GIỚI THIỆU VỀ MẬT TÔNG.
Tông Phái Phật Giáo - Mật Tông
… Do thực hành Kim cương thừa, hành giả lợi căn có thể chứng ngộ trong hiện kiếp ngay cả ở thời mạt pháp này, mà không cần phải tu tập trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp. Hành giả thuộc loại bậc trung có thể chứng ngộ trong cõi trung giới sau khi sống hết kiếp này. Còn hành giả căn cơ thấp có thể chứng ngộ sau mười sáu kiếp. Vì những lý do đó, mà Kim cương thừa được coi là siêu diệu.
Ðể đạt giác ngộ chỉ bằng Ba La Mật thừa, hành giả phải tích lũy công đức và trí huệ trong ba đại a tăng kỳ kiếp. Nhưng cho dù tích lũy lâu dài đến như thế cũng không đủ để chứng ngộ. Hành giả có thể đạt tới hàng thập địa Bồ tát bằng Ba La Mật thừa, nhưng phải tu tập thêm Nghi quỹ Du già tối thượng để vượt qua những giai đoạn cuối cùng đi tới giác ngộ viên mãn.
…Tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều là những Nghi quỹ bất nhị, là đề tài chính của chúng là sự hợp nhất phương tiện và trí huệ, tức đại lạc xuất hiện đồng thời với trí huệ chứng ngộ tánh không. Nhưng “phương tiện” của Nghi quỹ bất nhị khác với “phương tiện” của Nghi quỹ phương tiện, là thân giả ảo hay ảo thân. Tương tự như vậy, “trí huệ” của Nghi quỹ bất nhị khác với “trí huệ” của Nghi quỹ trí huệ. “Trí huệ” của Nghi quỹ bất nhị là trí huệ chứng ngộ tánh không, còn trí huệ của Nghi quỹ trí huệ là trí huệ về Tịnh quang.
Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ Pháp Môn là một trong những pháp thượng thừa của Mật giáo. Mật tông hay Kim cương thừa được coi là phương tiện thù thắng có thể đốn ngộ ngay trong hiện kiếp để làm lợi lạc quần sinh. Tuy nhiên, ngày nay việc thực hành Mật giáo thường bị hiểu lầm. Vì vậy, trước khi đi vào pháp Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ, chúng ta nên lượt qua sáu phần sau đây của Mật giáo:
1. Giải thích tổng quát về Mật giáo và các pháp số đồng nghĩa
2. Ðịnh nghĩa và bốn loại Nghi quỹ
3. Các loại Nghi quỹ Du già tối thượng
4. Các Nghi quỹ được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập như thế nào?
5. Năm đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng
6. Các đặc điểm của pháp Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ.
* Giải Thích Tổng Quát Về Mật giáo Và Các Pháp Số Ðồng Nghĩa
Hai dòng tu tập để đạt tới giác ngộ là Ba La Mật thừa và Kim cương thừa. So với thừa trước thì thừa sau là thù thắng hơn cả. Sơ tổ Mật giáo Tây Tạng là Tông Khách Ba (Tsong Khapa) nói rằng:”
Ðể đạt giác ngộ chỉ bằng Ba La Mật thừa, hành giả phải tích lũy công đức và trí huệ trong ba đại a tăng kỳ kiếp. Nhưng cho dù tích lũy lâu dài đến như thế cũng không đủ để chứng ngộ. Hành giả có thể đạt tới hàng thập địa Bồ tát bằng Ba La Mật thừa, nhưng phải tu tập thêm Nghi quỹ Du già tối thượng để vượt qua những giai đoạn cuối cùng đi tới giác ngộ viên mãn.
Tới điểm nào thì các Bồ tát Ba La Mật thừa, hay các Bồ tát thực hành các Nghi quỹ thấp bước vào giai đoạn thực hành Nghi quỹ Du già tối thượng? Phải chăng họ không cần phải bước vào giai đoạn phát sinh, cũng không ở giai đoạn thành tựu pháp cô lập ba nghiệp (thân, khẩu, ý), mà cũng không ở mức ảo thân bất tịnh? Vô số công đức mà họ tích lũy trong ba đại a tăng kỳ kiếp sẽ thay thế cho những cấp tu tập đó. Các Bồ tát này bước vào giai đoạn Tịnh quang nghĩa, nhưng chưa đạt Tịnh quang chơn nghĩa. Hàng Bồ tát thập địa của Ba La Mật thừa và của ba Nghi quỹ thấp cần phải được Bổn sư của họ làm lễ truyền pháp chơn trí (actual wisdom), và sau ba ấn chứng “sắc trắng”, “sắc đỏ gia tăng” và “sắc đen gần đạt”, sẽ Thiền quán về trí giác tiên thiên (mind of pristine awareness) hoan lạc bất nhị và tánh không, tương đương với Tịnh quang nghĩa. Nói tương đương, vì đây là tâm tế vi có thể gián tiếp nhận biết tánh không.
Ðây là bước vào giai đoạn Tịnh quang nghĩa. Tuy chưa đạt tới giai đoạn thành tựu Tịnh quang nghĩa nhưng qua quá trình tu tập họ sẽ dần dần đạt được. Các đại Bồ tát của Ba La Mật thừa và của ba Nghi quỹ thấp chỉ đạt trí huệ trực ngộ tánh không với tâm thức thô kệch. Còn các Bồ tát tu tập Nghi quỹ Du già đệ nhất tối thượng có thể trực ngộ tánh không với tâm cực vi tế cùng lúc phát sinh đại lạc.
Ðạo sư Gyal Tsal nói:
“Sau khi thành tựu việc tu tập Ba La Mật thừa trong ba đại a tăng kỳ kiếp, hành giả phải học ở các nguồn khác về phương pháp đạt sắc thân Phật”.
Vậy, nếu muốn đạt tới giác ngộ viên mãn, chúng ta cần phải tu tập Kim cương thừa. Ðạo sư Nagabodhi nói:
Kim cương thừa còn được gọi là Mật thừa, Mật chú thừa, hay Quả thừa. Ðược gọi là Mật thừa, vì giáo lý bí mật này không thể truyền trao cho những người không có căn cơ thích hợp, và vì luôn luôn được thực hành trong sự bí mật. Người tu không được phép phô bày Mạn Đà La và các vị hộ thần (Yidam) cho những người chưa nhập môn hay người đã từ bỏ không còn tu tập Kim cương thừa nữa. Hành giả Kim cương thừa phải phát nguyện không được tiết lộ các bí mật của phương pháp luyện tập thân thể cũng như các pháp liên quan khác, cũng không được phô bày các pháp khí như chày Kim cương và chuông Kim cương của mình. Nếu không giữ được các bí mật này thời sẽ không đạt được các quyền năng thông thường và tối thượng.
Gọi là Mật chú thừa, vì thần chú có công năng “bảo hộ tâm thức”. Theo pháp tu tập ở giai đoạn phát sinh của Nghi quỹ đệ nhất Du già tối thượng, thì khi quán tưởng mình là vị thần với sự kiêu hãnh Kim cương, tâm của hành giả sẽ được bảo vệ chống lại ảnh hưởng của sắc tướng thế gian và tạp niệm. Theo pháp tu tập ở giai đoạn thành tựu thì tâm đại lạc sẽ bảo hộ hành giả không bị ảnh hưởng bởi tâm sắc trắng, tâm sắc đỏ gia tăng và tâm sắc đen gần đạt, bằng cách làm cho chúng tan nhập vào Tịnh quang.
Mật thừa được gọi là Quả thừa, còn Ba La Mật thừa được gọi là Nguyên Nhân thừa. Trước khi bước vào ngưỡng cửa của Kim cương thừa, việc tiên khởi là hành giả phải tu tập thuần thục các pháp thuộc Ba La Mật thừa, như hạnh xả ly, Bồ đề tâm, và bát chánh đạo, v.v… nếu không, họ chớ mong đạt được sự giác ngộ của Ba La Mật thừa, nói gì đến việc đạt vô lậu học đạo của Kim cương thừa. Vì vậy, Ba La Mật thừa được gọi là Thừa Nguyên Nhân và Kim cương thừa được gọi là Thừa Kết Quả hay Quả thừa. Một lý do nữa là ở giai đoạn tu tập phát sinh của Kim cương thừa, hành giả quán tưởng Mạn Đà La và vị thần bản mệnh của mình (Yidam) trong trạng thái giác ngộ. Ngoài ra, hành giả cũng thực hành quán tưởng một vị minh phi (consort), cúng dường, hóa hiện và làm tan biến các loại ánh sáng, mang lại lợi ích cho chúng sinh giống như mình đã đạt giác ngộ rồi.
Ðạo pháp này được gọi là Kim cương thừa, vì hành giả đồng thời quán tưởng hình ảnh vị thần và tánh không của hình ảnh quán chiếu đó. Quán tưởng rõ rệt hình ảnh của vị thần là pháp phương tiện. Thiền quán về tánh không là pháp trí huệ. Gom cả hai pháp này trong một tâm độc nhất thì gọi là Kim cương thừa, vì một tâm như vậy có thể tiêu diệt được vô minh phiền não, chứ phiền não không thể bức hại được, giống như Kim cương có thể cắt được các vật khác, còn các vật khác thì không thể cắt được Kim cương. Ðạo sư Khedrup Je nói rằng tâm quán tưởng vị thần sẽ tích lũy được nhiều công đức, và chính tâm đó giác ngộ sự vô tự tính của hình ảnh vị thần, như vậy sẽ tích lũy được nhiều trí huệ. Ngài cũng nói rằng tâm giác ngộ tánh không, bằng cách trụ vào hình ảnh của vị thần sẽ chống lại tánh ngã chấp trăm lần mạnh hơn tâm giác ngộ tánh không bằng cách Thiền quán trụ vào đối tượng khác, như một cây non, chẳng hạn.
* Ðịnh Nghĩa Bốn Loại Nghi quỹ
Quyển Mật giáo Ðại Cương nói:
Có bốn pháp mật chú:
1. Nghi quỹ Hành động (Kriya tantra)
2. Nghi quỹ Thực hành (Charya tantra)
3. Nghi quỹ Du già (Yoga tantra)
4. Nghi quỹ Du già Tối thượng (Maha anuttarayayoga tantra)
Nghi quỹ Hành động là loại mật điển chủ yếu dạy về các oai nghi và các hoạt động bên ngoài như tẩy tịnh, thọ thực và các việc khác.
Nghi quỹ Thực hành là loại mật điển chú trọng đồng đều các hoạt động bên ngoài lẫn bên trong. Các hoạt động bên trong như pháp Thiền quán có đề mục hoặc không đề mục. Vì nhiều người có khuynh hướng tu tập cùng lúc cả hai loại hoạt động bên trong lẫn bên ngoài nên Ðức Phật dạy Nghi quỹ Thực hành.
Nghi quỹ Du già là loại mật điển chủ yếu nói về các hoạt động bên trong. Vì lợi ích của những đệ tử có khuynh hướng tu tập các hoạt động bên trong mà Ðức Phật giảng giải các Nghi quỹ Du già.
Nghi quỹ Du già tối thượng là mật điển dạy bất nhị đại lạc cùng lúc với trí huệ chứng ngộ tánh không. Ba Nghi quỹ thấp không có pháp đại lạc đồng thời, và dù có trí huệ chứng ngộ tánh không thì trí này vẫn là một tâm thức thô kệch, không phải là loại thức trí tinh tế của Nghi quỹ đệ nhất Du già tối thượng.
Vì các đệ tử có khuynh hướng tu tập pháp bất nhị đồng thời đạt đại lạc và trí huệ chứng ngộ tánh không mà Ðức Phật dạy các Nghi quỹ Du già tối thượng.
Bốn loại Nghi quỹ khác nhau ở cách tiếp cận các hoạt động thì cũng khác nhau ở cách dùng ái dục làm pháp tu tập.
Bốn cách khác nhau của bốn loại Nghi quỹ để tiếp cận với pháp dùng ái dục phù hợp với bốn hạng hành giả sau đây. Trong “Ðại Diễn Giải Mật giáo”, Ngài Tsongkhapa nói rằng những người căn cơ thấp có thể dùng ái dục làm pháp tu tập khi chỉ ngắm hình quán tưởng của một người phối ngẫu, và họ là những hành giả của Nghi quỹ hành động.
Những người có căn cơ cao hơn, có khả năng chuyển hóa ái dục khi cười với hình quán tưởng của người phối ngẫu, là những hành giả của Nghi quỹ thực hành. Những người lợi căn hơn nữa, có khả năng chuyển hóa ái dục khi quán tưởng mình nắm tay người phối ngẫu, là những hành giả của Nghi quỹ Du già. Những người lợi căn nhất, có khả năng chuyển hóa ái dục bằng sự kết hợp hai bộ phận sinh dục, là những hành giả của Nghi quỹ Du già tối thượng.
Bốn loại Nghi quỹ này cũng khác nhau ở nghi thức truyền pháp và giới nguyện.
Nghi quỹ hành động có lễ truyền pháp “nước” và lễ truyền pháp “vương niệm”. Nghi quỹ thực hành có thêm “chày kim cương” và “chuông”. Nghi quỹ Du già gồm các lễ truyền pháp “nước”, “vương niệm”, “chày kim cương”, “chuông”, và “Kim cương sư”. Tất cả những nghi thức nói trên là lễ truyền pháp “bình”, và như vậy ba Nghi quỹ thấp chỉ có ba loại nghi thức truyền pháp “bình”, chứ không có các lễ truyền pháp cao cấp hơn của Nghi quỹ Du già tối thượng, đó là các lễ truyền pháp “bí mật”, “trí huệ” và “lời”.
Về giới nguyện, thì hai loại Nghi quỹ hành động và thực hành chỉ cần có Bồ đề tâm nguyện trong lễ truyền pháp. Trong lễ nhập môn của hai Nghi quỹ Du già và Du già tối thượng, các đệ tử phát Bồ đề tâm nguyện cũng như giới nguyện Kim cương thừa.
Bồ đề tâm nguyện được coi là giới nguyện thông thường vì đều có trong Ba La Mật thừa và Kim cương thừa, cũng như trong tất cả các loại Nghi quỹ. Giới nguyện Kim cương thừa thì chỉ có trong Mật giáo, và đối với bốn loại Nghi quỹ, thì chỉ có trong hai Nghi quỹ cao, tức Nghi quỹ Du già và Nghi quỹ Du già tối thượng. Ðệ tử phát nguyện Kim cương thừa trong lễ truyền pháp Kim cương sư.
Các pháp tu tập thuộc hai giai giai đoạn phát sinh và thành tựu của Nghi quỹ Du già tối thượng cũng khác vơí ba Nghi quỹ thấp. Ba Nghi quỹ thấp có các pháp Du già có đề mục và các pháp Du già không đề mục, giống giai đoạn thành tựu, nhưng ba Nghi quỹ này không có giai đoạn phát sinh và giai đoạn thành tựu thực sự của Nghi quỹ Du già tối thượng.
Có điểm khác biệt lớn giữa sự chứng ngộ tánh không của Bồ tát Ba La Mật thừa và sự chứng ngộ tánh không của một Bồ tát tu tập Nghi quỹ Du già tối thượng. Bồ tát Ba La Mật thừa chứng ngộ tánh không với tâm thức thô, trong khi Bồ tát Nghi quỹ Du già tối thượng chứng ngộ tánh không với tâm thức rất tinh tế, tức tâm Tịnh quang. Trong tác phẩm “Tinh yếu của năm giai đoạn tu tập”, đạo sư Panchen Losang Chokyi Gyaltsan cũng so sánh ba Nghi quỹ thấp với nhau. Ngài nói rằng trí huệ của các Bồ tát thực hành ba Nghi quỹ thấp phát sinh từ pháp thần linh quán thì còn thô kệch hơn trí huệ đại lạc chứng ngộ tánh không rất tinh tế của một Bồ tát thực hành Nghi quỹ Du già tối thượng. Các Bồ tát của ba Nghi quỹ thấp dùng hoan lạc phát xuất từ ngắm, cười, hay nắm tay với hình quán tưởng của vị thần để chứng ngộ tánh không. Dù thô kệch hơn Nghi quỹ Du già cao nhất, nhưng đây cũng là tâm chứng ngộ tánh không tinh tế hơn tâm của các Bồ tát Ba La Mật thừa.
* Các Loại Nghi Quỹ Du Già Tối Thượng
Nghi quỹ Du già tối thượng có thể được chia thành hai giòng chính: Nghi quỹ cha và Nghi quỹ mẹ. Hai loại này giống nhau ở pháp tu tập hợp nhất phương tiện đại lạc và trí huệ chứng ngộ tánh không. Nếu các pháp phương tiện và trí huệ không được phối hợp với nhau, thì hành giả không thể chứng đắc, cũng như con chim không thể bay bằng một cánh. Còn khi phương tiện và trí huệ được kết hợp với nhau thì hành giả sẽ đạt giác ngộ, như con chim vươn hai cánh bay cao. Trong Nghi quỹ Du già tối thượng, nhất thiết phải có sự hợp nhất giữa phương tiện và trí huệ, đó là đại lạc xuất hiện cùng lúc với trí huệ chứng ngộ tánh không.
Tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều có các pháp ảo thân và Tịnh quang. Nghi quỹ cha là một Nghi quỹ Du già tối thượng, chủ yếu giảng về pháp ảo thân. Các Nghi quỹ cha trình bày ảo thân thực thụ, nguyên nhân của ảo thân và kết quả của pháp ảo thân. Ảo thân thực thụ có hai loại: ảo thân bất tịnh và ảo thân thanh tịnh.
Ảo thân bất tịnh là ảo thân chưa gạt bỏ được vô minh tiến tới giải thoát. Ảo thân thanh tịnh là ảo thân đã gạt bỏ được vô minh tiến tới giác ngộ. Các luồng khí cực vi tế, vốn là vật cưỡi của các Tịnh quang trong các pháp cô lập thân, cô lập khẩu và cô lập ý, là nguyên nhân của ảo thân bất tịnh. Còn khí nguyên thủy vốn là vật cưỡi của Tịnh quang là nguyên nhân của ảo thân thanh tịnh. Panchen Losang Chokyi Gyaltsan nói rằng Nghi quỹ Guhyasamaja và Nghi quỹ Yamantaka thuộc loại Nghi quỹ cha, Nghi quỹ phương pháp và Nghi quỹ của nam hành giả. Nghi quỹ phương pháp là một Nghi quỹ Du già tối thượng, chủ yếu nói về phương pháp đắc ảo thân. Các Nghi quỹ thấp cũng có nói về các pháp thực hành nhưng không có pháp ảo thân. Nghi quỹ phương pháp có ba loại: Nghi quỹ phương pháp “ưa”, Nghi quỹ phương pháp “ghét”, và Nghi quỹ phương pháp “không biết ưa hay ghét”. Guhyasamaja là một Nghi quỹ phương pháp “ưa”, Yamantaka là một Nghi quỹ phương pháp “ghét”, và Vajraarala là một Nghi quỹ “không biết ưa hay ghét”. Có ba Nghi quỹ phương pháp “ghét”, đó là Dạ Ma Ta Ka (Yamantaka) Ðỏ, Dạ Ma Ta Ka Ðen, và Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka.
Nghi quỹ mẹ là một loại Nghi quỹ Du già tối thượng, chủ yếu nói về Tịnh quang Trí. Có hai loại: Tịnh quang Mô phỏng và Tịnh quang Nghĩa. Tịnh quang Mô phỏng là loại tâm thức cực tinh tế gián tiếp chứng ngộ tánh không, tức sự vô tự tánh của các pháp. Tịnh quang mô phỏng được chia làm bốn loại: Tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập thân, Tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập khẩu, Tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập ý, và Tịnh quang mô phỏng của giai đoạn thứ ba (tức pháp thứ ba trong năm giai đoạn. Xem chương 14). Tịnh quang nghĩa cũng là loại tâm thức cực tinh tế trực tiếp chứng ngộ tánh không. Tịnh quang nghĩa cũng có bốn loại: Tịnh quang nghĩa trực trừ vô minh chướng ngại đi tới giải thoát, Tịnh quang nghĩa đã đoạn lìa vô minh đi tới giải thoát, Tịnh quang nghĩa trực trừ vô minh chướng ngại đi tới toàn giác, Tịnh quang nghĩa đã đoạn lìa vô minh chướng ngại đi tới toàn giác. Cả Tịnh quang mô phỏng lẫn Tịnh quang nghĩa nhất thiết đều là trí huệ về đại lạc và tánh không hợp nhất. Các Nghi quỹ Diệm nhiên vương (Heruka), Kim cương Du già nữ (Vajrayogini) và Hắc Luân (Kalachakra) là những Nghi quỹ mẹ, Nghi quỹ trí huệ và Nghi quỹ của nữ hành giả.
Các học giả cho rằng Nghi quỹ cha là pháp về nam thần, còn Nghi quỹ mẹ là pháp về nữ thần. Nói như vậy là không đúng, vì Kalachakra và Heruka là những nam thần nhưng vẫn là thần của các Nghi quỹ mẹ.
Tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều là những Nghi quỹ bất nhị, là đề tài chính của chúng là sự hợp nhất phương tiện và trí huệ, tức đại lạc xuất hiện đồng thời với trí huệ chứng ngộ tánh không. Nhưng “phương tiện” của Nghi quỹ bất nhị khác với “phương tiện” của Nghi quỹ phương tiện, là thân giả ảo hay ảo thân. Tương tự như vậy, “trí huệ” của Nghi quỹ bất nhị khác với “trí huệ” của Nghi quỹ trí huệ. “Trí huệ” của Nghi quỹ bất nhị là trí huệ chứng ngộ tánh không, còn trí huệ của Nghi quỹ trí huệ là trí huệ về Tịnh quang.
* Tất Cả Các Nghi Quỹ Ðược Bao Gồm Trong Năm Giai Ðoạn Tu Tập Như Thế Nào?
Có nhiều cách phân loại các pháp tu tập thuộc hai giai đoạn phát sinh và thành tựu của Nghi quỹ Du già tối thượng. Giai đoạn phát sinh có những cách phân loại như sáu nhánh thuộc giai đoạn phát sinh trong Nghi quỹ Guhyasamaja và mười một pháp trong hệ thống Vajrayogini được liệt kê ở Chương 7. Trường Mật giáo Gyumay có một hệ thống gồm tám nhóm các kỹ thuật tu luyện ở giai đoạn thành tựu. Cũng có những cách phân loại các giai đoạn thành tựu của Nghi quỹ Guhyasamaja thành sáu, năm, và bốn, được liệt kê ở chương 14.
Tuy vậy, các cách liệt kê khác nhau đó không hề mâu thuẫn nhau. Chúng chỉ là những cách phân loại khác nhau. Sự thật là các pháp tu tập thuộc giai đoạn phát sinh và giai đoạn thành tựu của tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng có thể được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập được đề ra trong quyển “Minh Ðăng” của luận sư Nguyệt Xứng (Chandrakirti) nói về Nghi quỹ Guhyasamaja:
1. Giai đoạn phát sinh thần chú (Hệ thống Guhyasamaja gọi là giai đoạn phát sinh)
2. Giai đoạn quán sát tâm (Cô lập ý, gồm cả cô lập thân và cô lập khẩu)
3. Giai đoạn ảo thân thông thường (Bỏ thân bất tịnh)
4. Giai đoạn Tịnh quang tối thượng (Tịnh quang nghĩa, tức thực thụ)
5. Giai đoạn hợp nhất bất nhị (Hợp nhất)
Những tên gọi này sẽ được giải thích ở Chương 14.
Tại sao tất cả các cách phân chia các giai đoạn tu tập của các Nghi quỹ Du già tối thượng đều có năm giai đoạn, lý do là vì tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều ca tụng pháp hợp nhất ở giai đoạn vô học đạo chính là Phật quả. Hợp nhất vô học đạo phát xuất từ nguyên nhân của nó là pháp hợp nhất hữu học. Pháp hữu học tùy thuộc nguyên nhân của nó là Tịnh quang nghĩa. Tịnh quang nghĩa tùy thuộc nguyên nhân của nó là ảo thân bất tịnh. Ảo thân bất tịnh tùy thuộc nguyên nhân của nó là cô lập ý. Cô lập ý tùy thuộc cô lập khẩu. Cô lập khẩu tùy thuộc nguyên nhân của nó là pháp cô lập thân ở giai đoạn thành tựu. Cô lập thân ở giai đoạn thành tựu tùy thuộc pháp tu tập ba thân ở giai đoạn phát sinh. Pháp này lại tùy thuộc lễ truyền pháp và giữ giới nguyện Kim cương thừa. Những pháp này đều được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập. Năm giai đoạn tu tập bao gồm tất cả các pháp Nghi quỹ Du già tối thượng. Năm giai đoạn này lại được chia thành hai giai đoạn, là giai đoạn phát sinh Nghi quỹ Du già tối thượng và giai đoạn thành tựu Nghi quỹ Du già tối thượng.
Tất cả các pháp tu tập Kinh điển và Mật điển được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja đều có nét tương đồng về nội dung cũng như công dụng.
Sáu Pháp Chuẩn Bị của Nghi quỹ Du già tối thượng Kalachakra cũng được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja do có sự tương đồng. Dù có cấu trúc và tên gọi khác, các pháp tu tập của Nghi quỹ Kalachakra cũng tương tự như năm giai đoạn tu tập của Nghi quỹ Guhyasamaja. Nội dung các pháp tu tập của mọi Nghi quỹ Du già tối thượng khác đều có trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja.
Về mặt công dụng, tất cả các pháp tu tập của ba Nghi quỹ thấp cũng được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja. Ðó là vì tất cả bốn loại Nghi quỹ đều có công dụng phát sinh các thành tựu thông thường và tối thượng. Bởi lý do này mà Nghi quỹ Guhyasamaja được coi là gốc rễ (root) của tất cả các Nghi quỹ, ví như rễ cây là căn bản của cành và lá.
Tương tự như vậy, tám vạn bốn ngàn pháp môn của đức Phật có thể được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja về mặt công dụng, vì công dụng của tám mươi tư ngàn pháp môn này là mang lại thành tựu giải thoát và đại giác ngộ. Nghi quỹ Guhyasamaja đặc biệt giải thích rõ ràng về việc đắc pháp thân có nguyên nhân từ Tịnh quang Mô Phỏng và Tịnh quang Nghĩa, và đắc hai sắc thân (báo thân và hóa thân) từ nguyên nhân Ảo Thân Bất Tịnh và Ảo Thân Thanh Tịnh. Hệ thống Guhyasamaja được coi là rễ của mọi Nghi quỹ, và cũng là đỉnh của mọi Nghi quỹ.
* Năm Ðạo Của Nghi Quỹ Du Già Tối Thượng
Hai giai đoạn phát sinh và thành tựu bao gồm năm đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. Ðó là:
1. Ðạo tích lũy của Nghi quỹ Du già tối thượng.
2. Ðạo chuẩn bị của Nghi quỹ Du già tối thượng.
3. Kiến đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng.
4. Tu đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng.
5. Vô học đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng.
Tất cả các pháp thực hành ở giai đoạn phát sinh là thành phần của đạo tích lũy thuộc Nghi quỹ Du già tối thượng. Tất cả các pháp thực hành ở giai đoạn thành tựu được bao gồm trong đạo chuẩn bị, kiến đạo, và tu đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. Vô học đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng không phải là thành phần của giai đoạn thành tựu, vì giai đoạn thành tựu nhất thiết phải là một pháp tu tập, hay Du già, trong dòng tâm thức của một hành giả hữu học, chưa thuộc giai đoạn vô học. Trong “Tinh Yếu Của Năm Giai Ðoạn Tu Tập”, đạo sư Panchen Losang Chokyi Gyaltsan đã luận giải Nghi quỹ Guhyasamaja. Ngài định nghĩa giai đoạn thành tựu là một pháp Du già trong dòng tâm thức của một hành giả đang học, hay hữu học, phát xuất từ việc hành giả đã làm cho các luồng chân khí (hay tinh lực) đi vào, trụ lại và tan hòa trong kinh mạch trung ương bằng lực Thiền quán. Từ việc tu tập các pháp thông thường kết hợp với việc phát Bồ đề tâm của Nghi quỹ Du già tối thượng, tất cả các pháp tu tập phát sinh trước khi bước vào giai đoạn thành tựu được gọi là đạo tích lũy của Nghi quỹ Du già tối thượng. Nghĩa là từ khi phát nguyện đạt sự hợp nhất vô học đạo cho tới khi các luồng khí lực cao và thấp đi vào, trụ lại và tan hòa trong kinh mạch trung ương bằng lực Thiền quán trong giai đoạn thành tựu được gọi là đạo tích lũy của Nghi quỹ Du già cao nhất.
Có sự khác biệt giữa Bồ đề tâm của các Bồ tát Ba La Mật thừa và Bồ đề tâm của các Bồ tát Nghi quỹ Du già tối thượng. Bồ đề tâm Ba La Mật thừa là ý nguyện đạt giác ngộ để có thể làm lợi ích cho chúng sanh, còn Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già cao nhất là ý nguyện đạt sự hợp nhất vô học vì lợi ích của chúng sanh. Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già tối thượng được coi là sâu hơn vì sự hợp nhất vô học rất thâm sâu. Ðó là sự hợp nhất của Tịnh quang và ảo thân.
Vậy, khi ba pháp tu tập chính được thực hành với Bồ đề tâm Ba La Mật thừa thì chúng không phải là thành phần của đạo tích lũy trong Nghi quỹ Du già tối thượng. Nếu chúng được thực hành với Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già tối thượng, thì những pháp xả ly, phát Bồ đề tâm vì lợi ích chúng sanh, và những pháp khác sẽ là thành phần của đạo tích lũy thuộc Nghi quỹ Du già tối thượng. Sự hợp nhất vô học chính là sự giác ngộ của Nghi quỹ Du già tối thượng. Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già tối thượng thì thâm diệu hơn, ích lợi hơn Bồ đề tâm của Ba La Mật thừa và ba Nghi quỹ thấp rất nhiều, và cũng mang lại kết quả lớn hơn bội lần.
Các giai đoạn từ lúc bắt đầu tu tập các pháp thuộc giai đoạn thành tựu cho tới khi đạt giai đoạn thành tựu thứ tư Tịnh quang nghĩa, được vào đạo chuẩn bị của Nghi quỹ Du già tối thượng. Vậy, đạo chuẩn bị Nghi quỹ Du già tối thượng gồm các pháp cô lập thân, cô lập khẩu, cô lập ý, và ảo thân bất tịnh. Giai đoạn thành tựu thứ tư, tức Tịnh quang nghĩa, là kiến đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng và cũng là địa vị Bồ tát thứ nhất (Sơ địa Bồ tát). Ảo thân bất tịnh ngừng lại và kiến đạo thường trực sẽ là pháp đối trị mọi vô minh cản trở giải thoát. Ðồng thời hành giả đạt sơ địa Bồ tát và cấp Ðại Bồ tát Nghi quỹ Du già tối thượng. Mọi pháp từ sự hợp nhất của hành giả hữu học cho tới sự hợp nhất vô học được coi là tu đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. Sự hợp nhất vô học là vô học đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. (Hợp nhất tức Du già, hay pháp tu luyện).
* Những Ðặc Ðiểm Của Pháp Ðộc Giác Kim Cương Ðại Phẫn Nộ
Vào đêm trước ngày gặp đạo sư Tsong Khapa trong lần đầu tiên, Ngài Khendrup Je nằm mộng thấy mình đi lạc trong bóng đêm tăm tối. Rồi đột nhiên mặt trời nhô lên, ánh bình minh rực rỡ xua tan bóng tối, và ở trong ánh sáng đó, đức Văn Thù (Manjushri) trẻ đẹp xuất hiện với hào quang ngũ sắc. Ðức Văn Thù có màu vàng cam, ngồi thế Kim cương, với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp. Thân quang minh của Ngài trông trẻ trung và lôi cuốn, vẻ mặt hơi phẫn nộ. Tay phải cầm gươm trí huệ phát ra lửa, tay trái cầm quyển kinh Bát Nhã để nơi tim.
Sau đó đức Văn Thù tan nhập vào Khendrup Je. Ngay khi ấy, Ngài nhận biết rằng đạo sư Tsong Khapa là một trong những hóa thân của đức Văn Thù. Ngày hôm sau khi Khendrup Je gặp Tsong Khapa, do nhân duyên từ vô số kiếp trước hai người vốn đã có mối quan hệ sư đệ với nhau, và Ngài cảm thấy rất ấm lòng. Khendrup Je thỉnh vấn đạo sư Tsong Khapa về nhiều đề mục của Kinh điển và Mật điển. Sau khi thuyết giảng xong, đạo sư Tsong Khapa hỏi duyên do từ đâu mà Khendrup Je lại có những hiểu biết sâu xa về giáo pháp như vậy. Khendrup Je đáp rằng tự bản thân học hỏi rất nhiều về Kinh điển lẫn Mật điển, cũng như đã cầu nguyện đạo sư và bổn tôn (hộ thần Yidam), ngộ rằng hai vị này bất khả phân. Ðạo sư Tsong Khapa hỏi: “Vị hộ thần của ông là ai?” Khendrup đáp rằng mình đã thực hành pháp Văn Thù và Hồng Dạ Ma Ka Ta (yamankata đỏ).
Ðạo sư Tsong Khapa phán: “Thực hành các pháp Dạ Ma Ka Ta Ðỏ, Ðen, và Xanh Ðen sẽ đưa hành giả tới gần với đức Văn Thù. Nhưng truyền thống của ta là thực hành pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka Xanh Ðen và pháp này có năm đặc điểm lớn. ”
Khendrup Je liền dâng một Kim Mạn Đà La và thỉnh cầu Ngài Tsong Khapa giảng giải năm đặc điểm.
Năm đặc điểm đó là:
1. Vào thời ngũ trược năm điều xấu ác đang hoành hành. Con người giải đãi, ít có trí huệ, không giữ phạm hạnh và không phát nguyện. Họ chất chứa tà kiến, không hiểu ý nghĩa của kinh sách, không tôn sư và trọng bạn đồng tu, và không có nhiều lòng từ bi. Họ không biết tàm, quý, xa rời giáo pháp, kiêu mạn, và rơi vào vực thẳm tà kiến vì kiêu ngạo với ý tưởng tự ngã thường tồn của họ. Họ điên loạn với tham dục và do đó tạo nghiệp xấu. Họ ít có công đức và tuổi thọ ngắn. Xứ xứ và con người trở nên bại hoại. Khi lực tà trược quá mạnh, nếu không tìm sự an trú nơi pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka thì việc tu tập của chúng ta không có kết quả. Ðặc điểm thứ nhất của pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka là nhờ dựa vào oai lực siêu diệu của Ngài mà việc tu tập của chúng ta sẽ thành tựu, kể cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
2. Hình ảnh Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cầm những khúc ruột ở bàn tay trái thứ bảy và một lò lửa ở tay trái thứ mười hai cho thấy pháp tu tập của Ngài gồm hai pháp thâm diệu là Ảo thân và Tịnh quang, như được giảng giải trong Nghi quỹ Guhyasamaja. Ruột tượng trưng ảo thân, và lò lửa tượng trưng Tịnh quang.
3. Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cầm dao găm thiêng (khatvanga) ở bàn tay phải thứ mười cho thấy một pháp đặc biệt về luồng hỏa hầu (lửa tam muội), vốn thường không được đề ra trong các Nghi quỹ cha, là một thành phần của pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka.
Ðiều này cho thấy Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cũng có các pháp hoan lạc bất nhị và tánh không, vốn là đặc điểm của các Nghi quỹ Hevajra, Heruka và Vajrayogini.
4. Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cầm một xác người bị cắm trên một cái cọc ở bàn tay trái thứ mười một, cho thấy pháp chứng ngộ đó độ được những kẻ đại ác, phạm tội ngũ nghịch, phạm thập thiện giới, lìa bỏ chánh pháp, và những việc xấu khác.
5. Thông thường ba pháp Dạ Ma Ta Ka, tức Ma Ta Ka đỏ, Dạ Ma Ta Ka Ðen, và Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ, đều là những hóa thân phẫn nộ của đức Văn Thù.
Dạ Ma Ta Ka Ðỏ là hóa thân hơi phẫn nộ, Dạ Ma Ta Ka Ðen là hóa thân khá phẫn nộ, Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ là hóa thân cực kỳ phẫn nộ. Dạ Ma Ta Ka Ðỏ và Dạ Ma Ta Ka Ðen có khuôn mặt thật của đức Văn Thù hiền hòa trong giai đoạn là Nhân Kim cương Thủ (the causal vajra holder) nhưng không có bộ mặt thật của đức Văn Thù trong giai đoạn là Quả Kim cương Thủ (the resultant vajra holder). Còn Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ thì có khuôn mặt thật của đức Văn Thù trong cả hai giai đoạn Nhân Kim cương Thủ và Quả Kim cương Thủ. Ðiều này cho thấy Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ có đặc điểm là: một pháp phối hợp hiền hoà và phẫn nộ. Pháp này được tượng trưng bằng Văn Thù trẻ trung có nét mặt hơi phẫn nộ. Với Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ Pháp Môn, hành giả gần gũi đức Văn Thù hơn và dễ nhận được sự gia hộ của Ngài.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.17/6/2014.
Ðể đạt giác ngộ chỉ bằng Ba La Mật thừa, hành giả phải tích lũy công đức và trí huệ trong ba đại a tăng kỳ kiếp. Nhưng cho dù tích lũy lâu dài đến như thế cũng không đủ để chứng ngộ. Hành giả có thể đạt tới hàng thập địa Bồ tát bằng Ba La Mật thừa, nhưng phải tu tập thêm Nghi quỹ Du già tối thượng để vượt qua những giai đoạn cuối cùng đi tới giác ngộ viên mãn.
…Tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều là những Nghi quỹ bất nhị, là đề tài chính của chúng là sự hợp nhất phương tiện và trí huệ, tức đại lạc xuất hiện đồng thời với trí huệ chứng ngộ tánh không. Nhưng “phương tiện” của Nghi quỹ bất nhị khác với “phương tiện” của Nghi quỹ phương tiện, là thân giả ảo hay ảo thân. Tương tự như vậy, “trí huệ” của Nghi quỹ bất nhị khác với “trí huệ” của Nghi quỹ trí huệ. “Trí huệ” của Nghi quỹ bất nhị là trí huệ chứng ngộ tánh không, còn trí huệ của Nghi quỹ trí huệ là trí huệ về Tịnh quang.
Giới Thiệu Về Mật Tông
Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ Pháp Môn là một trong những pháp thượng thừa của Mật giáo. Mật tông hay Kim cương thừa được coi là phương tiện thù thắng có thể đốn ngộ ngay trong hiện kiếp để làm lợi lạc quần sinh. Tuy nhiên, ngày nay việc thực hành Mật giáo thường bị hiểu lầm. Vì vậy, trước khi đi vào pháp Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ, chúng ta nên lượt qua sáu phần sau đây của Mật giáo:
1. Giải thích tổng quát về Mật giáo và các pháp số đồng nghĩa
2. Ðịnh nghĩa và bốn loại Nghi quỹ
3. Các loại Nghi quỹ Du già tối thượng
4. Các Nghi quỹ được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập như thế nào?
5. Năm đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng
6. Các đặc điểm của pháp Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ.
* Giải Thích Tổng Quát Về Mật giáo Và Các Pháp Số Ðồng Nghĩa
Hai dòng tu tập để đạt tới giác ngộ là Ba La Mật thừa và Kim cương thừa. So với thừa trước thì thừa sau là thù thắng hơn cả. Sơ tổ Mật giáo Tây Tạng là Tông Khách Ba (Tsong Khapa) nói rằng:”
“Lưỡng trình đi tới giác ngộ gồm Kim cương thừa thâm diệu và Ba La Mật thừa.
Thần chú bí mật siêu diệu hơn Thừa Hoàn Hảo.
Mọi người đều biết như vậy.
Hiển nhiên như mặt trăng so với mặt trời.”
Do thực hành Kim cương thừa, hành giả lợi căn có thể chứng ngộ trong hiện kiếp ngay cả ở thời mạt pháp này, mà không cần phải tu tập trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp. Hành giả thuộc loại bậc trung có thể chứng ngộ trong cõi trung giới sau khi sống hết kiếp này. Còn hành giả căn cơ thấp có thể chứng ngộ sau mười sáu kiếp. Vì những lý do đó, mà Kim cương thừa được coi là siêu diệu.Ðể đạt giác ngộ chỉ bằng Ba La Mật thừa, hành giả phải tích lũy công đức và trí huệ trong ba đại a tăng kỳ kiếp. Nhưng cho dù tích lũy lâu dài đến như thế cũng không đủ để chứng ngộ. Hành giả có thể đạt tới hàng thập địa Bồ tát bằng Ba La Mật thừa, nhưng phải tu tập thêm Nghi quỹ Du già tối thượng để vượt qua những giai đoạn cuối cùng đi tới giác ngộ viên mãn.
Tới điểm nào thì các Bồ tát Ba La Mật thừa, hay các Bồ tát thực hành các Nghi quỹ thấp bước vào giai đoạn thực hành Nghi quỹ Du già tối thượng? Phải chăng họ không cần phải bước vào giai đoạn phát sinh, cũng không ở giai đoạn thành tựu pháp cô lập ba nghiệp (thân, khẩu, ý), mà cũng không ở mức ảo thân bất tịnh? Vô số công đức mà họ tích lũy trong ba đại a tăng kỳ kiếp sẽ thay thế cho những cấp tu tập đó. Các Bồ tát này bước vào giai đoạn Tịnh quang nghĩa, nhưng chưa đạt Tịnh quang chơn nghĩa. Hàng Bồ tát thập địa của Ba La Mật thừa và của ba Nghi quỹ thấp cần phải được Bổn sư của họ làm lễ truyền pháp chơn trí (actual wisdom), và sau ba ấn chứng “sắc trắng”, “sắc đỏ gia tăng” và “sắc đen gần đạt”, sẽ Thiền quán về trí giác tiên thiên (mind of pristine awareness) hoan lạc bất nhị và tánh không, tương đương với Tịnh quang nghĩa. Nói tương đương, vì đây là tâm tế vi có thể gián tiếp nhận biết tánh không.
Ðây là bước vào giai đoạn Tịnh quang nghĩa. Tuy chưa đạt tới giai đoạn thành tựu Tịnh quang nghĩa nhưng qua quá trình tu tập họ sẽ dần dần đạt được. Các đại Bồ tát của Ba La Mật thừa và của ba Nghi quỹ thấp chỉ đạt trí huệ trực ngộ tánh không với tâm thức thô kệch. Còn các Bồ tát tu tập Nghi quỹ Du già đệ nhất tối thượng có thể trực ngộ tánh không với tâm cực vi tế cùng lúc phát sinh đại lạc.
Ðạo sư Gyal Tsal nói:
“Sau khi thành tựu việc tu tập Ba La Mật thừa trong ba đại a tăng kỳ kiếp, hành giả phải học ở các nguồn khác về phương pháp đạt sắc thân Phật”.
Vậy, nếu muốn đạt tới giác ngộ viên mãn, chúng ta cần phải tu tập Kim cương thừa. Ðạo sư Nagabodhi nói:
“Dù trong vô lượng kiếp,
Bố thí đầu và mình,
Ngọc quí, những thứ khác
Sắc tướng còn bất tịnh
Không thể đạt giác ngộ
Dù trong vô lượng kiếp
Trì giới và nhẫn nhục,
Thực hành nhiều hạnh khác
Sắc tướng còn bất tịnh
Không thể đạt giác ngộ
Dù trong vô lượng kiếp
Thiền quán thân mật chú
Sắc tướng còn bất tịnh
Không thể đạt giác ngộ
Nếu sắc được tịnh hóa
Chắc chắn đạt toàn giác.
Những người thực hành Ba La Mật thừa có thể tích lũy công đức bằng cách bố thí tay, chân, đầu và mình hay cúng dường vô số của cải. Nhưng như vậy, vẫn không thể chứng ngộ nếu ba sắc tướng chưa được tịnh hóa. Ba sắc hay ba ấn chứng này là tâm sắc trắng, tâm sắc đỏ gia tăng, và tâm sắc đen gần đạt, được tịnh hóa – trong hai giai đoạn phát sinh và thành tựu của Nghi quỹ Du già tối thượng. Khi những phương diện rất tế vi này của tâm được tịnh hóa thì hành giả sẽ đạt giác ngộ. Ba sắc này sẽ được giải thích chi tiết ở Chương 8.Kim cương thừa còn được gọi là Mật thừa, Mật chú thừa, hay Quả thừa. Ðược gọi là Mật thừa, vì giáo lý bí mật này không thể truyền trao cho những người không có căn cơ thích hợp, và vì luôn luôn được thực hành trong sự bí mật. Người tu không được phép phô bày Mạn Đà La và các vị hộ thần (Yidam) cho những người chưa nhập môn hay người đã từ bỏ không còn tu tập Kim cương thừa nữa. Hành giả Kim cương thừa phải phát nguyện không được tiết lộ các bí mật của phương pháp luyện tập thân thể cũng như các pháp liên quan khác, cũng không được phô bày các pháp khí như chày Kim cương và chuông Kim cương của mình. Nếu không giữ được các bí mật này thời sẽ không đạt được các quyền năng thông thường và tối thượng.
Gọi là Mật chú thừa, vì thần chú có công năng “bảo hộ tâm thức”. Theo pháp tu tập ở giai đoạn phát sinh của Nghi quỹ đệ nhất Du già tối thượng, thì khi quán tưởng mình là vị thần với sự kiêu hãnh Kim cương, tâm của hành giả sẽ được bảo vệ chống lại ảnh hưởng của sắc tướng thế gian và tạp niệm. Theo pháp tu tập ở giai đoạn thành tựu thì tâm đại lạc sẽ bảo hộ hành giả không bị ảnh hưởng bởi tâm sắc trắng, tâm sắc đỏ gia tăng và tâm sắc đen gần đạt, bằng cách làm cho chúng tan nhập vào Tịnh quang.
Mật thừa được gọi là Quả thừa, còn Ba La Mật thừa được gọi là Nguyên Nhân thừa. Trước khi bước vào ngưỡng cửa của Kim cương thừa, việc tiên khởi là hành giả phải tu tập thuần thục các pháp thuộc Ba La Mật thừa, như hạnh xả ly, Bồ đề tâm, và bát chánh đạo, v.v… nếu không, họ chớ mong đạt được sự giác ngộ của Ba La Mật thừa, nói gì đến việc đạt vô lậu học đạo của Kim cương thừa. Vì vậy, Ba La Mật thừa được gọi là Thừa Nguyên Nhân và Kim cương thừa được gọi là Thừa Kết Quả hay Quả thừa. Một lý do nữa là ở giai đoạn tu tập phát sinh của Kim cương thừa, hành giả quán tưởng Mạn Đà La và vị thần bản mệnh của mình (Yidam) trong trạng thái giác ngộ. Ngoài ra, hành giả cũng thực hành quán tưởng một vị minh phi (consort), cúng dường, hóa hiện và làm tan biến các loại ánh sáng, mang lại lợi ích cho chúng sinh giống như mình đã đạt giác ngộ rồi.
Ðạo pháp này được gọi là Kim cương thừa, vì hành giả đồng thời quán tưởng hình ảnh vị thần và tánh không của hình ảnh quán chiếu đó. Quán tưởng rõ rệt hình ảnh của vị thần là pháp phương tiện. Thiền quán về tánh không là pháp trí huệ. Gom cả hai pháp này trong một tâm độc nhất thì gọi là Kim cương thừa, vì một tâm như vậy có thể tiêu diệt được vô minh phiền não, chứ phiền não không thể bức hại được, giống như Kim cương có thể cắt được các vật khác, còn các vật khác thì không thể cắt được Kim cương. Ðạo sư Khedrup Je nói rằng tâm quán tưởng vị thần sẽ tích lũy được nhiều công đức, và chính tâm đó giác ngộ sự vô tự tính của hình ảnh vị thần, như vậy sẽ tích lũy được nhiều trí huệ. Ngài cũng nói rằng tâm giác ngộ tánh không, bằng cách trụ vào hình ảnh của vị thần sẽ chống lại tánh ngã chấp trăm lần mạnh hơn tâm giác ngộ tánh không bằng cách Thiền quán trụ vào đối tượng khác, như một cây non, chẳng hạn.
* Ðịnh Nghĩa Bốn Loại Nghi quỹ
Quyển Mật giáo Ðại Cương nói:
“Trong bốn hạng hành giả phát nguyện giải thoát của ta,
Với tất cả những ai đặt niềm tin vào Ðại thừa.
Như Lai sẽ dạy thêm,
Bằng việc tiết lộ mật chú”
Giáo pháp bí mật của đức Phật được truyền trao cho những người nào trong bốn nhóm hành giả phát nguyện giải thoát có niềm tin vào Ðại thừa. Kim cương thừa sẽ không được truyền cho những người cũng thuộc trong bốn nhóm nhưng không có niềm tin vào Ðại thừa. Bốn nhóm này gồm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, Sa di và Sa di ni.Có bốn pháp mật chú:
1. Nghi quỹ Hành động (Kriya tantra)
2. Nghi quỹ Thực hành (Charya tantra)
3. Nghi quỹ Du già (Yoga tantra)
4. Nghi quỹ Du già Tối thượng (Maha anuttarayayoga tantra)
Nghi quỹ Hành động là loại mật điển chủ yếu dạy về các oai nghi và các hoạt động bên ngoài như tẩy tịnh, thọ thực và các việc khác.
Nghi quỹ Thực hành là loại mật điển chú trọng đồng đều các hoạt động bên ngoài lẫn bên trong. Các hoạt động bên trong như pháp Thiền quán có đề mục hoặc không đề mục. Vì nhiều người có khuynh hướng tu tập cùng lúc cả hai loại hoạt động bên trong lẫn bên ngoài nên Ðức Phật dạy Nghi quỹ Thực hành.
Nghi quỹ Du già là loại mật điển chủ yếu nói về các hoạt động bên trong. Vì lợi ích của những đệ tử có khuynh hướng tu tập các hoạt động bên trong mà Ðức Phật giảng giải các Nghi quỹ Du già.
Nghi quỹ Du già tối thượng là mật điển dạy bất nhị đại lạc cùng lúc với trí huệ chứng ngộ tánh không. Ba Nghi quỹ thấp không có pháp đại lạc đồng thời, và dù có trí huệ chứng ngộ tánh không thì trí này vẫn là một tâm thức thô kệch, không phải là loại thức trí tinh tế của Nghi quỹ đệ nhất Du già tối thượng.
Vì các đệ tử có khuynh hướng tu tập pháp bất nhị đồng thời đạt đại lạc và trí huệ chứng ngộ tánh không mà Ðức Phật dạy các Nghi quỹ Du già tối thượng.
Bốn loại Nghi quỹ khác nhau ở cách tiếp cận các hoạt động thì cũng khác nhau ở cách dùng ái dục làm pháp tu tập.
Bốn cách dùng ái dục làm pháp tu tập được giải thích trong mật điển “Samputa Tantra” như sau:
“Cười, ngắm, nắm tay,
Và hai người ôm là bốn điều
Ðược giảng trong bốn Nghi quỹ theo cách côn trùng”
Trong Mật giáo, việc dùng ái dục làm pháp tu tập được ví với loài côn trùng sinh ra trong gỗ, và ăn chính gỗ đã sinh ra chúng. Cũng vậy, ái dục được dùng để làm phát sinh những tâm thái có khả năng tiêu diệt chính loại ái dục đã phát sinh ra chúng.Bốn cách khác nhau của bốn loại Nghi quỹ để tiếp cận với pháp dùng ái dục phù hợp với bốn hạng hành giả sau đây. Trong “Ðại Diễn Giải Mật giáo”, Ngài Tsongkhapa nói rằng những người căn cơ thấp có thể dùng ái dục làm pháp tu tập khi chỉ ngắm hình quán tưởng của một người phối ngẫu, và họ là những hành giả của Nghi quỹ hành động.
Những người có căn cơ cao hơn, có khả năng chuyển hóa ái dục khi cười với hình quán tưởng của người phối ngẫu, là những hành giả của Nghi quỹ thực hành. Những người lợi căn hơn nữa, có khả năng chuyển hóa ái dục khi quán tưởng mình nắm tay người phối ngẫu, là những hành giả của Nghi quỹ Du già. Những người lợi căn nhất, có khả năng chuyển hóa ái dục bằng sự kết hợp hai bộ phận sinh dục, là những hành giả của Nghi quỹ Du già tối thượng.
Bốn loại Nghi quỹ này cũng khác nhau ở nghi thức truyền pháp và giới nguyện.
Nghi quỹ hành động có lễ truyền pháp “nước” và lễ truyền pháp “vương niệm”. Nghi quỹ thực hành có thêm “chày kim cương” và “chuông”. Nghi quỹ Du già gồm các lễ truyền pháp “nước”, “vương niệm”, “chày kim cương”, “chuông”, và “Kim cương sư”. Tất cả những nghi thức nói trên là lễ truyền pháp “bình”, và như vậy ba Nghi quỹ thấp chỉ có ba loại nghi thức truyền pháp “bình”, chứ không có các lễ truyền pháp cao cấp hơn của Nghi quỹ Du già tối thượng, đó là các lễ truyền pháp “bí mật”, “trí huệ” và “lời”.
Về giới nguyện, thì hai loại Nghi quỹ hành động và thực hành chỉ cần có Bồ đề tâm nguyện trong lễ truyền pháp. Trong lễ nhập môn của hai Nghi quỹ Du già và Du già tối thượng, các đệ tử phát Bồ đề tâm nguyện cũng như giới nguyện Kim cương thừa.
Bồ đề tâm nguyện được coi là giới nguyện thông thường vì đều có trong Ba La Mật thừa và Kim cương thừa, cũng như trong tất cả các loại Nghi quỹ. Giới nguyện Kim cương thừa thì chỉ có trong Mật giáo, và đối với bốn loại Nghi quỹ, thì chỉ có trong hai Nghi quỹ cao, tức Nghi quỹ Du già và Nghi quỹ Du già tối thượng. Ðệ tử phát nguyện Kim cương thừa trong lễ truyền pháp Kim cương sư.
Các pháp tu tập thuộc hai giai giai đoạn phát sinh và thành tựu của Nghi quỹ Du già tối thượng cũng khác vơí ba Nghi quỹ thấp. Ba Nghi quỹ thấp có các pháp Du già có đề mục và các pháp Du già không đề mục, giống giai đoạn thành tựu, nhưng ba Nghi quỹ này không có giai đoạn phát sinh và giai đoạn thành tựu thực sự của Nghi quỹ Du già tối thượng.
Có điểm khác biệt lớn giữa sự chứng ngộ tánh không của Bồ tát Ba La Mật thừa và sự chứng ngộ tánh không của một Bồ tát tu tập Nghi quỹ Du già tối thượng. Bồ tát Ba La Mật thừa chứng ngộ tánh không với tâm thức thô, trong khi Bồ tát Nghi quỹ Du già tối thượng chứng ngộ tánh không với tâm thức rất tinh tế, tức tâm Tịnh quang. Trong tác phẩm “Tinh yếu của năm giai đoạn tu tập”, đạo sư Panchen Losang Chokyi Gyaltsan cũng so sánh ba Nghi quỹ thấp với nhau. Ngài nói rằng trí huệ của các Bồ tát thực hành ba Nghi quỹ thấp phát sinh từ pháp thần linh quán thì còn thô kệch hơn trí huệ đại lạc chứng ngộ tánh không rất tinh tế của một Bồ tát thực hành Nghi quỹ Du già tối thượng. Các Bồ tát của ba Nghi quỹ thấp dùng hoan lạc phát xuất từ ngắm, cười, hay nắm tay với hình quán tưởng của vị thần để chứng ngộ tánh không. Dù thô kệch hơn Nghi quỹ Du già cao nhất, nhưng đây cũng là tâm chứng ngộ tánh không tinh tế hơn tâm của các Bồ tát Ba La Mật thừa.
* Các Loại Nghi Quỹ Du Già Tối Thượng
Nghi quỹ Du già tối thượng có thể được chia thành hai giòng chính: Nghi quỹ cha và Nghi quỹ mẹ. Hai loại này giống nhau ở pháp tu tập hợp nhất phương tiện đại lạc và trí huệ chứng ngộ tánh không. Nếu các pháp phương tiện và trí huệ không được phối hợp với nhau, thì hành giả không thể chứng đắc, cũng như con chim không thể bay bằng một cánh. Còn khi phương tiện và trí huệ được kết hợp với nhau thì hành giả sẽ đạt giác ngộ, như con chim vươn hai cánh bay cao. Trong Nghi quỹ Du già tối thượng, nhất thiết phải có sự hợp nhất giữa phương tiện và trí huệ, đó là đại lạc xuất hiện cùng lúc với trí huệ chứng ngộ tánh không.
Tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều có các pháp ảo thân và Tịnh quang. Nghi quỹ cha là một Nghi quỹ Du già tối thượng, chủ yếu giảng về pháp ảo thân. Các Nghi quỹ cha trình bày ảo thân thực thụ, nguyên nhân của ảo thân và kết quả của pháp ảo thân. Ảo thân thực thụ có hai loại: ảo thân bất tịnh và ảo thân thanh tịnh.
Ảo thân bất tịnh là ảo thân chưa gạt bỏ được vô minh tiến tới giải thoát. Ảo thân thanh tịnh là ảo thân đã gạt bỏ được vô minh tiến tới giác ngộ. Các luồng khí cực vi tế, vốn là vật cưỡi của các Tịnh quang trong các pháp cô lập thân, cô lập khẩu và cô lập ý, là nguyên nhân của ảo thân bất tịnh. Còn khí nguyên thủy vốn là vật cưỡi của Tịnh quang là nguyên nhân của ảo thân thanh tịnh. Panchen Losang Chokyi Gyaltsan nói rằng Nghi quỹ Guhyasamaja và Nghi quỹ Yamantaka thuộc loại Nghi quỹ cha, Nghi quỹ phương pháp và Nghi quỹ của nam hành giả. Nghi quỹ phương pháp là một Nghi quỹ Du già tối thượng, chủ yếu nói về phương pháp đắc ảo thân. Các Nghi quỹ thấp cũng có nói về các pháp thực hành nhưng không có pháp ảo thân. Nghi quỹ phương pháp có ba loại: Nghi quỹ phương pháp “ưa”, Nghi quỹ phương pháp “ghét”, và Nghi quỹ phương pháp “không biết ưa hay ghét”. Guhyasamaja là một Nghi quỹ phương pháp “ưa”, Yamantaka là một Nghi quỹ phương pháp “ghét”, và Vajraarala là một Nghi quỹ “không biết ưa hay ghét”. Có ba Nghi quỹ phương pháp “ghét”, đó là Dạ Ma Ta Ka (Yamantaka) Ðỏ, Dạ Ma Ta Ka Ðen, và Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka.
Nghi quỹ mẹ là một loại Nghi quỹ Du già tối thượng, chủ yếu nói về Tịnh quang Trí. Có hai loại: Tịnh quang Mô phỏng và Tịnh quang Nghĩa. Tịnh quang Mô phỏng là loại tâm thức cực tinh tế gián tiếp chứng ngộ tánh không, tức sự vô tự tánh của các pháp. Tịnh quang mô phỏng được chia làm bốn loại: Tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập thân, Tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập khẩu, Tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập ý, và Tịnh quang mô phỏng của giai đoạn thứ ba (tức pháp thứ ba trong năm giai đoạn. Xem chương 14). Tịnh quang nghĩa cũng là loại tâm thức cực tinh tế trực tiếp chứng ngộ tánh không. Tịnh quang nghĩa cũng có bốn loại: Tịnh quang nghĩa trực trừ vô minh chướng ngại đi tới giải thoát, Tịnh quang nghĩa đã đoạn lìa vô minh đi tới giải thoát, Tịnh quang nghĩa trực trừ vô minh chướng ngại đi tới toàn giác, Tịnh quang nghĩa đã đoạn lìa vô minh chướng ngại đi tới toàn giác. Cả Tịnh quang mô phỏng lẫn Tịnh quang nghĩa nhất thiết đều là trí huệ về đại lạc và tánh không hợp nhất. Các Nghi quỹ Diệm nhiên vương (Heruka), Kim cương Du già nữ (Vajrayogini) và Hắc Luân (Kalachakra) là những Nghi quỹ mẹ, Nghi quỹ trí huệ và Nghi quỹ của nữ hành giả.
Các học giả cho rằng Nghi quỹ cha là pháp về nam thần, còn Nghi quỹ mẹ là pháp về nữ thần. Nói như vậy là không đúng, vì Kalachakra và Heruka là những nam thần nhưng vẫn là thần của các Nghi quỹ mẹ.
Tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều là những Nghi quỹ bất nhị, là đề tài chính của chúng là sự hợp nhất phương tiện và trí huệ, tức đại lạc xuất hiện đồng thời với trí huệ chứng ngộ tánh không. Nhưng “phương tiện” của Nghi quỹ bất nhị khác với “phương tiện” của Nghi quỹ phương tiện, là thân giả ảo hay ảo thân. Tương tự như vậy, “trí huệ” của Nghi quỹ bất nhị khác với “trí huệ” của Nghi quỹ trí huệ. “Trí huệ” của Nghi quỹ bất nhị là trí huệ chứng ngộ tánh không, còn trí huệ của Nghi quỹ trí huệ là trí huệ về Tịnh quang.
* Tất Cả Các Nghi Quỹ Ðược Bao Gồm Trong Năm Giai Ðoạn Tu Tập Như Thế Nào?
Có nhiều cách phân loại các pháp tu tập thuộc hai giai đoạn phát sinh và thành tựu của Nghi quỹ Du già tối thượng. Giai đoạn phát sinh có những cách phân loại như sáu nhánh thuộc giai đoạn phát sinh trong Nghi quỹ Guhyasamaja và mười một pháp trong hệ thống Vajrayogini được liệt kê ở Chương 7. Trường Mật giáo Gyumay có một hệ thống gồm tám nhóm các kỹ thuật tu luyện ở giai đoạn thành tựu. Cũng có những cách phân loại các giai đoạn thành tựu của Nghi quỹ Guhyasamaja thành sáu, năm, và bốn, được liệt kê ở chương 14.
Tuy vậy, các cách liệt kê khác nhau đó không hề mâu thuẫn nhau. Chúng chỉ là những cách phân loại khác nhau. Sự thật là các pháp tu tập thuộc giai đoạn phát sinh và giai đoạn thành tựu của tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng có thể được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập được đề ra trong quyển “Minh Ðăng” của luận sư Nguyệt Xứng (Chandrakirti) nói về Nghi quỹ Guhyasamaja:
“Ðể đạt thân mật chú trọn vẹn
Giai đoạn phát sinh là thứ nhất
Chỉ quán sát tâm
Thì đó là giai đoạn thứ nhì.
Cho thấy chân lý thông thường
Là giai đoạn thứ ba hấp dẫn
Sự thanh tịnh của chân lý thông thường
Là giai đoạn thứ tư
Còn sự hợp nhất hai chân lý
Thì là giai đoạn thứ năm
Thần chú, thân và tâm
Thanh tịnh và hợp nhất
Do hiểu được yếu nghĩa
Của năm giai đoạn, hãy thực hành sáu điểm.”
Năm giai đoạn tu tập là:1. Giai đoạn phát sinh thần chú (Hệ thống Guhyasamaja gọi là giai đoạn phát sinh)
2. Giai đoạn quán sát tâm (Cô lập ý, gồm cả cô lập thân và cô lập khẩu)
3. Giai đoạn ảo thân thông thường (Bỏ thân bất tịnh)
4. Giai đoạn Tịnh quang tối thượng (Tịnh quang nghĩa, tức thực thụ)
5. Giai đoạn hợp nhất bất nhị (Hợp nhất)
Những tên gọi này sẽ được giải thích ở Chương 14.
Tại sao tất cả các cách phân chia các giai đoạn tu tập của các Nghi quỹ Du già tối thượng đều có năm giai đoạn, lý do là vì tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều ca tụng pháp hợp nhất ở giai đoạn vô học đạo chính là Phật quả. Hợp nhất vô học đạo phát xuất từ nguyên nhân của nó là pháp hợp nhất hữu học. Pháp hữu học tùy thuộc nguyên nhân của nó là Tịnh quang nghĩa. Tịnh quang nghĩa tùy thuộc nguyên nhân của nó là ảo thân bất tịnh. Ảo thân bất tịnh tùy thuộc nguyên nhân của nó là cô lập ý. Cô lập ý tùy thuộc cô lập khẩu. Cô lập khẩu tùy thuộc nguyên nhân của nó là pháp cô lập thân ở giai đoạn thành tựu. Cô lập thân ở giai đoạn thành tựu tùy thuộc pháp tu tập ba thân ở giai đoạn phát sinh. Pháp này lại tùy thuộc lễ truyền pháp và giữ giới nguyện Kim cương thừa. Những pháp này đều được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập. Năm giai đoạn tu tập bao gồm tất cả các pháp Nghi quỹ Du già tối thượng. Năm giai đoạn này lại được chia thành hai giai đoạn, là giai đoạn phát sinh Nghi quỹ Du già tối thượng và giai đoạn thành tựu Nghi quỹ Du già tối thượng.
Tất cả các pháp tu tập Kinh điển và Mật điển được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja đều có nét tương đồng về nội dung cũng như công dụng.
Sáu Pháp Chuẩn Bị của Nghi quỹ Du già tối thượng Kalachakra cũng được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja do có sự tương đồng. Dù có cấu trúc và tên gọi khác, các pháp tu tập của Nghi quỹ Kalachakra cũng tương tự như năm giai đoạn tu tập của Nghi quỹ Guhyasamaja. Nội dung các pháp tu tập của mọi Nghi quỹ Du già tối thượng khác đều có trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja.
Về mặt công dụng, tất cả các pháp tu tập của ba Nghi quỹ thấp cũng được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja. Ðó là vì tất cả bốn loại Nghi quỹ đều có công dụng phát sinh các thành tựu thông thường và tối thượng. Bởi lý do này mà Nghi quỹ Guhyasamaja được coi là gốc rễ (root) của tất cả các Nghi quỹ, ví như rễ cây là căn bản của cành và lá.
Tương tự như vậy, tám vạn bốn ngàn pháp môn của đức Phật có thể được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja về mặt công dụng, vì công dụng của tám mươi tư ngàn pháp môn này là mang lại thành tựu giải thoát và đại giác ngộ. Nghi quỹ Guhyasamaja đặc biệt giải thích rõ ràng về việc đắc pháp thân có nguyên nhân từ Tịnh quang Mô Phỏng và Tịnh quang Nghĩa, và đắc hai sắc thân (báo thân và hóa thân) từ nguyên nhân Ảo Thân Bất Tịnh và Ảo Thân Thanh Tịnh. Hệ thống Guhyasamaja được coi là rễ của mọi Nghi quỹ, và cũng là đỉnh của mọi Nghi quỹ.
* Năm Ðạo Của Nghi Quỹ Du Già Tối Thượng
Hai giai đoạn phát sinh và thành tựu bao gồm năm đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. Ðó là:
1. Ðạo tích lũy của Nghi quỹ Du già tối thượng.
2. Ðạo chuẩn bị của Nghi quỹ Du già tối thượng.
3. Kiến đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng.
4. Tu đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng.
5. Vô học đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng.
Tất cả các pháp thực hành ở giai đoạn phát sinh là thành phần của đạo tích lũy thuộc Nghi quỹ Du già tối thượng. Tất cả các pháp thực hành ở giai đoạn thành tựu được bao gồm trong đạo chuẩn bị, kiến đạo, và tu đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. Vô học đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng không phải là thành phần của giai đoạn thành tựu, vì giai đoạn thành tựu nhất thiết phải là một pháp tu tập, hay Du già, trong dòng tâm thức của một hành giả hữu học, chưa thuộc giai đoạn vô học. Trong “Tinh Yếu Của Năm Giai Ðoạn Tu Tập”, đạo sư Panchen Losang Chokyi Gyaltsan đã luận giải Nghi quỹ Guhyasamaja. Ngài định nghĩa giai đoạn thành tựu là một pháp Du già trong dòng tâm thức của một hành giả đang học, hay hữu học, phát xuất từ việc hành giả đã làm cho các luồng chân khí (hay tinh lực) đi vào, trụ lại và tan hòa trong kinh mạch trung ương bằng lực Thiền quán. Từ việc tu tập các pháp thông thường kết hợp với việc phát Bồ đề tâm của Nghi quỹ Du già tối thượng, tất cả các pháp tu tập phát sinh trước khi bước vào giai đoạn thành tựu được gọi là đạo tích lũy của Nghi quỹ Du già tối thượng. Nghĩa là từ khi phát nguyện đạt sự hợp nhất vô học đạo cho tới khi các luồng khí lực cao và thấp đi vào, trụ lại và tan hòa trong kinh mạch trung ương bằng lực Thiền quán trong giai đoạn thành tựu được gọi là đạo tích lũy của Nghi quỹ Du già cao nhất.
Có sự khác biệt giữa Bồ đề tâm của các Bồ tát Ba La Mật thừa và Bồ đề tâm của các Bồ tát Nghi quỹ Du già tối thượng. Bồ đề tâm Ba La Mật thừa là ý nguyện đạt giác ngộ để có thể làm lợi ích cho chúng sanh, còn Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già cao nhất là ý nguyện đạt sự hợp nhất vô học vì lợi ích của chúng sanh. Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già tối thượng được coi là sâu hơn vì sự hợp nhất vô học rất thâm sâu. Ðó là sự hợp nhất của Tịnh quang và ảo thân.
Vậy, khi ba pháp tu tập chính được thực hành với Bồ đề tâm Ba La Mật thừa thì chúng không phải là thành phần của đạo tích lũy trong Nghi quỹ Du già tối thượng. Nếu chúng được thực hành với Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già tối thượng, thì những pháp xả ly, phát Bồ đề tâm vì lợi ích chúng sanh, và những pháp khác sẽ là thành phần của đạo tích lũy thuộc Nghi quỹ Du già tối thượng. Sự hợp nhất vô học chính là sự giác ngộ của Nghi quỹ Du già tối thượng. Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già tối thượng thì thâm diệu hơn, ích lợi hơn Bồ đề tâm của Ba La Mật thừa và ba Nghi quỹ thấp rất nhiều, và cũng mang lại kết quả lớn hơn bội lần.
Các giai đoạn từ lúc bắt đầu tu tập các pháp thuộc giai đoạn thành tựu cho tới khi đạt giai đoạn thành tựu thứ tư Tịnh quang nghĩa, được vào đạo chuẩn bị của Nghi quỹ Du già tối thượng. Vậy, đạo chuẩn bị Nghi quỹ Du già tối thượng gồm các pháp cô lập thân, cô lập khẩu, cô lập ý, và ảo thân bất tịnh. Giai đoạn thành tựu thứ tư, tức Tịnh quang nghĩa, là kiến đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng và cũng là địa vị Bồ tát thứ nhất (Sơ địa Bồ tát). Ảo thân bất tịnh ngừng lại và kiến đạo thường trực sẽ là pháp đối trị mọi vô minh cản trở giải thoát. Ðồng thời hành giả đạt sơ địa Bồ tát và cấp Ðại Bồ tát Nghi quỹ Du già tối thượng. Mọi pháp từ sự hợp nhất của hành giả hữu học cho tới sự hợp nhất vô học được coi là tu đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. Sự hợp nhất vô học là vô học đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. (Hợp nhất tức Du già, hay pháp tu luyện).
* Những Ðặc Ðiểm Của Pháp Ðộc Giác Kim Cương Ðại Phẫn Nộ
Vào đêm trước ngày gặp đạo sư Tsong Khapa trong lần đầu tiên, Ngài Khendrup Je nằm mộng thấy mình đi lạc trong bóng đêm tăm tối. Rồi đột nhiên mặt trời nhô lên, ánh bình minh rực rỡ xua tan bóng tối, và ở trong ánh sáng đó, đức Văn Thù (Manjushri) trẻ đẹp xuất hiện với hào quang ngũ sắc. Ðức Văn Thù có màu vàng cam, ngồi thế Kim cương, với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp. Thân quang minh của Ngài trông trẻ trung và lôi cuốn, vẻ mặt hơi phẫn nộ. Tay phải cầm gươm trí huệ phát ra lửa, tay trái cầm quyển kinh Bát Nhã để nơi tim.
Sau đó đức Văn Thù tan nhập vào Khendrup Je. Ngay khi ấy, Ngài nhận biết rằng đạo sư Tsong Khapa là một trong những hóa thân của đức Văn Thù. Ngày hôm sau khi Khendrup Je gặp Tsong Khapa, do nhân duyên từ vô số kiếp trước hai người vốn đã có mối quan hệ sư đệ với nhau, và Ngài cảm thấy rất ấm lòng. Khendrup Je thỉnh vấn đạo sư Tsong Khapa về nhiều đề mục của Kinh điển và Mật điển. Sau khi thuyết giảng xong, đạo sư Tsong Khapa hỏi duyên do từ đâu mà Khendrup Je lại có những hiểu biết sâu xa về giáo pháp như vậy. Khendrup Je đáp rằng tự bản thân học hỏi rất nhiều về Kinh điển lẫn Mật điển, cũng như đã cầu nguyện đạo sư và bổn tôn (hộ thần Yidam), ngộ rằng hai vị này bất khả phân. Ðạo sư Tsong Khapa hỏi: “Vị hộ thần của ông là ai?” Khendrup đáp rằng mình đã thực hành pháp Văn Thù và Hồng Dạ Ma Ka Ta (yamankata đỏ).
Ðạo sư Tsong Khapa phán: “Thực hành các pháp Dạ Ma Ka Ta Ðỏ, Ðen, và Xanh Ðen sẽ đưa hành giả tới gần với đức Văn Thù. Nhưng truyền thống của ta là thực hành pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka Xanh Ðen và pháp này có năm đặc điểm lớn. ”
Khendrup Je liền dâng một Kim Mạn Đà La và thỉnh cầu Ngài Tsong Khapa giảng giải năm đặc điểm.
Năm đặc điểm đó là:
1. Vào thời ngũ trược năm điều xấu ác đang hoành hành. Con người giải đãi, ít có trí huệ, không giữ phạm hạnh và không phát nguyện. Họ chất chứa tà kiến, không hiểu ý nghĩa của kinh sách, không tôn sư và trọng bạn đồng tu, và không có nhiều lòng từ bi. Họ không biết tàm, quý, xa rời giáo pháp, kiêu mạn, và rơi vào vực thẳm tà kiến vì kiêu ngạo với ý tưởng tự ngã thường tồn của họ. Họ điên loạn với tham dục và do đó tạo nghiệp xấu. Họ ít có công đức và tuổi thọ ngắn. Xứ xứ và con người trở nên bại hoại. Khi lực tà trược quá mạnh, nếu không tìm sự an trú nơi pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka thì việc tu tập của chúng ta không có kết quả. Ðặc điểm thứ nhất của pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka là nhờ dựa vào oai lực siêu diệu của Ngài mà việc tu tập của chúng ta sẽ thành tựu, kể cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
2. Hình ảnh Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cầm những khúc ruột ở bàn tay trái thứ bảy và một lò lửa ở tay trái thứ mười hai cho thấy pháp tu tập của Ngài gồm hai pháp thâm diệu là Ảo thân và Tịnh quang, như được giảng giải trong Nghi quỹ Guhyasamaja. Ruột tượng trưng ảo thân, và lò lửa tượng trưng Tịnh quang.
3. Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cầm dao găm thiêng (khatvanga) ở bàn tay phải thứ mười cho thấy một pháp đặc biệt về luồng hỏa hầu (lửa tam muội), vốn thường không được đề ra trong các Nghi quỹ cha, là một thành phần của pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka.
Ðiều này cho thấy Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cũng có các pháp hoan lạc bất nhị và tánh không, vốn là đặc điểm của các Nghi quỹ Hevajra, Heruka và Vajrayogini.
4. Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cầm một xác người bị cắm trên một cái cọc ở bàn tay trái thứ mười một, cho thấy pháp chứng ngộ đó độ được những kẻ đại ác, phạm tội ngũ nghịch, phạm thập thiện giới, lìa bỏ chánh pháp, và những việc xấu khác.
5. Thông thường ba pháp Dạ Ma Ta Ka, tức Ma Ta Ka đỏ, Dạ Ma Ta Ka Ðen, và Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ, đều là những hóa thân phẫn nộ của đức Văn Thù.
Dạ Ma Ta Ka Ðỏ là hóa thân hơi phẫn nộ, Dạ Ma Ta Ka Ðen là hóa thân khá phẫn nộ, Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ là hóa thân cực kỳ phẫn nộ. Dạ Ma Ta Ka Ðỏ và Dạ Ma Ta Ka Ðen có khuôn mặt thật của đức Văn Thù hiền hòa trong giai đoạn là Nhân Kim cương Thủ (the causal vajra holder) nhưng không có bộ mặt thật của đức Văn Thù trong giai đoạn là Quả Kim cương Thủ (the resultant vajra holder). Còn Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ thì có khuôn mặt thật của đức Văn Thù trong cả hai giai đoạn Nhân Kim cương Thủ và Quả Kim cương Thủ. Ðiều này cho thấy Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ có đặc điểm là: một pháp phối hợp hiền hoà và phẫn nộ. Pháp này được tượng trưng bằng Văn Thù trẻ trung có nét mặt hơi phẫn nộ. Với Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ Pháp Môn, hành giả gần gũi đức Văn Thù hơn và dễ nhận được sự gia hộ của Ngài.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.17/6/2014.
No comments:
Post a Comment