Thursday 26 April 2012

Cách Niệm Phật

Cách Niệm Phật

Chúng ta có thể trì danh niệm Phật bằng:
1.“Cao thanh niệm” nghĩa là niệm lớn tiếng. Cách này chúng ta có thể dùng mõ đểphụ lực, hoặc giữ trường canh mà lấn áp tiếng động bên ngoài và đánh tan sựbuồn ngủ của chúng ta.
2.“Ðê thanh niệm” nghĩa là niệm nhỏ tiếng. Nếu niệm lớn tiếng nghe hơi mệt, thì nên dịu lại để giữ tâm khỏi sự tán loạn, giải đãi.
3.“Kim cang niệm” nghĩa là niệm chỉ nhép môi, động lưỡi mà không có ra tiếng nhưhai cách vừa nói trên.
4. Mặc niệm” nghĩa là niệm âm thầm. Ðến đây môi, lưỡi không còn động, chỉ dùng tríđể nhớ câu niệm Phật mà thôi.
KINH NGHIỆM.
Chúng ta có thể dùng bốn cách trên đây mà thay đổi. Không nên cố chấp một pháp niệm nào nhất định. Nghĩa là nếu niệm thầm (mặc niệm) có hơi năng đầu, buồn ngủ, thì trở lại niệm lớn tiếng và tuần tự, hoặc đê thanh niệm, v.v…
Ngài Luật Hàng Pháp sư dạy chúng ta có thể trong khi dùng bốn cách “Trì danh niệm Phật”:
1. Hoặc là niệm đủ sáu tiếng “Nam mô A Di Ðà Phật”.
2. Hoặc chỉ niệm bốn tiếng “A Di Ðà Phật”.
3. Hoặc cho câu niệm Phật theo hơi thở ra vào tùy theo sức mà niệm nhiều câu hay ít câu, gọi là “Xuất nhập tức niệm”.
4. Hoặc khi niệm Phật, luôn luôn trụ tâm nơi đỉnh đầu để tâm khỏi duyên cảnh khác mà bị tán loạn.
Ngoài ra, người niệm Phật phải chú trọng đến ý căn bản của mình, nghĩa là phải gom thâu tư tưởng lại mà đặc biệt để ý đến bốn điểm cần thiết:
1. Phải kiên thành nghĩa là cung kính, thành khẩn, kỵ sự khinh mạn, không tôn kính.
2. Phải thống thiết nghĩa là tỏ vẻ đau khổ, kỵ sự trống không, không thiết thực.
3. Phải kiên chí nghĩa là ý chí vững vàng, kỵ sự gián đoạn, đứt khúc, không nối tiếp nhau.
4. Phải chuyên nhất bấy giờ là chỉ theo một chiều, kỵ sự xen tạp lộn xộn.
Ý căn được kềm vào bốn điểm này thì các căn khác như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân khó duyên ngoại mà phát thức vọng động.
Muốn cho được kết quả chắc chắn, trong khi niệm, hoặc lớn tiếng, nhỏ tiếng, chúng ta còn phải luôn luôn kiểm điểm những việc như sau:
1. Giữ miệng niệm cho rành rẽ.
2. Kềm hai lỗ tai nghe cho rõ ràng.
3. Giữ tiếng niệm cho trong trẻo, đều đều.
4. Nhất là cái ý phải cẩn mật, kim chỉ cho thật khít khao mà dày dặn đừng để một tà niệm nào xen vào.
Trong Kinh Di Giáo, Ðức Phật dạy chúng ta khi niệm Phật phải chăm chỉ, chẩm bẩm nhưmèo rình chuột, như viên tướng soái giữ cửa thành. Nếu được như thế, thì chúng ta sẽ thành công “Niệm Phật Tam muội” vậy.
Cực Lạc Thù Thắng
Dịch giả: Hòa Thượng Thích Hân Hiền

3 Cách Niệm Phật

Mặc trì thì niệm Phật bằng ý, thường thường trong đời sống thì ý thức con người hay bị dong rủi theo duyên, ngoại cảnh chi phối đủ điều, không bao giờ dừng nghỉ.Lúc gặp chánh pháp, có đủ duyên lành gặp đúng pháp môn tu. Thời gian thực tập chuyên tu tịnh nghiệp, tam nghiệp được phục chế, nghiệp lực không còn lừng lẫy, lửa tham sân si cạn dần theo sự thuần thục công đức siêng tu. Lúc hành đạo, chưliên hữu thực hiện ngồi bán già hay kiết già, kiết ấn tín (như hình ảnh Đức Phật ngồi thiền và thành Đạo dưới gốc cây Tất Bát La) qua thời gian khởi động ban đầu, hành giả bắt đầu dùng ý niệm Phật, tức niệm Phật bằng ý thức, không niệm Phật ra tiếng, không niệm Phật nhép bằng miệng. Ý thức luôn tinh tiến công phu niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật cho đến khi thuần thục, lần lần các căn khác cũng nương theo ý mà thuần thục cho đến khi thân an, thần tịnh, thân tâm an lạc trong sâu lắng, liên hữu tiếp tục thực tập điều hoà ngày đêm nhị thời, tam thời, tứ thời, lục thời, chắc chắn sẽ đạt đến đỉnh điểm định lực, tam muội. Tuy nhiên cách nầy nếu liên hữu tu không khéo dễ bị hôn trầm.
Cao thinh trì thì miệng kết hợp với ý niệm, tức là niệm bằng miệng, nhưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật lớn tiếng, tuỳ theo hoàn cảnh niệm thật lớn, niệm vừa phải, niệm vừa đủ nghe để trấn áp các tiếng động bên ngoài, hạn chế cho nhĩthức bị động bởi những tiếng động bên ngoài. Chủ yếu niệm Phật cao thinh trì là dùng miệng niệm Phật lớn tiếng đánh động nhĩ thức tỉnh thức phan duyên theo tiếng niệm Phật, mà buông bỏ những tiếng động âm thinh bên ngoài; liên hữu chỉcòn nghe tiếng niệm Phật cho đến khi thuần thục tịnh tâm, an lạc, định lực nảy sanh mà thôi. Cách tu thường dễ bị tán loạn, nếu liên hữu niệm cẩu thả, dễduôi.
Kim Cang Trì gần giống như cách niệm mặc trì, cao thinh trì, nhưng niệm không ra tiếng, mà chỉ nhép miệng, hở môi thật dịu dàng, không mở miệng quá lớn, không hé miệng quá nhỏ, làm cho ý bị động, không thể thực hiện hành pháp niệm Phậtđược. Hành giả liên hữu nhép miệng một phần ba môi, đánh lưỡi thật nhẹ nhàng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, rất dễ thuần thục sâu vào định, chánh niệm vững vàng không bị các ma ám ảnh, chư thiên lai hộ trì, phi nhơn không phá hoại, pháp giới thật an tịnh. Cách tu nầy thuộc của hàng Tăng Ni và Cư Sĩ thực hành thời điểm độc cư, nhập thất. Ở đây chỉ được minh triết, ở phần sau nói vềphương pháp, cách thức niệm Phật sẽ được hướng dẫn rõ ràng hơn.
Đại Sư Châu Hoằng dạy:
* Niệm Phật có “mặc trì”, “cao thinh trì”, “kim cang trì”. Nhưng niệm thầm (mặc trì) thì dễ hôn trầm, niệm lớn tiếng (cao thinh trì) cảm thấy phí sức, duy dùng pháp “kim cang trì” se sẽ động môi lưỡi mà niệm, là có thể bền lâu. Nhưng cũng không nên chấp định, hoặc khi niệm theo lối “kim cang trì” thấy phí sức, thì không ngại gì “mặc trì”, nếu hôn trầm, lại đổi dùng pháp “cao thinh”.
*Tâm hôn loạn đã lâu, không thể một lúc mà an định được, cho nên người niệm Phật nếu tâm không thanh tịnh đừng quá vội lo, chỉ cần khi niệm mỗi chữ mỗi câu đều do nơi tâm phát ra, dụng công bền lâu, tự có hiệu quả.
*Tạp niệm là bệnh, niệm Phật là thuốc, niệm Phật chính dể trị tạp niệm, mà không thấy hiệu quả, là do dụng công chưa được chơn thiết. Cho nên mỗi khi tạp niệm nổi lên, phải chuyên lòng gia công niệm, mỗi chữ mỗi câu tinh nhứt không xao lãng, thì tạp niệm dứt.
* Trong lúc muôn niệm rối ren, chính là thời khắc dùng công phu, mỗi khi tán loạn liền mau thâu nhiếp lại, cứ như thế mãi, lâu ngày công phu thuần thục, tự nhiên vọng niệm không sanh. Vả lại, người biết được vọng niệm nhiều, là do nhờ niệm Phật; lúc không niệm, vọng tâm như sóng nổi nước trào, không giây phút nào ngừng nghỉ, khi ấy đâu có tự biết được ư?
*Người học Phật đừng quá theo hình thức bên ngoài, chỉ huy tu hành chân thật. Hàng Cư Sĩ tại gia không cần phải cạo tóc mặc đồ đà, tự có thể để tóc mặc áo tràng mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Người ưa thích thanh vắng, không cần phảiđánh chuông đánh mỏ, tự có thể yên lặng mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Người sợcông việc phiền phức, không cần kết bè lập hội, tự có thể đóng cửa mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Người biết chữ, không nhứt thiết phải vào Chùa mà nghe kinh, tự có thể xem kinh theo lời dạy trong ấy mà niệm Phật. Trải qua ngàn dặm đi hành hương ở các danh sơn, không bằng ngồi yên nơi nhà mà niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Cúng dường những vị sư không chơn chánh, không bằng hiếu thuận cha mẹ và siêng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Giao du với nhiều bạn bè kém đạo đức, không bằng kẻ dốt nát mà biết chuyên niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Đức hạnh thấp mà giọng nói đạo lý cao siêu, không bằng kẻ chất phát giữgiới luật tinh nghiêm, hạn chế phan duyên niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Tánh háo kỳ, ưa cầu sự linh ứng, thần thông pháp tắc của ma quỷ, không bằng chánh tín nhân quả mà chuyên niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật.
Nói tóm lại, người niệm Phật giữ tấm lòng ngay thẳng, chấm dứt làm các việc ác, gọi là thiện nhơn. Người niệm Phật nhiếp tâm trừ tán loạn, diệt vong niệm, dứt hoặc nghiệp gọi là thánh nhơn.
* Xin khuyên những người rất thanh nhàn, việc gia đình con cái đã lo xong, dưới trên rỗi rảnh, nên đem hết tâm lực phát tâm tu hành dũng mãnh mà niệm Phật, mỗi ngày tính từ số ngàn câu danh hiệu Phật đến muôn câu danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Xin khuyên những người duyên đời bận buộc, ràng buộc muôn duyên quá nhiều, nhọc nhằn vì việc công, bôn ba vì gia sự, tuy ít khi rỗi rảnh nhưng mỗi buổi sớm mai cố gắng nhín chút thì giờ, niệm Phật chừng mươi hơi, ngoài ra lúc nào rảnh, niệm xen vài trăm câu.
* Lúc ta còn đi tha phương học Đạo, nghe Biện Dung Thiền Sư tông phong rất thạnh, bèn đến nơi cầu pháp, đôi ba phen quỳ lạy thưa hỏi, Thiền Sư bảo: “Ngươi nên giữ bổn phận, không nên tham cầu danh lợi, đừng chạy theo duyên ngoài, chỉ cần phân minh lý nhân quả, một lòng chuyên niệm Phật mà thôi”. Ta liền lãnh giáo lui ra. Bấy giờ các bạn đồng hành đều cả cười, bảo: “Từ ngàn dặm đến đây, chỉmong được nghe những lời cao siêu thâm diệu, té ra chỉ lãnh mấy câu không đáng nữa đồng tiền! Giá mấy câu ấy, ai mà không nói được”. Ta đáp: “Đó mới là chỗtốt của Thiền Sư. Chúng ta khát ngưỡng mong mến từ ngàn dặm đến đây, Ngài không nói lời chi huyền diệu để lấn lướt kẻ dưới, chỉ chất phát thật thà, đem chỗcông phu thiết cận, song tinh yếu, chính mình đã thể nhận, mà khuyên bảo dặn dò”. Điều nầy ta còn tuân giữ mấy lời ấy, không dám lãng quên.
Đại Sư dạy tiếp: “Giữ bổn phận không tham danh lợi, không theo duyên ngoài, rõ lý nhân quả, chuyên niệm Phật” lời nầy xem như cạn cợt tầm thường, song rất cao siêu, mầu nhiệm, tuy là giản dị, song bao quát kinh nghĩa, gom thành chỗ tinh yếu của một đời người tu. Giữ đúng theo đây xét kỷ lại, đã có mấy ai làm được? Cho nên kẻ nông cạn tất xem thường lời nầy; người ưa nói lý huyền, xem mình là bậc cao siêu vô ngại, quyết không thể nào làm đúng như những lời dạy này; nên chẳng phải bậc đã từng kinh nghiệm như Ngài Biện Dung Thiền Sư, không có đủtrình độ thốt ra lời nầy; và nếu chẳng phải bậc chân tu thật đức, thạc học, thiện tri thức học đạo giải thoát, cũng không thể lãnh thọ được lời nầy.
Lời dạy của đại sư Vân Thê Châu Hoằng
Trích: Sách Tịnh Độ Giảng Lược
Tác giả: Hòa Thượng Thích Giác Quang

c Loại Tịnh Độ Sai Khác

Tịnhđộ hay uế độ tuy hình như thuộc ngoại cảnh nhưng sự thật thì đều do nhứt tâm biến hiện. Chư Phật khi lấy diệu dụng của tịnh thức biến hiện ra Tịnh độ, vì tác dụng có sai khác nên danh nghĩa Tịnh độ cũng tùy đó mà có sai khác.
Căn cứ vào Tây phương Hiệp luận đã chép thì Tịnh độ có 10 loại không đồng nhau.
1) TỶ LÔ GIÁ NA TỊNH ĐỘ
Tỷlô giá na tức là pháp thân của Chư Phật, Hán dịch là biến nhứt thế xứ (nghĩa là cùng khắp nơi chốn). Cõi Tịnh độ này bất luận ở đâu cũng hóa hiện được, vì ở đâu cũng có vô lượng hóa Phật. Đây cũng tức là báo độ của chư Phật.
2) DUY TÂM TỊNH ĐỘ
Loại Tịnh độ này tùy tâm biến hiện. Tâm uế thì quốc độ uế, tâm tịnh thì quốc độtịnh. Như trong kinh Duy Ma Cật dạy: “Trực tâm là Tịnh độ của Bồ tát; khi Bồtát thành Phật những chúng sanh trung trực đều vãng sanh về cõi ấy … Nếu Bồ tát muốn được quả Tịnh độ phải tịnh lòng mình; tùy lòng mình tịnh thì cõi Phật tịnh.” Đó là nghĩa của Duy tâm Tịnh độ.
3) HẰNG CHƠN TỊNH ĐỘ
Hằng chơn Tịnh độ tức như cảnh giới mà Đức Phật đã thị hiện trên hội Linh Sơn đểhướng dẫn hàng tam thừa quyền giáo Bồ tát, cho họ biết rằng ở cõi này tuy ô uếnhưng cũng chính đó là cõi thanh tịnh vậy. Trong kinh chép rằng trên hội Linh Sơn, các đệ tử hỏi Phật vì sao cảnh giới của Ngài hiện đương sống lúc bấy giờ(núi Linh Thứu) lại cũng ô uế bất tịnh, thế thì nhơn địa tu hành của Ngài cũng bất tịnh chăng? Phật liền lấy ngón chân ấn xuống đất, cảnh uế độ liền biến thành trang nghiêm thanh tịnh.
Nhưvậy cảnh hằng chơn Tịnh độ này là một cảnh hằng thường, nhưng biến hiện tùy theo nghiệp nhơn của chúng sanh mà thấy có tịnh hay có uế.
4) BIẾN HIỆN TỊNH ĐỘ
Biến hiện Tịnh độ là do sức gia cảm của Phật mà có biến hiện. Như trong kinh bát nhã nói đức Phật dùng thần lực biến thế giới này thành một thế giới như ngọc lưu ly, có đủ bảy báu trang nghiêm và hoa sen rải khắp mặt đất. Cảnh giới ấy tức là cảnh giới mà Đức Phật tạm thời biến hiện để cho chúng ta thấy rằng bản lai diện mục của uế độ tức cũng chính là Tịnh độ vậy.
5) KÝ BÁO TỊNH ĐỘ
Luận Khởi Tín chép rằng: “Khi Bồ tát hoàn mãn công đức, sanh lên cung trời Sắc Cứu Kính thì hiện ra thân tướng rất cao lớn. Trước khi bổ xứ kế vị thành Phật, Bồtát tạm ký thác báo thân ở đó một thời gian, nên gọi cung trời ấy là ký báo Tịnh độ”, như cung trời Đâu Suất của đức Bồ tát Di Lặc hiện an trú trước khi sẽbổ xứ thành Phật.
6) PHÂN THÂN TỊNH ĐỘ
Theo kinh Niết Bàn, Phật bảo Ương Quật rằng: “Ngươi không biết rằng ta đã an trú trong thực tại vô sanh. Nếu ngươi không tin, cứ qua Đông phương hỏi Đức Phật ở đấy tên gì thì sẽ nghe Ngài tự giới thiệu: “Thích Ca là ta”!
Không có gì đáng ngạc nhiên cả, vì nên biết rằng pháp thân của Phật đã an trú trong thực tại vô sanh thì đức Phật ở Đông phương hay ở cùng khắp mười phương đều cũng chỉ là phân thân của một đức Phật mà thôi vậy.
7) Y THA TỊNH ĐỘ
Kinh Phạm Võng: “Nay ta là Lô Xá Na ngồi trên đài sen gồm có ngàn hoa. Trên ngàn hoaấy lại thị hiện ngàn thân Thích Ca. Mỗi hoa lại biến thành trăm ức cõi Phật và trong mỗi cõi lại hiện ra một thích Ca.”
Các cõi được thị hiện như vậy gọi là báo thân tha thọ dụng (hiện báo thân cho người khác thọ dụng) mà chỉ có Đăng địa Bồ tát mới trông thấy. (Đăng địa nghĩa là đã lên từ nhứt địa tới thập địa).
8 ) THẬP PHƯƠNG TỊNH ĐỘ
Thập phương Tịnh độ là các cõi Tịnh độ trong mười phương. Như ở Đông phương thì có các cõi Tịnh độ của đức Phật A súc, đức Phật Dược sư, đức Phật Tu Di Đăng Vương… Nam phương có cõi Tịnh độ của đức Phật Nhật Nguyệt Đáng …, Thượng phương có cõi Tịnh độ của đức Phật Hương tích v.v…
Mỗiđức Phật đều an trú tại một cõi Tịnh độ thanh tịnh trang nghiêm không còn có trần cấu.
9) NHỨT TÂM TỊNH ĐỘ
Loại Tịnh độ này nương nơi tâm mà biến hiện và tùy theo công năng tu chứng cao thấp nên có phân ra bốn bực không đồng.
a) Phàm Thánh đồng cư Tịnh độ
Đây là quốc độ của hàng nhị thừa và nhơn thiên. Nhị thừa là Thánh; nhơn thiên là phàm. Thánh phàm cùng ở chung nên gọi là Phàm Thánh đồng cư, lại vì tính chất tịnh uế không đồng mà có chia thành hai thứ. Như cõi Ta bà là đồng cư uế độ;cõi Cực lực là đồng cư Tịnh độ.
b) Phương tiện hữu dư Tịnh độ
Đây là cảnh giới an trú của hàng tiểu thừa. Hàng tiểu thừa nhờ đoạn được phiền não của kiến hoặc và tư hoặc nên thoát ra khỏi tam giới. Kiến hoặc là sự mê lầm vềkiến thức, tư hoặc là sự mê lầm về tư tưởng. Trên con đường tu chứng, đoạn trừkiến hoặc và tư hoặc chỉ là mới đạt được phương tiện chứ chưa đạt được cứu cánh. Còn cần phải tiến lên nữa và phải đoạn hai món mê lầm là trần sa hoặc (mê lầm nhỏ như cát bụi) và vô minh hoặc (mê lầm căn bản) mới thật gọi là chứng quả. Trần sa hoặc là sự mê lầm nhỏ nhặt như vi trần; vô minh hoặc là sự mê lầm cội gốc do căn bản vô minh gây nên. Đoạn kiến hoặc và tư hoặc chỉ là mới đạtđược phương tiện, nên hành giả còn phải tu tiến thêm nữa; vì vậy gọi là phương tiện hữu dư. Hữu dư nghĩa là còn sót, chưa tốt ráo.
c) Thật báo vô chướng ngại Tịnh độ
Đây là cảnh giới an trú của các vị đại Bồ tát. Các vị đại Bồ tát nương theo phương pháp chơn thật mà tu hành cảm được quả báo thù thắng chơn thật; sắc giới (vật chất) cũng như tâm giới (tinh thần) không còn gây chướng ngại đối với Bồ tát nên gọi là thật báo vô chướng ngại. Cảnh giới của các vị Bồ tát đã tu chứng.
d) Thường tịch quang Tịnh độ
Đây cũng tức là cảnh giới đại Niết bàn của Chư Phật an trú. Thể tánh của cảnh giới này thường vắng lặng mà vẫn thường quang minh vì do trí huệ của Phật hằng thường tỏa chiếu cùng khắp. Vì thế nên gọi là thường tịch quang độ. Thường tịch nghĩa là thường vắng lặng, thường quang nghĩa là thường soi sáng.
10) BẤT KHẢ TƯ NGHÌ TỊNH ĐỘ
Bất khả tư nghì Tịnh độ tức là cảnh giới Cực lạc của đức Phật A Di Đà để thâu nhiếp, tiếp nhận chúng sanh trong mười phương. Sức thâu nhiếp ấy không thể nghĩbàn, vì ngoài sức tư tưởng và luận bàn của chúng sanh.
Đây là chỉ đứng về nghĩa thù thắng của cảnh giới Cực lạc mà nói, chứ sự thật thì tất cả các cõi Tịnh độ trong mười phương đều có công năng thâu nhiếp tiếp nhận và đều có tác dụng bất khả tư nghì như thế.
Tóm lại, 10 cảnh Tịnh độ trên này tuy có sai khác về danh từ, nhưng cùng đồng nhất tâm biến hiện, vì cõi Tịnh độ nào cũng đều lấy sự thâu tiếp nhận chúng sanh bất khả tư nghì làm căn bản, Cho nên, nói một cõi tức gồm đủ cả bốn cõi: đồng cư,phương tiện, thật báo và tịch quang. Sự lập danh sai khác chẳng qua là tùy theo mỗi phương tiện mà thôi.
Ở đây chỉ riêng chú trọng về cõi Tịnh độ Cực lạc của đức Phật A Di Đà là vì cõiấy rất có quan hệ mật thiết với chúng ta, như Đức Thích Ca đã dạy.
Vì vậy cõi Cực lạc Tịnh độ là mục tiêu chính để cho chúng ta tập trung tất cả lực lượng tư tưởng vào đó. Nếu thật chứng được một cõi Tịnh độ ấy thì bao nhiêu cõi Tịnh độ khác cũng đều chứng được.
Trích trong Tâm Như – Trí thủ

Ma Chướng Khi Niệm Phật

Tu pháp môn niệm Phật có bốn cách như sau: một là trì danh niệm Phật, hai là quán tượng niệm Phật, ba là quán tưởng niệm Phật, bốn là thật tướng niệm Phật. Chỉsợ người không đủ đức hạnh, không đủ đạo tâm, khi công phu bị cảnh giới ma làm cho mê hoặc. Như hồi tôi gặp một trường hợp tại Hồng Kông, có một vị xuất gia ởchùa Từ Hưng, tu phép “Ban chu tam muội”. “Ban chu tam muội” là thường hành tam muội, ông ấy ở trong phòng như thế đến chín mươi ngày, chẳng ngồi, chẳng nằm chỉ đứng và đi mà thôi. Một hôm, tôi nghe ông ta niệm càng lúc tiếng càng lớn rồi nghe tiếng chân chạy gấp gáp ở trong phòng với tiếng la hét là Phật A Di Đàđã đến rồi, Phật đến rồi… Tôi thấy hơi kỳ lạ, ghé mắt nhìn vào phòng xem thử,biết không ổn, tôi bèn hét lên một tiếng thì ông mới tỉnh ngộ và ở lại trạng thái bình thường. Chuyện gì xảy ra với ông vậy? Là khi đang công phu ông ta thấy đức Phật A Di Đà đến quỳ trước mặt ông ta. Thấy vậy, ông ta tưởng Phật A Di Đà đến đón mình nên liền chạy đến quỳ trước Phật, nhưng thật tế Phật sao lại quỳ trước mặt ông ta chứ? Thực ra, đó chỉ là một con trâu nước biến ra Phật A Di Đà để đến dắt ông ta đi mà thôi. Mà chính vị Tỳ kheo này đời trước là một con trâu, có công cày ruộng ở chùa nên khi chết mới đầu thai lại làm thân người xuất gia tu đạo. Nhưng tánh trâu chưa hết tập khí cũ vẫn còn, cang cường khóđiều phục. Do ông ta tu pháp Ban chu tam muội có thể dứt trừ tập khí xấu ác đóđi. Tuy vậy, đạo đức chưa đủ, định lực chưa kiên cố nên ông bị lạc vào cảnh giới ma.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH.( MHDT ).27/4/2012.

No comments:

Post a Comment