Monday 23 April 2012

Giảng Luận - Phần 1

Hình C. GIẢNG LUẬN
Luận Văn: Luận là nghị luận, căn cứ vào Lý để nghiên cứu, chứng minh làm sáng tỏ ra. Mục đích bài kệ luận là quán thế giới Cực Lạc, thấy Phật A Di Ðà, nguyện sanh về nước Cực Lạc ấy.
1. Giải Tổng Quát Các Môn
Luận Văn: Làm sao quán? Làm sao sanh tín tâm? Nếu người thiện nam thiện nữ tu ngũ niệm môn thành tựu chắc chắn được sanh về quốc độ An Lạc, thấy được Phật Di Đà. Ngũ niệm môn là gì?
1) Lễ bái môn
2) Tán thán môn
3) Tác nguyện môn
4) Quán sát môn
5) Hồi hướng môn
Ðoạn này kể chung năm môn. Làm sao Quán tức là ba thứ quán sát trong Quán Sát Môn. Làm sao tin? Y theo quán sát công đức chơn thật cõi tịnh độ mà sanh lòng tin. Ngũ niệm môn là năm thứ hành môn để được vãng sanh Tịnh Ðộ. Bình thường giảng niệm Phật lấy việc xưng danh hiệu Phật đó là một trong nhiều nghĩa chữ niệm. Cần nên biết rằng đối với các tướng hảo công đức của chư Phật ghi nhớ được rõ ràng không mờ gọi chung đó là niệm. Không phải chỉ chuyên dùng miệng ngâm lên cho là niệm Phật.
Luận Văn: Lễ bái thế nào? Thân nghiệp lễ bái A Di Đà Như Lai, chánh biến tri vì quyết ý sanh về nước kia.
Từ đây về sau giải thích riêng năm môn. Lễ Bái Môn: Phật có mười thông hiệu: Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri…Chữ Như Lai đã giải ở trước. Ứng cúng: Vì Phật đoạn hết tất cả phiền não, viên mãn tất cả công đức, nên nhận cho người trời cúng dường. Chánh biến tri: phân biệt với phàm phu bất tri, ngoại đạo tà tri, nhị thừa thiên tri, chỉ có Phật là bậc chánh biến tri. A Di Ðà Như Lai, A Di Ðà ứng cúng, A Di Ðà chánh biến tri đều chỉ Phật A Di Ðà. Lấy thân nghiệp lễ bái Phật A Di Ðà, thân này liền được vãng sanh về quốc độ Phật A Di Ðà.
Luận Văn: Thế nào là tán thán: Ca ngợi danh hiệu Như Lai kia, như trí tưởng quang minh của Như Lai kia, danh nghĩa như thế, muốn đúng như thế, tu hành hợp nhau gọi là tán thán.
Môn thứ hai là tán thán, dùng ngữ nghiệp ca ngợi tán thán Phật A Di Ðà, tán thán ánh sáng vô lậu của Phật do trí tuệ vô lậu mà phát ra. Danh là cái hay nói (năng thuyên), nghĩa là cái bị nói (sở thuyên). Nói về danh hiệu của Như Lai là tiêu biểu tất cả công đức của Như Lai. Nói khen danh hiệu Như Lai là khen tất cả công đức tu hành chơn thật hợp nhau, không tu hành chơn thật thì không thể có công đức được. Nên nói: Ðúng như danh nghĩa kia, muốn được tu hành tương ưng, cần tán thán, chắc được vào chúng hội, thấy Phật nghe pháp.
Luận Văn: THẾ NÀO LÀ PHÁT NGUYỆN? TÂM THƯỜNG CÓ NGUYỆN MỘT LÒNG CHUYÊN NIỆM CHẮC CHẮN ÐƯỢC SANH VỀ THẾ GIỚI AN-LẠC. MUỐN ÐƯỢC NHƯ THÊ PHẢI TU HÀNH PHÁP CHỈ.
Môn thứ ba là Phát Nguyện. Phát là phát khởi quyết lòng muốn được vãng sanh. Hành giả tu tịnh độ đã phát nguyện vãng sanh ước muốn tha thiết nên trong tâm chỉ còn một niệm rốt ráo vãng sanh về nước An Lạc, không có niệm khác, cần tu pháp CHỈ làm cho tâm chuyên chú nhớ tưởng quốc độ An Lạc, không còn nổi trôi trong cảnh giới ngũ dục nữa.
Luận Văn: THẾ NÀO LÀ QUÁN SÁT? DÙNG TRÍ TUỆ QUÁN SÁT, DÙNG CHÁNH NIỆM ÐỂ QUÁN SÁT Y CHÁNH KIA, MUỐN TU HÀNH ÐÚNG CẦN DÙNG PHÁP QUÁN, QUÁN Y VÀ CHÁNH BÁO KIA CÓ BA THỨ: 1) QUÁN SÁT CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM CỦA CÕI PHẬT KIA; 2) QUÁN SÁT CÔNG ÐÚC TRANG NGHIÊM CỦA PHẬT A DI ÐÀ; 3) QUÁN SÁT CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM CỦA CHƯ BỒ TÁT Ở CÕI KIA.
Quán Sát Môn: Muốn dùng trí huệ quán sát ba thứ công đức chơn thật, cần phải dùng pháp Quán, dùng chỉ quán quán sát được ba thứ công đức chơn thật, thì hành giả chắc được công đức chơn thật quyết định được vãng sanh.
Luận Văn: THẾ NÀO LÀ HỒI HƯỚNG? KHÔNG BỎ TẤT CẢ CHÚNG SANH KHỔ NÃO, TÂM THƯỜNG PHÁT NGUYỆN, HỒI HƯỚNG LÀ BƯỚC ÐẦU THÀNH TỰU TÂM ÐẠI BI.
Hồi Hướng Môn: Người tu tịnh độ, biết rằng ta và chúng sanh đồng một thể không hai, nên không bỏ một khổ não nào của chúng sanh, mà dùng công đức niệm Phật đã tu, hồi hướng khắp tất cả chúng sanh, cùng chúng sanh đồng sanh về Cực Lạc, thành tựu tâm từ bi rộng lớn.
2-Giải Riêng về Quán Sát
Luận Văn: THẾ NÀO LÀ QUÁN SÁT CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM CỦA QUỐC ÐỘ ÐỨC PHẬT KIA? VÌ THÀNH TỰU NĂNG LỰC KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN NHƯ HẠT CHÂU MA NI NHƯ-Ý BỬU TÁNH KIA, CÓ THỂ SO SÁNH TƯƠNG ÐỐI NHƯ THẾ.
Trước kia đã chỉ chung năm phương pháp tu hành, đoạn này chỉ giải thích một món quán sát thôi. Ðoạn đầu đem thí dụ để nói rõ năng lực công đức cõi Phật không thể nghĩ bàn. Quán sát tự trang nghiêm của quốc độ Phật Vô Lượng Thọ, phần sau sẽ nói rõ có 17 thứ quán sát. Trước tiên nói tổng quát về tướng quán sát cõi Phật. Nói quán sát thành tựu quốc độ Cực Lạc của Phật A Di Ðà cần phải quán cả kiến và văn các thứ công đức ấy thành tựu, phải lấy năng lực công đức không thể nghĩ bàn mà quán đó.
Quốc độ An Lạc của Phật A Di Ðà và thế giới này không đồng. Cõi này do cộng nghiệp của chúng sanh mà thành, cõi Phật A Di Ðà là do năng lực công đức bổn nguyện của Ngài tạo thành. Trong kinh Vô Lượng Thọ Phật nói về nhân địa của Pháp Tạng Tỳ Kheo đã từng phát 48 đại nguyện. Năng lực đại nguyện của Phật A Di Ðà đã làm thành cõi An Lạc, có thể làm cho người thấy nghe đều được vãng sanh, nên không thể đem thế giới quốc độ này để quán sát mà phải dùng năng lực không thể nghĩ bàn để quán sát.
Phàm việc gì có thể nghĩ bàn đều là do lời nói, tư tưởng lập ra, như nói về một việc gì việc ấy có một phạm vi nhất định, giới hạn nhất định, cái đó là của người khác chứ không phải là chính mình, vật này không là vật kia. Phàm cái gì có ngôn ngữ tư tưởng là có tướng phân biệt, phải quấy, ta kia khác nhau. Nếu lìa ngôn ngữ tư tưởng thì không có tướng ta kia, phải quấy. Ðã không có tướng ta kia, phải quấy tức là việc không thể nghĩ bàn.
Không thể nghĩ bàn là tất cả pháp đều không được, nếu pháp không thể được, làm sao có thể nói được?? Nhưng vì chúng sanh, không thể không mượn lời nói để chỉ rõ cái không thể nghĩ bàn của tịnh độ, làm cho chúng sanh tin muốn vãng sanh, nên phải lấy thí dụ phương tiện để chỉ bày đó. Ma Ni Như Ý bửu tánh là Như Ý Bảo Châu, bảo châu này là của đại bàng kim súy điểu. Hạt châu này là của các long vương giữ, là một vật quý không thể nghĩ bàn. Phàm người được hạt châu quý này, tất cả nhu cầu về thân như áo, cơm, chỗ ở đều có thể tùy ý từ nơi vật báu áy mà có ra, nên nói rằng châu như ý. Báu vật này cao quý nhất, các châu báu khác không thể so sánh. Những món quý báu khác nó chỉ có giá trị trong phạm vi chính nó, như vàng chỉ quý hơn loài cháu báu thuộc về vàng mà không thể so sánh với lưu ly hay các thứ báu khác. Bảo châu như ý không phải thế, chúng sanh ý muốn món báu nào thì món báu ấy hiện ra, không có phạm vi quyết định. So với các châu báu về vật chất thì Bảo Châu Như-Ý là tánh chất không thể nghĩ bàn. So sánh với tánh công đức của quốc độ An-Lạc của Phật A Di Ðà không được chút phần tương tợ, tuyệt đối không có chút tương đồng. Tại vì sao? Vì Như Ý Bảo Châu có thể đầy đủ nhu cầu của thân, mà tịnh độ của Phật A Di Ðà không chỉ làm cho vô lượng chúng sanh, khi vãng sanh về cõi nước kia, sinh hoạt tự nhiên, muốn áo được áo, muốn ăn được ăn, mà còn làm cho chúng sanh thấy được đầy đủ đại nguyện Bồ Ðề, làm cho chúng sanh cứu cánh được thành Phật, nên gọi là chỉ tương tợ, tương đối mà thôi.
Phần này nói tổng quát về năng lực công đức quán sát không thể nghĩ bàn, trong 17 thứ quán sát sau cùng hàm chứa năng lực bất khả tư nghì này.
Luận Văn: QUÁN SÁT CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM CỦA QUỐC ÐỘ PHẬT A DI ÐÀ CÓ 17 THỨ CẦN NÊN BIẾT: 1) THANH TịNH CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 2) LƯỢNG CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 3) TÁNH CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 4) HÌNH TƯỚNG CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 5) CÁC THỨ VIỆC CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 6) DIỆU SẮC CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 7) XÚC CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 8) TRANG NGHIÊM CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 9) VŨ (MƯA) CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 10) QUANG MINH CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 11)THANH (TIẾNG) CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 12) CHỦ CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 13) QUYẾN THUỘC CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 14) THỌ DỤNG CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 15) VÔ NẠN CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 16) ÐẠI NGHĨA MÔN CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 17) NHẤT THIẾT SỞ CẦU CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU.
1-THANH TỊNH CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "QUÁN TƯỞNG THẾ GIỚI KIA, VƯỢT XA ÐƯỜNG BA CÕI."
1)-Quán tưởng thế giới kia là quán tưởng thế giới Cực Lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Ðường vào ba cõi: Ðường phân biệt có hai thứ là hữu lậu và vô lậu. Ðường phiền não do phiền não làm thành, do chúng sanh tạo ra nghiệp và nghiệp ấy khi thành tựu rồi nó có khả năng mang theo tánh chất phiền não gọi là hữu lậu. Vì có phiền não hữu lậu nên trôi lăn trong sanh tử, bị trói buộc trong ba cõi gọi là đường ba cõi. Tướng công đức của thế giới Cực Lạc của Phật A Di Ðà là do thiện căn thanh tịnh vô lậu xuất thế gian mà tạo thành, nên nói vượt xa đường ba cõi. Phật A Di Ðà đem công đức trang nghiêm tịnh độ Cực Lạc để thực hiện diệu pháp độ thoát chúng sanh, như thuyền lớn chở người. Diệu pháp đó là thuyền từ vớt người đưa khỏi bể sanh tử.
Luận Văn: LƯỢNG CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "CỨU CÁNH NHƯ HƯ KHÔNG , RỘNG LỚN KHÔNG NGẰN MÉ".
2)-Thế giới Cực Lạc là bảo độ của Phật A Di Ðà mà bảo độ cũng là pháp tánh độ. Pháp tánh trùm khắp tất cả, lìa tất cả tướng không có hạn lượng, chẳng qua tùy theo công đức cao thấp của chúng sanh không đồng mà có tướng lớn nhỏ khác nhau đối với tâm chúng sanh mà hiển hiện. Thực ra Cực Lạc quốc độ tùy theo chúng sanh trong mười phương thế giới vãng sanh, nhưng vẫn không có ngằn mé, nên lượng của thế giới Cực Lạc là vô lượng, rộng lớn như hư không, không có ngằn mé, không đồng như nhân khẩu thêm bớt trong thế gian này, có bờ mé và có tướng trạng khốn khổ.
Luận Văn: TÁNH CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "CHÁNH ÐẠO VÀ TỪ BI, SANH THIỆN CĂN XUẤT THẾ”.
3)-Nói về tướng công đức thành tựu là nhằm vào thể tướng mà nói. Nói Tánh công đức thành tựu: tánh tức là giới mà giới là chủng tử, chủng tử tức là nhơn tánh đó là cái nhơn trước tiên của quả tướng. Từ chỗ Chánh đạo đại từ bi và thiện căn xuất thế làm nhơn đó là nhơn cứu cánh, vì Tứ Ðế và 37 phẩm trợ đạo đều là chánh đạo. Hiểu thể của chánh đạo tức là vào được chánh đạo. Chánh đạo xuất thế này là tướng cộng pháp của ba thừa. Tâm từ bi là pháp xuất thế Ðại Thừa bất cộng pháp. Dùng ba thừa cộng pháp, Ðại Thừa bất cộng pháp, thiện căn xuất thế làm chủng tử tánh của thế giới Cực Lạc. Ðây chỉ nhơn và quả của thế giới An-Lạc đều là công đức thanh tịnh vô lậu.
Luận Văn: HÌNH TƯỚNG CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "ÁNH SÁNG SẠCH ÐẦY KHẮP, NHƯ NHẬT NGUYỆT CÙNG SOI."
.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH.( MHDT ).23/4/2012.

No comments:

Post a Comment