THÁNH PHÀM HAI THỂ KHÁC NHAU.
THÁNH PHÀM HAI THỂ KHÁC NHAU
Phật, Tiên đều có ăn, song ăn thời biết mùi ngon, thơm tho, ăn rồi đồ quý tiêu hóa ra hơi thơm tan hết, không tiêu tiểu nhơ uế như cõi phàm, giáp cữ mới ăn nữa, như các vị ở cõi thiên đường ăn nhiều món ngon như Thiên Tu Đà.
Ba cõi trên thế gian chia ra như sau: một là Dục Giới Thiên, hai là Sắc Giới Thiên, ba là Vô Sắc Giới Thiên. Dục Giới Thiên tại đây chúng sanh hữu tình còn dâm dục, cõi nầy có cả thảy sáu cảnh giới gọi là lục dục thiên.
Sắc Giới Thiên: không còn dâm dục, ăn uống song còn màu sắc, thân hình nên gọi là sắc giới. Tại cõi này có 20 từng Phạm Thiên đến Đại Từ Đại thiên.
Vô Sắc Giới Thiên: tại cõi nầy chư thiên không có thân thể và hình sắc nên gọi là vô sắc, chỉ còn tâm thức ở trong thiền định mà thôi.
Hạng thần A Tu La có hai hạng: hạng ác thần hưởng huyết nhục, hạng kiết thần hưởng chay lạt. Dù hạng nào hưởng hết phước đức thì phải luân hồi ( như ông Cả Trước ở Trảng Bàng Tây Ninh, lúc còn hiển linh, bắt bối vác lái chèo đứng hoài nơi cử miếu, chờ chủ lấy lại mới đặng. Vùng đó thấy linh hiển, nên cử tên kêu bằng đi trác. Sau hưởng mấy chục năm, mãn phước phần đã luân hồi nên hết linh nữa.
A Tu La ác đạo là ăn mặn, nhờ ngay thẳng mà thành hung thần hưởng huyết nhục mau luân hồi. Nếu ăn chay thành kiết thần gọi là A Tu La thiên đạo thời lâu đọa làm thần ít trăm năm, không tu thêm về Cực lạc. Cũng phải bị luân hồi xuống thế mà hưởng giàu sang. Trừ ra thiên đạo tiên cha mẹ luân hồi hơn, hường phước mấy ngàn năm. Nếu tu theo Phật về Tây Phương thời khỏi luân hồi, dù giàu sanh cho mấy cũng phải luân hồi mang xác phàm. Muốn đặng liên hoa hóa thân mà sống đời thời phải tu theo Tịnh Độ.
CHÍN HẠNG ĐỀU ĐẶNG VÃNG SANH CỰC LẠC
Chín loại chúng sanh là: Thai sanh ( sanh bằng thai nghén), 2. Noãn sanh ( do sanh trong trứng), 3. Thấp sanh ( do ẩm ướt mà sanh) 4. Hóa sanh, ( do loài này hóa ra loài kia, như hóa bướm). 5. Loại hữu sắc( loại có màu sắc, như trời sắc giới ), 6. Loại vô sắc, ( loại không có màu sắc, như trời vô sắc giới), 7. Loại hữu tình( như cõi trời vô sắc, tuy không có thân hình mà có tư tưởng, 8. Loại Vô tưởng( như cõi trời Tịnh phạn, vì mãi ở trong cảng giới thiền định nên không có tư tưởng), 9. Loại Phi Tưởng( như cõi thứ tư trong vô sắc thiên, chẳng phải có tư tưởng, chẳng phải không tư tưởng. Tất cả chín tạo chúng sanh đó, ai niệm Phật cũng được vãng sanh .
Tầm thường là loài người ( Nhơn đạo) có vui cũng có khổ. Khổ hơn hết là ngạ quỷ ( ma đói) súc sanh, địa ngục. Trên loài người các cõi trời là vui hơn hết, song thần tiên dù hưởng thọ đến đâu, hết phước rồi cũng sa lần cho tới luân hồi, sao bằng Cực lạc khỏi phải luân hồi, nên ông Châu An Sĩ ( tác giả Tây quy Trực Chỉ) thường dùng hương miếu Văn Xương Đế quân với Đông Ngạc Đại Đế lạy vái rằng: Xin Đế Quân quy y theo Phật mà về làm Bồ- tát cõi Tây Phương, có khi dùng hương chùa Ngọc Hoàng lạy rồi cũng vái như vậy.
Chúng ta gặp may cửaTịnh Độ mà không bước vào cho đặng vãng sanh Cực Lạc. Thiệt uổng và rủi ro vô cùng. Vì tu Tịnh Độ không khó chi, ai làm cũng đặng vừa làm vừa tu không bỏ công ăn việc làm hằng ngày, nhọc công hai năm thời đủ, còn sống tu thêm cho quả vị lớn, tới lâm chung Phật cho biết ngày vãng sanh. Nếu không kịp hai năm, Phật cũng rước về Tây Phương làm dân tu thêm cho có quả vị, không là tham thiền, luyện đơn hết hơi mà không thoát khỏi nẻo luân hồi. Nhiều vị thức trọn gần hai năm không ngủ để tham thiền, kết quả chẳng đi đến đâu, nếu quý vị ấy tu Tịnh Độ ít nhất cũng được bực sen tòa trung. Nhiều vị trường trai đã sẳn tu Tịnh Độ rất lẹ thập bội, trong ít tháng cũng đủ, sao không chịu tu thêm cho đủ Tam Giáo, chắc đặng vãng sanh, bỏ trống liên đài, uổng quá.
NIỆM PHẬT KHÔNG UỔNG CÔNG
Việc chi ở đời làm không kết quả thời uổng công, chớ tu Tịnh Độ dù sai chạy cũng không mất công chút nào. Xưa có lão tiều gặp cọp sợ quá, leo lên cây niệm Phật mà thoát chết, sau chết đầu thai kiếp khác tỉnh ngộ đi tu mà thành. Niệm Phật một hồi còn đặng thiện căn như vậy, huống chi tu Tịnh Độ mãn đời, Dù kiếp này mới tu không mấy ngày còn làm nhiều tội lỗi, trong lòng xao lãng không đặng vãng sanh, kiếp sau có lúc tỉnh ngộ tu cũng thành, có uổng công đâu, làm ruộng thất màu mang nghèo, học không đậu uổng công có khi mang nghèo.
LÝ NHÂN QUẢ THÔNG CẢ BA ĐỜI, GẶP VIỆC BUỒN CŨNG RÁNG NIỆM, TÂM TA CÓ THỂ CẢI TẠO HOÀN CẢNH.
Nhiều người mới làm lành chút ít, tụng kinh niệm phật đã mong được hưởng phước lớn, khi gặp cảnh khổ, bệnh hoạn, nghèo nàn, tai nạn, liền cho rằng làm lành mắc họa rồi từ đó ngã lòng chê bai Phật Pháp, những kẻ ấy không hiểu lý nhân quả, thông cả ba đời và tâm ta có thể cải tạo hoàn cảnh.
Xưa nay, ai đạo đức hơn đức Khổng Tử mà còn phải bị vây nơi đất Khuông, ngài tuyệt thực nhịn đói 7 ngày mà đờn ca bình thường. Kế đó vua Sở đem binh giải vây mới khỏi. Vua Văn Vương bị vua Trụ cấm ngục thành Dũ Lý bảy năm mới thả, sau con Võ Vương đặng làm Thiên Tử, huống chi người thường sao khỏi thời vận, xem tích ông Khương Tử Nha thời đủ hiểu cứ làm lành tu niệm mãi, tự nhiên tai nạn khỏi dữ hóa lành.
Nhân quả thông cả ba đời là thế nào? Như đời nầy làm lành hoặc dữ đời nầy hưởng phước hay mang theo họa đó là hiện báo. Đời này làm lành hoặc làm dữ, đời sau được hưởng phước hay mang họa là sanh báo. Đời này làm lành hoặc làm dữ, đời thứ ba, thứ tư, thứ mười trăm ngàn muôn đời sau, mới được hưởng phước hay mắc họa gọi là hậu báo. Hậu báo thì sớm muộn không định, đã gây nên nhân tất có quả, đó là lẽ đương nhiên
Tâm ta có thể cải tạo hoàn cảnh là thế nào ? Ví như có người kiếp trước gây nghiệp ác nặng, kiếp nầy chịu nhiều điều khổ dữ. Người ấy, biết tội lỗi do kiếp trước làm, ăn năn sám hối, đổi dữ làm lành tụng kinh niệm Phật tự tu và khuyên người tu cầu sanh về Cực Lạc, do sự hối cãi ấy, nghiệp trước kia liền tiêu bớt, đổi thành quả khổ nhẹ trong đời này như: hoặc bị người khinh rẻ, hoặc đau bệnh, nghèo nàn cũng gặp những việc không vừa ý. Chịu những khinh báo như thế, xong người ấy có thể thoát đường sinh tử. Kinh Kim Cang có nói: Nếu có người thọ trì kinh nầy mà bị kẻ khác khinh chê, người đó đời trước gây tội nghiệp đáng đọa vào ác đạo, do đời nầy bị sự khinh chê, nên tội trước được tiêu diệt sẽ chứng quả vô thượng Bồ Đề.
Người đời khi gặp tai nạn, nếu không oán trời tất cũng trách người, ít ai nghĩ đến sự trả nghiệp mà sanh lòng ăn năn. Phải biết trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu là lẽ tự nhiên, làm dữ mà vẫn hưởng phước là đời trước vun bồi cội phước đã dày, nếu không làm dữ thời phước còn lớn hơn. Làm lành mà hay bị tai nạn là đời trước trồng gốc tội đã sâu nếu không làm lành, tụng kinh, niệm Phật họa càng lớn hơn nữa. Ví như người phạm tội nặng chư kịp hành hình lại lập được công nhỏ, vì chưa có thể hoàn toàn xá nặng thành nhẹ, nếu lập công mãi đến khi công to không những trừ hết tội, trước lại được giải thoát nữa.
LẬP CÁCH ĐỘ TẬN CHÚNG SANH
Cách này trừ ra người không tin, không tu theo Tịnh Độ thời thôi, nếu tin mà tu bất cần gái trai già trẻ biết niệm Phật Di Đà, câm thời niệm thầm, dù tu mấy triệu chết cũng vãng sanh Cực Lạc không sót một người nào luân hồi đọa lạc
Nhà nào có duyên phần có phước, một người đọc cuốn kinh nầy, giảng cho cả nhà nghe ai cũng muốn, khi chết Phật Di Đà rước hồn về Tây Phương Cực Lạc, liên hoa hóa thân cho hết khổ. Ráng ăn trường trai, nếu không nổi, tập lần lục trai, thập trai, tệ quá thì ăn chay ngày mùng một và rằm. Tuy không cấm việc vợ chồng cưới gả, song phải giữ giới cho tinh nghiêm, làm lành đặng chút nào hay chút đó.
Ở nhà tuy còn ăn mặn, mà cữ tà dâm, sát sanh cho nghiêm, không nên uống rượu loạn tánh, dùng khô mắm, thịt, chợ cá tôm có sẵn, không giết con chi tại ngôi nhà mình. Cữ huyết thịt trâu bò, và thịt cầy. Nhớ mỗi tháng y như vậy, thỉnh tượng Di Đà thờ, mỗi ngày tụng nhật khóa, niệm sáu chữ “ Nam Mô A Di Đà Phật”
Ngày sám hối lập bàn hương án mà lập nguyện: tôi……….pháp danh……… tên ………….địa chỉ, phát tâm nguyện kể từ ngày nay, cải ác tùng thiện, ăn năn chùa lỗi, cử sát sanh, uống rượu, tà dâm, nói dối, và nguyện ăn chay trường, thập, lục.
Mỗi ngày niệm Di Đà 30 muôn câu, nhờ ơn phật chứng minh ứng mộng, đem họ tên vào liên hoa, sau lâm chung, phật cho biết ngày rước hồn về Cực lạc hóa thân theo Đức Phật cho khỏi luân hồi. Lạy bốn lạy, niệm Phật đủ 108 câu. Từ ấy sắp sau đi,đứng, nằm ngồi đều niệm thầm, ngày đêm nằm ngồi đều niệm thầm cộng đủ 30 muôn sẽ thấy Di Đà cho biết, ở trần thì niệm thầm không được ghi số. Đến cơn bệnh đừng sợ tốn, sắm đồ chay cho người bệnh ăn trường, niệm Phật ngày đêm cho tới lâm chung thời thấy Phật rước, mấy ngày cũng đủ, nhiều tháng quý hơn, hai năm thời thấy điềm cho biết trước ngày rước hồn có tòa sen,
Nếu chưa tới phần, mạnh lại như xưa giữ trường đâu cũng vậy đừng ơ hờ, lơ lỏng uổng công. Nhớ đến cơn ngặt mình gần tắt hơi niệm ra mười câu Di Đà hiện xuống rước liền, người nhà nên niệm Phật giúp cho được vãng sanh, đừng nên khóc cho người ra đi có sự quyến luyến, loạn tâm sao lãng không siêu thoát.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.13/6/2014.
No comments:
Post a Comment