Trí tuệ Bát Nhã nền tảng cơ bản của sự tu hành giải thoát.
Trong kho tàng Pháp bảo, trí Bát-Nhã là một phần quan trọng và quyết định rất nhiều đến sự thành tựu của tu hạnh giải thoát. Đối với người nghiệp nặng, chướng dày thường rất khó tin vì sự thật rốt ráo mà Đức Phật đề cập đến ở đây thường đi ngược lại với những gì thế gian đang nghĩ, đang làm thì làm sao họ có thể tin ngay cho được?
Kinh Phật cũng đã từng nêu ra một hình ảnh, trước khi thành Đạo, chiếc bình bát khất thực của Phật khi đặt xuống dòng sông thì liền trôi ngược dòng cũng phần nào đã nói lên điều ấy. Tuy nhiên, chúng ta dù tin hay không tin thì sự thật muôn đời vẫn là sự thật. Kinh dạy: “Như Lai nói lời chân, lời thật, lời như, lời không dối, lời chẳng khác…”. Nếu tin được Bát-Nhã, thì Phật nói: “Người này thật là hy hữu, ít có và đã từng gieo trồng căn lành nơi không chỉ một Đức Phật, hai Đức Phật hay ba Đức Phật mà đã gieo trồng căn lành ở vô số Đức Phật”. Học Phật khó nhất chính là đây! Ai vượt qua ngưỡng cửa này sẽ vượt qua tất cả chướng ngại. Tu hành không bí quyết gì cả chỉ là nhìn thấu buông xuống. Muốn nhìn thấu thì không thể thiếu trí Bát-Nhã vậy!
Vậy, Bát-Nhã là gì? Thật rất khó có thể diễn bày hết được! Vì đó là tự tánh chúng ta. Tuy nhiên, gắng dụng văn tự mà nói một phần nhỏ, qua đó có thể dễ dàng hơn để nhìn thấu và buông xuống thì trước hết Bát-Nhã là trí tuệ thấu suốt sự thật về thân, tâm và sự vật đúng như lẽ thật của nó là duyên hợp giả tạm, không có chủ thể, thật đồng huyễn hoá. Bát-Nhã cũng là chánh tri, chánh kiến tối cao nhất mà chư Phật ra đời để giúp chúng ta phá đi nhận thức sai lầm về “Ngã”. Thế Tôn khi mới ra đời đã từng nói: “Thiên thượng Thiên hạ, duy Ngã độc tôn. Tất cả thế gian, sinh già bệnh chết ”. Diệu lý chư Phật không dễ gì thấu hết! Chúng ta thường nghĩ đây là thông điệp chỉ Đức Phật là bậc tôn quý nhất, hơn cả thế gian vì đã lìa sinh tử. Song, chúng ta đều biết, giáo lý Vô Ngã cũng là điều tối quan trọng mà thời kỳ đầu Phật đã đề cập đến. Nó đã gióng lên một tiếng chuông hùng tráng để thức tỉnh những cái Ta giả tạm đang còn miên man trong giấc say năm dục sáu trần, tham sân si, mạn, nghi, ác kiến. Trên trời dưới đất mọi khổ đau đoạ lạc đều là do chấp Ngã này mà ra. Phá được Ngã là phá cái gốc, phá được tất cả. Kinh dạy: “Hiểu một tức ngàn theo, mê một tức muôn lầm” cũng chính là lẽ này vậy!
Phật dạy, thân này là: Vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh mà phàm phu mê lầm cho là thật Ta, là thường, vui, sạch đẹp. Vượt lên bốn điên đảo của phàm phu, hàng tu cao hơn lại chấp: Vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh mà chưa nhận ra bên cạnh sự: Vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh ấy, trong mỗi chúng ta luôn tồn tại một pháp thân: Thường, lạc, ngã, tịnh trùm khắp hư không pháp giới, vốn không sinh diệt và bình đẳng đồng chư Phật. Đây mới chính là cái “Ngã” chân thật. Là pháp thân ấy vậy!
Phật dạy, thân này là: Vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh mà phàm phu mê lầm cho là thật Ta, là thường, vui, sạch đẹp. Vượt lên bốn điên đảo của phàm phu, hàng tu cao hơn lại chấp: Vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh mà chưa nhận ra bên cạnh sự: Vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh ấy, trong mỗi chúng ta luôn tồn tại một pháp thân: Thường, lạc, ngã, tịnh trùm khắp hư không pháp giới, vốn không sinh diệt và bình đẳng đồng chư Phật. Đây mới chính là cái “Ngã” chân thật. Là pháp thân ấy vậy!
Xét về tâm, phàm phu mê lầm nên nhận những tâm duyên với sáu trần là tâm mình mà đã bỏ mất chân tâm thanh tịnh, giác tri, bất sanh bất diệt vốn là “ông chủ” thật sự chính mình. Là tâm Phật chúng ta ấy vậy!
Trong pháp hội Thủ Lăng Nghiêm, sau bảy lần gạn hỏi về tâm, A-nan đều không đáp đúng. Kể cả ông A-nan cho rằng, tâm thiện lành mà bấy lâu nay ông đã hết lòng phụng sự Phật chính là tâm của ông. Tất cả các lần đều bị Phật bác bỏ và Phật gọi là: “Các ông đang dùng cát sỏi nấu mà mong thành cơm, trọn không thể được. Dẫu có trải qua vô lượng kiếp thì cũng chỉ thành cát nóng, sỏi nóng mà thôi”. Chúng ta phải hết sức tỉnh giác với lời khai thị quý báu này của Phật thì công phu tu tập mới không bị uổng phí. Muốn nấu thành cơm thì điều trước tiên phải làm cho ra gạo rồi mới bắt đầu nấu. Cũng như vậy, trong tu hành giải thoát, chúng ta cần phải ngộ được chân tâm của mình rồi mới khởi tu các pháp như thiền, niệm Phật v.v… thì như cổ đức đã từng nói: “Một ngày như đi vạn dặm!” vậy. Phật cũng đã dạy: “Nhân địa tu hành của tất cả chư Phật đều y nơi tướng giác thanh tịnh viên chiếu, hằng đoạn vô minh mới thành Phật đạo”. Bây giờ, chúng ta sẽ nương vào Kinh điển, dùng văn tự Bát-Nhã để quán chiếu thì thật tướng Bát-Nhã trong chúng ta có thể sẽ được khai phát và sẽ nhận biết thân này rốt ráo là duyên hợp, tạm có, không phải là Ta. Những tâm duyên lự như: Vui, buồn, yêu, ghét v.v… mà mình đang sống đây cũng là huyễn, không phải là thật Ta. Mà chính chân tâm, pháp thân thanh tịnh và giác tri khắp mười phương đang bị lãng quên kia mới chính là cái “Ta” đích thực.
Mở đầu Bát-Nhã Tâm Kinh cũng đã nói: “Quán Tự tại Bồ-tát hành thâm Bát-Nhã Ba-la-mật-đa, soi thấy năm uẩn đều không nên qua hết thảy khổ ách”…
Năm Uẩn là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là Sắc Thân, hình sắc… Thọ, Tưởng, Hành, Thức tạm gọi là Tâm nhưng chỉ là tâm vọng tưởng. Thọ là cảm thọ, có ba: Khổ thọ, lạc thọ và vô ký (không khổ không lạc). Tưởng là sự nghĩ tưởng; Hành là hành vi; Thức là thức trí phân biệt... Nếu quán thấy Sắc thân là “Không” thì thọ, tưởng, hành, thức cũng đều “Không”. Vì do nhận thức sai lầm chấp Thân này là thật Ta, dẫn đến nhận lầm bốn uẩn kia cũng là Ta. Quý vị nên tìm hiểu thêm Duy Thức học để hiểu rõ hơn. Duy Thức cũng được Đức Phật đề cập đến trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Một số Luận về Duy Thức cũng có trích trong bộ Phật Học Phổ Thông, Quyển 3 của HT Thích Thiện Hoa. Nếu nắm rõ tiến trình của Ngũ Uẩn diễn ra ngay trong thân này thì chúng ta sẽ dễ dàng làm chủ mình và tiến đến không còn dính mắc, ắt sẽ chấm dứt mọi khổ đau.
Ngoài ra, nếu đầy đủ nhân duyên thì quý vị nên tìm hiểu kỹ bài Kinh Sáu Sáu (Kinh số 148) trong Trung Bộ Kinh. Tuy rất ngắn, nhưng đây là một bài Kinh vô cùng quan trọng và thiết thực cho sự tu hành của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Bài Kinh đã chỉ ra sự tập khởi và đoạn diệt Thân kiến (cái nhìn về thân). Đặc biệt, trong bài Kinh Sáu Sáu này, Đức Phật Thích Ca đã chỉ dạy cho chúng ta sự Tập khởi và Đoạn diệt Tham, Sân, Si (vô minh) rất rõ ràng. Khi căn tiếp xúc với trần, sinh ra cảm thọ như (khổ, vui, vô ký), thì chúng ta phải biết lặng lẽ nhìn chúng như thế nào để tham, sân, si không còn khởi lên. Ngay đó, thân tâm vô cùng vắng lặng, an lạc và thanh tịnh. Tự tại và giải thoát ắt sẽ hiện tiền.
Năm Uẩn là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là Sắc Thân, hình sắc… Thọ, Tưởng, Hành, Thức tạm gọi là Tâm nhưng chỉ là tâm vọng tưởng. Thọ là cảm thọ, có ba: Khổ thọ, lạc thọ và vô ký (không khổ không lạc). Tưởng là sự nghĩ tưởng; Hành là hành vi; Thức là thức trí phân biệt... Nếu quán thấy Sắc thân là “Không” thì thọ, tưởng, hành, thức cũng đều “Không”. Vì do nhận thức sai lầm chấp Thân này là thật Ta, dẫn đến nhận lầm bốn uẩn kia cũng là Ta. Quý vị nên tìm hiểu thêm Duy Thức học để hiểu rõ hơn. Duy Thức cũng được Đức Phật đề cập đến trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Một số Luận về Duy Thức cũng có trích trong bộ Phật Học Phổ Thông, Quyển 3 của HT Thích Thiện Hoa. Nếu nắm rõ tiến trình của Ngũ Uẩn diễn ra ngay trong thân này thì chúng ta sẽ dễ dàng làm chủ mình và tiến đến không còn dính mắc, ắt sẽ chấm dứt mọi khổ đau.
Ngoài ra, nếu đầy đủ nhân duyên thì quý vị nên tìm hiểu kỹ bài Kinh Sáu Sáu (Kinh số 148) trong Trung Bộ Kinh. Tuy rất ngắn, nhưng đây là một bài Kinh vô cùng quan trọng và thiết thực cho sự tu hành của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Bài Kinh đã chỉ ra sự tập khởi và đoạn diệt Thân kiến (cái nhìn về thân). Đặc biệt, trong bài Kinh Sáu Sáu này, Đức Phật Thích Ca đã chỉ dạy cho chúng ta sự Tập khởi và Đoạn diệt Tham, Sân, Si (vô minh) rất rõ ràng. Khi căn tiếp xúc với trần, sinh ra cảm thọ như (khổ, vui, vô ký), thì chúng ta phải biết lặng lẽ nhìn chúng như thế nào để tham, sân, si không còn khởi lên. Ngay đó, thân tâm vô cùng vắng lặng, an lạc và thanh tịnh. Tự tại và giải thoát ắt sẽ hiện tiền.
Kinh Nhân Duyên dạy: “Muôn pháp từ duyên sinh và cũng từ duyên mà diệt”. Thật vậy, khi quán chiếu cái ấm trà sẽ thấy nó bao gồm đất sét, lửa, nước, công thợ… duyên hợp lại thành một vật tạm đặt tên là cái ấm mà không có chủ thể. Từ việc quán chiếu cái ấm, chúng ta cũng có thể quán chiếu vạn vật và cơ thể mình. Phật dạy: “Tứ đại tan rã, rồi tứ đại lại kết hợp”. Bốn chất: Đất, nước, gió, lửa gọi là Tứ Đại. Tương ứng với bốn cơ cấu chức năng cơ thể là xương gân thịt, thể dịch, hô hấp, thân nhiệt. Hơi thở là gió. Hơi ấm là lửa. Máu mủ... là nước. Các chất cứng như thịt, xương… là đất. Thân này do cha mẹ sinh ra, do bốn chất hợp thành và hội đủ nhân duyên mà có. Khi thân chết thì hơi thở (gió) sẽ tắt trước, 8 tiếng sau hơi ấm (lửa) dứt hẳn. Nếu quan sát tử thi theo kiểu điểu táng ở một số bộ tộc sẽ thấy rõ ít hôm sau cơ thể trương sình vỡ thành nước thấm vào lòng đất hoặc bốc hơi bay lên. Cuối cùng, xương đến một lúc sẽ mục huỷ thành bột, gặp cơn gió thổi bay vào hư không. Như vậy, thân tứ đại đã trả về cho tứ đại và hư không.
Kinh Viên Giác, Phật dạy rất cụ thể: “…Thế nào là vô minh? Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay điên đảo nhận lầm tướng tứ đại là thân mình chấp cái tâm duyên theo bóng dáng sáu trần là tâm mình. Thân này rốt ráo không có tự thể, do tứ đại hoà hợp mà có tướng, thật đồng với huyễn hoá. Tứ đại giả hợp tạm có sáu căn (mắt, tai…) duyên với sáu trần nên tạm có tâm. Tâm hư vọng này nếu không có sáu trần ắt không có. Nên biết thân tâm đều là huyễn hoá nhơ bẩn, tướng nhơ bẩn đó hằng diệt thì thanh tịnh khắp mười phương”…
Như vậy, Phật dạy rất rõ: Thân, tâm này không phải Ta. Nếu nói thân tứ đại này là Ta thì lẽ ra nếu chúng ta muốn nó không già, bệnh, chết… thì phải được như ý chứ? Nhưng vì không phải là ta nên nó không bao giờ nghe theo lời ta. Nhưng nếu nói nó là giả thì quý vị bảo rằng, nó sờ sờ ra đấy sao lại bảo là giả? Vì thế, Bát-Nhã Tâm Kinh nói: “Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc. Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”. Đức Phật cũng dạy: “Chẳng bao lâu thân này, sẽ nằm dài trên đất, bị vứt bỏ vô thức, như khúc cây vô dụng”. Và nếu: “Biết thân như bọt nước, ngộ thân là như huyễn. Bẻ tên hoa của ma, vượt tầm mắt thần chết”…
Nếu hiểu như vậy ắt sẽ biết rõ chân, vọng. Từ đó sẽ lìa vọng thì cái chân thật sẽ hiện tiền. Thật ra, chân và vọng tuy hai mà một, tuy một mà hai. Cũng như sóng và nước. Sóng từ nước mà có, vọng từ chân mà sanh. Nếu sóng biết mình vốn là nước biển thì sóng sẽ trở về với bản thể của nước và biển. Chúng ta cũng thế! Vọng thân, vọng tâm này là từ chân tâm mà dấy khởi ra. Nếu dừng tham, sân, si và không dính mắc trước ngọn gió Bát Phong thì sẽ trở về với bản thể nhất như đồng chư Phật. Từ đây có thể sống với pháp thân thanh tịnh hằng tri hằng giác. Thân tứ đại có đi, đứng, nằm… Cảm giác nếu khổ, lạc, vui, buồn v.v… Chỉ lặng lẽ thấy rõ, quan sát chúng và đừng nhận đó là ta như mọi người vẫn lầm nhận: Thân của tôi hay tôi vui tôi buồn… Mà sự lặng lẽ giác biết, tánh nghe, tánh thấy không có đến đi hay lớn nhỏ, xanh đỏ trắng vàng, sanh già bệnh chết, quá hiện vị lai mới chính là cái bất sanh bất diệt của chúng ta.
Kinh Viên Giác, Phật dạy rất cụ thể: “…Thế nào là vô minh? Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay điên đảo nhận lầm tướng tứ đại là thân mình chấp cái tâm duyên theo bóng dáng sáu trần là tâm mình. Thân này rốt ráo không có tự thể, do tứ đại hoà hợp mà có tướng, thật đồng với huyễn hoá. Tứ đại giả hợp tạm có sáu căn (mắt, tai…) duyên với sáu trần nên tạm có tâm. Tâm hư vọng này nếu không có sáu trần ắt không có. Nên biết thân tâm đều là huyễn hoá nhơ bẩn, tướng nhơ bẩn đó hằng diệt thì thanh tịnh khắp mười phương”…
Như vậy, Phật dạy rất rõ: Thân, tâm này không phải Ta. Nếu nói thân tứ đại này là Ta thì lẽ ra nếu chúng ta muốn nó không già, bệnh, chết… thì phải được như ý chứ? Nhưng vì không phải là ta nên nó không bao giờ nghe theo lời ta. Nhưng nếu nói nó là giả thì quý vị bảo rằng, nó sờ sờ ra đấy sao lại bảo là giả? Vì thế, Bát-Nhã Tâm Kinh nói: “Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc. Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”. Đức Phật cũng dạy: “Chẳng bao lâu thân này, sẽ nằm dài trên đất, bị vứt bỏ vô thức, như khúc cây vô dụng”. Và nếu: “Biết thân như bọt nước, ngộ thân là như huyễn. Bẻ tên hoa của ma, vượt tầm mắt thần chết”…
Nếu hiểu như vậy ắt sẽ biết rõ chân, vọng. Từ đó sẽ lìa vọng thì cái chân thật sẽ hiện tiền. Thật ra, chân và vọng tuy hai mà một, tuy một mà hai. Cũng như sóng và nước. Sóng từ nước mà có, vọng từ chân mà sanh. Nếu sóng biết mình vốn là nước biển thì sóng sẽ trở về với bản thể của nước và biển. Chúng ta cũng thế! Vọng thân, vọng tâm này là từ chân tâm mà dấy khởi ra. Nếu dừng tham, sân, si và không dính mắc trước ngọn gió Bát Phong thì sẽ trở về với bản thể nhất như đồng chư Phật. Từ đây có thể sống với pháp thân thanh tịnh hằng tri hằng giác. Thân tứ đại có đi, đứng, nằm… Cảm giác nếu khổ, lạc, vui, buồn v.v… Chỉ lặng lẽ thấy rõ, quan sát chúng và đừng nhận đó là ta như mọi người vẫn lầm nhận: Thân của tôi hay tôi vui tôi buồn… Mà sự lặng lẽ giác biết, tánh nghe, tánh thấy không có đến đi hay lớn nhỏ, xanh đỏ trắng vàng, sanh già bệnh chết, quá hiện vị lai mới chính là cái bất sanh bất diệt của chúng ta.
Trong Kinh Kim Cang Phật dạy: “Phàm những gì có hình tướng đều hư vọng”. Và Phật ví chúng: “Như mộng, huyễn, bọt, bóng. Như giọt sương, như tia điện chớp…”. Lẽ thật cuộc đời này của chúng ta và vạn vật là thế đó! Tất cả chỉ là một giấc mộng, không thật. Khi mộng thì thấy có đầy đủ vạn vật, thế gian, giàu sang, sự nghiệp… là thật. Nhưng khi tỉnh dậy rồi thì tất cả đều không còn nữa! Cõi đời này chỉ là ảo ảnh của chân tâm, chỉ là một quán trọ vô cùng ngắn ngủi trong cái vòng luân hồi sinh tử, tử sinh vô hạn của chúng ta mà thôi. Nếu đứng trên cảnh giới người mà tự nhìn mình thì e khó biết. Thấy 80 năm, 90 năm hay hơn 100 tuổi mà tạm gọi là thọ mạng kia là dài. Nhưng hãy nhìn các loài như gà, vịt, kiến, muỗi, côn trùng, phù du v.v… tồn tại có lâu không? Từ cảnh giới Phật, các Ngài nhìn thấy đời người chúng ta còn ngắn ngủi gấp nhiều muôn vạn lần và chỉ nhanh chóng qua mau như những bọt nước, giọt sương mai, như giấc mộng mà thôi!
Nếu quán thấy thân mình không thật có, sẽ biết thân người khác cũng vậy. Nhân, Ngã đều không. Chúng ta hay nói tham sân si chứ thật ra là si, tham, sân. Vì tất cả khởi đầu là do si mê nên mới tham. Tham không được nên nỗi sân. Thật ra, Ngũ dục và Lục trần đều không có lỗi. Lỗi là tại nơi si mê vậy! Nếu si mê không còn nữa thì tham, sân, phiền não, vọng tưởng như hoa đốm giữa hư không, vốn không thật. Chân tâm thanh tịnh sẽ hiện tiền. Hằng ngày, nếu chúng ta biết sống thường hằng với nó thì an lạc, tự tại biết mấy. Từ bi, trí tuệ và tình thương bao la từ đây sẽ lưu xuất một cách tự nhiên vậy!
Ngoài Bát-Nhã Tâm Kinh, trí tuệ Bát-Nhã cùng bốn tướng: Ngã (ta), Nhân (người), Chúng sanh (các loài chúng sanh), Thọ giả (thọ mạng hay sinh tử tiếp nối) là bốn tướng mà Phật đã dạy rất rõ trong Kinh Kim Cang Bát-Nhã Ba-la-mật. Đây cũng là bốn vọng tưởng lớn nhất hiện nay của chúng ta. Nói bốn, nhưng khó nhất là tướng Ngã. Nếu quán thấy Ngã mà “Không”, thì các tướng kia cũng sẽ lần lượt không thể tồn tại. Nhẫn cho đến ba cõi, sáu trần cũng đều là huyễn tướng. Như thế thì còn gì để chấp nữa? Tất cả đều có thể buông xuống dễ dàng. Lìa được bốn tướng, chúng sanh là Phật.
Ngược lại thì luân hồi khó thoát, chỉ trừ những bậc Bồ-tát tái sanh, thị hiện theo thân nguyện lực mà dùng thuận hay nghịch hạnh để tuỳ duyên hoá độ chúng sanh mà thôi. Bồ-tát tái sanh hay thị hiện, họ vẫn sống chung với chúng ta bình thường. Tuy nhiên, họ đồng sự mà không đồng nhiễm, đồng hành nhưng không đồng mê. Kinh Thủ Lăng Nghiêm và một số Kinh khác cũng nói, thời mạt pháp này không ít chư vị Bồ-tát sẽ tái sanh, thị hiện trong cõi này để tuỳ duyên mà cứu độ chúng sanh. Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn nói, cần thân gì để độ, các Ngài liền hiện thân ấy, không nhất thiết phải là thân xuất gia hay thân cư sĩ, thuận hạnh mà có thể là nghịch. Tất cả các Ngài đều làm trên tinh thần vô tướng, cũng không bao giờ tự nói ra ta là Bồ-tát. Thị hiện tuỳ duyên, độ tất cả chúng sanh nhưng thật không thấy chúng sanh được độ. Vì các Ngài dùng trí tuệ Bát-Nhã quán tất cả chúng sanh đều như huyễn, chỉ là giả tướng duyên hợp và rốt ráo thì mọi chúng sanh đều là Phật vị lai.
Nếu quán thấy thân mình không thật có, sẽ biết thân người khác cũng vậy. Nhân, Ngã đều không. Chúng ta hay nói tham sân si chứ thật ra là si, tham, sân. Vì tất cả khởi đầu là do si mê nên mới tham. Tham không được nên nỗi sân. Thật ra, Ngũ dục và Lục trần đều không có lỗi. Lỗi là tại nơi si mê vậy! Nếu si mê không còn nữa thì tham, sân, phiền não, vọng tưởng như hoa đốm giữa hư không, vốn không thật. Chân tâm thanh tịnh sẽ hiện tiền. Hằng ngày, nếu chúng ta biết sống thường hằng với nó thì an lạc, tự tại biết mấy. Từ bi, trí tuệ và tình thương bao la từ đây sẽ lưu xuất một cách tự nhiên vậy!
Ngoài Bát-Nhã Tâm Kinh, trí tuệ Bát-Nhã cùng bốn tướng: Ngã (ta), Nhân (người), Chúng sanh (các loài chúng sanh), Thọ giả (thọ mạng hay sinh tử tiếp nối) là bốn tướng mà Phật đã dạy rất rõ trong Kinh Kim Cang Bát-Nhã Ba-la-mật. Đây cũng là bốn vọng tưởng lớn nhất hiện nay của chúng ta. Nói bốn, nhưng khó nhất là tướng Ngã. Nếu quán thấy Ngã mà “Không”, thì các tướng kia cũng sẽ lần lượt không thể tồn tại. Nhẫn cho đến ba cõi, sáu trần cũng đều là huyễn tướng. Như thế thì còn gì để chấp nữa? Tất cả đều có thể buông xuống dễ dàng. Lìa được bốn tướng, chúng sanh là Phật.
Ngược lại thì luân hồi khó thoát, chỉ trừ những bậc Bồ-tát tái sanh, thị hiện theo thân nguyện lực mà dùng thuận hay nghịch hạnh để tuỳ duyên hoá độ chúng sanh mà thôi. Bồ-tát tái sanh hay thị hiện, họ vẫn sống chung với chúng ta bình thường. Tuy nhiên, họ đồng sự mà không đồng nhiễm, đồng hành nhưng không đồng mê. Kinh Thủ Lăng Nghiêm và một số Kinh khác cũng nói, thời mạt pháp này không ít chư vị Bồ-tát sẽ tái sanh, thị hiện trong cõi này để tuỳ duyên mà cứu độ chúng sanh. Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn nói, cần thân gì để độ, các Ngài liền hiện thân ấy, không nhất thiết phải là thân xuất gia hay thân cư sĩ, thuận hạnh mà có thể là nghịch. Tất cả các Ngài đều làm trên tinh thần vô tướng, cũng không bao giờ tự nói ra ta là Bồ-tát. Thị hiện tuỳ duyên, độ tất cả chúng sanh nhưng thật không thấy chúng sanh được độ. Vì các Ngài dùng trí tuệ Bát-Nhã quán tất cả chúng sanh đều như huyễn, chỉ là giả tướng duyên hợp và rốt ráo thì mọi chúng sanh đều là Phật vị lai.
Trên đây, nói hạnh Bồ-tát nhập thế độ sanh là nói trên hạnh từ bi, lợi tha của Bồ-tát nhằm lợi ích chúng sanh. Kinh Kim Cang, trọng tâm Phật dạy là dành cho Bồ-tát phát tâm Phật thừa và chúng sanh đời sau muốn hàng phục tâm và an trụ tâm thì phải độ tất cả chúng sanh bên trong thì mới thật là chân độ. Kinh dạy: “Bồ-tát nên phát tâm độ tất cả chúng sanh hoặc noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, có tưởng, không tưởng v.v… vào vô dư Niết-bàn. Diệt độ vô lượng chúng sanh nhưng không thấy có chúng sanh diệt độ”. Vô dư Niết-bàn là Niết-bàn viên mãn rốt ráo của mười phương Như Lai, không còn một chút mảy may tập khí. Thế nào là độ chúng sanh bên trong? Như ở trong phần Mười Pháp Giới có nói đến các cõi. Trong mỗi chúng ta đều có vô số những tâm niệm sinh ra những chúng sanh ấy. Như tâm sân thường là chúng sanh địa ngục, tham là ngạ quỷ, si mê là súc sanh v.v… Nhẫn cho đến những tâm vọng tưởng, phải quấy, tà kiến, chấp trước, tật đố v.v.. Đều là những chúng sanh và phải dùng giác tâm của tự tánh để mà tự độ hết. Nhưng thật không thấy chúng sanh diệt độ vì chỉ là những tâm niệm vọng tưởng. Khi những tâm chúng sanh lìa hết, tâm Phật sẽ hiện tiền.
Đây cũng chính là chỗ mà Lục Tổ đã nói đến trong Pháp Bảo Đàn Kinh về Tứ hoằng thệ nguyện: “Tự tâm vô biên chúng sanh thệ nguyện độ. Tự tâm vô tận phiền não thệ nguyện đoạn”… Hơn nữa, nếu Bồ-tát còn thấy thật có chúng sanh thì còn tướng, chưa phải Bồ-tát và Bồ-tát thì phải phát tâm rộng lớn độ tất cả chúng sanh kể cả tự lợi và lợi tha thì mới chân thật gọi là Bồ-tát.
Ngoài ra, Kinh Kim Cang Phật còn dạy tu pháp bố thí mà không trụ tướng. Tức là bố thí mà không bị kẹt nơi sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Thế nào là bố thí trụ sắc? Khi bố thí mà thấy mình là người bố thí (thấy ngã), phân biệt người nhận bố thí (thấy nhân), thấy vật bố thí (thấy tướng)… Là bố thí trụ sắc. Bố thí mà cầu phước báo nhân thiên hay muốn người báo đáp cũng là bố thí trụ sắc. Hơn nữa, khi đi bố thí mà thấy người khác nhận không cảm ơn, hay sau đó họ lại vứt bỏ vật mà ta vừa bố thí thì người thế gian thường thấy vậy (trụ sắc) liền nỗi sân. Hoặc cho họ rồi, mai kia họ lại chửi ta, nghe được (trụ thanh) nên cũng nỗi sân. Ngược lại, là bố thí mà không trụ. Điều này rất thiết thực mà chúng ta cần phải học mỗi khi đi làm từ thiện, hành bố thí. Cho rồi là quyền của người ta. Chúng ta không nên trụ (kẹt) bất cứ điều gì để sinh tâm yêu, ghét… Bố thí chính là buông xả, xả bỏ tâm tham vậy! Nhẫn cho đến những tâm niệm lăng xăng phân biệt chấp trước, phiền não, vọng tưởng nhất thời đều phải xả bỏ hết. Ấy gọi là chân thật bố thí trong tu đạo giải thoát!
Lại nữa, trong thực tế mắt thấy, tai nghe… mà khởi niệm phân biệt chấp trước vào đẹp, xấu, động, tĩnh… thì đều là trụ thanh, sắc…sinh tâm. Vì sao vậy? Vì nếu người, vật đẹp hay cảnh yên tĩnh ắt sẽ dễ sinh tâm yêu mến, luyến ái. Ngược lại nếu xấu, động (ồn ào) ắt sinh tâm sân hận, chán ghét… Đều là trụ thanh, sắc sinh ra hai tâm nghịch yêu, ghét sẽ tạo nghiệp luân hồi. Nhẫn cho đến hương, vị, xúc, pháp cũng lại như thế! Vì vậy, ngay đó, Kinh dạy: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”. (Không có chỗ trụ sinh tâm). Đây cũng chính là chỗ mà Lục Tổ xưa kia khi nghe Đức Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn giảng Kinh Kim Cang đến đây thì liền đại triệt đại ngộ và Ngài đã thốt lên: “Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh. Nào ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt. Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ. Nào ngờ tự tánh vốn không dao động. Nào ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp”.
***
Đây cũng chính là chỗ mà Lục Tổ đã nói đến trong Pháp Bảo Đàn Kinh về Tứ hoằng thệ nguyện: “Tự tâm vô biên chúng sanh thệ nguyện độ. Tự tâm vô tận phiền não thệ nguyện đoạn”… Hơn nữa, nếu Bồ-tát còn thấy thật có chúng sanh thì còn tướng, chưa phải Bồ-tát và Bồ-tát thì phải phát tâm rộng lớn độ tất cả chúng sanh kể cả tự lợi và lợi tha thì mới chân thật gọi là Bồ-tát.
Ngoài ra, Kinh Kim Cang Phật còn dạy tu pháp bố thí mà không trụ tướng. Tức là bố thí mà không bị kẹt nơi sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Thế nào là bố thí trụ sắc? Khi bố thí mà thấy mình là người bố thí (thấy ngã), phân biệt người nhận bố thí (thấy nhân), thấy vật bố thí (thấy tướng)… Là bố thí trụ sắc. Bố thí mà cầu phước báo nhân thiên hay muốn người báo đáp cũng là bố thí trụ sắc. Hơn nữa, khi đi bố thí mà thấy người khác nhận không cảm ơn, hay sau đó họ lại vứt bỏ vật mà ta vừa bố thí thì người thế gian thường thấy vậy (trụ sắc) liền nỗi sân. Hoặc cho họ rồi, mai kia họ lại chửi ta, nghe được (trụ thanh) nên cũng nỗi sân. Ngược lại, là bố thí mà không trụ. Điều này rất thiết thực mà chúng ta cần phải học mỗi khi đi làm từ thiện, hành bố thí. Cho rồi là quyền của người ta. Chúng ta không nên trụ (kẹt) bất cứ điều gì để sinh tâm yêu, ghét… Bố thí chính là buông xả, xả bỏ tâm tham vậy! Nhẫn cho đến những tâm niệm lăng xăng phân biệt chấp trước, phiền não, vọng tưởng nhất thời đều phải xả bỏ hết. Ấy gọi là chân thật bố thí trong tu đạo giải thoát!
Lại nữa, trong thực tế mắt thấy, tai nghe… mà khởi niệm phân biệt chấp trước vào đẹp, xấu, động, tĩnh… thì đều là trụ thanh, sắc…sinh tâm. Vì sao vậy? Vì nếu người, vật đẹp hay cảnh yên tĩnh ắt sẽ dễ sinh tâm yêu mến, luyến ái. Ngược lại nếu xấu, động (ồn ào) ắt sinh tâm sân hận, chán ghét… Đều là trụ thanh, sắc sinh ra hai tâm nghịch yêu, ghét sẽ tạo nghiệp luân hồi. Nhẫn cho đến hương, vị, xúc, pháp cũng lại như thế! Vì vậy, ngay đó, Kinh dạy: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”. (Không có chỗ trụ sinh tâm). Đây cũng chính là chỗ mà Lục Tổ xưa kia khi nghe Đức Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn giảng Kinh Kim Cang đến đây thì liền đại triệt đại ngộ và Ngài đã thốt lên: “Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh. Nào ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt. Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ. Nào ngờ tự tánh vốn không dao động. Nào ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp”.
***
“Thuở bé chưa từng rõ Sắc Không
Xuân về hoa nỡ rộn trong lòng,
Chúa xuân nay bị ta khám phá,
Chiếu trải giường thiền, ngắm cánh hồng.”
“Thuở bé” ở đây không phải là chỉ thời niên thiếu của nhà vua mà là chỉ thuở chưa ngộ Bát-Nhã (Sắc Không). Nên mỗi khi: “Xuân về, hoa nở” tâm thường chạy theo cảnh (Rộn trong lòng). Nhưng sau khi ngộ Bát-Nhã thì: “Chúa Xuân đã bị ta khám phá”. Vì đó chỉ là một lẽ vô thường, duyên sinh của vạn vật, không thể làm cho tâm Ngài dao động. Đồng thời, đến đây Ngài cũng đã ngộ được chân tâm tự tánh nên rất tự tại. Vì vậy “Chiếu trải, giường thiền” nhưng “Ngắm cánh hồng”. Cũng đồng với “Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền” mà Ngài đã từng nói, vì lúc này tất cả pháp đều là như. Qua đây, lại một lần nữa cho thấy những “Cái thấy” hoàn toàn khác nhau trước, trong và sau khi ngộ Bát-Nhã của người tu.
Lời nói sau đây của thiền sư Duy Tín cũng sẽ giúp chúng ta rõ hơn về Bát-Nhã: “Trước khi gặp Thiện tri thức, tôi thấy núi sông là núi sông. Sau khi gặp Thiện tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải là núi sông. Sau ba mươi năm tôi thấy núi sông là núi sông”. Cái thấy trước, là khi người tu chưa ngộ Bát-Nhã nên chấp chặc. Cái thấy sau, là khi đã ngộ được Bát-Nhã. Biết các tướng núi sông là duyên hợp, đồng với huyễn hoá. Từ đó mà Ngài đạt được cái thấy thứ ba. Tức là cái thấy như như, chân thật khi trí Bát-Nhã đã thật sự khai phát trong tự tánh. Nên thấy thông suốt, rõ ràng nhưng không hề khởi tâm phân biệt chấp trước. Nên không còn bị kẹt nơi cảnh núi sông, nhẫn cho đến sáu trần đều không dính mắc. Tất cả đều thành Phật đạo!
Tương tự như vậy, chúng ta có thể nói: “Trước khi tu hạnh Bát-Nhã, tôi thấy tôi là tôi, người là người. Trong khi tu Bát-Nhã, tôi thấy tôi không phải là tôi, người không phải là người. Sau khi ngộ Bát-Nhã, tôi thấy tôi là tôi, người là người”. Nếu tự mình tìm hiểu kỹ chỗ này thì trí tuệ Bát-Nhã có thể sẽ được khai phát dễ dàng hơn. Cảnh giới chúng ta liền có thể được nâng lên và sẽ thấy đúng như lời Phật đã dạy: “Chúng sanh chẳng phải chúng sanh, ấy gọi là chúng sanh”.
Vì chúng sanh chỉ là những giả tướng duyên hợp, không thật có, đồng với huyễn hoá và rốt ráo thì mọi chúng sanh đều có Phật tánh, pháp thân bình đẳng như Phật và sẽ thành Phật như Phật đã thành. Kinh Pháp Bảo Đàn cũng đã nói: “Chẳng ngộ tức Phật là chúng sanh, khi một niệm ngộ chúng sanh là Phật”.
Tương tự như vậy, chúng ta có thể nói: “Trước khi tu hạnh Bát-Nhã, tôi thấy tôi là tôi, người là người. Trong khi tu Bát-Nhã, tôi thấy tôi không phải là tôi, người không phải là người. Sau khi ngộ Bát-Nhã, tôi thấy tôi là tôi, người là người”. Nếu tự mình tìm hiểu kỹ chỗ này thì trí tuệ Bát-Nhã có thể sẽ được khai phát dễ dàng hơn. Cảnh giới chúng ta liền có thể được nâng lên và sẽ thấy đúng như lời Phật đã dạy: “Chúng sanh chẳng phải chúng sanh, ấy gọi là chúng sanh”.
Vì chúng sanh chỉ là những giả tướng duyên hợp, không thật có, đồng với huyễn hoá và rốt ráo thì mọi chúng sanh đều có Phật tánh, pháp thân bình đẳng như Phật và sẽ thành Phật như Phật đã thành. Kinh Pháp Bảo Đàn cũng đã nói: “Chẳng ngộ tức Phật là chúng sanh, khi một niệm ngộ chúng sanh là Phật”.
Tất cả chúng sanh vốn đồng một bản thể bình đẳng với chư Phật. Đây là cái thấy của Phật, của cảnh giới nhất chân pháp giới. Mọi chúng sanh đều là một phần cơ thể mình. Kinh Duy-Ma nói: “Vì chúng sanh bệnh, nên Bồ-tát bệnh”. Nếu ngộ như vậy ắt sẽ dễ dàng thành tựu từ bi hỷ xả và thành tựu tất cả pháp. Sẽ không còn chấp ngã nhân, không còn kẹt nơi sáu trần và nhận thấy thân tứ đại này vốn là một phần của Như Lai tạng đang hiện hữu trong cõi này. Vì vậy, nếu còn ở lại thế gian ngày nào thì khởi vô duyên từ mượn thân giả tạm này tuỳ duyên hoằng pháp lợi sinh, phụng sự Tam Bảo, báo đền ân Phật. Đại Luận cũng đã có nói: “Giả sử đầu đội trải qua nhiều kiếp, thân làm giường ngồi khắp cả Đại thiên Thế giới, nếu không truyền pháp độ sinh, trọn cũng không thể đền ơn Phật”. Và khi hết duyên rồi thì liền hoan hỷ xả bỏ luôn cả cái thân tứ đại này như một chiếc áo cũ để đổi lấy thân Bồ-tát hay pháp thân Phật bất sanh bất diệt. Tổ Liễu Quán cũng có bài kệ thị tịch, trong đó đã toát lên Bát-Nhã, sự mãn nguyện của người tu với sự nghiệp tự giác, giác tha và sự tự tại của mình:
“Hơn bảy mươi năm ở cõi này,
Không không sắc sắc thảy dung thông.
Hôm nay nguyện mãn về quê cũ.
Nào phải bôn ba vấn tổ tông.”
Hiểu và làm được tất cả như trên, thế gian mới thấy người tu là không yếm thế. Phật cũng dạy, có hiểu biết thì mới thật sự thương yêu nhau. Tình thương của thế gian khác với người tu. Thế gian thì phân biệt này là ta, kia là của ta... Tình thương ích kỷ đôi khi sẽ trở thành thù ghét, ám hại nhau nếu một khi không còn hợp với cái ngã. Tình thương của người tu là lòng từ bi thương yêu bình đẳng rộng lớn không ngằn mé và vô điều kiện đối với tất cả chúng sanh. Từ kẻ sang người hèn, kẻ ngu người trí, kẻ ác người thiện, kẻ ân người oán v.v… Đều thương yêu bình đẳng vì “Máu của ai cũng đỏ và nước mắt của ai cũng mặn”… Tất cả đều là con người.
Cổ nhân cũng đã từng nói: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Tất cả mọi người từ sơ khai đều là thiện nhưng do mê lầm chấp thân nên đã tạo nghiệp. Lại thêm gặp phải cái “Duyên” xấu của hoàn cảnh chi phối mới dẫn đến nông nổi thế này! Từ đây, người tu sẽ không còn tâm oán hận hay ghét bỏ những người hãm hại mình, hoặc không tốt với mình mà chỉ tìm cách giáo hoá sao cho họ sớm có thể quay về với con đường chánh và hiểu ra đạo lý để tự họ sẽ bỏ ác, làm lành và tiến đến tu tâm thanh tịnh thì họ cũng sẽ trở thành những người tốt, thành Thánh nhân, Bồ-tát và Phật. Thật ra, nói “Nhân chi sơ tánh bổn thiện” chỉ là cái nhìn tương đối trong thể đối đãi phân biệt của thế gian, vẫn còn trong ba cõi mà chưa nói đến chỗ rốt ráo chân lý. Vì nhân có cái Ác mà phân biệt với Thiện, chứ một khi ác không còn nữa, tất cả là thuần thiện thì khái niệm về thiện cũng không thể thiết lập. Tất cả đều bình đẳng vô phân biệt.
Kinh Pháp Bảo Đàn dạy:“Thấy tất cả người ác cùng với người lành trọn đều không chấp, không bỏ, cũng không nhiễm trước”. Đây cũng là đạo lý: “Không nghĩ ác, không nghĩ thiện” mà tất cả người tu Đạo giải thoát cần phải hiểu thấu, thấy rõ và cố gắng đạt đến vậy!
Và lẽ quan trọng nữa trong Kinh Kim Cang là giúp chúng ta phá Pháp Chấp. Kinh dạy: “Nói Bát-Nhã ba-la-mật chẳng phải Bát-Nhã ba-la-mật, ấy gọi là Bát-Nhã ba-la-mật”. Gần cuối Kinh, Phật cũng nói về lẽ không chứng, không đắc. Vì sao vậy? Vì nếu còn thấy có chứng, có đắc thì còn năng, sở. Phật pháp, Bát-Nhã hay quả vị chỉ là Phật tạm dùng văn tự, phương tiện giả lập khiến chúng sanh mê lầm tự khai phát trí Bát- Nhã trong mình để thành Đạo Vô Thượng. Vốn là tự tánh, “của báu”, “quê cũ”, “nhà xưa” của mình đã bị lãng quên nay trở về thì có gì mà chứng với đắc? Phật đã một lòng Đại từ Đại bi vô bờ bến mà nói ra: “Ta nói pháp dụ như chiếc bè. Pháp còn phải nên xả bỏ, huống là phi pháp”. Vì Phật sợ, những người căn tánh tuy đã thành thục nhưng vẫn còn chấp pháp không thể buông nổi thì cũng sẽ chưa thể viên mãn Đạo Bồ-đề.
Phật cũng dạy: “Pháp ta nói không thật, không hư” vì pháp chỉ là phương tiện nhưng cứu kính là Niết-bàn thường, lạc, ngã, tịnh với hằng sa diệu dụng nên nói là không hư. Pháp dụ như “Chiếc bè”. Vì vậy, nếu tự xét thấy đã qua được bờ kia thì phải bỏ chiếc bè ấy ra mới có thể lên bờ được, nếu không chịu rời bè hay còn tiếp tục vác chiếc bè ấy đi thì không có lẽ vậy! Cũng như vậy, chừng nào còn chưa buông xuống tất cả thì ngày ấy còn chưa có thể hoàn nguyên quán và thể nhập với cảnh giới vô dư Niết-bàn. Ba chữ Hoàn Nguyên Quán đã nói lên tất cả. Nói hoàn nguyên quán chẳng phải hoàn nguyên quán, ấy gọi là hoàn nguyên quán. Nói Niết-bàn chẳng phải Niết-bàn, ấy gọi là Niết-bàn.
Công đức thọ trì Kinh Kim Cang là không thể nghĩ bàn. Kinh nói: “Tất cả chư Phật và pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là từ Kinh này mà ra”. Phật dạy, nếu có người thiện nam, tín nữ dùng của cải bảy báu đầy dẫy như cát sông Hằng đem ra bố thí thì phước đức rất nhiều, nhưng không bằng người đối trong Kinh này thọ trì đọc tụng nhẫn cho đến bốn câu kệ, vì người diễn nói. Phước đức người này nhiều hơn người kia. Vì sao vậy? Vì dùng tài sản nhiều đến bao nhiêu đi nữa đi bố thí thì chỉ được phước báu hữu lậu thế gian mà thôi. Kiếp sau sẽ tái sanh làm người giàu, hoặc sinh lên cõi Trời, vẫn chưa thoát khỏi luân hồi. Còn đối với người chỉ cần thọ trì nhẫn cho đến bốn câu kệ trong Kinh này thì sẽ ngộ được thật tướng các pháp là hư vọng, chẳng thật, nên liền có thể buông xuống thì ngay đó chân tâm sẽ hiện tiền dẫn đến giải thoát khỏi sinh tử và viên mãn thành Phật. Nhẫn cho đến là vì người diễn nói, khiến người khai phát trí tuệ thật tướng để thành tựu Đạo Vô thượng cũng lại như thế! Thoát khỏi luân hồi và thành Phật rồi thì của cải thế gian kia đâu có ý nghĩa gì nữa?
Kinh cũng dạy rằng: “Người thọ trì đọc tụng Kinh này, nếu bị người khinh chê, người này do tội nghiệp đời trước lẽ ra phải đoạ trong đường ác, do đời này bị người khinh chê nên tội đời trước ắt là tiêu diệt, sẽ được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”. Đây chính là nhờ công đức thọ trì Kinh nên chuyển được tội nặng thành nhẹ. Thật vậy, do nhờ thọ trì Kinh này ngộ được thật tướng các pháp đều là huyễn. Từ đó không còn chấp ngã nhân, liền thành tựu nhẫn nhục ba-la-mật, nên sẽ không còn nỗi sân với người chửi mình. Nếu trì Kinh ngộ được vô tướng, không những chỉ thành tựu nhẫn nhục ba-la-mật mà có thể thành tựu tất cả pháp vì một thông thì tất cả thông. Vì vậy nói: “Tội đời trước ắt là tiêu diệt, sẽ được quả Vô thượng Bồ-đề”. Phổ Hiền quán cũng nói: “Ngồi ngay thẳng quán thật tướng, gọi là sám hối đệ nhất, các tội lỗi như sương mai, bị mặt trời trí tuệ chiếu tan không còn dấu vết”.
Như vậy, qua đây cho chúng ta thấy rõ ý nghĩa lớn lao của việc Thọ Trì. Nếu không chân thật thọ trì thì e sẽ khó được như vậy! Hay chỉ đọc tụng miệng có, tâm không, hoặc thọ trì mà vẫn còn ngã nhân, khi có người khinh chê, chửi mắng liền nỗi sân như cũ thì e không những tội cũ không tiêu mà tội chướng lại còn kết thêm nặng, thì làm sao có thể tiêu tội chướng cho được?
Vậy, thế nào gọi là chân thật thọ trì? Thọ là nhận lấy, trì là giữ, nghĩa là phải hiểu rõ nghĩa lý của Kinh. Trì là phải đem những lời Phật dạy ấy trong Kinh để áp dụng ngay trong đời sống thực tiễn, tu hành và làm sao để có thể hằng sống cho được với những lời dạy ấy. Ở Kinh này, nghĩa là phải thấy rõ cho được thân tâm này cùng tất cả các pháp là duyên hợp giả tạm, cũng đồng với hư huyễn. Những tâm như: Vui, buồn, yêu, ghét, sân hận, sợ hãi, lo âu v.v… Đều là vọng tâm, không phải là thật Ta. Trì được như vậy thì sẽ không còn thấy ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Từ đó sẽ không còn chấp nữa. Nếu lìa được bốn tướng thì chúng sanh là Phật. Kinh dạy: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức thấy Như Lai”.
Không không sắc sắc thảy dung thông.
Hôm nay nguyện mãn về quê cũ.
Nào phải bôn ba vấn tổ tông.”
Hiểu và làm được tất cả như trên, thế gian mới thấy người tu là không yếm thế. Phật cũng dạy, có hiểu biết thì mới thật sự thương yêu nhau. Tình thương của thế gian khác với người tu. Thế gian thì phân biệt này là ta, kia là của ta... Tình thương ích kỷ đôi khi sẽ trở thành thù ghét, ám hại nhau nếu một khi không còn hợp với cái ngã. Tình thương của người tu là lòng từ bi thương yêu bình đẳng rộng lớn không ngằn mé và vô điều kiện đối với tất cả chúng sanh. Từ kẻ sang người hèn, kẻ ngu người trí, kẻ ác người thiện, kẻ ân người oán v.v… Đều thương yêu bình đẳng vì “Máu của ai cũng đỏ và nước mắt của ai cũng mặn”… Tất cả đều là con người.
Cổ nhân cũng đã từng nói: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Tất cả mọi người từ sơ khai đều là thiện nhưng do mê lầm chấp thân nên đã tạo nghiệp. Lại thêm gặp phải cái “Duyên” xấu của hoàn cảnh chi phối mới dẫn đến nông nổi thế này! Từ đây, người tu sẽ không còn tâm oán hận hay ghét bỏ những người hãm hại mình, hoặc không tốt với mình mà chỉ tìm cách giáo hoá sao cho họ sớm có thể quay về với con đường chánh và hiểu ra đạo lý để tự họ sẽ bỏ ác, làm lành và tiến đến tu tâm thanh tịnh thì họ cũng sẽ trở thành những người tốt, thành Thánh nhân, Bồ-tát và Phật. Thật ra, nói “Nhân chi sơ tánh bổn thiện” chỉ là cái nhìn tương đối trong thể đối đãi phân biệt của thế gian, vẫn còn trong ba cõi mà chưa nói đến chỗ rốt ráo chân lý. Vì nhân có cái Ác mà phân biệt với Thiện, chứ một khi ác không còn nữa, tất cả là thuần thiện thì khái niệm về thiện cũng không thể thiết lập. Tất cả đều bình đẳng vô phân biệt.
Kinh Pháp Bảo Đàn dạy:“Thấy tất cả người ác cùng với người lành trọn đều không chấp, không bỏ, cũng không nhiễm trước”. Đây cũng là đạo lý: “Không nghĩ ác, không nghĩ thiện” mà tất cả người tu Đạo giải thoát cần phải hiểu thấu, thấy rõ và cố gắng đạt đến vậy!
Và lẽ quan trọng nữa trong Kinh Kim Cang là giúp chúng ta phá Pháp Chấp. Kinh dạy: “Nói Bát-Nhã ba-la-mật chẳng phải Bát-Nhã ba-la-mật, ấy gọi là Bát-Nhã ba-la-mật”. Gần cuối Kinh, Phật cũng nói về lẽ không chứng, không đắc. Vì sao vậy? Vì nếu còn thấy có chứng, có đắc thì còn năng, sở. Phật pháp, Bát-Nhã hay quả vị chỉ là Phật tạm dùng văn tự, phương tiện giả lập khiến chúng sanh mê lầm tự khai phát trí Bát- Nhã trong mình để thành Đạo Vô Thượng. Vốn là tự tánh, “của báu”, “quê cũ”, “nhà xưa” của mình đã bị lãng quên nay trở về thì có gì mà chứng với đắc? Phật đã một lòng Đại từ Đại bi vô bờ bến mà nói ra: “Ta nói pháp dụ như chiếc bè. Pháp còn phải nên xả bỏ, huống là phi pháp”. Vì Phật sợ, những người căn tánh tuy đã thành thục nhưng vẫn còn chấp pháp không thể buông nổi thì cũng sẽ chưa thể viên mãn Đạo Bồ-đề.
Phật cũng dạy: “Pháp ta nói không thật, không hư” vì pháp chỉ là phương tiện nhưng cứu kính là Niết-bàn thường, lạc, ngã, tịnh với hằng sa diệu dụng nên nói là không hư. Pháp dụ như “Chiếc bè”. Vì vậy, nếu tự xét thấy đã qua được bờ kia thì phải bỏ chiếc bè ấy ra mới có thể lên bờ được, nếu không chịu rời bè hay còn tiếp tục vác chiếc bè ấy đi thì không có lẽ vậy! Cũng như vậy, chừng nào còn chưa buông xuống tất cả thì ngày ấy còn chưa có thể hoàn nguyên quán và thể nhập với cảnh giới vô dư Niết-bàn. Ba chữ Hoàn Nguyên Quán đã nói lên tất cả. Nói hoàn nguyên quán chẳng phải hoàn nguyên quán, ấy gọi là hoàn nguyên quán. Nói Niết-bàn chẳng phải Niết-bàn, ấy gọi là Niết-bàn.
Công đức thọ trì Kinh Kim Cang là không thể nghĩ bàn. Kinh nói: “Tất cả chư Phật và pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là từ Kinh này mà ra”. Phật dạy, nếu có người thiện nam, tín nữ dùng của cải bảy báu đầy dẫy như cát sông Hằng đem ra bố thí thì phước đức rất nhiều, nhưng không bằng người đối trong Kinh này thọ trì đọc tụng nhẫn cho đến bốn câu kệ, vì người diễn nói. Phước đức người này nhiều hơn người kia. Vì sao vậy? Vì dùng tài sản nhiều đến bao nhiêu đi nữa đi bố thí thì chỉ được phước báu hữu lậu thế gian mà thôi. Kiếp sau sẽ tái sanh làm người giàu, hoặc sinh lên cõi Trời, vẫn chưa thoát khỏi luân hồi. Còn đối với người chỉ cần thọ trì nhẫn cho đến bốn câu kệ trong Kinh này thì sẽ ngộ được thật tướng các pháp là hư vọng, chẳng thật, nên liền có thể buông xuống thì ngay đó chân tâm sẽ hiện tiền dẫn đến giải thoát khỏi sinh tử và viên mãn thành Phật. Nhẫn cho đến là vì người diễn nói, khiến người khai phát trí tuệ thật tướng để thành tựu Đạo Vô thượng cũng lại như thế! Thoát khỏi luân hồi và thành Phật rồi thì của cải thế gian kia đâu có ý nghĩa gì nữa?
Kinh cũng dạy rằng: “Người thọ trì đọc tụng Kinh này, nếu bị người khinh chê, người này do tội nghiệp đời trước lẽ ra phải đoạ trong đường ác, do đời này bị người khinh chê nên tội đời trước ắt là tiêu diệt, sẽ được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”. Đây chính là nhờ công đức thọ trì Kinh nên chuyển được tội nặng thành nhẹ. Thật vậy, do nhờ thọ trì Kinh này ngộ được thật tướng các pháp đều là huyễn. Từ đó không còn chấp ngã nhân, liền thành tựu nhẫn nhục ba-la-mật, nên sẽ không còn nỗi sân với người chửi mình. Nếu trì Kinh ngộ được vô tướng, không những chỉ thành tựu nhẫn nhục ba-la-mật mà có thể thành tựu tất cả pháp vì một thông thì tất cả thông. Vì vậy nói: “Tội đời trước ắt là tiêu diệt, sẽ được quả Vô thượng Bồ-đề”. Phổ Hiền quán cũng nói: “Ngồi ngay thẳng quán thật tướng, gọi là sám hối đệ nhất, các tội lỗi như sương mai, bị mặt trời trí tuệ chiếu tan không còn dấu vết”.
Như vậy, qua đây cho chúng ta thấy rõ ý nghĩa lớn lao của việc Thọ Trì. Nếu không chân thật thọ trì thì e sẽ khó được như vậy! Hay chỉ đọc tụng miệng có, tâm không, hoặc thọ trì mà vẫn còn ngã nhân, khi có người khinh chê, chửi mắng liền nỗi sân như cũ thì e không những tội cũ không tiêu mà tội chướng lại còn kết thêm nặng, thì làm sao có thể tiêu tội chướng cho được?
Vậy, thế nào gọi là chân thật thọ trì? Thọ là nhận lấy, trì là giữ, nghĩa là phải hiểu rõ nghĩa lý của Kinh. Trì là phải đem những lời Phật dạy ấy trong Kinh để áp dụng ngay trong đời sống thực tiễn, tu hành và làm sao để có thể hằng sống cho được với những lời dạy ấy. Ở Kinh này, nghĩa là phải thấy rõ cho được thân tâm này cùng tất cả các pháp là duyên hợp giả tạm, cũng đồng với hư huyễn. Những tâm như: Vui, buồn, yêu, ghét, sân hận, sợ hãi, lo âu v.v… Đều là vọng tâm, không phải là thật Ta. Trì được như vậy thì sẽ không còn thấy ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Từ đó sẽ không còn chấp nữa. Nếu lìa được bốn tướng thì chúng sanh là Phật. Kinh dạy: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức thấy Như Lai”.
Trong thể tương đối, nếu muốn biết là chúng ta đã chân thật thọ trì Kinh Kim Cang hay chưa thì khi tiếp xúc với người, cảnh của sáu trần mới xem được có còn khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, sân si nữa hay không? Vì do vô minh đã tạo nghiệp luân hồi từ vô lượng kiếp rồi nên tập khí là rất sâu dày. Khi cảnh tịnh, chưa chắc chúng đã khởi mà trong động mới rõ được. Ngoài ra, đối diện với “Bát Phong” cũng là một cách để kiểm chứng lại mức độ vô ngã. Tám ngọn gió ấy là: Lợi (được), Suy (mất), Huỷ (nhục), Dự (vinh), Xưng (khen), Cơ (chê), Khổ (đau khổ), Lạc (vui). Trước mọi sự thay đổi vô thường đều không dao động. Được cũng không vui, mất cũng chẳng buồn. Khen, chê v.v… Tất cả đều giác biết rõ nhưng không động tâm. Như gương vậy! Vật đến chẳng mong, vật đi chẳng lưu luyến. Giải thoát sẽ hiện tiền. Những tánh đức bản nhiên của chúng ta như từ bi, trí tuệ... Sẽ từ đó mà tự nhiên lưu xuất ra!
Hơn nữa, Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ cũng đã dạy: “Phật pháp tại thế gian” và “Sắc loại tự có Đạo, đều chẳng chướng ngại nhau!”. Nếu trốn tránh thế gian mà đi tìm Phật pháp thì Tổ dạy chỉ như là đi tìm “Lông rùa, sừng thỏ” trọn không thể được. Nên đối mặt và dùng Bát-Nhã quán chiếu thật tướng để thấy: “Tất cả pháp đều là Phật pháp”. Cuối cùng sẽ nhận thấy tất cả pháp đều là “Như”. Kinh Pháp Bảo Đàn cũng trích lời Ngũ Tổ dạy rằng: “Muôn cảnh tự như như, tâm như như đó tức là chân thật. Nếu thấy được như thế tức là tự tánh Vô Thượng Bồ-đề”. Kinh Viên Giác cũng đã nói đến cảnh giới ấy: “Hữu tình, vô tình đều thành Phật đạo”.
Đây là cảnh giới: Như Lai tuỳ thuận tánh Viên giác. Đến đây mọi tâm phân biệt chấp trước đều dứt hết, các pháp đều bình đẳng nhất như. Phật, chúng sinh tất cả đồng một pháp giới. Hữu tình, vô tình đều là tính chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng. Do vậy, chưa phải là chỗ mà chúng ta có thể lạm bàn được. Vì cảnh giới ấy là cảnh giới tịch tịnh, không sanh diệt, phi không gian, phi thời gian, chẳng nhân duyên, cũng chẳng tự nhiên, rời tất cả tướng và hý luận. Chúng ta đang ở chỗ vọng động, sanh diệt mà luận cảnh vô sanh thì cảnh ấy cũng trở thành sanh diệt. Phật cũng từng ví như thấy: “Mây bay, trăng chạy. Thuyền đi, bờ dời”. Phật pháp đến chỗ cứu kính sẽ vượt ngoài ngôn ngữ. Mọi lý giải sẽ không sao hiểu nỗi mà phải y pháp tu hành rồi sẽ thầm hội.
Tuy nhiên, nếu phương tiện ứng dụng lời Phật dạy: “Hữu tình vô tình đều thành Phật đạo” và “Tất cả pháp đều là Phật pháp” trong tu tập hằng ngày mỗi khi đối người đối cảnh thì rất hữu ích. Ví dụ, cái đồng hồ là “vô tình”. Nhìn thấy nó mà không khởi tâm phân biệt chấp trước, tham lam. Gặp người (hữu tình), gặp cảnh, vật (vô tình) đều quán thật tướng Bát-Nhã, không thêm niệm phân biệt chấp trước đẹp xấu, hay dỡ, yêu ghét… Thì ngay đó là Đạo. Hương, vị, xúc, pháp cũng như thế. Không chỉ hữu tình mà vô tình cũng đều thuyết pháp!
Kinh Địa Tạng nói:“Chúng sanh Diêm-Phù-Đề khởi tâm động niệm không gì không tạo tội”. Khi đối người đối cảnh, một niệm bất giác khởi sanh thì vô số niệm sẽ kéo theo như gió lớn sóng trào, như mây mù bao phủ che kín hết cả mặt trời chân tâm tự tánh của chúng ta.
Từ cái thấy này, hành giả sẽ dần nâng cảnh giới của mình lên đến chỗ gọi là: Phàm phu tuỳ thuận tánh Viên giác. Kinh dạy, nghĩa là đã hằng đoạn lao lự nên ngộ được pháp giới thanh tịnh, nhưng vẫn còn “Cái chấp tịnh” làm chướng ngại tánh Viên giác. Và từ đây, nếu nỗ lực sẽ nâng dần lên những cảnh giới cao hơn như: Bồ-tát chưa nhập địa tuỳ thuận tánh Viên giác, Bồ-tát đã nhập địa tuỳ thuận tánh Viên giác và tiến đến thể nhập cảnh giới Như Lai tuỳ thuận tánh Viên Giác ắt sẽ thấy chân thật cái gọi là: “Hữu tình, vô tình đều thành Phật đạo”; “Địa ngục, Thiên cung đều là Tịnh độ”…
Chính vì chúng ta đang ở nơi sanh diệt, chưa hiểu rõ cảnh giới trên nên sau khi nghe trong bài phục nguyện, nhiều người thường hỏi là: Vô tình có thành Phật được hay không? Thì chúng ta có thể đã rơi vào một trong những câu hỏi thuộc loại những câu hỏi chưa cần thiết mà Kinh đã từng nói ra chăng? Như hỏi về vũ trụ, thần thông và về những điều chưa có lợi ích thiết thực cho tu hành, làm cho người tu có thể bị rơi vào biển hý luận tranh cãi triền miên của thế gian, sẽ càng ngày càng xa với Đạo và lại là chướng duyên có thể làm lạc hướng sự tu tập giải thoát. Với những câu hỏi như vậy thì Phật thường yên lặng. Và yên lặng cũng là một cách trả lời vô cùng mầu nhiệm của Đức Phật. Vì vậy, khi học Phật tu Phật, nhất là thời buổi này, chúng ta nên tránh những câu hỏi ít có lợi ích. Thay vào đó, chỉ nên hỏi những gì thật thiết thực. Như hỏi, mình có thành Phật được hay không? Và làm thế nào để nhanh thành Phật? Thì mới là những câu hỏi chính đáng. Trong Kinh cũng từng dụ câu chuyện về một người bị trúng tên độc. Thầy thuốc cho thuốc nhưng chưa chịu uống mà chỉ tìm hiểu mũi tên ấy là từ đâu ra? Thuốc độc ấy được chế tạo như thế nào?... Thì e tính mạng khó được bảo toàn. Đức Phật là bậc Đại Y vương, Đại Pháp vương có thể chữa lành tất cả bệnh chúng sinh. Vì vậy, chúng ta nên khẩn trương chân thật về nương tựa và dùng thuốc của Đức Phật để chữa trị dứt điểm tất cả các bệnh phiền não và khổ đau, sinh, già, bệnh, chết đang đến trong từng sát-na. Kinh dạy: “Mạng người trong hơi thở. Tam giới như nhà lửa không yên”. Đường đi, đích đến phía trước có thể đang còn tối tăm mịt mờ. Vì vậy, chúng ta đừng nên lãng phí thời gian vào những điều mà ít có lợi ích thiết thực cho việc tu Đạo giải thoát. Nhẫn cho đến một số câu hỏi như: Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Đại Kiếp v.v… Cũng chưa thật cần thiết phải tranh luận chăng?
Bên cạnh đó, ngày nay chúng ta nên dành nhiều thời gian đọc Kinh Phật để được tận nghe những lời dạy từ Kim Khẩu của Đức Phật. Và khi học Kinh Phật, cũng đừng nên kẹt nhiều nơi hình tướng và văn tự thì mới nhận được những diệu lý sâu xa mà Đức Phật muốn nói đến. Hầu như những gì Phật dạy đều nhằm mục đích là hướng về tâm chúng ta mà nói, để qua đó mọi người có thể nhận được chân tâm thanh tịnh của mình. Dùng tâm tịnh này quán sát mọi sự vật xung quanh, từ hữu tình đến vô tình, sẽ thấy tất cả đều thanh tịnh, sáng suốt và nhiệm mầu. Đến lúc này, những câu hỏi kia không cần phải hỏi, không cần phải học ắt cũng sẽ tự biết rõ ràng, tường tận. Đây mới chính là trí tuệ chân thật vậy!
Như vậy, tất cả pháp đều là Phật pháp, sáu trần… Đều là Đạo và có những con đường riêng của chúng. Nếu không biết tuỳ duyên mà còn bắt buộc chúng phải theo đúng với những gì mình muốn thì ắt sẽ khổ. Dùng Bát-Nhã quán thật tướng và biết lẽ thật của chúng là hư vọng thì sẽ không còn dính mắc gì nữa, ắt sẽ được tự tại. Bên cạnh đó, thân này tuy nó là vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh nhưng vẫn thường hằng một pháp thân trùm khắp hư không pháp giới, vốn tự đầy đủ: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Và cũng đừng chấp vào đây thì mới có thể vượt qua hết tất cả những điên đảo, mê lầm.
Nếu chưa ngộ được rốt ráo như vậy, e cũng là do tập khí chưa tiêu trừ được hết. Quý vị hãy cố thử một niệm không nghĩ phải, không nghĩ quấy và tự đặt mình lên ngai vàng của giác ngộ để quán sát xem sao? Mọi tâm trạng đến đi như vui, buồn, ghét, giận v.v… Chỉ cần lặng lẽ nhìn và giác biết chúng là hư giả không thật, đừng theo. Và đừng nhận chúng là mình như mọi người vẫn thường nhầm: Tôi vui, tôi buồn hay cái tánh tôi nó vậy v.v… Nếu nhận chúng là ta, chẳng khác gì: “Nhận giặc làm con”. Gia bảo nhà mình sẽ bị chúng phá sạch. Hãy xem chúng chỉ là khách tự đến tự đi, không mong đợi và cũng không cần xua đuổi thì tự chúng sẽ lặn mất. Nếu không nhận, không mời thì những vị khách ấy sẽ không thể nào vào nhà được và ta là ông chủ đang trên ngai vàng giác ngộ như một vị vua và tận hưởng hương vị thái bình, an lạc, thanh tịnh và giải thoát. Nói giác ngộ chẳng phải giác ngộ, ấy gọi là giác ngộ. Nói giải thoát chẳng phải giải thoát, ấy gọi là giải thoát.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.10/6/2014.
Hơn nữa, Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ cũng đã dạy: “Phật pháp tại thế gian” và “Sắc loại tự có Đạo, đều chẳng chướng ngại nhau!”. Nếu trốn tránh thế gian mà đi tìm Phật pháp thì Tổ dạy chỉ như là đi tìm “Lông rùa, sừng thỏ” trọn không thể được. Nên đối mặt và dùng Bát-Nhã quán chiếu thật tướng để thấy: “Tất cả pháp đều là Phật pháp”. Cuối cùng sẽ nhận thấy tất cả pháp đều là “Như”. Kinh Pháp Bảo Đàn cũng trích lời Ngũ Tổ dạy rằng: “Muôn cảnh tự như như, tâm như như đó tức là chân thật. Nếu thấy được như thế tức là tự tánh Vô Thượng Bồ-đề”. Kinh Viên Giác cũng đã nói đến cảnh giới ấy: “Hữu tình, vô tình đều thành Phật đạo”.
Đây là cảnh giới: Như Lai tuỳ thuận tánh Viên giác. Đến đây mọi tâm phân biệt chấp trước đều dứt hết, các pháp đều bình đẳng nhất như. Phật, chúng sinh tất cả đồng một pháp giới. Hữu tình, vô tình đều là tính chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng. Do vậy, chưa phải là chỗ mà chúng ta có thể lạm bàn được. Vì cảnh giới ấy là cảnh giới tịch tịnh, không sanh diệt, phi không gian, phi thời gian, chẳng nhân duyên, cũng chẳng tự nhiên, rời tất cả tướng và hý luận. Chúng ta đang ở chỗ vọng động, sanh diệt mà luận cảnh vô sanh thì cảnh ấy cũng trở thành sanh diệt. Phật cũng từng ví như thấy: “Mây bay, trăng chạy. Thuyền đi, bờ dời”. Phật pháp đến chỗ cứu kính sẽ vượt ngoài ngôn ngữ. Mọi lý giải sẽ không sao hiểu nỗi mà phải y pháp tu hành rồi sẽ thầm hội.
Tuy nhiên, nếu phương tiện ứng dụng lời Phật dạy: “Hữu tình vô tình đều thành Phật đạo” và “Tất cả pháp đều là Phật pháp” trong tu tập hằng ngày mỗi khi đối người đối cảnh thì rất hữu ích. Ví dụ, cái đồng hồ là “vô tình”. Nhìn thấy nó mà không khởi tâm phân biệt chấp trước, tham lam. Gặp người (hữu tình), gặp cảnh, vật (vô tình) đều quán thật tướng Bát-Nhã, không thêm niệm phân biệt chấp trước đẹp xấu, hay dỡ, yêu ghét… Thì ngay đó là Đạo. Hương, vị, xúc, pháp cũng như thế. Không chỉ hữu tình mà vô tình cũng đều thuyết pháp!
Kinh Địa Tạng nói:“Chúng sanh Diêm-Phù-Đề khởi tâm động niệm không gì không tạo tội”. Khi đối người đối cảnh, một niệm bất giác khởi sanh thì vô số niệm sẽ kéo theo như gió lớn sóng trào, như mây mù bao phủ che kín hết cả mặt trời chân tâm tự tánh của chúng ta.
Từ cái thấy này, hành giả sẽ dần nâng cảnh giới của mình lên đến chỗ gọi là: Phàm phu tuỳ thuận tánh Viên giác. Kinh dạy, nghĩa là đã hằng đoạn lao lự nên ngộ được pháp giới thanh tịnh, nhưng vẫn còn “Cái chấp tịnh” làm chướng ngại tánh Viên giác. Và từ đây, nếu nỗ lực sẽ nâng dần lên những cảnh giới cao hơn như: Bồ-tát chưa nhập địa tuỳ thuận tánh Viên giác, Bồ-tát đã nhập địa tuỳ thuận tánh Viên giác và tiến đến thể nhập cảnh giới Như Lai tuỳ thuận tánh Viên Giác ắt sẽ thấy chân thật cái gọi là: “Hữu tình, vô tình đều thành Phật đạo”; “Địa ngục, Thiên cung đều là Tịnh độ”…
Chính vì chúng ta đang ở nơi sanh diệt, chưa hiểu rõ cảnh giới trên nên sau khi nghe trong bài phục nguyện, nhiều người thường hỏi là: Vô tình có thành Phật được hay không? Thì chúng ta có thể đã rơi vào một trong những câu hỏi thuộc loại những câu hỏi chưa cần thiết mà Kinh đã từng nói ra chăng? Như hỏi về vũ trụ, thần thông và về những điều chưa có lợi ích thiết thực cho tu hành, làm cho người tu có thể bị rơi vào biển hý luận tranh cãi triền miên của thế gian, sẽ càng ngày càng xa với Đạo và lại là chướng duyên có thể làm lạc hướng sự tu tập giải thoát. Với những câu hỏi như vậy thì Phật thường yên lặng. Và yên lặng cũng là một cách trả lời vô cùng mầu nhiệm của Đức Phật. Vì vậy, khi học Phật tu Phật, nhất là thời buổi này, chúng ta nên tránh những câu hỏi ít có lợi ích. Thay vào đó, chỉ nên hỏi những gì thật thiết thực. Như hỏi, mình có thành Phật được hay không? Và làm thế nào để nhanh thành Phật? Thì mới là những câu hỏi chính đáng. Trong Kinh cũng từng dụ câu chuyện về một người bị trúng tên độc. Thầy thuốc cho thuốc nhưng chưa chịu uống mà chỉ tìm hiểu mũi tên ấy là từ đâu ra? Thuốc độc ấy được chế tạo như thế nào?... Thì e tính mạng khó được bảo toàn. Đức Phật là bậc Đại Y vương, Đại Pháp vương có thể chữa lành tất cả bệnh chúng sinh. Vì vậy, chúng ta nên khẩn trương chân thật về nương tựa và dùng thuốc của Đức Phật để chữa trị dứt điểm tất cả các bệnh phiền não và khổ đau, sinh, già, bệnh, chết đang đến trong từng sát-na. Kinh dạy: “Mạng người trong hơi thở. Tam giới như nhà lửa không yên”. Đường đi, đích đến phía trước có thể đang còn tối tăm mịt mờ. Vì vậy, chúng ta đừng nên lãng phí thời gian vào những điều mà ít có lợi ích thiết thực cho việc tu Đạo giải thoát. Nhẫn cho đến một số câu hỏi như: Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Đại Kiếp v.v… Cũng chưa thật cần thiết phải tranh luận chăng?
Bên cạnh đó, ngày nay chúng ta nên dành nhiều thời gian đọc Kinh Phật để được tận nghe những lời dạy từ Kim Khẩu của Đức Phật. Và khi học Kinh Phật, cũng đừng nên kẹt nhiều nơi hình tướng và văn tự thì mới nhận được những diệu lý sâu xa mà Đức Phật muốn nói đến. Hầu như những gì Phật dạy đều nhằm mục đích là hướng về tâm chúng ta mà nói, để qua đó mọi người có thể nhận được chân tâm thanh tịnh của mình. Dùng tâm tịnh này quán sát mọi sự vật xung quanh, từ hữu tình đến vô tình, sẽ thấy tất cả đều thanh tịnh, sáng suốt và nhiệm mầu. Đến lúc này, những câu hỏi kia không cần phải hỏi, không cần phải học ắt cũng sẽ tự biết rõ ràng, tường tận. Đây mới chính là trí tuệ chân thật vậy!
Như vậy, tất cả pháp đều là Phật pháp, sáu trần… Đều là Đạo và có những con đường riêng của chúng. Nếu không biết tuỳ duyên mà còn bắt buộc chúng phải theo đúng với những gì mình muốn thì ắt sẽ khổ. Dùng Bát-Nhã quán thật tướng và biết lẽ thật của chúng là hư vọng thì sẽ không còn dính mắc gì nữa, ắt sẽ được tự tại. Bên cạnh đó, thân này tuy nó là vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh nhưng vẫn thường hằng một pháp thân trùm khắp hư không pháp giới, vốn tự đầy đủ: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Và cũng đừng chấp vào đây thì mới có thể vượt qua hết tất cả những điên đảo, mê lầm.
Nếu chưa ngộ được rốt ráo như vậy, e cũng là do tập khí chưa tiêu trừ được hết. Quý vị hãy cố thử một niệm không nghĩ phải, không nghĩ quấy và tự đặt mình lên ngai vàng của giác ngộ để quán sát xem sao? Mọi tâm trạng đến đi như vui, buồn, ghét, giận v.v… Chỉ cần lặng lẽ nhìn và giác biết chúng là hư giả không thật, đừng theo. Và đừng nhận chúng là mình như mọi người vẫn thường nhầm: Tôi vui, tôi buồn hay cái tánh tôi nó vậy v.v… Nếu nhận chúng là ta, chẳng khác gì: “Nhận giặc làm con”. Gia bảo nhà mình sẽ bị chúng phá sạch. Hãy xem chúng chỉ là khách tự đến tự đi, không mong đợi và cũng không cần xua đuổi thì tự chúng sẽ lặn mất. Nếu không nhận, không mời thì những vị khách ấy sẽ không thể nào vào nhà được và ta là ông chủ đang trên ngai vàng giác ngộ như một vị vua và tận hưởng hương vị thái bình, an lạc, thanh tịnh và giải thoát. Nói giác ngộ chẳng phải giác ngộ, ấy gọi là giác ngộ. Nói giải thoát chẳng phải giải thoát, ấy gọi là giải thoát.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.10/6/2014.
No comments:
Post a Comment