Đạo Xước), sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng 800 năm, ở Trung Hoa chuỗi hạt trở nên khá phổ biến và được sử dụng chủ yếu như một pháp khí trong pháp môn niệm Phật. Điều đó thể hiện qua chi tiết được ghi lại: “nhiều người lần chuỗi, miệng đồng niệm danh hiệu Phật” (Tục Cao tăng truyện).
Qua những chi tiết như vừa nêu, rõ ràng chuỗi hạt có mặt trong đời sống tu tập của hàng đệ tử xuất gia cũng như cư sĩ tại gia từ thời Đức Phật tại thế. Chưa giải thích nhiều về chủng loại, số lượng cũng như cách thức hành trì, ngược lại Đức Thế Tôn đã phần nào chỉ ra mục đích sử dụng và công năng hữu ích của của chuỗi hạt trong chế ngự sự loạn tâm và trong việc tăng trưởng niềm tin, tác tạo phước đức. Đây chính là những tiền đề cơ bản để ngày nay chuỗi hạt trở nên phổ biến không chỉ trong đời sống tâm linh mà cả trong sinh hoạt hàng ngày của nhiều người dù không hẳn là Phật tử hay có cảm tình với Phật giáo.
Chung một ước vọng tâm linh
Ngày nay, cùng với các loại pháp khí khác của Phật giáo, chuỗi hạt được biết đến như một phương tiện để đáp ứng nhu cầu tâm linh, giao tiếp và cả trang sức làm đẹp.
Dạo một vòng các cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo trên địa bàn TP.HCM hay những cửa hàng lưu niệm, trang sức, người có nhu cầu dễ dàng nhận ra các loại chuỗi hạt được chế tác từ nhiều nguồn vật liệu như vàng, bạc, đồng, mã não, nhựa cứng, hạt Bồ đề, hạt Kim cang và cả vật liệu mới. Hơn thế nữa, nhờ kỹ thuật và công nghệ ngày càng tiến bộ nên chuỗi hạt cũng được thực hiện tinh vi, hoàn hảo và bắt mắt với nhiều mẫu mã phong phú, đa dạng. Phần lớn các các Phật tử lớn tuổi thường sử dụng các loại chuỗi hạt truyền thống được làm từ hạt bồ đề hoặc gỗ sơn nâu. Trong khi đó các bạn trẻ thì thể hiện sự sành điệu và biến tấu hơn khi sử dụng các loại chuỗi hạt nhiều màu sắc, nhiều kích cỡ và một phần nào đó có sự biến tấu nhất định.
Mục đích sử dụng chuỗi hạt ngày nay cũng rất vô chừng. Phần lớn những người mới bước chân vào đạo hoặc thâm tín Phật giáo đều xem chuỗi hạt như pháp khí của đạo Phật, là một phương tiện để kiểm soát tâm ý. Nói dễ hiểu thì chuỗi hạt dùng để niệm danh hiệu Phật. Với vai trò đó, chuỗi hạt Phật giáo mang ý nghĩa thể hiện thông qua hình thức như số hạt, màu sắc, chất liệu. Có nhiều loại chuỗi hạt khác nhau: loại 14 hạt, 21 hạt, 42 hạt, 54 hạt, 108 hạt,… Mỗi số hạt đều biểu thị một ý nghĩa nhất định. Trong mỗi chuỗi có một hạt “mẫu châu” để làm mốc trong khi lần hạt.
Và để tăng thêm hiệu nghiệm, nhiều người sau khi đã chọn được loại chuỗi hạt vừa ý thường mang vào chùa nhờ chư Tăng làm lễ chú nguyện. Giải thích về ý hướng này, Trang - Phật tử thuần thành của một ngôi chùa ở quận 5 cho chúng tôi biết: “Mình xem đây như bùa hộ mệnh nhắc nhở mình hoàn thiện và biết quy hướng chư Phật mỗi khi tâm ý không được thuần thục. Có sự chú nguyện của chư Tăng làm mình yên tâm hơn mỗi khi cảm thấy yếu lòng trước bon chen cuộc đời muốn cầu sự bình an”.
Song cũng có nhiều người xem chuỗi hạt như là món quà nhỏ để tặng người thân mỗi khi đi xa hoặc là vật trang sức dung dị nhưng chất chứa nhiều phong cách mới lạ, hay hay. Trong một lần đến Ngũ Hành Sơn viết bài, chúng tôi thật sự bị cuốn hút bởi một nhóm bạn trẻ thể hiện sự trầm trồ trước những vòng chuỗi hạt bằng đá hoặc bằng nhựa tổng hợp có khắc hình chữ Vạn và đã tranh nhau mua rất nhiều về tặng bạn bè. Giải thích về việc chọn món hàng “độc” này, Duy Nhiên - một thành viên trẻ tuổi trong nhóm cho biết: “Các chuỗi hạt có giá không quá cao và khi đeo vào trông rất phá cách và lạ lạ sao ấy, mà tuổi trẻ chúng em luôn thích cái mới lạ”.
Xuất phát từ nhu cầu này, cửa hàng lưu niệm quanh các khu du lịch hoặc ở những cửa hàng trang sức bên ngoài cửa chùa luôn có gian hàng bày bán chuỗi hạt để đáp ứng thị hiếu trang sức của nhiều người chứ không hẳn mang ý nghĩa tôn giáo. Nhờ thế mà chuỗi hạt đã vươn ra khỏi không gian nhà chùa, hòa nhập vào sinh hoạt, giao tiếp đời thường một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Dù vậy, khi mang vào mình, chắc hẳn bất cứ người sử dụng nào cũng đều chung tâm niệm hướng thiện và mong cầu bình an bên cạnh nhu cầu làm đẹp.
Không có mốc thời gian cụ thể, có tài liệu cho rằng chuỗi hạt trong Phật giáo xuất hiện từ thời Đức Phật còn tại thế, thể hiện qua hai sự kiện. Sự kiện thứ nhất chính là việc Ngài Vô Tận Ý dùng chuỗi Anh lạc dâng lên cúng dường Đức Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo trong bảo tháp sau khi hoan hỷ tiếp nhận lời dạy về công hạnh của Ngài Quan Thế Âm Bồ tát. Sự kiện này được ghi chép khá tỉ mỉ trong kinh Pháp Hoa, ở phẩm Phổ môn.
Sự kiện thứ hai nhắc đến chuỗi hạt khi vua Ấn Độ Tỳ Lưu Ly thỉnh Đức Phật Thích Ca dạy cho pháp môn diệt trừ phiền não, Phật dạy nhà vua dùng hạt một loại cây gọi là “Vô Hoạn tử” hay còn gọi là “Bồ Đề tử” xâu thành chuỗi để niệm danh hiệu Phật thì sẽ tiêu trừ mọi phiền não. Nguyên văn lời dạy của Đức Phật được chép trong kinh như sau: “Nếu nhà vua muốn diệt phiền não chướng, thì phải xâu 108 ¬¬¬hột Mộc Hoạn tử, thường mang theo mình, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, luôn luôn phải hết lòng xưng niệm danh hiệu Phật đạo (Phật) Đạt ma (Pháp), Tăng già (Tăng) không để cho tâm ý phân tán” (Đại Chính Tân Tu Đại Tạng kinh, tập 17, trang 726).
Ngoài ra, theo Tục Cao tăng truyện (Đại Tạng Kinh, tập 50, quyển thứ 20, truyện Đạo Xước), sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng 800 năm, ở Trung Hoa chuỗi hạt trở nên khá phổ biến và được sử dụng chủ yếu như một pháp khí trong pháp môn niệm Phật. Điều đó thể hiện qua chi tiết được ghi lại: “nhiều người lần chuỗi, miệng đồng niệm danh hiệu Phật” (Tục Cao tăng truyện).
Qua những chi tiết như vừa nêu, rõ ràng chuỗi hạt có mặt trong đời sống tu tập của hàng đệ tử xuất gia cũng như cư sĩ tại gia từ thời Đức Phật tại thế. Chưa giải thích nhiều về chủng loại, số lượng cũng như cách thức hành trì, ngược lại Đức Thế Tôn đã phần nào chỉ ra mục đích sử dụng và công năng hữu ích của của chuỗi hạt trong chế ngự sự loạn tâm và trong việc tăng trưởng niềm tin, tác tạo phước đức. Đây chính là những tiền đề cơ bản để ngày nay chuỗi hạt trở nên phổ biến không chỉ trong đời sống tâm linh mà cả trong sinh hoạt hàng ngày của nhiều người dù không hẳn là Phật tử hay có cảm tình với Phật giáo.
Chung một ước vọng tâm linh
Ngày nay, cùng với các loại pháp khí khác của Phật giáo, chuỗi hạt được biết đến như một phương tiện để đáp ứng nhu cầu tâm linh, giao tiếp và cả trang sức làm đẹp.
Dạo một vòng các cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo trên địa bàn TP.HCM hay những cửa hàng lưu niệm, trang sức, người có nhu cầu dễ dàng nhận ra các loại chuỗi hạt được chế tác từ nhiều nguồn vật liệu như vàng, bạc, đồng, mã não, nhựa cứng, hạt Bồ đề, hạt Kim cang và cả vật liệu mới. Hơn thế nữa, nhờ kỹ thuật và công nghệ ngày càng tiến bộ nên chuỗi hạt cũng được thực hiện tinh vi, hoàn hảo và bắt mắt với nhiều mẫu mã phong phú, đa dạng. Phần lớn các các Phật tử lớn tuổi thường sử dụng các loại chuỗi hạt truyền thống được làm từ hạt bồ đề hoặc gỗ sơn nâu. Trong khi đó các bạn trẻ thì thể hiện sự sành điệu và biến tấu hơn khi sử dụng các loại chuỗi hạt nhiều màu sắc, nhiều kích cỡ và một phần nào đó có sự biến tấu nhất định.
Mục đích sử dụng chuỗi hạt ngày nay cũng rất vô chừng. Phần lớn những người mới bước chân vào đạo hoặc thâm tín Phật giáo đều xem chuỗi hạt như pháp khí của đạo Phật, là một phương tiện để kiểm soát tâm ý. Nói dễ hiểu thì chuỗi hạt dùng để niệm danh hiệu Phật. Với vai trò đó, chuỗi hạt Phật giáo mang ý nghĩa thể hiện thông qua hình thức như số hạt, màu sắc, chất liệu. Có nhiều loại chuỗi hạt khác nhau: loại 14 hạt, 21 hạt, 42 hạt, 54 hạt, 108 hạt,… Mỗi số hạt đều biểu thị một ý nghĩa nhất định. Trong mỗi chuỗi có một hạt “mẫu châu” để làm mốc trong khi lần hạt.
Và để tăng thêm hiệu nghiệm, nhiều người sau khi đã chọn được loại chuỗi hạt vừa ý thường mang vào chùa nhờ chư Tăng làm lễ chú nguyện. Giải thích về ý hướng này, Trang - Phật tử thuần thành của một ngôi chùa ở quận 5 cho chúng tôi biết: “Mình xem đây như bùa hộ mệnh nhắc nhở mình hoàn thiện và biết quy hướng chư Phật mỗi khi tâm ý không được thuần thục. Có sự chú nguyện của chư Tăng làm mình yên tâm hơn mỗi khi cảm thấy yếu lòng trước bon chen cuộc đời muốn cầu sự bình an”.
Song cũng có nhiều người xem chuỗi hạt như là món quà nhỏ để tặng người thân mỗi khi đi xa hoặc là vật trang sức dung dị nhưng chất chứa nhiều phong cách mới lạ, hay hay. Trong một lần đến Ngũ Hành Sơn viết bài, chúng tôi thật sự bị cuốn hút bởi một nhóm bạn trẻ thể hiện sự trầm trồ trước những vòng chuỗi hạt bằng đá hoặc bằng nhựa tổng hợp có khắc hình chữ Vạn và đã tranh nhau mua rất nhiều về tặng bạn bè. Giải thích về việc chọn món hàng “độc” này, Duy Nhiên - một thành viên trẻ tuổi trong nhóm cho biết: “Các chuỗi hạt có giá không quá cao và khi đeo vào trông rất phá cách và lạ lạ sao ấy, mà tuổi trẻ chúng em luôn thích cái mới lạ”.
Xuất phát từ nhu cầu này, cửa hàng lưu niệm quanh các khu du lịch hoặc ở những cửa hàng trang sức bên ngoài cửa chùa luôn có gian hàng bày bán chuỗi hạt để đáp ứng thị hiếu trang sức của nhiều người chứ không hẳn mang ý nghĩa tôn giáo. Nhờ thế mà chuỗi hạt đã vươn ra khỏi không gian nhà chùa, hòa nhập vào sinh hoạt, giao tiếp đời thường một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Dù vậy, khi mang vào mình, chắc hẳn bất cứ người sử dụng nào cũng đều chung tâm niệm hướng thiện và mong cầu bình an bên cạnh nhu cầu làm đẹp.
Theo các Mộc Hoạn Tử, Đại Tạng Kinh, Văn Thù Nghi Quỹ thì ý nghĩa số hạt trong xâu chuỗi Phật giáo được biểu thị như sau: - 108 hạt: Tượng trưng cầu chứng 108 tam muội, dứt trừ 108 phiền não. - 54 hạt: Biểu thị 54 giai vị trong quá trình tu hành của Bồ tát là: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Tứ thiện căn nhân địa. - 42 hạt: Tượng trưng 42 giai vị tu hành của Bồ tát là: Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác và Diệu giác. - 27 hạt: Tượng trưng 27 hiền vị thuộc 4 hướng, 4 quả của Tiểu thừa, tức 18 vị Hữu học của 4 hướng 3 quả trước và 9 vị Vô học của quả A la hán. - 21 hạt: Biểu thị 21 vị: Thập địa, Thập Ba la mật và quả vị Phật. - 14 hạt: Biểu thị 14 thứ Vô úy của Quán Âm. - 1.080 hạt: Biểu thị 10 cõi, mỗi cõi có đủ 108 hạt nên cộng lại là 1.080 hạt.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.11/6/2014. |
No comments:
Post a Comment