Thursday 7 November 2013

Trên con người có mắt để nhập sắc,có tai để nhập âm thanh,có mũi để nhập hương,có lưỡi để nhập vị, có thân để nhập xúc.
Có thể diễn tả sắc,thanh,hương ,vị ,xúc một cách rộng rải như sau:

Sắc là phạm vi của mắt gồm có hình dáng người ,vật ( như nhà,xe hơi, đồ vật v.v..) và cảnh thiên nhiên
Thanh là phạm vi của tai gồm có âm thanh người ,vật  và các dụng cụ như cái đàn , tiếng trống, lời hãt , tiếng nói v.v..

Hương là phạm vi của mũi gồm có mùi hương từ người, động vật, thực vật và các thức  ăn như mùi nước hoa, mùi thơm khi nấu đồ ăn , mùi từ người v.v..

Vị là phạm vi của lưỡi  gồm có vị ngọt, vị đắng,vị chua , vị mặn ,vị lạt v.v...

Xúc là phạm vi của thân gồm sự xúc chạm mềm.cứng, dễ chịu ,khó chịu v.v..

Thử tìm hiểu vị ngọt,nguy hiểm,xuất ly của Sắc,Hương,Thanh,Vị,Xủc là gì ?

1-Vị ngọt của Sắc,Thanh,Vị,Xúc  là gì?

Do duyên xúc giữa mắt và sắc mà khởi lên hỉ lạc gọi là vị ngọt của sắc
Ví dụ một người một đàn ông ra đường thấy một cô gái mà khởi lên vui hay lạc gọi là vị ngọt của sắc.

Do duyên xúc giữa tai và âm thanh mà khởi lên hỉ lạc gọi là vị ngọt của âm thanh
Ví dụ nghe tiếng hát của một ca sĩ mà khởi lên vui hay lạc gọi là vị ngọt của âm thanh

Do duyên xúc giữa mũi và hương mà khởi lên hỉ lạc gọi là vị ngọt của hương
ví dụ người đản bà có xức nước hoa mà sinh khởi vui ,sướng gọi là vị ngọt

Do duyển xúc giữa lưỡi và vị mả sinh ra vui,sướng gọi là vị ngọt của vị
ví dụ một người uống bia thấy ngon .Đó là vị ngọt của vị

Do duyên xúc giữa thân và xúc chạm mà sinh ra sướng gọi là vị ngọt của xúc
ví dụ một người ngủ gường nệm mả sinh ra sướng gọi là vị ngọt của xúc

Tỏm lại do lòng ham muốn về sắc,về thanh,về hương,về vị và về xúc mà sinh ra vui hay lạc gọi là vị ngọt

2-Sự nguy hiểm của sắc,thanh,hương,vị,xúc là gì?

Do duyên xúc giữa mắt và sắc mà sanh khởi lên khổ ,sầu ,bi gọi là nguy hiểm của sắc. 
ví dụ do  xúc hằng ngày  giữa vợ và chồng sinh ra hỉ lạc , bây giờ do vô thường, sắc biến hoại (chồng hay vợ mất) phát sinh ra khổ gọi là nguy hiểm của sắc.
Nói xa hơn một tí , tâm đã khởi lên ham muốn về sắc vẫn còn đó sau khi chết , sẽ gặp sắc khác không giống như sắc khi sống do đó khi tái sinh vào địa ngục hay ngã quỹ hay súc sanh sẽ có sắc khác khắc với lòng ham muốn nên phát ra đau khổ lâu dài .Vì sắc ở cảnh giới tồn tại lầu dài hơn ở cảnh người .Nếu nghĩ xa đến khi tái sanh vào cảnh giới ác ,lòng ham muốn về sắc không như ý , sẽ biến mất.

Do duyên xúc giữa tai và âm thanh mà sinh ra lên khổ gọi là nguy hiểm của thanh.
Do duyên xúc giữa mũi và hương mà sinh khởi lên khổ gọi là nguy hiểm của hương
Do duyên xúc giữa lưỡi và vị mà sinh khởi lên khổ gọi là nguy hiểm của vị
Vị dụ có người đã  ăn cơm lâu ngày mà có ngày phải ăn Hamburger thì sinh ra khổ sở do vị khác nhau mà khởi lên như vậy
Do duyên xúc giữa thân và vật mà khởi lên khổ gọi là nguy hiểm của xúc
ví dụ người ngủ giường nệm quen rồi khi ngủ không có nệm sinh ra khổ.

Tóm lại do sắc ,thanh ,hương ,vị ,xúc biến hoại mà sanh ra đau khổ gọi nguy hiểm của sắc,của hương,của vị,của thanh,của xúc.


3-Sự xuất ly sắc ,thanh,hương,vị,xúc là gì?

Điều phục dục tham, đoạn tận dục tham .Đây là sự xuất ly

Do lòng ham muốn khởi lên về sắc  mà sinh khởi lên hỉ lạc nhưng vô thường sắc biến hoại mà khổ đau .Như vậy sự xuất ly là từ bỏ lòng ham muốn về sắc 

Ví dụ vợ hay chồng  mình mất phát sinh ra sầu bi do vì đã khởi lên lòng ham muốn hình bóng với nhau  nên khi sắc biến mất sinh ra đau khổ nhưng một người đàn bà hay đàn ông hàng xóm mất thì ta không phát sinh ra sầu bi vì tâm ta không khởi lên lòng ham muốn về người đàn ông hay đàn bà hàng xóm kia.

Tương tự cho  sự xuất ly của Thanh,Hương,Vị,Xúc 


Kết luận

Có thể ví 5 vị ngọt như cái bẩy hay miếng mồi để đưa con người đau khổ về sau.
Có thể ví 5 sự nguy hiểm để con người không còn ham muốn nữa.
Thấy nguy hiểm  tức là sự đau khổ .Sự xuất ly  chính là chấm dứt dục tham về sắc,về thanh,về hương,về vị,về xúc.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.8/11/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment