Saturday 14 June 2014

Pháp môn Tịnh Độ.

 
LỜI TỰA
             Đức Phật Thích Ca vì một sự nhân duyên lớn mà ra đời. Ngài muốn chỉ cho tất cả chúng sanh thành Phật như ngài. Nhưng vì căn cơ  trình độ của chúng sanh trong buổi đầu tiên học đạo còn non kém. Nên ngài quyền biến lập ra ba thừa: Thinh Văn, Duyên Giác Và Bồ- tát. Đến lúc các vị Tỳ Kheo kham lãnh đạo Vô Thượng Bồ Đề, ngài bèn gom ba thừa quy theo vào Phật Thừa.
            Đối với các pháp môn tu trì, hàng Nhị thừa phải trải qua mười kiếp A- tăng – Kỳ. Như vậy, vấn đề thành Phật, không pháp môn nào tu lẹ cho bằng pháp môn niệm Phật. Người  được vãng sanh không cần phải trải qua nhiều kiếp A- tăng – Kỳ, tại sao vậy? bởi vì chúng sanh ở nước cực lạc, do nguyện lực của đức Phật A-Di Đà, ai ai cũng có sáu phép thần thông. Chúng sanh tại đây dùng pháp thần thông, đi khắp mười phương Phật để cúng dường, nghe pháp, thành ra người nào cũng mau thành Phật. Hơn nữa, tại tây Phương Cực Lạc quốc, chúng sanh không cần phải bận tậm đến vấn đề ăn, mặc, ở, cái gì cũng do thần thông của Đức Phật A Di Đà hoá hiện. Muốn ăn gì tự nhiên đồ ăn hiện ra ở trong chén đĩa bằng thất bảo, sau khi ăn không cần dọn rửa, tự nhiên chén đĩa biến mất.
Sỡ dĩ chúng sanh tại Tây Phương mau thành Phật là vì muôn vật cần dùng không cần phải lo nghĩ, tâm trí rảnh rang, lại thêm được làm bạn với các vị Bồ -tát để tu học, do đó mà quả Phật chóng thành hơn các thế giới.
            Theo các pháp môn, người hành trì phải dứt hết phiền não nhiễm ô, dứt hết nghiệp quả, tội chướng mới được giải thoát, chứng quả Niết-bàn. Trái lại pháp môn Niệm phật, còn nghiệp quả mà cũng được vãng sanh. Trong kinh Phật gọi là “Đới nghiệp vãng sanh”.
            Đới nghiệp vãng sanh nghĩa là người tu hành còn mang nghiệp quả chưa dứt khoát trọn vẹn mà cũng được vãng sanh. Chẳng khác nào như hòn đá, tự lướt qua bể cả không được. Nếu có thuyền bè chở qua biển, dù bao nhiêu hòn đá cũng vượt khỏi bể khơi được như thường.
            Cái hay của pháp môn niệm Phật là bất luận già trẻ, bé lớn, kẻ ngu, người trí gì cũng đều được cả. Bởi pháp môn niệm Phật rất dễ tu, dễ chứng, dễ thành. Nên người niệm Phật được vãng sanh, chỉ chứng quả một hai người mà thôi.
            Pháp môn niệm Phật, sỡ dĩ mệnh danh là pháp môn tu tắt là vì pháp môn nầy mau thành công hơn các pháp môn khác. Đời mạt pháp, nếu chúng ta khônng tu pháp môn niệm Phật nào, thì không có pháp môn nào tu kịp Hội Long Hoa. Vậy chúng ta còn chần chừ gì nữa mà không mau mau tu theo pháp môn niệm Phật. Nếu bỏ lỡ dịp này, sợ e thân nầy sau khi tan rã, chừng đó có muốn tu hành cũng không còn dịp để  mà tu .
            Sách Phật có nói: “Nhơn thân nan đắc, Phật pháp nan văn” Nghĩa là thân này khó được, đã gặp được thân này mà không lo liệu tu hành cho sớm, có phải uổng một kiếp sanh ra làm người.
 NGUYÊN NHÂN NÀO PHẬT GIẢNG PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
Trong kinh Đại Bổn Di Đà có nói: một ngày kia nơi pháp toà, dung nhan của Đức Thế Tôn hiện ra nhan sắc một cách phi thường. A Nan là thị giả của Phật thấy vậy mới thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn ! Đệ tử đã từng hầu Thế Tôn lâu năm, đệ tử chưa lần nào thấy dung nhan của Đức Thế Tôn lạ như ngày hôm nay, Chẳng biết nguyên nhân nào sắc mặt của Đức Thế Tôn hiện ra như vậy? Xin Đức Thế Tôn vì chúng đệ tử mà khai thị để hiểu rõ lý do.
Nầy A Nan ! hay thay! Quý hoá lời hỏi của ngươi. Dù cho có người nào đó đem hết năng lực ra cúng dường tất cả các bậc Thinh Văn, Duyên Giác trong một cõi thiên hạ và bố thí cho hết thảy cõi Trời, cõi người cùng các loài bò bay máy cựa, trải đến kiếp nọ sang kiếp kia, cũng không thể bì kịp công đức câu hỏi của ngươi, sấp đến trăm ngàn vạn ức phần. Bởi vì do câu hỏi của ngươi, tất cả Chư Thiên và Vua Chúa trong nhân gian cho đến ngững loài bò bay máy cựa, cũng nhờ câu hỏi của ngươi mà được độ cho thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử khổ hải.
Nầy A Nan ! ta có một pháp môn  tu tắt khó nói ra quá, bởi vì pháp môn này đòi hỏi người nghe phải có đức tin một cách quả quyết mới có thể tu trì được. Trái lại, nếu thiếu đức tin, lòng còn do dự thì khó mà thành công đối với pháp môn nầy.
Trên đây là lý do khởi nguyên Đức Thế Tôn giảng nói pháp môn niệm Phật. Thực vậy, dù là Pháp môn nào đi nữa cũng phải đòi hỏi Hành giả phải có đức tin thật kiên cố mới mong thành công.
Theo lời Đức Thế Tôn nói với A Nan thì pháp môn nầy có thể độ được loài côn trùng nữa. Nhưng vì chúng ta là thai phàm mắt thịt, không thấy được loài côn trùng được độ bằng cách nào. Riêng đối với loài chim, loài sấu, ai có xem sự tích vãng sanh đều thấy rõ.
Loài sấu khi tu hành chúng không còn lội đi chỗ này chỗ nọ để săn thịt mà sống. Chúng nó trầm sâu dưới đáy sông, nhiều khi chỗ đó thành cồn thành bãi mà chúng vẫn kiên trì nằm mãi một chỗ.
Còn như loài chim nhờ chủ nhà dạy cho niệm phật, chúng nhái theo, đến khi chết chủ đem chôn, một ít sâu chỗ chôn xác mọc lên một đóa sen từ trong mỏ con chim mọc ra, chủ nhà biết rằng con chim đã được vãng sanh Tịnh Độ.
Hoa sen tượng trưng cho pháp môn Niệm Phật, người vãng sanh được hoá thân trong Liên Hoa. Vì vậy, Tịnh Độ Tông cũng gọi là Liên Hoa Tông. Hoa Sen là biểu hiện của pháp môn Niệm phật vì đó mà chủ nhà quyết đoán rằng: Con Chim của ông ta nuôi được vãng sanh Tịnh Độ.
Nhiều sự tích vãng sanh rất ly kỳ, xin xem phía sau sẽ thấy. Nhứt là các sự tích vãng sanh, trong đó có kể sự tích đời nay để làm bằng cớ, chẳng phải hoàn toàn kể chuyện đời xưa, nên không có gì là khó tin. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.14/6/2014.

No comments:

Post a Comment